Trung tâm tuyển sinh và truyền thông f101 ở đâu

Giấy báo trúng tuyển đại học 2022 là loại giấy tờ quan trọng xác nhận thí sinh chính thức đỗ đại học, có thể được gửi ở dạng bản cứng, hoặc bản mềm. Thông thường, các trường sẽ gửi cho thí sinh một bản cứng bằng giấy và cả bản mềm qua email cho thí sinh đã trúng tuyển. Đây cũng là loại giấy tờ bắt buộc khi thí sinh cần mang theo trong quá trình nhập học. Vì vậy, thí sinh không nên quá lo lắng khi không may bị mất giấy báo trúng tuyển đại học.

Nhận giấy báo trúng tuyển đại học 2022 ở đâu?

Theo Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định về xác nhận nhập học đại học thì cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.

Thí sinh lưu ý, phải xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo. Nếu thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo thì không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định: Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.

Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Như vậy, các trường đại học sẽ gửi giấy báo trúng tuyển đại học cho thí sinh đã trúng tuyển đồng thời ghi rõ những thủ tục và thông tin cần thiết khi nhập học. Trong trường hợp nếu gần đến ngày nhập học mà chưa nhận được giấy báo trúng tuyển, thí sinh có thể in kết quả trúng tuyển sau khi tra cứu từ website của nhà trường và liên hệ với bộ phận tuyển sinh của nhà trường để được giải quyết.

Vì vậy, về câu hỏi nhận giấy báo trúng tuyển đại học 2022 ở đâu, như đã đề cập ở trên, thí sinh có thể nhận giấy báo trúng tuyển qua đường bưu điện bằng bản cứng hoặc nhận bản mềm qua email.

Trung tâm tuyển sinh và truyền thông f101 ở đâu

Khi nào có giấy báo trúng tuyển đại học 2022?

Năm 2022, các trường đại học tuyển sinh với nhiều phương thức xét tuyển sớm, vì vậy, có những trường dã thông báo kết quả trúng tuyển tới thí sinh trước khi thời gian kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Tuy nhiên, đây chỉ là bước trúng tuyển tạm thời, để trúng tuyển chính thức, thí sinh phải đỗ tốt nghiệp THPT đồng thời lựa chọn nguyện vọng và xác nhận nguyện vọng, lệ phí xét tuyển trên Hệ thống của Bộ GDĐT.

Theo Bộ GDĐT, thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 là trước 17h ngày 17/9/2022, thời gian xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống của Bộ là trước 17h ngày 30/9/2022.

Như vậy, dự kiến sau ngày 17/9/2022, các trường đại học sẽ gửi giấy báo trúng tuyển đại học để các thí sinh có thể đăng ký nhập học trước mốc thời gian mà Bộ GDĐT đã quy định.

Trung tâm tuyển sinh và truyền thông f101 ở đâu

Đi kèm với giấy báo trúng tuyển đại học 2022, sẽ có những giấy tờ cần thiết thí sinh phải mang theo khi thí sinh nhập học gồm:

- Sơ yếu lý lịch.

- Học bạ THPT (bản sao có công chứng và bản gốc để đối chiếu).

- Chứng minh nhân nhân hoặc căn cước công dân, giấy tạm trú tạm vắng, sổ đoàn (bản sao có công chứng).

- Giấy khai sinh (bản sao).

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2022 bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao có công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước.

- Ảnh thẻ kích thức 3×4 hoặc 4×6.

- Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

- Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp (nếu có, đối với nam).

Ngoài ra, thí sinh nên chuẩn bị thêm học phí, các khoản thu đầu năm để nộp cho nhà trường.

Phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh

I. Lãnh đạo đơn vị

II. Giới thiệu về đơn vị

A. Lịch sử hình thành

   Phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 2021 theo Nghị quyết số 87/NQ-HĐTr của Hội đồng Trường trường Đại học Tây Nguyên dựa trên cơ sở sát nhập Trung tâm Thông tin và bộ phận tuyển sinh của trường Đại học Tây Nguyên.

B. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong công tác tổ chức điều hành, xây dựng, quản trị cổng thông tin, phát triển hệ thống mạng, công tác truyền thông và tư vấn tuyển sinh của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ

2.1. Hoạt động truyền thông

- Xây dựng kế hoạch hằng năm về công tác truyền thông của Trường;

- Quản lý các hoạt động truyền thông, đăng tải các thông tin trong và ngoài trường theo quy định của pháp luật và Nhà trường thông qua website trường và các trang fanpage của trường nhằm nâng cao giá trị và quảng bá thương hiệu của Trường;

- Thu thập, biên soạn và phối hợp với các đơn vị viết bài, đưa tin về các sự kiện liên quan đến các hoạt động của toàn Trường và các tổ chức đoàn thể trong Trường;

- Thu thập, xây dựng, lưu trữ và cập nhật cơ sở dữ liệu về truyền thông của Trường;

- Quản lý và cập nhật thông tin trang website của Nhà trường, hỗ trợ xây dựng trang Web cho các đơn vị;

- Chuẩn bị các sản phẩm truyền thông: tài liệu, hình ảnh, video giới thiệu về Trường, về các ngành….; các ấn phẩm phục vụ công tác tư vấn tuyển sinh của Nhà trường lên website Trường;

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong Trường tuyên truyền về các hoạt động học tập, nghiên cứu và các hoạt động khác của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trên các kênh truyền thông.

2.2.  Công tác tư vấn tuyển sinh

- Xây dựng kế hoạch tư vấn tuyển sinh hàng năm;

- Tiếp nhận, thu thập, kiểm tra, xử lý thông tin và hoàn thiện hồ sơ thí sinh đăng ký để phục vụ công tác tuyển sinh;

- Chuẩn bị các tài liệu, catalogue, standee, bandroll, backdrop,… phục vụ công tác tư vấn tuyển sinh;

- Quản trị các kênh truyền thông: Website, Fanpage, Zalo, Tiktok. Viết bài, thiết kế banner, poster, video về thông tin tuyển sinh các hệ đào tạo đăng tải lên các kênh truyền thông này;

- Tư vấn online thông tin tuyển sinh các hệ đào tạo qua các kênh Hotline, Messenger, Zalo và SMS;

- Phối hợp các công ty truyền thông thực hiện các chương trình Livestream, chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook, truyền hình;

- Thực hiện chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đại học trực tiếp tại các trường phổ thông;

- Phối hợp với các đơn vị ngoài thực hiện chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đại học;

- Phối hợp với các Khoa, Trung tâm,… để đăng tải thông tin tuyển sinh các chương trình đào tạo liên quan;

- Phối hợp với phòng Đào tạo nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ đăng ký xét tuyển các hệ đào tạo;

- Thông báo kết quả tuyển sinh đại học chính quy qua các kênh truyền thông và chuyển phát nhanh (EMS);

- Phối hợp với Phòng Đào tạo, các khoa và các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức tư vấn tuyển sinh hàng năm;

- Triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về công tác tư vấn tuyển sinh đối với tất cả các bậc, hệ đào tạo của Trường.

2.3. Công tác Quản lý hệ thống mạng

- Quản lý, vận hành hệ thống máy chủ và hệ thống cơ sở dữ liệu của Nhà trường;

- Xây dựng phương án lắp đặt, nâng cấp hạ tầng hệ thống mạng trong toàn Trường;

- Phối hợp quản lý, bảo trì hoạt động hệ thống mạng Internet, mạng LAN của nhà trường đảm bảo hoạt động liên tục và đúng quy định hiện hành;

- Quản lý, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị phòng hội thảo đa phương tiện phục vụ hội nghị, hội thảo và học tập trực tuyến qua mạng;

- Quản trị tài khoản email của Trường;

- Quản lý bản quyền Website Trường, website các đơn vị trong toàn trường;

- Hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

2.4. Công tác khác

 Tham gia các Hội đồng theo phân công; phối hợp thực hiện công tác đảm bảo chất lượng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Nhà trường giao.

3. Cơ cấu tổ chức:

Tổng số nhân sự của Phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh hiện nay gồm 06 cán bộ.

Lãnh đạo đơn vị:

- Ths. Phạm Văn Thuận

Các chuyên viên:

- CN. Đậu Thị Thúy Hoàn

- ThS. Nguyễn Thạch Cương

- ThS. Đỗ Thị Anh

- ThS. Trương Quỳnh Như

III. Phân công nhiệm vụ

1. Lãnh đạo: 

Phụ trách các hoạt động của Phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh.

2. Chuyên viên:  

- Quản lý hệ thống mạng trong toàn Trường bao gồm: Mở rộng, sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo hệ thống mạng trong toàn trường hoạt động;

- Quản lý hệ thống mạng không dây;

- Quản lý hệ thống mạng có dây;

- Hỗ trợ và cài đặt phần mềm QLĐT;

- Quản lý phòng Hội thảo đa phương tiện;

- Quản lý Hệ thống thư điện thử của Nhà trường;

- Thiết kế banner website;

- Quản lý website Khoa Sư phạm;

- Quản lý Fanpage Cựu Sinh Viên Trường ĐH Tây Nguyên;

- Thực hiện công tác khác khi lãnh đạo Phòng giao.

3. Chuyên viên : CN. Đậu Thị Thúy Hoàn

- Thu thập, cập nhật tin tức các hoạt động của Nhà trường lên Website Trường và website các đơn vị;

- Biên soạn tin tức để cập nhật lên website;

- Hướng dẫn sinh viên đăng ký tín chỉ; hướng dẫn cán bộ nhập điểm bộ phận, reset mật khẩu cho sinh viên, cán bộ giảng viên;    

- Quản lý cơ sở vật chất của đơn vị;

- Hoạt động công đoàn của đơn vị;

- Làm công tác văn thư;

- Thực hiện công tác khác khi lãnh đạo Phòng giao.

4. Chuyên viên: ThS. Nguyễn Thạch Cương

- Quản trị hệ thống máy chủ.

- Quản trị hệ thống máy chủ Website.

- Quản trị hệ thống trang học liệu điện tử.

- Quản trị hệ thống Website của trường.

- Cập nhật nội dung, tin tức, thông báo… lên Website.

- Thay đổi, cập nhật thông tin giới thiệu các đơn vị trong Trường.

- Phối hợp với các đơn vị trong trường cập nhật các văn bản, các biểu mẫu… lên Website;

- Thiết kế banner cho website.

- Vận hành hệ thống đăng ký tín chỉ.

- Hướng dẫn sinh viên đăng ký tín chỉ, cán bộ nhập điểm bộ phận, reset mật khẩu cho sinh viên, giảng viên.

- Thực hiện kiểm tra, bảo trì các server.

- Thực hiện kiểm tra, bảo trì các máy tính trong 2 phòng máy của Trung tâm.

- Hướng dẫn cách đăng thông báo, tin tức lên website của các đơn vị cho cán bộ phụ trách website của đơn vị.

- Thực hiện công tác khác khi lãnh đạo Phòng giao.

5. Chuyên viên: ThS. Đỗ Thị Anh

- Xây dựng kế hoạch tư vấn tuyển sinh hàng năm;

- Tiếp nhận, thu thập, kiểm tra, xử lý thông tin và hoàn thiện hồ sơ thí sinh đăng ký để phục vụ công tác tuyển sinh;

- Chuẩn bị các tài liệu, catalogue, standee, bandroll, backdrop,… phục vụ công tác tư vấn tuyển sinh;

- Quản trị các kênh truyền thông: Website, Fanpage, Zalo, Tiktok. Viết bài, thiết kế banner, poster, video về thông tin tuyển sinh các hệ đào tạo đăng tải lên các kênh truyền thông này;

- Tư vấn online thông tin tuyển sinh các hệ đào tạo qua các kênh Hotline, Messenger, Zalo và SMS;

- Phối hợp các công ty truyền thông thực hiện các chương trình Livestream, chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook, truyền hình;

- Thực hiện chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đại học trực tiếp tại các trường phổ thông;

- Thực hiện công tác khác khi lãnh đạo Phòng giao.

6. Chuyên viên: ThS. Trương Thị như

- Tư vấn online thông tin tuyển sinh các hệ đào tạo qua các kênh Hotline, Messenger, Zalo và SMS;

- Thực hiện chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh đại học trực tiếp tại các trường phổ thông;

- Thực hiện công tác khác khi lãnh đạo Phòng giao.