Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Nằm tại một bán đảo xa xôi ở miền bắc Hy Lạp, núi Athos là một trong những vùng đất thiêng nổi tiếng trên thế giới. Cuộc sống nơi này êm ả vô lo bậc nhất, nhưng lại có những quy định rất ngặt nghèo, không cho phép trẻ em, phụ nữ, hay thậm chí động vật giống cái được lui tới.

Người Hy Lạp vốn gọi Athos là ngọn núi thiêng. Bao bọc xung quanh đó là núi non trùng điệp. Tại núi thiêng là nhà của khoảng 2000 tu sỹ với sự hiện diện 20 tu viện chính thống giáo phương Đông.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024
Vẻ đẹp yên ả bình yên ở vùng núi thiêng Athos thuộc phía bắc Hy Lạp

Luật cấm kỳ lạ trên đã tồn tại hơn 1000 năm, vẫn lưu truyền cho tới ngày nay. Nguyên nhân chính của điều này xuất phát từ niềm tin rằng, sự xuất hiện của phái nữ sẽ ảnh hưởng tới quá trình khai sáng tâm linh.

Cũng chính bởi vậy, các tu sỹ ở đây đều sống cuộc đời độc thân, dành phần lớn thời gian cho việc cầu nguyện. Ngôi nhà chung của họ là những tu viện trên núi. Cuộc đời của các tu sỹ luôn chìm đắm trong sự tĩnh tâm ở tu viện khép kín, tách xa với thế giới bên ngoài và không liên quan tới phụ nữ.

Lịch sử và truyền thống được giám sát rất nghiêm ngặt, bởi vậy các tu sỹ sống một cuộc đời gần như không thay đổi trong suốt hơn 1000 năm nay. Vốn có lối sống cô lập với bên ngoài, họ bắt buộc dành ra 8 tiếng ở nhà thờ để cầu nguyện. Họ có những cuốn sách hiếm hoi là các tài liệu cổ hay tác phẩm nghệ thuật tôn giáo. Khi rảnh rỗi, những tu sỹ được phép lang thang trên những con đường phủ đầy hàng thông.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024
Đây là nơi sinh sống của những tu sỹ từ hàng nghìn đời nay

Núi thiêng Athos không phải là điểm du lịch thông thường, muốn đi là tới. Du khách có thể gặp nhiều trở ngại khi xin giấy phép. Muốn được tới đây, bạn phải viết lá thư giải thích lý do và chờ đợi lời chấp thuận.

Có phần nối với đất liền, nhưng để đến với núi thiêng Athos, du khách chỉ có thể đi thuyền. Mỗi ngày chỉ khoảng 100 khách và 10 người hành hương là nam giới không chính thống được phép bước chân tới vùng đất thiêng. Nằm ở độ cao hơn 2000m, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp toàn cảnh về phía biển, tận hưởng khí hậu trong lành cùng một cuộc sống êm ả cách ly mọi chuyện xô bồ, ồn ã.

Đạo luật cấm phụ nữ tại núi Athos đã tồn tại gần 1000 năm, thậm chí tất cả các động vật giống cái cũng không được phép xuất hiện tại nơi đây.

Athos là một ngọn núi nằm trên bán đảo Halkidiki, vùng đông bắc Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp, ngọn núi này được gọi là Ayion Oros hoặc Agion Oros có nghĩa là “Núi Thánh”. Đúng như cái tên của mình, nơi đây nổi tiếng là vùng đất linh thiêng với quần thể 20 tu viện Chính thống giáo đã được xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Ngày nay, trên núi Athos vẫn có khoảng hơn 2000 tu sĩ đến từ Hy Lạp và các quốc gia lân cận. Họ chọn sống cuộc sống tu tập khổ hạnh và gần như cô lập hoàn toàn với thế giới trong những tu viện cổ xưa.

Tu viện cổ xưa của Hy Lạp

Những vị tu sĩ đầu tiên đặt chân đến núi Athos vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Nơi đây bắt đầu được thành lập như một khu vực thiêng liêng chỉ dành riêng cho tu sĩ từ những năm 800. Năm 1045, hoàng đế của Đế chế Đông La Mã (Byzantine) thời bấy giờ là Constantino Monomachos đã trao quyền tự trị cho vùng núi Athos, khiến nơi đây chính thức trở thành một quốc gia tu viện.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Du khách đặt chân tới nơi đây sẽ phải quay ngược thời gian theo đúng nghĩa đen. Nguyên nhân là bởi núi Athos vẫn sử dụng cách tính thời gian của đế chế Byzantine khi xưa. Họ sử dụng lịch Julian chứ không phải lịch Gregorian như chúng ta vẫn hay dùng hiện nay. Mà lịch Julian lại trễ hơn 13 ngày so với lịch Gregorian, bởi vậy một khi đặt chân vào núi Athos, du khách sẽ được sống trong thời gian của 2 tuần trước.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Bên cạnh đó, hiện nay núi Athos vẫn treo cờ vàng có hình đại bàng hai đầu cầm kiếm và thánh giá. Đây là lá cờ của Paleologues, triều đại cuối cùng cúa Đế chế Đông La Mã từ thời Trung cổ. Bởi vậy có thể nói, đây là nơi cuối cùng trên trái đất thuộc đế chế La Mã vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Âm thanh huyên náo nhất tại núi Athos đó là tiếng gõ của những chiếc mõ gỗ dẻ vào lúc 3h30 sáng hàng ngày, báo hiệu cho các tu sĩ biết đã đến giờ cầu nguyện. Các tu sĩ cho rằng đây là khoảng thời gian mà họ gần với Chúa nhất, những lời thỉnh cầu của họ sẽ được chúa chứng giám. Họ thắp sáng bằng những ngọn nến và cầu nguyện đều đặn mỗi ngày.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Các tu sĩ núi Athos nghe kinh cầu nguyện ngay cả trong lúc dùng bữa, quy tắc ở đây là phải giữ im lặng tuyệt đối khi ăn uống. Thức ăn chủ yếu của họ là rau, cá và rượu vang. Đây đều là những thứ được nuôi trồng trong trang trại của tu viện, họ thậm chí còn trồng cả nho để tự làm rượu vang.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Nơi phụ nữ không được đặt chân đến

Vào năm 1060, nhằm khiến các tu sĩ có thể hoàn toàn tịnh tâm và đến gần hơn với Chúa, đạo luật cấm phụ nữ đã được ban hành. Quy định này không đơn thuần chỉ cấm phụ nữ mà còn cấm luôn cả những động vật giống cái (trừ những con vật bay trên trời), trẻ em, hoạn nhân và thậm chí cả đàn ông không có râu. Những người này phải cách xa núi Athos trong phạm vi 500m. Quy định này vẫn còn được duy trì nghiêm ngặt cho đến tận ngày nay. Thậm chí chính phủ Hy Lạp còn từng ban hành hình phạt lên tới 12 năm tù nếu có người phụ nữ nào đặt chân tới núi Athos.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Đạo luật này được cho là bắt nguồn từ một một tích liên quan đến Đức mẹ Maria. Tương truyền, Đức mẹ đồng trinh từng dạt đến núi Athos để tránh bão. Trong thời gian đó, Đức mẹ đã truyền giáo lý cho những người dân sinh sống tại nơi đây, bà cũng cầu nguyện để nơi đây thuộc về riêng mình. Từ đó trở đi, Athos còn được gọi là “vườn của Đức mẹ” và chỉ có Đức Mẹ Maria là đại diện duy nhất của phái nữ trên ngọn núi thiêng liêng này.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Nơi cô lập với phần còn lại của thế giới

Các kiến trúc tại nơi đây vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Những tu viện không thay đổi quá nhiều từ thời Trung cổ và được trang trí rất công phu, độc đáo. Có những nơi được xây dựng treo leo trên những vách đá với tầm nhìn hướng ra biển.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Tại nơi đây không hề có sự hiện diện của TV, radio hay điện thoại. Thay vào đó, núi Athos là nơi lưu trữ số lượng lớn các pho tượng lớn nhỏ, các bình lọ, cổ vật quý giá và các cuốn sách, bản thảo lâu đời. Một số tu sĩ lựa chọn sống biệt lập ở những khu vực riêng biệt chênh vênh trên những vách đá để tránh sự phiền nhiễu.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Ngày nay, núi Athos chỉ cho phép 100 du khách là người Hy Lạp hoặc người theo Chính thống giáo tới viếng thăm mỗi ngày. Du khách phải di chuyển và vượt qua các trạm kiểm soát biên giới bằng cách ngồi thuyền chứ không được vào bằng đường núi. Ngoài việc phải có giấy phép đăng ký từ trước, những người này cũng phải có vẻ ngoài hiền lành, chân thật mới được phép đặt chân lên núi. Họ còn phải trải qua những vòng kiểm tra nghiêm ngặt, thậm chí phải cởi bỏ quần áo để tránh trường hợp cải trang trà trộn vào ngọn núi thiêng.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Những người phụ nữ từng đặt chân đến Athos

Nổi tiếng với đạo luật cấm phụ nữ là vậy, nhưng trong lịch sử vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Vào những thời điểm có chiến tranh và dịch bệnh xảy ra, phụ nữ và trẻ em cũng có thể được lên núi Athos để lánh nạn.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Điển hình như vào năm 1347, nữ hoàng của Serbia là Jelena Kantakuzin đã từng phải lên núi Athos lánh nạn khi đất nước xảy ra dịch bệnh. Công chúa của Serbia là Mara Brankovic cũng được phép đến thăm nơi đây để đóng góp cho việc sửa chữa, tu bổ các tu viện.

Tuy nhiên cũng có trường hợp dù không được phép nhưng vẫn cố xâm nhập vào núi Athos. Vào thế kỷ 20, nữ văn sĩ người Pháp, Maryse Choisy từng khiến truyền thông chấn động khi dám cải trang thành đàn ông để trà trộn vào thánh địa núi Athos. Để làm được điều đó, bà đã hy sinh cắt bỏ bộ ngực của mình và trót lọt sống trên núi Athos trong vòng một tháng.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Sau khi trở về, bà đã cho xuất bản cuốn sách “A month among the men” (Một tháng ở nơi chỉ dành cho đàn ông). Chính sự kiện này đã khiến chính phủ Hy Lạp đưa ra hình phạt lên tới 12 năm cho những người phụ nữ dám làm trái với quy định của núi Athos.

Bán đảo nào không cho phụ nữ đặt chân tới năm 2024

Cây vải được trồng ở vùng thổ nhưỡng đặc biệt, lại thích nghi với khí hậu trong vùng nên phát triển tốt. Nó cho loại quả ngon, ngọt, thơm lịm... đến...