Thoát vị hoành ở trẻ em

Nguồn chủ đề

Triệu chứng thoát vị hoành là sự xuất hiện tác tạng của các bụng vào ngực thông qua một khiếm khuyết trong cơ hoành. Sự chèn ép phổi có thể gây tăng áp phổi dai dẳng. Chẩn đoán bằng chụp X-quang ngực. Điều trị là phẫu thuật sửa chữa.

Thoát vị hoành thường xuất hiện ở phần sau ngoài của cơ hoành (thoát vị Bochdalek) ở 95% trường hợp và ở bên trái trong 85% trường hợp; trong 2% trường hợp 2 bên. Tỷ lệ ước tính là 1 đến 4 trong số 10.000 trẻ sinh ra sống. Thoát vị trước (thoát vị Morgagni) ít gặp hơn (5% trường hợp). Các dị tật bẩm sinh khác kèm theo trong khoảng 50% trường hợp, và suy thượng thận tương đối phổ biến.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thoát vị cơ hoành

Suy hô hấp thường xảy ra trong vài giờ đầu sau khi sinh và xảy ra ngay sau khi sinh trong những trường hợp nặng. Sau khi sinh, khi trẻ sơ sinh khóc và nuốt không khí, dạ dày và ruột nhanh chóng đầy không khí và nhanh chóng mở rộng ra, gây suy giảm chức năng hô hấp cấp do cấu trúc tim và cơ hoành được đẩy về phía phải (hay gặp thoát vị bên trái), ép phổi phải nhiều hơn. Có thể là dấu hiệu bụng lõm lòng thuyền (do di chuyển nội tạng bụng vào ngực). Các âm thanh ruột (Không có âm thanh của nhịp thở) có thể được nghe thấy bên phổi liên quan.

Trong những trường hợp ít nghiêm trọng, khó thở nhẹ sẽ phát triển vài giờ hoặc nhiều ngày sau đó vì các tạng ở ổ bụng sẽ thoát ra qua một khuyết cơ hoành nhỏ hơn. Hiếm khi các triệu chứng được biểu hiện muộn sau đó ở trẻ em, đôi khi sau một cơn viêm ruột, nhiễm khuẩn, gây ra thoát vị đột ngột ruột vào ngực.

  • Đôi khi siêu âm trước sinh

  • X-quang ngực

Đôi khi thoát vị cơ hoành được chẩn đoán bằng siêu âm trước khi sinh.

Trong phòng sinh, thoát vị hoành có thể nghi ngờ, khi trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có bụng lõm lòng thuyền.

Sau khi sinh, chẩn đoán là chụp X-quang ngực cho thấy hình ảnh dạ dày và ruột thoát vị vào lồng ngực. Trong một khiếm khuyết lớn, có rất nhiều không khí chứa đầy trong các quai ruột làm đầy lồng ngực cùng bên và chuyển vị cấu trúc tim và trung thất sang bên đối diện. Nếu chụp X-quang ngay sau khi sinh, trước khi trẻ nuốt không khí, các thành phần của bụng thoát vị liên sẽ xuất hiện như một khối khí mờ ở lồng ngực bên liên quan.

  • Sửa chữa bằng phẫu thuật

Nếu nghi ngờ thoát vị cơ hoành ở trẻ sơ sinh có suy hô hấp, trẻ cần được đặt nội khí quản và thông khí ngay lập tức Cần tránh thông khí bằng túi và mask vì nó có thể lấp đầy lồng ngực bằng nội tạng chứa không khí và làm nặng thêm tình trạng hô hấp của trẻ. Hút sonde dạ dày liên tục với ống sonde hai nòng đề phòng nuốt không khí qua đường tiêu hóa và làm cho phổi tiếp tục bị đè nén.

Phẫu thuật để đặt lại ruột vào trong ổ bụng và đóng kín khuyết ở chỗ thoát vị hoành sau khi chức năng phổi, cân bằng kiềm toan, huyết áp đã được kiểm soát tối ưu.

Tăng áp phổi nặng dai dẳng đòi hỏi phải ổn định trước khi phẫu thuật với oxit nitric hít, là chất có thể làm giãn các động mạch phổi và cải thiện tình trạng oxy hóa hệ thống. Các nghiên cứu cho thấy sự cải thiện bằng việc sử dụng oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO); tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị hạ huyết áp động mạch phổi nặng vẫn không thể sống sót. Vận chuyển thành công của một trẻ sơ sinh bị bệnh nặng với thoát vị cơ hoành bẩm sinh và tăng huyết áp phổi dai dẳng là rất khó khăn. Do đó, nếu thoát vị cơ hoành được chẩn đoán bằng siêu âm trước khi sinh, việc sinh trẻ ở trung tâm nhi khoa với các cơ sở ECMO là tcần thiết.

  • Triệu chứng thoát vị hoành bẩm sinh gay ra bởi tình trạng các tạng ở bụng vào khoang ngực, đè nén phổi và gây suy hệ hô hấp.

  • Chẩn đoán bằng chụp X-quang ngực.

  • Điều trị với đặt nội khí quản sau đó là phẫu thuật sửa chữa.

Thoát vị hoành ở trẻ em

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Thoát vị hoành ở trẻ em

SKĐS - Thoát vị hoành bẩm sinh là sự mất liên tục cơ hoành dẫn đến các tạng trong ổ bụng thoát vị vào lồng ngực gây chèn ép đưa đến suy hô hấp, thiểu sản phổi, cao áp phổi, tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

1. Tổng quan thoát vị hoành bẩm sinh

Nội dung

  • 1. Tổng quan thoát vị hoành bẩm sinh
  • 2. Nguyên nhân thoát vị hành bẩm sinh
  • 3. Dấu hiệu thoát vị hoành bẩm sinh
  • 4. Điều trị thoát vị hoành bẩm sinh

Thoát vị hoành là bệnh lý tổn thương của cơ hoành, qua đó các tạng trong ổ bụng di chuyển lên khoang lồng ngực qua các lỗ của cơ hoành. Thoát vị hoành có thể là bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải. Bệnh lý bẩm sinh này thường được phát hiện trong thời kỳ bào thai hoặc lúc trẻ còn nhỏ.

Thoát vị qua lỗ sau bên chiếm đến 95% trường hợp bẩm sinh, loại thoát vị hoành bẩm sinh được Victor Alexander Bochdalek báo cáo lần đầu tiên vào năm 1848, do đó bệnh lý này còn được gọi với tên thoát vị Bochdalek. 

Trẻ mắc thoát vị hoành bẩm sinh thường kèm với suy hô hấp ở nhiều mức độ khác nhau (thở kém hiệu quả) vì phổi và mạch máu phổi bên thoát vị hoành kém phát triển.

Thoát vị hoành ở trẻ em

Thoát vị cơ hoành thường liên quan về bất thường về nhiễm sắc thể.

2. Nguyên nhân thoát vị hành bẩm sinh

Thoát vị cơ hoành có từ 10 - 15% liên quan bất thường về nhiễm sắc thể, chủ yếu là Trisomi 18, 21 (Hội chứng Edwards, hội chứng Down). Do đó, khi phát hiện thoát vị cơ hoành trên siêu âm thì nên có chỉ định chọc ối làm nhiễm sắc thể đồ thai nhi.

Thoát vị cơ hoành có thể là đơn độc, cũng có thể phối hợp cùng các dị tật khác như trong hội chứng Fryns, hội chứng Pallister - Killian, hội chứng Beckwith - Wieddermann... 

Việc phát hiện thoát vị cơ hoành ở thời điểm trước sinh là rất quan trọng, nó liên quan đến vấn đề "sống còn" của trẻ khi ra đời. Vì nếu thoát vị cơ hoành không được phát hiện và xử lý kịp thời, sự chèn ép của các tạng (dạ dày, ruột, gan...) nằm trong khoang lồng ngực đối với tim, phổi, trung thất khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ đã xảy ra, lúc trẻ ra đời sự "chèn ép" này còn "dữ dội" hơn (do áp lực âm tính trong khoang lồng ngực ở mỗi thì thở ra hít vào của đứa trẻ mới chào đời với hệ thống hô hấp, tuần hoàn còn chưa kịp "thích nghi"). Đây chính là nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng đối với những đứa trẻ không may bị thoát vị cơ hoành.

Thoát vị hoành ở trẻ em

Khi bị thoát vị hoành, bệnh nhân thường có dấu hiệu suy hô hấp.

3. Dấu hiệu thoát vị hoành bẩm sinh

Tuỳ thuộc vào khuyết một phần hay toàn bộ cơ hoành mà bệnh nhi mà có các biểu hiện khác nhau. Bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh, tím tái, có thể xảy ra sớm ngay sau sinh hoặc vài giờ sau sinh, thậm chí xảy ra muộn hơn với tình trạng viêm phổi tái phát. 

Thăm khám ngực thấy: Rì rào phế nang giảm một bên, tiếng nhu động ruột trong lồng ngực, tiếng tim ở mỏm tim lệch phải.

Hình ảnh chụp X-quang phổi thấy có bóng hơi dạ dày hay ruột trong lồng ngực, trung thất bị đẩy về bên đối diện, không thấy vòm hoành. Siêu âm ngực bụng thấy hình ảnh một số cơ quan trong ổ bụng nằm trong lồng ngực. Siêu âm tim cho thấy tim lệch phải, đánh giá áp lực động mạch phổi, tìm dị tật tim bẩm sinh phối hợp.

Thoát vị hoành ở trẻ em

Thoát vị hoành có thể là bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải.

4. Điều trị thoát vị hoành bẩm sinh

Hiện nay, phẫu thuật là biện pháp duy nhất điều trị thoát vị hoành bẩm sinh. Mục đích của việc phẫu thuật là đưa các tạng thoát vị trở lại ổ phúc mạc và phục hồi cơ hoành. Phẫu thuật có thể là mổ nội soi hoặc mổ mở. Mổ nội soi được ưu tiên thực hiện vì những ưu điểm vượt trội so với mổ mở.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức, cơ thể được giữ ấm, nằm đầu cao, hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhi sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao và chăm sóc vết thương mỗi ngày.

Tóm lại: Thoát vị hoành bẩm sinh có tỷ lệ tử vong cao, nguyên nhân tử vong chính của thoát vị hoành là do sự thiểu sản phổi và tăng áp động mạch phổi, kết hợp các dị tật khác phối hợp. Trước đây tỷ lệ tử vong của thoát vị hoành là trên 60%.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ trong chẩn đoán sớm trước sinh, hồi sức sơ sinh, phương pháp phẫu thuật mà tỷ lệ tử vong đã giảm hẳn, tỷ lệ sống sót của thoát vị hoành bẩm sinh đã được cải thiện.

Chính vì vậy, việc phát hiện thoát vị cơ hoành ở thời điểm trước sinh là rất quan trọng, liên quan đến vấn đề tiên lượng, chủ động hỗ trợ sự sống cho trẻ ngay sau khi sinh. Do đó, khi mang thai, cha mẹ nên đến thăm khám định kỳ tại các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa sản uy tín, để phát hiện kịp thời các dị tật của thai nhi và được bác sĩ tư vấn để có thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trẻ không may bị mắc dị tật thoát vị hoành bẩm sinh, các bác sĩ có thể chuẩn bị kế hoạch chăm sóc và cứu sống trẻ ngay sau khi sinh.

Mời độc giả xem thêm video:

Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục