Tại sao trẻ em phải ngủ trưa

Ngủ trưa tuy rất quan trọng nhưng vẫn không được nhiều bố mẹ quan tâm đúng cách. Vậy tại sao trẻ cần ngủ trưa? Làm thế nào để trẻ ngủ trưa khoa học?

Một số bố mẹ cho rằng cho trẻ ngủ trưa quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ đêm của trẻ. Tuy nhiên, quan niệm là hoàn toàn sai lầm. Vậy tại sao trẻ cần ngủ trưa?

Giúp trẻ lấy lại sức lực

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và có thể nô đùa cả ngày mà quên luôn cả giấc ngủ trưa. Điều này khiến nhiều bố mẹ cho rằng trẻ nhỏ nhiều năng lượng nên không ngủ trưa cũng không sao. Tuy nhiên, trên thực tế, việc không ngủ trưa có thể khiến trẻ bị mệt mỏi và xuống sức, đặc biệt vào buổi chiều. Thậm chí, có những trẻ phát sốt chỉ sau một ngày vui chơi không nghỉ ngơi. 

Có một sự thật là dù trẻ em hay người lớn đều cần nghỉ ngơi và có một chế độ hoạt động hợp lý. Bởi chỉ có như thế, trẻ nhỏ mới kịp hồi phục sức mạnh thể chất vốn có. Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng là một giai đoạn nghỉ phù hợp, giúp trẻ nạp năng lượng mạnh mẽ sau một buổi sáng vui đùa. 

Tại sao trẻ cần ngủ trưa là điều mà nhiều bố mẹ thắc mắc.

Giúp trẻ thư giãn não và mắt

Việc tập trung quá lâu, liên tục vào các hoạt động thể chất trong buổi sáng khiến não trẻ hưng phấn liên tục. Chính vì thế, nghỉ ngơi vào buổi trưa sẽ giúp tình trạng hưng phấn này được xoa dịu cũng như giúp não bộ bớt cân thẳng, trẻ cũng nhờ thế cảm thấy thoải mái và cân bằng hơn vào buổi chiều. 

Bên cạnh đó, do hoạt động quá nhiều vào buổi sáng mà mắt của trẻ cũng không được nghỉ ngơi và ngủ trưa chính là một giải pháp giúp cho đôi mắt được thư giãn và thoải mái. 

>>> Xem thêm: Tại sao nên cho trẻ đi ngủ sớm: Cách giúp trẻ đi ngủ đúng giờ

Đảm bảo thời gian cần và đủ cho sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ

0-3 tuổi được coi là thời điểm vàng cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ nhỏ. Cho trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, trong khi ngủ, hormone liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ sẽ được kích hoạt, giúp trẻ phát triển thể chất kể cả trong giấc ngủ.

Ngủ trưa giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cách giúp trẻ trưa hiệu quả và khoa học

Để có thể đảm bảo được giấc ngủ trưa của trẻ khoa học, giúp trẻ phát triển thể chất, bố mẹ nên tuân thủ những điểm sau:

  • Thời gian ngủ trưa: Một số bố mẹ hay cho trẻ ngủ trưa nhiều kéo dài đến vào tiếng đầu hồ. Điều này rất phản khoa học và thậm chí khiến trẻ mất ngủ vào buổi tối cũng như ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của trẻ vào hôm sau. Theo các chuyên gia nhi khoa, ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 20-30 phút hoặc nhiều lắm là 1 tiếng đồng hồ với các bé trên 1 tuổi. Thời gian này được coi là đủ để cho phép não trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, giúp bổ sung sức mạnh thể chất cũng như ổn định đồng hồ sinh học của trẻ. 
  • Không vận động mạnh trước khi đi ngủ: Trước khi ngủ trưa, vận động mạnh sẽ khiến trẻ khó ngủ. Đặc biệt, nếu trẻ chơi mệt lử đi rồi đi ngủ, trẻ có thể bị giật mình hoặc chuột rút. 

Bố mẹ nên để trẻ ngủ trưa trong khoảng thời gian vừa đủ.

  • Kiểm tra miệng trẻ: Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên kiểm tra xem trong miệng con có ngậm đồ ăn trước khi đi ngủ không. Việc vừa ngủ trưa vừa ngậm thức ăn có thể khiến trẻ bị ngạt thở. 
  • Bổ sung nước cho trẻ sau khi ngủ dậy: Ngay sau khi trẻ tỉnh giấc ngủ trưa, bố mẹ nên bổ sung một lượng nước nhất định cho trẻ, nhất là vào mùa hè bởi khi ngủ trẻ thường đổ mồ hôi và dễ mất nước. Bố mẹ chỉ cần cho trẻ uống khoảng 200ml sau khi thức giấc, vừa giúp bổ sung nước và giúp trẻ tỉnh táo hơn.

Nhìn chung, ngủ trưa đúng và đủ sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. ODPHUB mong rằng, qua bài viết này, bố mẹ không chỉ có câu trả lời cho câu hỏi tại sao trẻ cần ngủ trưa mà còn biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. 

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Đa số các bé cần thêm giấc ngủ ngắn vào ban ngày, tuy ngắn nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho bé.

Trẻ sơ sinh dễ dàng bị choáng ngợp bởi môi trường xung quanh nên có xu hướng ngủ suốt cả ngày.

Nhưng từ 3-6 tháng tuổi, em bé ổn định thói quen của mình và thường có những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều. Đây cũng là tuổi bạn có thể thiết lập một thói quen ngủ trưa với các tín hiệu sinh học riêng cho bé.

Nói chung trẻ trong độ tuổi này thường có một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng trong khoảng 1 giờ, và ngủ trưa một trong thời gian dài hơn khoảng gần 2 giờ.

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Từ một đến hai tuổi, hầu hết các bé có thể không cần một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, nhưng vẫn cần ngủ trưa. Việc ngủ trưa của bé thường tiếp tục nên duy trì cho đến khi trẻ khoảng 4 tuổi.

Để giúp các bé chuyển đổi dễ dàng thói quen này, mẹ chính là người nên cho con đi ngủ vào buổi tối sớm hơn. Như vậy, con sẽ tỉnh táo cả buổi sáng và không cần chợp mắt cho đến đầu giờ chiều.

Thời gian chính xác cho một em bé ngủ trưa chủ yếu phụ thuộc vào chính trẻ.

Dưới đây là một số thông tin về nhu cầu ngủ từng độ tuổi ba mẹ có thể tham khảo để giúp con kiểm soát tốt giấc ngủ vào ban ngày.

  • 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 đến 18 giờ ngủ mỗi ngày và thường chỉ thức dậy sau mỗi 1 đến 3 giờ để ăn.
  • 6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này thường ngủ tổng cộng khoảng 14 giờ mỗi ngày, có thể bao gồm hai giấc ngủ ngắn ban ngày [kéo dài 20 phút đến một vài giờ].
  • Trẻ mới biết đi [1 đến 3 tuổi]: Trẻ mới biết đi cần ngủ khoảng 12 đến 14 giờ, trong đó có một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều từ 1 đến 3 giờ. Trẻ mới biết đi có thể vẫn ngủ hai giấc, nhưng ngủ trưa không nên quá trễ vì có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Trẻ mẫu giáo [3 đến 5 tuổi]: Trẻ mẫu giáo ngủ trung bình khoảng 11 đến 12 giờ vào ban đêm, cộng với một giấc ngủ ngắn buổi chiều.
  • Tuổi đi học [5 đến 12 tuổi]: Trẻ em ở độ tuổi đi học cần khoảng 10 đến 11 giờ ngủ vào ban đêm. Một số trẻ 5 tuổi vẫn có thể cần một giấc ngủ ngắn và nếu không thể ngủ trưa thường xuyên, trẻ có thể cần một giờ đi ngủ sớm hơn.

Hầu hết bố mẹ đều không quan tâm đến số lượng giờ ngủ của bé, tuy nhiên thiếu ngủ không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Buổi sáng, bố mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm để có nhiều thời gian vui chơi hơn, giấc ngủ trưa cũng được bắt đầu sớm hơn.

Hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không và tạo điều kiện lý tưởng trong phòng như kéo rèm, mở nhạc nhẹ để giúp bé ngủ trưa thoải mái hơn bốmẹ nhé.

Một số chuyên gia về giấc ngủ khuyên rằng khi cố gắng thiết lập một lịch trình ngủ trưa, bạn nên có kế hoạch cho trẻ ngủ khoảng 2 giờ sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng và sau khi trẻ ăn trưa. Và em bé của bạn cũng cần một giấc ngủ ngắn thứ ba vào đầu buổi tối.

Hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không

Theo đó, thời gian để bé ngủ trưa sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Khi trẻ sơ sinh, trẻ có thể ngủ gần như suốt cả ngày. Nhưng khi trẻ 4 tháng tuổi sẽ cần khoảng 4 đến 6 giờ để ngủ trưa. 6 tháng tuổi, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn một chút, cần khoảng 3 đến 4 giờ.

Qua sinh nhật đầu tiên của mình, bé cần khoảng 2-3 giờ để ngủ. Khi trẻ được 2 tuổi, bé của bạn sẽ chỉ cần một giấc ngủ ngắn trong khoảng 1 đến 2 giờ ngủ ban trưa.

Vì thế, cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi để cho con được ngủ trưa đầy đủ. Bởi vì cho trẻ ngủ trưa đúng cách sẽ rất có lợi cho bé nhà bạn. Trẻ vừa tỉnh táo, mạnh mẽ hiếu động trong ngày vừa cho thêm bé những năng lượng để phát triển các kĩ năng cần thiết của bé.

Cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề