Phòng trà là gì thuốc

Hoạt động sôi nổi của sân khấu ca nhạc thời gian qua cho thấy sự phát triển đa chiều mà nhạc Việt đang hướng tới. Trong đó, nhạc phòng trà cũng “đóng góp” một hướng đi khá ổn định, giúp ca sĩ và sản phẩm của họ đến gần hơn với khán giả. Tuy nhiên, “sân khấu” phòng trà cũng là một bức tranh nhiều màu sắc. 

Cách đây nhiều năm, nhạc phòng trà là một khái niệm mà người ta dễ “thờ ơ”, nói hơi quá thì đó là sự kỳ thị của những người hoạt động trong giới âm nhạc đối với một thể loại sân khấu ca nhạc không chính thống. Nếu phải “mổ xẻ” rõ ràng khái niệm nhạc phòng trà thì sẽ là: nhạc là chính hay trà là chính? Thậm chí, người ta có thể suy luận rằng, nhạc chỉ là yếu tố phụ họa cho trà. Quan niệm này khiến nhạc phòng trà chưa bao giờ dám mơ tới yếu tố đẳng cấp, mà chỉ có thể được chấp nhận dưới hình thức làm tăng “gia vị” cho những tụ điểm đang có nhu cầu hút khách.

Đó là cách nhìn của công chúng, còn đối với những nghệ sĩ đã và đang hoạt động tại các phòng trà, họ cảm nhận như thế nào? Thực tế là có nhiều ca sĩ chạy sô phòng trà còn nhiều hơn cả chạy sô sân khấu chính. Thật khó để xác định rằng, trong số họ, ai gắn bó với ánh sáng huyền ảo phòng trà vì nghiệp cầm ca, ai trong số họ vì cuộc sống, vì cơm áo gạo tiền... Tất cả đều tạo nên những mảng màu riêng, nét hấp dẫn riêng và cả những hệ lụy về văn hóa nhạc phòng trà hiện nay.

Rất dễ đến với cà phê phòng trà tại TP. HCM.

Phòng trà giải trí

Giới trẻ Thủ đô vẫn xem một số phòng trà giải trí là chốn vui chơi của giới sành điệu và hoạt động sôi nổi nhất của chốn sành điệu này chính là âm nhạc. Giới nghệ sĩ thì cho rằng, nhạc tại các phòng trà giải trí “xem” nhiều hơn là “nghe”. Đây cũng là điểm đến “hái tiền” của nhiều ca sĩ thời thượng. Cũng vì nhu cầu “xem” nhiều hơn nên các ca sĩ biểu diễn tại những phòng trà giải trí cũng “đầu tư” cho hình ảnh nhiều hơn là kỹ thuật.

Một khán giả trẻ cho biết, ấn tượng đầu tiên về nhạc phòng trà giải trí là âm thanh rất mạnh và người đứng trên sân khấu dường như không còn là ca sĩ nữa, khi đó, vai trò của người đứng trên sân khấu không khác trò mua vui là bao... Có thể nói, không khó để hình dung những yếu tố xô bồ đang xâm chiếm âm nhạc diễn ra tại các phòng trà giải trí ngay cả khi bạn chưa từng đặt chân đến đó. Bởi nếu cứ dõi theo các sân khấu ca nhạc lớn thì sẽ thấy, phong cách của ca sĩ trẻ hiện nay, từ âm nhạc, vũ đạo cho đến trang phục đều thể hiện sự “táo bạo” như thế nào.

Tuy nhiên, sân khấu ca nhạc chính thống thể hiện sự muôn màu muôn vẻ thì sân khấu nhạc phòng trà cũng thể hiện nhiều mảng tích cực. Bên cạnh những hoạt động quá sôi nổi của chốn giải trí thì nhạc phòng trà ở một số nơi lại trở thành bến đỗ dễ chịu đối với một số nghệ sĩ và khán giả của họ.

Điểm hẹn của người yêu nhạc

Do nhiều yếu tố tác động nên gu âm nhạc của giới trẻ được phân thành nhiều mảng khác nhau. Nhạc Việt vì thế mà cũng chọn hình thức phát triển an toàn: “tấn công” mọi đôi tai, từ dễ dãi đến khó tính. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều của các hình thức âm nhạc cũng mang đến nhiều khó khăn với không ít nghệ sĩ.

Ví như nhạc dân gian, một thể nghiệm mới nhanh chóng được khán giả đón nhận nhưng cũng chóng rơi vào “khoảng lặng” trên sân khấu ca nhạc vì kén khán giả. Dễ hiểu vì sao những nhạc sĩ như Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Minh Sơn... hiện nay vẫn là những nhạc sĩ đi đầu xu hướng nhạc dân gian, được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng họ đều không phải là những “đại gia” trong làng âm nhạc. Bên cạnh đó, những ca sĩ đi theo thể loại kén người nghe cũng khó vùng vẫy trong biển âm nhạc hiện nay.

Có thể thấy, nhiều show âm nhạc đình đám, được tổ chức tại những nơi được gọi là “đắc đạo” của sân khấu ca nhạc lại vắng bóng nhiều ca sĩ tài năng như Ngọc Khuê, Kasim Hoàng Vũ, Tùng Dương, Mỹ Dung,... mà thay vào đó là sự lấn át của dàn sao trẻ, thậm chí có người chưa từng được phong danh hiệu. Đó là chưa kể những ngôi sao ca nhạc một thời như NSND Thanh Hoa, NSƯT Hồng Liên... gần như không còn sân khấu âm nhạc đẳng cấp dành cho họ. 

Tuy nhiên, nếu là fan của NSND Thanh Hoa hay NSƯT Hồng Liên, khán giả vẫn có thể “gặp gỡ” họ tại các phòng trà, nơi mà những ca khúc bất hủ như Tàu anh qua núi hay Nghe câu quan họ trên cao nguyên vẫn được hát lên như ngày nào với những cảm xúc đặc biệt mà chỉ người nghệ sĩ và người nghe mới có thể cảm nhận.

Không ồn ào, khán giả giữ đúng chữ thưởng thức tạo nên một văn hóa nghe [hiếm thấy ở các tụ điểm, phòng trà ca nhạc hiện nay], và đó là những điều làm nên hình ảnh riêng cho “không gian âm nhạc” của NSND Thanh Hoa.

Mới đây, chương trình Người về bỗng nhớ, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 73 cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra tại phòng trà Halo cũng là một trong những hoạt động nghệ thuật sôi nổi của NSƯT Hồng Liên cùng ca sĩ - MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng và nhóm Tâm ca của anh. Chương trình với quy mô nhỏ bé nhưng để lại những ấn tượng đẹp trong giới nghệ thuật. Với khán giả yêu nhạc, họ lại có thêm một tụ điểm thú vị để thưởng thức và sẻ chia niềm đam mê.

Thật khó tìm thấy những ca khúc “vang bóng một thời” được hát trên những sân khấu lớn, lúc này, những tụ điểm âm nhạc nhỏ bé như phòng trà lại chính là nơi người nghe nhạc có chiều sâu tìm thấy những kỷ niệm của họ qua những ca khúc được các nghệ sĩ gạo cội thể hiện. Suy cho cùng, bên cạnh sự phát triển khó kiểm soát, nhạc phòng trà vẫn duy trì những nét văn hóa nghệ thuật riêng và cần được phát huy. 

Thu An


Việc Làm Nghệ Thuật

1. Hiểu hơn về Ca sĩ phòng trà

Ca sĩ phòng trà với cái tên nghe có vẻ nhẹ nhàng, và toát lên được nơi làm việc chủ yếu của họ. Họ là những người ca sĩ nghiệp dư hoặc ca sĩ chính chuyên được mời tới các phòng trà, các quán cafe để trình bày những ca khúc của mình theo yêu cầu của khán giả.

Hiểu hơn về Ca sĩ phòng trà - Mô tả công việc Ca sĩ phòng trà

Những người ca sĩ phòng trà sẽ thực hiện các kế hoạch cho buổi biểu diễn của mình để tạo ra sự ấn tượng tốt nhất dành cho những khán giả có mặt trong buổi biểu diễn tại phòng trà đó.

Ca sĩ phòng trà xuất hiện với vẻ chỉn chu, đẹp mắt trước mặt khán giả, họ biểu diễn những bàn hát đi vào lòng người và những bài theo yêu cầu của khán giả. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp bình tĩnh hoặc sôi động khi biểu diễn thì họ đã phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau để chuẩn bị tốt nhất cho buổi biểu diễn, mang đến những cảm xúc vô cùng thú vị và ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Mô tả công việc Ca sĩ phòng trà

Vậy, những công việc mà ca sĩ phòng trà thực hiện thường xuyên là những công việc như thế nào?

- Nhận những show diễn từ người quản lý của mình khi được quản lý đặt lịch diễn tại các địa điểm phòng trà.

- Tiến hành thảo luận với người quản lý để lên kế hoạch cho buổi biểu diễn diễn ra thuận lợi và ấn tượng.

- Cùng với người quản lý lên danh sách những bài hát của mình để biểu diễn. Đồng thời cũng sẽ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để chuẩn bị trước những bản nhạc mà có thể khán giả sẽ yêu cầu.

- Lên kế hoạch cho cách thể hiện phù hợp trong từng sự kiện của buổi tiệc trà. Đối tượng khán giả khác nhau sẽ có những cách cảm nhận âm nhạc khác nhau, do đó các ca sĩ phòng trà cần phải luôn nghĩ ra cách để tạo được ấn tượng và phù hợp nhất đối với tính chất của sự kiện và chủ đề của buổi tiệc trà đó.

Ca sĩ phòng trà cần phải thực hiện nhiều show diễn trong ngày

- Lên kế hoạch cho việc lựa chọn trang phục phù hợp để biểu diễn.

- Lên kế hoạch cho phong cách trang điểm phù hợp với trang phục và tính chất của buổi tiệc trà.

- Trò chuyện với khán giả và thực hiện hát theo yêu cầu của khán giả.

- Chạy show nếu trong một buổi có nhiều show diễn tại các địa điểm phòng trà khác nhau.

3. Những yêu cầu đối với công việc của Ca sĩ phòng trà

Ca sĩ phòng trà là một trong những công việc ngoài yêu câu về tố chất và năng khiếu ca hát thì còn có những yêu cầu cầu hình thức cũng như cách ứng xử với tất cả mọi người xung quanh. Vì thế mà có khá nhiều yêu cầu để ca sĩ phòng trà xây dựng và giữ được hình ảnh của mình.

Những yêu cầu đối với công việc của Ca sĩ phòng trà

Những yêu cầu công việc cụ thể đối với ca sĩ phòng trà được trình bày chi tiết dưới đây:

- Có niềm đam mê lãnh liệt đối với nghệ thuật và ca hát, có khả năng diễn xuất và am hiểu về âm nhạc, biết nhiều thể loại nhạc khác nhau. Đây là yêu cầu cơ bản để bạn có thể làm tốt những công việc của người ca sĩ.

- Tất cả các ứng viên có ngoại hình, cao ráo hoặc ưa nhìn thì đều có thể trở thành ca sĩ phòng trà. Ngoại hình là một trong những yếu tố quan trọng. Cho dù bạn có hát hay đến đâu mà không có ngoại hình, ngoại hình của bạn chưa thể đạt đến mức ưa nhìn thì chắc chắn cơ hội của bạn là không có hoặc rất ít.

- Chất giọng tốt, khỏe và ấn tượng, đặc biệt. Yêu cầu về giọng hát là yêu cầu quan trọng, nếu trong giọng hát của bạn không có gì đặc biệt thì chắc chắn bạn sẽ không có gì nổi bật, show diễn của bạn cũng ít hơn.

- Ca sĩ phòng trà cần phải có khả năng để hát live tốt, luôn tự tin để biểu diễn giọng live bất cứ khi nào, nhất là khi khán giả yêu cầu.

Ca sĩ phòng trà cần phải đảm bảo về ngoại hình, tố chất, giọng hát...

- Biết nhiều thể loại nhạc khác nhau như: nhạc trữ tình, nhạc bolero [đây là thể loại nhạc rất phổ biến và phù hợp tại các phòng trà], nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc dance,... Những thể loại nhạc này đều có âm hưởng da diết, đau đáu, nhẹ nhàng thích hợp với không gian phòng trà, phù hợp với tâm trạng người thưởng trà mà vẫn đảm bảo những khán giả có thể trò chuyện với nhau.

- Có phong cách biểu diễn đa dạng, tươi mới và chuyên nghiệp.

- Có khả năng giao tiếp tốt, hoạt ngôn và khiếu hài hước.

- Luôn nghiêm túc trong công việc, đảm bảo đúng thời gian đã hẹn.

Mô tả công việc công nhân đóng gói

4. Những quyền lợi mà ca sĩ phòng trà được hưởng

Ca sĩ phòng trà được thỏa sức thể hiện niềm đam mê của mình trong những buổi biểu diễn, rất có thể thông qua các buổi biểu diễn có sự góp mặt của các nhà sản xuất phim hay âm nhạc mời tham gia vào các dự án khi nhận thấy bạn có nét phù hợp với dự án của họ.

Những quyền lợi mà ca sĩ phòng trà được hưởng

Những ca sĩ phòng trà cũng sẽ được trang bị đầy đủ tất cả những kỹ năng để giao tiếp, kỹ năng xử lý các sự cố trong quá trình biểu diễn. Bên cạnh đó, các ca sĩ còn có cơ hội được đi lưu diễn ở nhiều nơi và có nhiều cơ hội để nâng cao sự nghiệp của mình hơn.

Các bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội được khán giả biết tới nhiều hơn khi được mới tham gia vào các game show truyền hình, các trò chơi mang tính chất giải trí và bộc lộ được cá tính riêng, khiến khán giả vô cùng yêu thích.

Ca sĩ phòng trà sẽ có xe ô tô đưa đón riêng để phục vụ cho các show diễn và giữ hình ảnh của người ca sĩ.

Casxe dành cho ca sĩ phòng trà cũng khá cao, với những ca sĩ nghiệp dư mới vào nghề thì một show diễn của họ được nhận ít nhất là 500 đến 1 triệu đồng. Còn đối với những ca sĩ có tiếng, có khả năng và được nhiều khán giả yêu mến thì casxe của họ có thể lên tới 5 triệu cho mỗi show diễn. Nhiều ca sĩ đình đám đi hát phòng trà còn nhận casxe lên tới trăm triệu đồng cho mỗi show diễn.

Ca sĩ phòng trà sẽ được luyện thanh và thu âm trong phòng thu riêng, được sản xuất các MV ca nhạc để quảng bá trên mạng xã hội để nâng cao cơ hội được nhiều khán giả biết tới. Có nhiều cơ hội được kết hợp với những ca sĩ nổi tiếng trong giới âm nhạc, có nhiều cơ hội được học hỏi kinh nghiệm ca hát và nâng cao kỹ năng mềm.

Ca sĩ phòng trà có nhiều cơ hội để phát triển cơ hội thành ca sĩ chuyên nghiệp hơn nữa

>>> Tham khảo bản Mô tả công việc ca sĩ phòng trà

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Với bản mô tả công việc Ca sĩ phòng trà được nêu chi tiết trên đây thì các bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về công việc mà các ca sĩ phòng trà thường thực hiện. Nếu bạn có khả năng ca hát và có niềm đam mê đối với nghề ca sĩ và biểu diễn tại phòng trà thì nên nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về công việc này để lên kế hoạch phát triển cho chính bản thân mình nhé.

Video liên quan

Chủ Đề