Ngủ trưa bao lâu thì tốt

Lợi ích ngủ trưa

Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người lao động trí óc. Ngủ trưa dễ dàng giúp lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc có thể tập trung tốt hơn, hiệu quả làm việc tăng lên rõ rệt. 

Lý do vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh và mang lại sự sảng khoái về tinh thần. Ngủ trưa còn có thể làm giảm tình trạng quá tải thông tin trong não bộ. Do đó, não còn nhiều "không gian" hơn cho những thông tin mới cần được xử lý. Từ đó, bộ nhớ cũng được cải thiện đáng kể.

Ngủ trưa tốt cho sức khỏe của tim bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn có một giấc ngủ trưa ngắn trong 30 phút ít nhất 3 lần/một tuần sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch 37% so với những người không ngủ trưa. 

Ngủ trưa với một giấc ngủ ngắn cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chất béo trong cơ thể hoặc vòng eo miễn là bạn sẽ vẫn hoạt động trong buổi chiều và không ăn quá nhiều. 

Một giấc ngủ ngắn buổi trưa cũng có thể giúp bù đắp phần nào cho giấc ngủ ban đêm nếu không ngủ đủ giấc và thực sự có thể giảm nguy cơ tăng cân vì ngủ trưa làm giảm hàm lượng cortisol.

Ngủ trưa còn giúp duy trì độ tươi trẻ cho làn da, đồng thời đẩy nhanh tốc độ thay thế các tế bào da chết bằng những tế bào mới và trẻ hóa da trở lại. Khi ngủ trưa, lượng collagen trong cơ thể cũng sẽ được hình thành nhiều hơn, làm cải thiện khả năng đàn hồi của da. Đây được xem là một trong những ưu điểm nổi bật mà giấc ngủ trưa mang lại cho phái nữ.

Thời gian ngủ trưa

Sau thời gian làm việc buổi sáng, một giấc ngủ trưa thực sự giúp cơ thể hết mệt mỏi, phục hồi sức khỏe, tái tạo lại năng lượng, cải thiện trí nhớ, cải thiện tâm trạng, làm tăng tư duy sáng tạo. 

Các chuyên gia khuyên rằng, nên ngủ trưa nhưng đừng ngủ trưa quá nhiều. Thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là khoảng từ 20 - 30 phút. Với thời gian này, sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. 30 phút đầu tiên của giấc ngủ trưa có thể đạt tương đương khoảng 60 phút của giấc ngủ về đêm.

Tuy nhiên, với giấc ngủ trưa quá lâu, hơn 1 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn… do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại. 

Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

Để có giấc ngủ trưa tác động tốt đến sức khỏe, các chuyên gia cho biết, khoảng thời gian tốt nhất cho giấc ngủ trưa là sau bữa ăn trưa từ 10 - 20 phút và nên trước 3 giờ chiều. Ngủ trưa quá muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. 

Không nên ăn quá no hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê… trước khi ngủ vì có thể sẽ gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon. 

Nên giữ tinh thần thoải mái khi ngủ, chọn nơi càng yên tĩnh càng tốt và nơi ánh sáng vừa đủ tối. 

Nhiệt độ nơi ngủ trưa cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tình trạng cơ thể cố gắng điều chỉnh nhiệt độ, gây khó khăn trong việc thư giãn, thả lỏng cơ thể.

Chọn tư thế ngủ phù hợp nhất để tránh trường hợp bị căng cơ, mệt mỏi sau khi dậy. Nằm ngửa là tư thế ngủ được đánh giá tốt nhất nhưng lưu ý là phải nằm thẳng người, thả lỏng tay chân để cơ bắp nghỉ ngơi và phải thở nhịp nhàng. 

Với nhiều người, nhất là giới văn phòng, sau giờ ăn trưa, họ sẽ gục đầu xuống bàn làm việc hay ngả người ra sau chiếc ghế tựa để chợp mắt. Dù đã ngủ nhưng sau khi thức dậy họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, đau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do ngủ sai tư thế. 

Ngoài ra, khi thức giấc, không nên đứng dậy ngay, hãy ngồi tại chỗ khoảng 1 - 3 phút để cơ thể tỉnh táo hẳn rồi mới đứng dậy, bắt tay vào công việc của buổi chiều. 

Nếu bạn đang có quá nhiều công việc cần làm và không có thời gian cho giấc ngủ trưa, bạn cũng có thể nhắm mắt nghỉ ngơi tại chỗ. Chỉ cần thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở sâu thì bạn cũng có thể lấy lại tinh thần và sức lực cho những công việc tiếp theo.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Đêm mất ngủ vì trưa ngủ nhiều

BS Nguyễn Văn Hùng, nguyên bác sỹ bệnh viện 105 cho biết, chúng ta thường có giấc ngủ ban đêm kéo dài khoảng 8 tiếng. Đây là thời gian để não và các bộ phận khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc hoạt động vất vả.

Ngoài ra chúng ta cũng cần một giấc ngủ trưa. Ngủ trưa giống như là việc khởi động lại não bộ của bạn. Nó không chỉ giúp chúng ta cảm thấy đỡ buồn ngủ và tỉnh táo hơn, mà còn giúp cải thiện chức năng nhận thức, phản xạ, trí nhớ ngắn hạn và tâm trạng.

Ngủ trưa cũng làm giảm căng thẳng, huyết áp, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tử vong liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, thời gian ngủ trưa thường theo kiểu thích ngủ bao nhiêu thì ngủ, những người bận rộn chỉ xác định chợp mắt một tí trong vòng 5 phút, người rảnh rỗi, nhất là người già có thể đánh hẳn một giấc ngủ dài từ 12h trưa đến tận 3 giờ chiều. Với nhiều người, giấc ngủ trưa kéo dài đến 2 tiếng mới đã.

Tuy nhiên, việc kéo dài giấc ngủ trưa lại không hề tốt cho sức khỏe. Việc ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến cơ thể trì trệ, mỏi mệt, thậm chí mộng mị, khi trở dậy tinh thần kém hoạt bát, thậm chí là đau đầu.

Đặc biệt, việc ngủ trưa quá nhiều còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối, ảnh hưởng đến chu kỳ thức ngủ của con người. Đây là điều không lạ khi không ít người ngủ đã mắt buổi trưa và sau đó buổi đêm lại thao thức.

Đừng vượt quá 1 tiếng

Theo các chuyên gia, mỗi một khoảng thời gian giấc ngủ trưa sẽ mang lại những tác dụng khác nhau, nhưng tốt nhất nên duy trì trong khoảng thời gian 30 phút, và tối đa không nên quá 60 phút.

Theo đó, từ 10-20 phút, giấc ngủ giúp tăng cường sự tỉnh táo. Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngắn khoảng 10-20 phút giúp bạn tỉnh táo và tăng năng lượng tốt nhất, đồng thời ngăn chặn bạn tiến vào một giấc ngủ sâu khó tỉnh lại sau đó. Những người bận rộn sẽ phù hợp với giấc ngủ chợp mắt này.

Với 30 phút, giấc ngủ sẽ loại bỏ mệt mỏi. Khoảng thời gian này giúp cải thiện chức năng bộ nhớ, giảm căng thẳng, tăng sự tập trung, giảm nguy cơ mắc tiểu đường và mất trí nhớ. Hãy cố gắng thưởng thức một giấc ngủ trưa vừa đủ trong vòng 30 phút.

Với 60 phút, nếu bạn đang căng thẳng, 60 phút có thể là thời gian ngủ trưa thích hợp nhất, giúp giải phóng não bộ và tăng khả năng nhận thức cũng như khả năng ghi nhớ các sự kiện và số liệu. Tuy nhiên, mặt trái của giấc ngủ sâu trong 1 tiếng là bạn sẽ cảm thấy hơi ngái ngủ khi vừa thức dậy và phải mất nhiều thời gian để tỉnh táo trở lại. Vì thế, trong trường hợp bạn ngủ 60 phút, bạn chỉ nên ngủ ở nhà khi có nhiều thời gian.

Đặc biệt các chuyên gia cũng lưu ý thêm, bạn nên cố gắng ngủ trưa cùng thời điểm mỗi ngày vì nó giúp cân bằng đồng hồ sinh học bên trong cơ thể và tối đa hóa lợi ích của ngủ trưa. Ngoài ra, hãy tránh ngủ trưa ngay sau khi ăn và quá gần thời gian của buổi chiều vì nó có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

BS Nguyễn Văn Hùng: Ánh sáng, thậm chí là ánh sáng nhân tạo từ tivi, điện thoại… có thể cản trở giấc ngủ trưa, khiến bạn khó ngủ. Hãy kéo rèm nếu ở nhà, còn ở cơ quan bạn có thể sử dụng mặt nạ ngủ để che bớt ánh sáng khiến cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Chỗ ngủ và tư thế ngủ cũng cần được đảm bảo sự thoải mái dễ chịu. Nếu ở văn phòng, bạn cần tránh ngủ ngục trên mặt bàn, bạn có thể thu dọn ghế lại và trải một chiếc chiếu cá nhân cạnh chỗ làm việc để ngủ, bạn cũng có thể ngủ trên sofa…

Nếu bạn thắc mắc “thời lượng cho một giấc ngủ trưa lành mạnh nên diễn ra trong vòng bao lâu?” thì các chuyên gia chia sẻ, thời lượng của nó chỉ nên ở mức tương đối ngắn.

Trước khi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: “vì sao ta cơ thể ta cần một giấc ngủ trưa?” và “vì sao giấc ngủ trưa chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn”, ta sẽ tìm hiểu về chu kỳ giấc ngủ của mỗi người trước nhé!

Theo như chia sẻ của các chuyên gia, chu kỳ giấc ngủ của một người khỏe mạnh sẽ phải trải qua 5 giai đoạn ngủ khác nhau, mỗi giai đoạn trong chu kỳ đó thường kéo dài từ 90 - 110 phút.

Ở giữa khoảng giai đoạn 3, tức là khi cơ thể đã chuẩn bị chìm vào chế độ giấc ngủ REM, trong não bộ sẽ giải phóng các chất hóa học vào máu và trải qua những thay đổi trong hoạt động điện não khiến cơ thể ngủ sâu hơn, và khi này não bộ sẽ hoạt động chức năng ghi nhớ và lọc thông tin suốt cả ngày, từ đó tạo ra những giấc mơ. Những thay đổi trên giúp cơ thể không phản ứng với các kích thích bên ngoài, điều này thường giúp bạn ngủ ngon suốt đêm.

Giấc ngủ trưa nên kéo dài trong bao lâu là tốt cho sức khỏe nhất?

Tuy nhiên, quay trở lại với giấc ngủ trưa của chúng ta, nếu bạn thực hiện chu kỳ này vào buổi sáng, nó sẽ gây ra một số bất lợi cho sức khỏe, tình thần và não bộ. Nguyên nhân được lý giải rằng, việc đi quá sâu vào chu kỳ giấc ngủ và trải qua ra những thay đổi đó có thể khiến bạn cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng khi thức dậy, vì cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho bạn giấc ngủ sâu hơn.

Chính vì vậy, để cơ thể không phải chật vật cho việc thoát ra khỏi “cơn buồn ngủ”, bạn chỉ nên để bản thân chìm vào giai đoạn ngủ “nông”, tức là giai đoạn 1 và 2 của chu kỳ ngủ. Tùy thuộc vào mỗi người mà sẽ có thời lượng khác nhau cho việc ngủ trưa, nhưng thời gian hoàn hảo nhất để cơ thể bạn được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau nửa ngày đầu lao động mệt mỏi sẽ là 15 - 30 phút. Một số ít người có giấc ngủ trưa ngắn hơn một chút - khoảng 10 phút, hoặc dài hơn một chút - khoảng 40 phút.

Để có thể xác định thời lượng phù hợp cho giấc ngủ trưa của mỗi người còn tùy thuộc vào những lần thử, vì vậy, bạn nên thử đặt nhiều khung thời gian khác nhau, ví dụ ngủ trong 15 - 20 - 25 - 30 phút chẳng hạn, và sau khi biết được thời gian phù hợp với mình bằng cách thức dậy mà không mệt mỏi hoặc uể oải, bạn có thể sử dụng thời gian đó để lập kế hoạch cho những giấc ngủ trưa của mình trong thời gian tới.

Giấc ngủ trưa lành mạnh chỉ nên kéo dài trong 15 - 30 phút để cơ thể được hồi phục một cách tốt nhất [Ảnh: Internet]

Những lợi ích tuyệt vời mà một giấc ngủ trưa có thể mang đến cho bạn

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một giấc ngủ trưa sẽ mang lại cho bạn cực nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, như:

-          Lấy lại tinh thần sau nửa ngày làm việc: Một giấc ngủ trưa sẽ khiến cho tinh thần được thoải mái, giải tỏa mọi áp lực và mệt mỏi. Nguồn năng lượng sẽ được tiếp thêm sẵn sàng cho buổi chiều làm việc mới. Nếu bạn bỏ qua thời gian ngủ trưa thì buổi làm việc tiếp theo mệt mỏi, cơ thể trong trạng thái uể oải, kém tập trung và mang lại hiệu quả thấp.

-          Giảm nguy cơ mắc bệnh: Sau bữa cơm trưa sẽ là giấc ngủ trưa, để cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi, giải tỏa những mệt mỏi, áp lực của buổi sáng. Nếu bạn bỏ qua khoảng thời gian nghỉ ngơi mà bắt đầu học tập, làm việc luôn thì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, xuất hiện cảm giác đau đầu, mất ngủ,… thậm chí có thể gây tê liệt trí não và các cơ.

-          Não bộ nghỉ ngơi: Lợi ích của giấc ngủ trưa không thể không kể đến đó là liều thuốc hữu hiệu cho não bộ. Trong khoảng thời gian này, não bộ được nghỉ ngơi, nhằm đảm bảo cho sự giải tỏa những mệt mỏi của học tập, công việc. Theo nghiên cứu cho thấy, một giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng sẽ đem lại sự tỉnh táo, tập trung hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng cà phê hoặc trà.

Trên đây là những chia sẻ về xung quanh vấn đề vì sao giấc ngủ trưa lại quan trọng với ta, lợi ích của nó là gì và giấc ngủ trưa nên diễn ra trong bao lâu thì sẽ tốt nhất, mỗi người hãy chủ động bảo vệ sức khỏe và duy trì một chế độ ngủ trưa khoa học, hợp lý để đảm bảo quá trình học tập, làm việc có hiệu quả.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Video liên quan

Chủ Đề