Thị trường mua bán tín chỉ carbon

Thị trường mua bán tín chỉ carbon

Quảng Nam được chọn thí điểm bán tín chỉ carbon rừng. Trong ảnh: một khu rừng ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Rừng Việt Nam có tiềm năng tạo ra khoảng 50 - 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, nếu xuất khẩu thành công thì nguồn thu lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Tiềm năng lớn

Ông Trần Út - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam - cho hay địa phương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Đề án được phê duyệt sẽ thực hiện thí điểm từ năm 2022 - 2026.

Quảng Nam là địa phương đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho hay, dự kiến trong giai đoạn thí điểm sẽ lựa chọn được nhà đầu tư vào dự án, đàm phán, đồng thời ký hợp đồng đầu tư, thu mua tín chỉ carbon rừng. Đến nay đã có 5 công ty, tổ chức nước ngoài bày tỏ quan tâm đầu tư và mong muốn mua tín chỉ carbon rừng của Quảng Nam.

Thông qua việc bán tín chỉ carbon rừng, ông Bửu kỳ vọng sẽ giải quyết được các nguyên nhân, rào cản gây mất rừng.

Ai được hưởng lợi?

Theo ông Cao Văn Thụ (xã Hà Nhân, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa), sau khi được Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn "giao đất giao rừng" với mức tiền công chi trả 300.000 đồng/ha, mỗi năm gia đình ông chỉ được nhận vỏn vẹn 1,7 triệu tiền công chăm sóc, bảo vệ rừng.

"Không đủ sống, không đủ tiền xăng để phát dọn cỏ. Nay có thêm thị trường mua bán carbon, chúng tôi rất kỳ vọng sẽ có thêm nguồn thu", ông Thụ nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đối tượng chính hưởng lợi từ đề án thị trường mua bán tín chỉ carbon là chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Có diện tích rừng tự nhiên khoảng 43.000ha, được đánh giá có tiềm năng lớn để bán tín chỉ carbon, huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) là một trong những địa phương được Quảng Nam chọn thí điểm.

Ông Nguyễn Vĩnh Hiền, phó giám đốc phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Trà My, cho biết bán tín chỉ cacbon rừng sẽ tạo ra được một nguồn kinh phí. "Có được tiền bán tín chỉ carbon thì người dân, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng sẽ được hưởng lợi, từ đó rừng được cộng đồng dân cư bảo vệ tốt, không bị xâm hại...", ông Hiền nói.

Doanh nghiệp cũng phải thay đổi

Giám đốc một nhà máy ximăng ở Thanh Hóa (công suất khoảng 5 triệu tấn/năm) cho biết khi đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng được triển khai, mỗi năm doanh nghiệp này sẽ phải nộp khoảng gần 10 tỉ đồng dịch vụ môi trường rừng cho lượng carbon phát thải. Tuy vậy, ông ủng hộ đề án mua bán, trao đổi carbon rừng, vì có lợi không chỉ hiện tại mà cho cả tương lai.

Ở phía đơn vị tham mưu, phản biện chính sách trong đó có chính sách carbon rừng, PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, phó chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, cho biết thị trường tín chỉ carbon trên thế giới đã hình thành từ lâu, trong đó có thị trường tự nguyện và bắt buộc.

Theo ông Ngãi, ngành lâm nghiệp có hai cơ hội: một là tín chỉ carbon rừng được hình thành từ việc chống mất rừng sẽ đóng góp vào giảm phát thải quốc gia, hai là tín chỉ carbon được cây cối trong rừng hấp thụ lại. Hai loại này nếu làm tốt hằng năm thì có thể dư ra khoảng 50 - 70 triệu tấn tín chỉ carbon, nếu xuất khẩu thành công thì số tiền thu về lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Ngãi cho biết mới đây Ngân hàng Thế giới đã thông qua quỹ đối tác ký các thỏa thuận với Việt Nam thí điểm mua 10,5 triệu tấn tín chỉ carbon rừng. Ngoài ra, một số tổ chức khác cũng đang thăm dò. Một số tổ chức phi chính phủ đã thí điểm trên khu vực nhỏ ở tỉnh Kon Tum. Theo ông Ngãi, họ phát hành tín chỉ carbon thương mại trên thị trường thế giới và đang rao bán nhưng sản lượng chưa nhiều.

Tuy vậy, hiện vẫn còn điểm trống chính sách. "Rừng là bể chứa carbon, nhưng có trở thành hàng hóa hay không chưa được chính sách nào quy định. Carbon thuộc về ai, chủ rừng hay nhiều đối tượng khác? Sở hữu rừng ở Việt Nam rất phức tạp về nguyên tắc của toàn dân, nhưng lại giao cho các chủ rừng quản lý. Hiện nước ta có diện tích rừng khá lớn, khoảng 14 triệu ha, nhưng có hơn 1 triệu chủ rừng nhỏ lẻ", ông Ngãi cảnh báo.

Trước mắt, ông Ngãi cho rằng để có thể phát triển thị trường tín chỉ carbon, cần quy định rõ: carbon rừng là hàng hóa thì sẽ được dán nhãn ra sao, thuế chịu như thế nào, đo đếm ra sao, thuộc danh mục hàng hóa nào... 

"Cần thí điểm trong vòng 3 - 4 năm, tổng kết đánh giá lại để từ đó có cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo cơ chế chính sách thông thoáng nhất để phát triển thị trường carbon rừng", ông Ngãi đề nghị.

Trong khi đó, tại Quảng Nam, đề án xây dựng lộ trình ngay năm 2022 sẽ bán 1,5 triệu tín chỉ của các năm 2018, 2019 và 2020, tức bình quân mỗi năm bán 0,5 triệu tín chỉ.

Bộ Tài nguyên và môi trường:

Trình Thủ tướng việc lập sàn giao dịch

Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ "dự thảo đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam". Theo lộ trình đề xuất, cùng việc đã bắt tay hoàn thiện hành lang pháp lý, đến năm 2025 Việt Nam bắt đầu thí điểm và từ năm 2028 sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Sau đó, sẽ ban hành các quy định về kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon các nước.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ ban hành một số thông tư về hướng dẫn dự án theo cơ chế bù trừ tín chỉ carbon trong nước. Đồng thời, bộ sẽ hướng dẫn trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon trên thị trường carbon trong nước...

Q.THẾ

Giá từ 15 - 96 USD/tín chỉ

Thị trường mua bán tín chỉ carbon trên thế giới đang nóng lên, được ước tính đạt 1 tỉ USD năm 2021.

Giá tín chỉ carbon cũng khác nhau tại từng nước. Theo trang S&P Global, giá tín chỉ carbon của Trung Quốc vào tháng 4-2022 là 9,29 USD/tấn (1 tín chỉ). Trong khi đó, giá trên thị trường châu Âu lên đến 87 USD/tấn, giá tại Úc khoảng 40 USD vào đầu năm nay. Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2020, giá trên thị trường ở châu Âu dao động mạnh, từ thấp nhất 15 USD cho đến cao nhất 96 USD/tấn.

Một bài viết của Financial Times đầu tháng 5-2022 cho thấy ở các nước như Myanmar, Brazil... tín chỉ có thể bị môi giới thu gom và bán lại với giá gấp nhiều lần.

TRẦN PHƯƠNG

Cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Một doanh nghiệp sản xuất thép lớn ở Việt Nam cho biết việc tạo ra thị trường tín chỉ carbon sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư bài bản. Ngành thép có hệ số phát thải lớn, trung bình thế giới quy định là 2,3 tấn CO2/tấn thép, ở Việt Nam là 2,5 tấn CO2/tấn thép. Với sản lượng thép tăng nhanh, cần đặt ra yêu cầu phát triển bền vững.

"Chúng tôi đầu tư lớn, sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng tái tạo đến 90%, giảm rất nhiều nguồn phát thải. Việc dư thừa hệ số CO2 theo quy định sẽ giúp doanh nghiệp bán được tín chỉ carbon, có thêm nguồn thu để tái đầu tư, nâng cao công nghệ và hiệu suất", vị này nói.

Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện của Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công thương) cho rằng có cam kết tại Hội nghị COP26 về trung hòa carbon vào năm 2050, nên nhu cầu về giao dịch tín chỉ carbon ngày càng lớn. Với các doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ, sử dụng lãng phí tài nguyên sẽ phải tăng chi phí nếu vượt quá hạn ngạch được cấp.

T.TRUNG - NGỌC AN

Thị trường mua bán tín chỉ carbon
Xây dựng điện sóng không carbon ở Lý Sơn

QUANG THẾ - LÊ TRUNG

Các công ty đổ xô vào các tín chỉ CO2 rẻ hơn, chất lượng thấp hơn, mà không nắm rõ được tác động thật sự của chúng.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon
Mặc dù các tín chỉ cũ hơn không nhất thiết là kém hiệu quả hơn trong việc giảm lượng khí thải carbon, nhưng chúng có thể cản trở nỗ lực cắt giảm khí nhà kính. Ảnh: AP.

Phân tích dữ liệu toàn cầu mới của Nikkei Asia Review cho thấy gần 40% tín chỉ carbon mà các công ty mua đã có tuổi đời trên 5 năm, một xu hướng mà các chuyên gia cho rằng đang đe dọa tiến độ cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon là quyền giao dịch cho phép doanh nghiệp sở hữu thải ra 1 tấn CO2/ tín chỉ. Ví dụ, một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn là 10 tấn, thì công ty này có thể mua lại 2 tín chỉ từ các công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn và có tín chỉ dư. Hiệu quả của việc cắt giảm khí thải được xác nhận bởi một bên thứ ba và các tín chỉ được cấp thông qua những nỗ lực này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.

Nikkei đã phân tích dữ liệu từ năm 2009 được xuất bản bởi Verra, một trong những đơn vị kiểm định bù đắp carbon lớn nhất thế giới, đánh giá khoảng 99.000 tín chỉ được sử dụng để bù đắp 192 triệu tấn CO2. Dữ liệu bao gồm tên của các công ty đã mua các tín chỉ.

Phân tích của Nikkei cho thấy 38% các tín chỉ đã xác nhận mà các công ty mua – tương đương 73 triệu tấn CO2 trên 5 năm tuổi, trong khi hơn 4% ít nhất 10 năm tuổi và chỉ 37% từ ba tuổi trở xuống.

Mặc dù các tín chỉ cũ hơn không nhất thiết là kém hiệu quả hơn trong việc giảm lượng khí thải carbon, nhưng chúng có thể cản trở nỗ lực cắt giảm khí nhà kính, vì một khi tín chỉ được cấp, các tổ chức trung gian hiếm khi xét xem dự án có được thực thi thể theo tín chỉ hay không, chẳng hạn như việc trồng rừng.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon
Độ tuổi của tín chỉ carbon.

Nếu các nhà phát hành tín chỉ có thể tạo ra đủ doanh thu từ các dự án cắt giảm carbon để cải thiện bảo tồn rừng và trồng rừng, việc kinh doanh các tín chỉ phát thải có thể góp phần giảm thiểu khí nhà kính trên toàn cầu. Nhưng nếu các tín chỉ vẫn không bán được và giá của chúng giảm xuống, thì các nhà phát hành sẽ khó tiếp tục duy trì các dự án.

Một dự án trồng rừng ở miền Trung Ấn Độ, được cấp tín chỉ từ năm 2012 đến năm 2014, là minh họa rõ ràng về những khó khăn. Hình ảnh vệ tinh cho thấy phát quang cây cối trong khu vực dự án ngày càng nhiều và cả việc xây dựng các tấm pin mặt trời cũng không hề thua kém.

Một dự án trồng rừng ở Uruguay dự tính kéo dài 100 năm, theo đó tín chỉ carbon được cấp vào năm 2007 và vẫn được giao dịch vào năm ngoái, đã đi vào bế tắc, dẫn đến nạn phá rừng thậm chí còn nhiều hơn.

Nếu các khoản tín chỉ ủng hộ các dự án thất bại như vậy tiếp tục được giao dịch, chúng sẽ làm suy yếu nỗ lực khử carbon trên toàn cầu.

Với những khu rừng có nguy cơ bị khai thác gỗ liên tục, các chuyên gia cho rằng các tín chỉ mới sẽ được ưu tiên hơn. Nhưng đối với các công ty kinh doanh, tất cả các tín chỉ carbon đều giống nhau khi tính toán mức giảm phát thải CO2, bất kể thời điểm chúng được xác minh,.

Nhưng vì giá carbon thường giảm khoảng một nửa sau 5 năm, một số công ty đã quảng bá việc cắt giảm phát thải bằng cách mua các khoản tín chỉ cũ hơn, rẻ hơn. Với sự phân chia thị trường tín chỉ phát thải, các khoản tín chỉ rẻ hơn chắc chắn thu hút các công ty trên toàn thế giới hơn.

Việc sử dụng các tín chỉ carbon cũ sẽ khác nhau tùy theo ngành. Tính đến tháng 9 năm 2021, Delta Air Lines là doanh nghiệp mua nhiều nhất các tín chỉ có tuổi đời hơn 5 năm, tương đương 7,28 triệu tấn CO2. Con số này đại diện cho 45% doanh số mua của các hãng hàng không Hoa Kỳ.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon
Doanh nghiệp mua nhiều tín chỉ trên 5 năm nhất.

Hãng năng lượng khổng lồ Shell đã bù đắp 79% lượng khí thải của mình bằng các khoản tín chỉ cũ hơn 5 năm. Các nhãn hiệu thời trang cao cấp và các tổ chức tài chính, cũng là những người mua tín chỉ cũ một cách đầy tích cực.

Ngược lại, các công ty không sử dụng tín chỉ đã hơn 5 năm tuổi thì có Công ty Walt Disney, Chanel và Goldman Sachs.

Các tín chỉ giảm sút về chất lượng phải được loại bỏ để thực hiện các biện pháp loại bỏ hiệu ứng nhà kính. Albo Climate, một công ty phân tích dữ liệu của Israel, đã phát triển hệ thống đo lường mức hấp thụ CO2 của rừng và thông báo cho các công ty và tổ chức xác minh khi hiệu quả của tín chỉ suy giảm.

Một số chuyên gia cho rằng nên có các thị trường chuyên và chỉ giao dịch các tín chỉ được đảm bảo và xác minh liên tục. Cần tạo ra một cơ chế đánh giá liên tục để nâng cao tính minh bạch của các nỗ lực giảm phát thải CO2 cũng như giúp dòng vốn đổ vào các tín chỉ chất lượng cao hơn.

Nguồn: