Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc

Em bị tiểu đường 4 tháng nay rồi, ngày tiêm insulin 2 lần sáng và tối. Em cũng uống cả thuốc nữa mà đường của em vẫn cứ 17 - 18 phẩy. Cơm em ăn hai bát mỗi bữa, không uống nước ngọt. Giờ em phải làm cách nào để giảm lượng đường huyết xuống được ạ?

Chào bạn,

Đúng là đường huyết của bạn vẫn còn ở mức cao (17 - 18 mmol/L, trong khi giới hạn cho phép là ≤ 7 mmol/l). Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như mờ mắt, tê bì chân tay, khô ngứa da,... và các biến chứng nặng hơn như nhồi máu cơ tim, suy thận…

Các nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao và cách khắc phục

Bạn có chia sẻ là hiện tại đang điều trị bằng cả thuốc uống và tiêm insulin mà đường huyết vẫn cao, vậy bạn cần xem lại các vấn đề dưới đây:

- Chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp: Bạn ăn 2 bát cơm mỗi bữa, không rõ có ăn nhiều rau xanh hay không và bạn ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày. Lý tưởng nhất, bạn nên ăn 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa no như thói quen của hầu hết người Việt Nam. Ngoài việc giảm lượng cơm mỗi bữa, những thực phẩm nhiều tinh bột trắng như bún, phở, cháo, xôi, bánh mì trắng… cũng rất dễ làm tăng đường huyết. Bạn nên ăn hạn chế và mỗi bữa chỉ ăn 1 loại. Việc tăng cường rau xanh, hạn chế đồ chiên rán, dầu mỡ cũng sẽ giúp đường huyết của bạn sớm trở về mức an toàn.

- Bạn uống thuốc đúng liều, đúng thời điểm chưa? Nếu đã tuân thủ đúng chỉ định, bạn nên tái khám để bác sĩ thay liều hoặc đổi loại thuốc.

- Chưa có thói quen tập thể dục mỗi ngày: Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục từ 30 – 45 phút, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp thì mới có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Dự phòng sớm biến chứng tiểu đường

Nhiều người mới chẩn đoán tiểu đường có tâm lý chủ quan với biến chứng vì nghĩ tiểu đường lâu năm mới có biến chứng. Thực tế là có tới một nửa số người tiểu đường đã có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán, biểu hiện thường thấy là tê bì châm chích chân tay, chuột rút, mờ mắt, khô ngứa da, rối loạn chức năng sinh lý… Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần chủ động bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng tiểu đường. Bạn có thể tham khảo TPCN Hộ Tạng Đường để hỗ trợ phòng ngừa biến chứng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và thường có xu hướng tăng nặng theo thời gian nên việc dùng thuốc thường phải kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng bắt buộc dùng thuốc cả đời. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể điều chỉnh hoặc ngừng uống thuốc tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng cho phép. Có thể phân loại bệnh tiểu đường thành hai tuýp gồm đái tháo đường tuyp 1tuyp 2. Đa số người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ đường huyết hàng ngày sau khi chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Một số nhóm thuốc hạ đường huyết thường được sử dụng nhất bao gồm:

  • Insulin: Được sử dụng một dạng insulin tổng hợp được dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ. Đối với tiểu đường tuýp 2 thì Insulin sẽ dùng trong các trường hợp cấp tính (nhiễm toan, chấn thương, phẫu thuật), suy gan thận hoặc khi các thuốc tiểu đường khác không còn hiệu quả.
  • Metformin (Glucophage): Đây được coi là thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Thuốc có tác dụng làm giảm sự đề kháng insulin và giảm sự tạo glucose tại gan. Ngoài ra, nó còn gây ra cảm giác chán ăn nên phù hợp với người thừa cân.
  • Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl): Làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin. Do đó, thuốc chỉ có hiệu quả ở người đái tháo đường tuýp 2.
  • Acarbose: Nhóm thuốc tiểu đường này làm giảm khả năng hoạt động của men tiêu hóa tinh bột tại ruột, giảm hấp thu đường, người bệnh cần uống trước bữa ăn mới hiệu quả.
  • Một số thuốc tiểu đường khác được sử dụng như: Thuốc ức chế DPP4, thuốc chủ vận dopamin, thuốc ức chế SGLT2,... Đa số các thuốc này ít được dùng riêng rẽ mà thường kết hợp với metformin.

Tùy vào tình trạng và thể bệnh mà bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc

Khi nào dừng uống thuốc tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh đang dùng thuốc tiểu đường

Việc điều trị bệnh tiểu đường nhằm ổn định đường huyết, từ đó giúp duy trì những biến chứng do bệnh gây ra. Nhiều người lo lắng việc sử dụng thuốc kéo dài có những tác động không tốt đến cơ thể, tuy nhiên, khi chỉ định dùng thuốc thì bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mang lại của thuốc. Việc dùng thuốc đúng cách và thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng, quan trọng là giúp ngăn ngừa biến chứng.

Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường khi điều trị là:

  • Đường huyết lúc đói là 4-7,2mmol/l.
  • Đường huyết sau ăn 2h là < 10 mmol/l.
  • Chỉ số HbA1c <7%

Đây là chỉ tiêu ở người mắc đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm theo thì mức đường huyết mục tiêu ở giới hạn cao hơn.

Rất nhiều người bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thắc mắc việc khi nào dừng uống thuốc tiểu đường? Trên thực tế thì việc dùng thuốc tiểu đường không hẳn là phải dùng suốt đời mà trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Một số trường hợp có thể giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc tiểu đường như:

  • Các chỉ số đường huyết ổn định bao gồm: HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, đường huyết sau ăn 2h < 7.8 mmol / l trong vòng ít nhất 6 tháng liên tục.
  • Người bệnh dùng thuốc nhưng đúng cách và thường xuyên bị hạ đường huyết: Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết như vã mồ hôi, run, tê bì chân tay, hoa mắt, đau đầu, đói, mệt,...
  • Không dùng thuốc có tác dụng gây hạ đường huyết nếu trước khi uống hay tiêm đo chỉ số đường huyết thấp vì nguy cơ hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Người bệnh thường được chỉ định giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc và cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, khi ngừng thuốc, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Người bệnh nên tránh việc tự ngừng uống thuốc tiểu đường khi thấy các triệu chứng thuyên giảm, vì các triệu chứng không thể phản ánh hết được tình trạng thực tế. Làm như vậy rất nguy hiểm, không kiểm soát được đường huyết và làm biến chứng xuất hiện sớm.

Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc

Người bệnh không được tự ý ngừng uống thuốc tiểu đường để tránh các biến chứng

Thuốc có khả năng điều trị nhanh, hiệu quả, tuy nhiên, không tránh khỏi các tác hại không mong muốn. Để hạn chế tối đa việc dùng thuốc thì người bệnh cần theo dõi đường huyết thường xuyên kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh.

  • Không nên bỏ bữa sáng và nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết.
  • Hạn chế việc ăn nhiều đường để cho đường huyết không tăng cao đột ngột sau ăn, gây nguy hiểm cho người bệnh. Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol vì làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ dẫn đến các biến chứng tiểu đường như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, bệnh thận,...; ăn nhạt, giảm muối; tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây có chỉ số đường huyết thấp.
  • Tập luyện thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe, đồng thời tăng tuần hoàn lưu thông, mạch máu đàn hồi tốt hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể tránh hay giảm nhẹ các biến chứng tăng huyết áp, biến chứng tim mạch. Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các môn thể thao phù hợp.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống cafe vì có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường, khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do nicotin trong thuốc lá và cafein gây kích thích thần kinh, dẫn đến tình trạng co mạch, tăng áp lực lên thành mạch, lâu ngày dẫn đến tăng huyết áp.
  • Hạn chế uống rượu bia vì có thể gây độc với gan, giảm chuyển hóa mỡ gây ra gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu là yếu tố dẫn đến nguy cơ xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường.
  • Tránh thức khuya vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhanh xuất hiện biến chứng.

Dùng thuốc tiểu đường giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân uống thuốc đúng và kết hợp thay đổi lối sống tốt thì có thể được giảm liều hay ngừng uống thuốc tiểu đường. Việc tiếp tục hay dừng uống thuốc đều được chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý bỏ thuốc.

Tầm soát đái tháo đường sớm có thể giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh này; bao gồm tăng đường huyết mãn tính gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoại biên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, thaythuocvietnam.vn, tuoitre.vn, hoanmydanang.com

XEM THÊM: