Vì sao lại bị bệnh nấc

Nấc là các co thắt không tự chủ lặp đi lặp lại của cơ hoành sau đó là đóng đột ngột thanh môn, việc này cản trở dòng khí vào và gây ra âm thanh đặc trưng. Các cơn nấc ngắn rất phổ biến. Nấc dai dẳng [> 2 ngày] và khó chữa [> 1 tháng] không thường gặp nhưng khá phiền toái.

Nguyên nhân

Nấc sau khi có kích thích các dây thần kinh hoành hướng tâm hoặc ly tâm hoặc các trung tâm ở hành tủy chi phối các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành. Nấc thường gặp ở nam giới hơn.

Nguyên nhân gây nấc thường không rõ, nhưng nấc trong thời gian ngắn thường là do các nguyên nhân sau:

  • Giãn dạ dày

  • Uống rượu

  • Nuốt các đồ nóng hoặc các chất kích thích

Nấc dai dẳng và khó chữa có rất nhiều nguyên nhân [xem Bảng: Một số nguyên nhân gây ra nấc Một số nguyên nhân gây ra nấc ].

Đánh giá

Lịch sử

Tiền sử của bệnh hiện tại cần phải được lưu ý đến thời gian nấc, các phương thuốc đã thử dùng và mối liên quan giữa khởi phát bệnh với bệnh lý hoặc phẫu thuật gần đây.

Xem xét các hệ thống tìm kiếm các triệu chứng tiêu hóa kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản và khó nuốt; các triệu chứng ở ngực như ho, sốt, hoặc đau ngực; và bất cứ các triệu chứng thần kinh nào.

Bệnh sử cần phải tìm hiểu các rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Tiền sử dùng thuốc cần phải bao gồm các chi tiết liên quan đến việc sử dụng rượu.

Khám thực thể

Việc thăm khám thường xuyên không được khuyến khích nhưng cần phải tìm các dấu hiệu của bệnh mạn tính [ví dụ: suy mòn]. Khám thần kinh toàn diện là rất quan trọng.

Các dấu hiệu cảnh báo

Cần đặc biệt quan tâm những điều sau:

  • Triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh

Giải thích các dấu hiệu

Một vài dấu hiệu đặc hiệu. Nấc sau khi uống rượu hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến các biến cố này. Các nguyên nhân khác có thể gặp [xem Bảng: Một số nguyên nhân gây ra nấc Một số nguyên nhân gây ra nấc ] đều rất nhiều và hiếm khi là nguyên nhân gây nấc.

Xét nghiệm

Với tình trạng nấc cấp tính, đánh giá đặc hiệu là không cần thiết nếu tiền sử và khám thực thể thường quy không có gì nổi bật; những bất thường cần phải được lưu ý bằng kiểm tra thích hợp.

Bệnh nhân có thời gian nấc kéo dài và không có nguyên nhân rõ ràng cần phải được làm xét nghiệm, có thể bao gồm xét nghiệm điện giải huyết thanh, urea nitrogen máu [BUN] và creatinine, X quang ngực và điện tâm đồ. Cần phải cân nhắc nội soi đường tiêu hóa trên và có thể theo dõi pH thực quản. Nếu những xét nghiệm này không có gì đáng kể thì có thể chụp MRI não và CT ngực.

Điều trị

Các vấn đề đã xác định cần phải được điều trị [ví dụ: thuốc ức chế bơm proton để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thuốc giãn cơ để điều trị chít hẹp thực quản].

Để giảm triệu chứng, có thể thử nhiều biện pháp đơn giản, mặc dù không có biện pháp nào hiệu quả hơn một chút: PaCO2 có thể được tăng lên và hoạt động của cơ hoành có thể bị ức chế bằng một loạt các lần nín thở sâu hoặc hít thở sâu vào và ra khỏi túi giấy. [THẬN TRỌNG: Túi nhựa có thể dính sát vào các lỗ mũi và không nên dùng.] Kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách kích thích họng [ví dụ: nuốt bánh mì khô, đường cát, hoặc đá lạnh nghiền, kéo lưỡi, kích thích nôn] có thể có tác dụng. Có nhiều biện pháp điều trị khác trong dân gian.

Những cơn nấc liên tục thường khó điều trị. Hàng loạt các loại thuốc đã được sử dụng không có tính khoa học. Baclofen, thuốc chủ vận axit gamma-aminobutyric [5 mg uống, 6 tiếng một lần, tăng đến 20mg/liều], có thể có hiệu quả. Các loại thuốc uống khác bao gồm chlorpromazine từ 10 đến 50 mg, 3 lần mỗi ngày khi cần, metoclopramide 10 mg từ 2 đến 4 lần mỗi ngày và các thuốc chống co giật khác nhau [ví dụ: gabapentin]. Ngoài ra, có thể có chỉ định thử điều trị theo kinh nghiệm bằng các thuốc ức chế bơm proton. Đối với các triệu chứng nặng, có thể dùng chlorpromazine 25 đến 50 mg tiêm bắp hoặc theo đường tĩnh mạch.

Trong các trường hợp khó chữa, phong bế thần kinh hoành bằng một lượng nhỏ dung dịch procaine 0,5%, tiến hành thận trọng để tránh suy hô hấp và tràn khí màng phổi. Thậm chí cắt thần kinh hoành hai bên không hiệu quả với tất cả các trường hợp.

Những điểm chính

  • Nguyên nhân thường không rõ.

  • Hiếm khi có rối loạn nghiêm trọng.

  • Đánh giá thường là không hiệu quả nhưng cần được tiến hành khi nấc kéo dài.

  • Có nhiều biện pháp điều trị, không có ưu điểm rõ ràng [hoặc hiệu quả].

Chắc hẳn bất cứ ai cũng đã từng bị nấc cụt, đa số tình trạng đều không kéo dài nhưng gây ra không ít khó chịu và mệt mỏi, nhất là đối với trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách chữa nấc cụt đơn giản nhưng hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Hãy thử áp dụng để loại bỏ các cơn nấc cụt phiền toái ngay lập tức.

1. Nguyên nhân gây tình trạng nấc cụt

Tình trạng nấc cụt xuất hiện là do sự co thắt đột ngột, quá mức của cơ hoành - cơ nằm giữa vị trí bụng và ngực thực hiện nhiệm vụ điều hòa nhịp thở. Sự co thắt đột ngột này khiến dây thanh âm bị ảnh hưởng, đóng mở đột ngột gây ra tiếng nấc đặc trưng và không thể ngăn chặn.

Nấc cụt xuất hiện do cơ hoành bị co thắt đột ngột

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nấc cụt không kéo dài [dưới 48 tiếng]:

  • Uống nhiều thức uống có gas.

  • Uống nhiều rượu.

  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

  • Kích động hoặc căng thẳng quá mức.

  • Ăn quá no và quá nhanh.

  • Ngậm kẹo hoặc nhai kẹo cao su.

Cần cẩn thận với trường hợp nấc cụt kéo dài trên 48 giờ, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn như:

Rối loạn hệ thần kinh trung ương

Tình trạng này xảy ra khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc khối u, khiến việc kiểm soát nấc gặp khó khăn. Các bệnh thường gây nấc cụt kéo dài do tổn thương thần kinh liên quan gồm: bệnh đa xơ cứng, viêm màng não, viêm não, khối u, chấn thương sọ não, đột quỵ,…

Nấc cụt kéo dài trên 48 giờ thường liên quan đến tổn thương thần kinh

Kích ứng dây thần kinh phế vị hoặc phrenic

Các tác nhân gây kích ứng dây thần kinh này bao gồm: trào ngược dạ dày thực quản, bướu cổ, u nang, đau họng, viêm thanh quản, dị vật dính trong tai,…

Rối loạn chuyển hóa và thuốc

Nguyên nhân cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng nấc cụt kéo dài là do rối loạn chuyển hóa trong các trường hợp sau: nghiện rượu, bệnh thận, dùng thuốc an thần, thuốc gây tê, thuốc thuộc nhóm Steroid, bệnh tiểu đường hoặc do mất cân bằng điện giải.

2. Cách chữa nấc cụt cực đơn giản mà hiệu quả

Dân gian có rất nhiều cách chữa nấc cụt hay, mỗi người có thể chữa khỏi tình trạng này bằng những cách khác nhau. Cơ chế để chữa khỏi nấc cụt là cần điều chỉnh lại, ngăn việc cơ hoành co thắt đột ngột do dây thần kinh bị kích động.

2.1. Cách chữa nấc cụt cho người lớn

Dưới đây là những cách chữa nấc cụt nhanh được nhiều người áp dụng:

Bịt kín tai trong 20 - 30 giây

Nếu nấc cụt xuất hiện khi bạn đang ở nơi đông người, chắc hẳn nó gây ra không ít ngại ngùng. Vậy thì hãy áp dụng ngay cách chữa nấc cụt này, bịt kín hai lỗ tai trong khoảng 20 - 30 giây. Lúc này, dây thần kinh phế vị sẽ được kích thích, cơ hoành vì thế cũng được thư giãn.

Bịt tai là cách đơn giản để chữa nấc cụt

Hầu hết người lớn bịt tai khoảng 20 - 30 giây, nấc cụt sẽ biến mất. Trong trường hợp không khỏi, có thể bạn chưa bịt kín tai hoặc thời gian không đủ, hãy thử lại với thời gian dài hơn.

Uống nước liên tục

Đây là cách chữa nấc cụt dân gian nhưng rất hiệu quả có cơ sở khoa học chứng minh, khi uống nước liên tục với nhiều ngụm nhỏ, cơ hoành sẽ không còn co thắt. Ngoài ra, nếu vừa uống nước liên tục vừa nín thở, nồng độ CO2 trong máu tăng nên cơn nấc cụt sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng hơn.

Hít thở sâu và từ từ

Cách đơn giản này sẽ giúp bạn chữa nấc cụt nhanh và không gây nhiều sự chú ý trong những sự kiện quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách và thực sự chữa được nấc cụt.

Hãy thả lỏng cơ thể và các cơ, hít thật sâu để làm căng cơ hoành và giữ không khí trong thời gian ngắn mà cơ thể có thể chịu được. Sau đó thở ra từ từ, lặp lại động tác này một vài lần cho đến khi không còn bị nấc cụt nữa.

Lè lưỡi hết mức

Một cách chữa nấc cụt khá đơn giản khác mà người lớn dễ dàng áp dụng là lè lưỡi hết mức. Cách này giống như khi bạn bịt kín hai tai, dây thần kinh phế vị sẽ được kích thích và từ đó cơ hoành sẽ giảm co thắt đột ngột. Kết quả là tình trạng nấc cụt sẽ được chữa khỏi.

Trẻ nhỏ dễ bị nấc cụt sau khi uống sữa

2.2. Chữa nấc cụt ở trẻ nhỏ

Không phải cách chữa nấc cụt nào cũng áp dụng được với trẻ nhỏ, đôi khi tình trạng này sẽ kéo dài hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ nếu cha mẹ không biết chữa và chăm sóc đúng cách. Đặc biệt ở trẻ còn đang bú sữa, nấc cụt thường xuất hiện sau khi trẻ bú do nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc do trào ngược dạ dày.

Ngay khi trẻ có dấu hiệu nấc cụt hoặc hay bị nấc cụt sau khi bú, hãy áp dụng những cách này để tránh nấc cụt khiến cho trẻ quấy khóc, nôn trớ.

Cho trẻ uống nước hoặc bú sữa

Biện pháp đơn giản để trẻ không còn nấc cụt là cho trẻ tiếp tục uống sữa hoặc uống nước từng chút một nếu đã bú sữa no. Với trẻ lớn hơn có thể làm theo hướng dẫn của bố mẹ, hãy hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu kết hợp với uống nước để trị nấc cụt.

Vuốt, vỗ nhẹ lưng trẻ

Cách chữa này vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Cha mẹ nên dùng tay nhẹ nhàng nhưng dứt khoát vỗ vào lưng bé, tình trạng ợ hơi, trào ngược sẽ giảm và từ đó cũng không còn nấc cụt.

Vỗ nhẹ lưng để trẻ ngừng cơn nấc cụt

Thay đổi sự chú ý của trẻ

Trẻ nhỏ sẽ không còn chú ý đến tình trạng nấc cụt của mình khi có điều mới lạ mới xuất hiện xung quanh, đây cũng là cách cha mẹ có thể áp dụng để chữa nấc cụt. Một món đồ chơi mới, vật thể chuyển động hay lời nói âm thanh sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ, khi đó dây thần kinh được thư giãn và cơ hoành không còn bị co thắt đột ngột.

Dùng tay bịt cánh mũi hoặc lỗ tai của trẻ

Cách này không chỉ hiệu quả với người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể áp dụng để trị chứng nấc cụt. Nên bóp hai cánh mũi để trẻ ngưng hít thở khoảng 5 giây lặp lại 10 - 20 lần khi trẻ không còn nấc cụt. Nếu bịt tai, cần bịt tai khoảng 20 - 30 giây và có thể phải lặp lại để nấc cụt bị đẩy lùi hoàn toàn.

Trên đây là những cách chữa nấc cụt hiệu quả có cơ sở khoa học, đơn giản và an toàn với sức khỏe của cả trẻ nhỏ. Hãy áp dụng ngay khi bạn hoặc trẻ đột ngột bị nấc cụt nhưng chưa đẩy lùi được tình trạng này. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề