Ví dụ: thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực, chủ thể của thủ tục hành chính gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính.

Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính: Là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức nhà nước, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lí trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Chủ thể tham gia thủ tục hành chính: Là chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể bằng hành vi của mình làm xuất hiện thủ tục hành chính, góp phần làm cho thủ tục hành chính được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nhưng các chủ thể này không thể tự mình thực hiện thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính phải do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện.

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên trong hầu hết các hoạt động của mình cơ quan hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động quản lí. Những hoạt động này được thực hiện theo thủ tục hành chính vì vậy khi đó cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Chẳng hạn, là cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thiết lập trật tự quản lý trong các lĩnh vực xã hội. Trong nhiều trường hợp, những thủ tục hành chính này được cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện. Cán bộ, công chức khi đó là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Trong một số trường hợp, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chẳng hạn, là chủ thể tham gia thủ tục thanh tra, kiểm tra khi là đối tượng thanh tra, kiểm tra; là chủ thể tham gia thủ tục khiếu nại khi hành vi hành chính, quyết định hành chính của họ bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại lên cấp trên.
Cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân mặc dù không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nhưng để hoạt động một cách bình thường các cơ quan đó phải tiến hành nhiều hoạt động quản lí nội bộ. Các hoạt động này tuân theo thủ tục hành chính trong đó các chủ thể trên và các các bộ, công chức trong các cơ quan này là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra, các cơ quan đó còn có quyền quản lí hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể như Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi xử phạt người có hành vi cản trở, gây rối trật tự tại phiên tòa. Khi đó thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Các chủ thể trên có thể là chủ thể tham gia thủ tục hành chính như tham gia thủ tục cấp phép khi xin cấp phép xây dựng, giấy phép lưu hành phương tiện vận tải của cơ quan.

Tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hầu hết là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Ví dụ, tham gia thủ tục xin phép thành lập, xin phép tiến hành một số hoạt động như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay khi bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoại lệ, một số tổ chức là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính trong một số trường hợp mà pháp luật quy định như các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản liên tịch.

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước ”. Như vậy, hoạt động quản lí nhà nước nào cũng đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định. Vậy thực trạng của thủ tục hành chính hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X phân tích ở bài viết dưới đây.

Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay

Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định :” Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

Trong thủ tục hành chính có chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể là cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Mỗi hoạt động quản lí theo cách nói thông thường (ví dụ, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính…) thực chất là chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định mà mỗi hoạt động cụ thể trong đó có thể được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích khác nhau. Kết quả của hoạt động quản lí phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc một phần đáng kể vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong một chuỗi hoạt động thống nhất, tức là phụ thuộc vào thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí. Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ xã hội do luật hành chính xác lập nhầm thực hiện các quy phạm vật chất cùa luật hành chính. Thực ra thù tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định nên thủ tục hành chính chính là nội dung của nhóm quy phạm pháp luật hành chính (thường gọi là quy phạm thủ tục) chứ thủ tục không phải là quy phạm pháp luật.

Ví dụ: thủ tục hành chính
Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

Mặc dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, song cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hiện nay vẫn nặng về định tính, chủ quan và chưa đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo người dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành gần 60 nghị định quan trọng để kịp thời điều chinh các quan hệ kinh tế – xã hội cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đơn giản hóa TTHC, cụ thể là: đơn giản hóa 115 TTHC, nâng tổng số lên 3.396 TTHC trên tổng số 4.751 TTHC được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết; đánh giá tác động 1.053 TTHC được quy định tại 237 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 2.181 quyết định công bố TTHC và cập nhật,

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song cải cách hành chính nói chung còn chậm, TTHC vẫn còn rườm rà, mang nặng tính hình thức, chưa chủ động; chưa tạo được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, người dân và xã hội. vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Nhiều bộ, ban, ngành và địa phương chưa ban hành kế hoạch cải cách TTHC năm 2013; việc xây dựng văn bản pháp luật còn chậm, không đồng bộ. Công tác ban hành các TTHC không đúng quy trình dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau trong quản lý điều hành giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp; làm cho nhiều văn bản quản lý cấp dưới trái với luật pháp và văn bản quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Hiện tượng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ vẫn còn diễn ra.

Thời gian gần đây, có khá nhiều văn bản pháp lý vừa “ra đời” đã bị bãi bỏ ngay sau đó, bởi thiếu tính thực tế và nhiều khi còn trái với quy định của pháp luật, như: ưu tiên cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, quy định cấm thí sinh phát tán bằng chứng tiêu cực trong ngành giáo dục dưới mọi hình thức… của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hay việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh thư nhân dân của Bộ Công an; quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phải xin phép… Một thực tế diễn ra ở Việt Nam, đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau, hơn nữa thủ tục cũng còn rườm rà. Để giải quyết một công việc nào đó, người dân phải tốn nhiều thời gian, sức lực và tiền của mới giải quyết được. Một ví dụ điển hình cho công tác hành chính ở nước ta còn phức tạp, chưa đơn giản hóa, đó là: khi nộp hồ sơ, thì giấy tờ bản sao, như: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân đều phải được yêu cầu chứng thực, mặc dù trong hồ sơ đã có bản chính. Điều này dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền của.

Một thực tế diễn ra ở Việt Nam, đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau, hơn nữa thủ tục cũng còn rườm rà. Để giải quyết một công việc nào đó, người dân phải tốn nhiều thời gian, sức lực và tiền của mới giải quyết được. Một ví dụ điển hình cho công tác hành chính ở nước ta còn phức tạp, chưa đơn giản hóa, đó là: khi nộp hồ sơ, thì giấy tờ bản sao, như: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân đều phải được yêu cầu chứng thực, mặc dù trong hồ sơ đã có bản chính. Điều này dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền của. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 14/5/2013 về kết quả chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tinh, năm 2012 cho thấy, 32% ý kiến cho rằng, phải lót tay khi làm TTHC xin cấp giấy tờ về nhà đất (năm 2011 là 21%); 44% ý kiến cho rằng, phải lót tay để làm thủ tục xin vào làm việc tại cơ quan nhà nước (năm 2011 là 29%)… Những con số trên thực sự rất đáng lo ngại, bởi như vậy, mục tiêu của cải cách TTHC là xoá bỏ cơ chế “xin – cho”, đơn giản hoá và loại bỏ TTHC gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân đã không hoàn thành.

Quy trình thực hiện thủ tục hành chính

Nguyên tắc “4 tại chỗ” là đảm bảo việc: Tiếp nhận – Thẩm định – Phê duyệt – Trả kết quả TTHC được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng TTHC cụ thể. 

Với nguyên tắc này, hồ sơ TTHC ngay khi tiếp nhận sẽ được kiểm tra thành phần, thẩm định nội dung, tính pháp lý rồi mới tiếp nhận. Người dân, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp phí, lệ phí theo hình thức thu hộ hoặc thanh toán trực tuyến. Ngay sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được thực hiện số hóa toàn bộ, xử lý trên phần mềm điện tử và áp dụng chữ ký số để phê duyệt kết quả, in ấn, phát hành kết quả TTHC ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Kết quả TTHC sẽ được trả qua hệ thống điện tử hoặc bản giấy theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hành chínhQuy trình thực hiện thủ tục hành chínhThực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nayThực trạng thủ tục hành chính hiện nay Thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Thủ tục tư pháp là gì ví dụ?

Thủ tục tư pháp được hiểu hoạt động quản lý hành chính nội bộ trong các cơ quan tư pháp như hoạt động quản lý hành chính, điều hành công việc nội bộ; quản lý công sản; tài chính ngân sách, văn thư giấy tờ. Thủ tục tư pháp chính là thủ tục tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, trọng tài).

Có bao nhiêu thủ tục hành chính?

Thủ tục hành chính thuộc đơn vị "Cấp xã" (133 thủ tục)

Ai là người thực hiện thủ tục hành chính?

- Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. - Chủ thể tham gia thủ tục hành chínhthể là cơ quan, tổ chức hoặc công dân.