Thể lực đặc thù của môn bóng ném là gì

Bóng ném là môn thể thao thi đấu đối kháng giữa hai đội, mỗi đội có 7 người (6 cầu thủ và 1 cầu thủ môn). Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào khung thành (cầu môn) đối phương và ngăn cản không cho đối phương giành được bóng hoặc ghi bàn thắng. Người chơi có thể chuyền bóng, bắt bóng, dẫn bóng, lăn bóng, ném bóng hoặc đập nhẹ vào bóng theo bất cứ phương hướng nào nhưng phải tuân theo luật thi đấu.

Kích thước sân bóng ném

Sân thi đấu là một hình chữ nhật có chiều dài 40 mét và chiều rộng 20 mét, gồm 2 vùng cấm địa và một khu vực thi đấu. Các đường biên dài hơn gọi là đường biên dọc, đường biên ngắn hơn gọi là đường khung thành (ở giữa 2 dọc gôn) hoặc những đường ở bên ngoài khung thành (về hai phía của khung thành).

Thể lực đặc thù của môn bóng ném là gì

Kích thước sân bóng ném trong nhà

Cần có một hành lang an toàn ở xung quanh sân thi đấu. Hành lang này có độ rộng ít nhất là 1 mét tính từ đường biên dọc và 2 mét tính từ đường khung thành. Các điều kiện của sân thi đấu không được thay đổi trong suốt trận đấu để tạo lợi thế cho một bên. Khung thành được đặt ở chính giữa mỗi đường cuối sân, gắn chặt với mặt sân hoặc mặt tường phía sau. Mặt trong của khung thành có chiều cao 2 mét và rộng 3 mét. Các cột dọc được nối với xà ngang. Mặt sau của cột dọc thẳng hàng với mép ngoài của đường khung thành. Điểm giao nhau giữa cột dọc và xà ngang là hình vuông, mỗi cạnh dài 8cm. Tại 3 mặt có thể nhìn thấy từ trong sân phải được sơn bằng 2 màu xen kẽ, có gam màu tương phản nhai và nổi bật lên so với phần nền phía sau khung thành. Khung thành phải có lưới được lắp đặt sao cho khi bóng bay vào khung thành thì thường là nằm yên trong lưới. Tất cả các đường trên sân đều được tính vào khu vực thi đấu. Đường khung thành có độ rộng 8cm ở phần giữa hai cột dọc (xem hình 2a), còn tất cả các đường khác rộng 5cm. Các đường nằm giữa 2 khu vực sát nhau có thể được thay thế bằng cách vẽ màu khác nhau. Trước mỗi khung thành có một vùng cấm địa. Vùng cấm địa được xác định bởi vạch cấm địa (đường 6 mét), được vẽ như sau: (i) một đường thẳng dài 3 mét ngay phía trước khung thành, đường này song song với đường khung thành và cách đường khung thành 6 mét (đo từ mép ngoài của đường khung thành đến mép trước của vạch cấm địa); và (ii) 2 đường 1/4 cung tròn, mỗi cung có bán kính 6 mét (tính từ mép bên trong của cột dọc), nối đường thẳng dài 3 mét và đường cuối sân. Vạch mép phạt trực tiếp (vạch 9 mét) là một đường nét đứt cách vạch cấm địa 3 mét. Chiều dài mỗi đoạn và phần khoảng cách giữa 2 đoạn là 15cm. Vạch ném phạt 7 mét là một đường thẳng dài 1 mét, ngay trước khung thành. Nó song song và cách đường khung thành 7 mét (tính từ mép sau của đường khung thành tới mép trước của vạch 7 mét) Vạch giới hạn thủ môn (vạch 4 mét): là một vạch dài 15cm ngay trước khung thành. Vạch này song song và cách đường khung thành 4 mét (đo từ mép sau của đường khung thành tới mép trước của vạch 4 mét). Đường giữa sân nối 2 điểm giữa của 2 đường biên dọc. Vạch thay người (đoạn nét đứt ở đường biên dọc) cho mỗi đội được kẻ từ đường giữa sân đến điểm cách đường giữa sân 4.5 mét. Tại điểm kết thúc của vạch thay người kẻ một đường song song với đường giữa sân, mở rộng về hai phía trong và ngoài đường biên mỗi bên 15cm.

Luật chơi môn bóng ném

Cầu thủ ném bóng không được cầm bóng quá 3 giây, và cũng không được chạy quá 3 bước khi cầm bóng. Nếu cầu thủ vi phạm các luật trên thì sẽ bị phạt một quả ném bóng trực tiếp cho đội bạn. Cầu thủ được phép chuyền bóng cho đồng đội, dằng bóng để dẫn bóng như trong bóng rổ. Nếu trong một trận đấu, một đội giữ bóng quá lâu mà không chịu ghi bàn (chuyền bóng để câu giờ), trọng tài có quyền Cầu thủ có thể chặn đối phương ném bóng bằng tay hay bằng cả cánh tay, ngăn chăn trực tiếp (ngăn chặn trước mặt) chứ không được chặn từ phía sau lung đối phương, không được lập hàng rào để chặn. Cầu thủ cũng không được cướp bóng khi bóng đang nằm trong tay đối phương, không được nhảy lên người hay đẩy người của đối phương.

Thể lực đặc thù của môn bóng ném là gì

Luật chơi môn bóng ném

Tất cả các lỗi trên nếu vi phạm đều bị phạt một quả ném bóng trực tiếp cho đội bạn. Các đặc biệt nhất của bóng ném khác với những môn thể thao khác là khi một cầu thủ trên sân bị thay ra ngoài thì vẫn có thể quay lại sân thi đấu tiếp và không hạn chế số lượng vào sân của cầu thủ.

Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháo thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê, tác giả lựa chọn được 11 test đánh giá hình thái, thể lực và kỹ thuật của các vận động viên bóng ném nam trẻ lứa tuổi 16 -18 thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện. Từ đây, đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện và sự phát triển của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

Thể lực đặc thù của môn bóng ném là gì
8 trang | Chia sẻ: | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 3
Thể lực đặc thù của môn bóng ném là gì

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng ném nam trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG NÉM NAM TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2010) Nguyễn Hiệp Nguyễn Đắc Thịnh Tóm tắt: Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháo thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê, tác giả lựa chọn được 11 test đánh giá hình thái, thể lực và kỹ thuật của các vận động viên bóng ném nam trẻ lứa tuổi 16- 18 thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện. Từ đây, đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện và sự phát triển của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh. TỪ KHÓA: Bóng ném, bóng ném trẻ, hình thái, thể lực, kỹ thuật chuyên môn. Abstract: Using the method of synthesis and analysis of relevant documents, pedagogic observation, interviewing, pedagogic experimetal methods, and mathematical statistic methods, 11 tests were selected to evaluate the morphology, fitness and techniques of Ho Chi Minh City youth male handball athletes aged 16- 18 after a year training. This is the basis for assessing the effectiveness of training and development for Ho Chi Minh City youth male handball team. KEYWORDS: Handball, youth handball, morphology, fitness, technical axpertise 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng ném như nhiều môn thể thao khác, ngoài đặc điểm hình thái cũng cần một nền tảng chung về thể lực nhưng đặc thù của nó là một môn tập thể có tính đối kháng cao, mang tính biến hóa, đa dạng cao, đòi hỏi mỗi cầu thủ một yêu cầu rất cao về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và những kỹ thuật cơ bản như: bắt bóng, chuyền bóng, ném cầu môn, Dựa vào sự tăng tiến về hình thái, thể lực và kỹ thuật sau quá trình tập luyện ta có thể đánh giá lại việc tuyển chọn ban đầu, tiếp tục sàng lọc vận đông viên để huấn luyện nâng 2 cao. Vì vậy, đánh giá một vận động viên sau quá trình huấn luyện là một công việc thiết yếu. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá sự phát triển hình thái, trình độ thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh”. Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu là sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu: 16 vận động viên nam đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi 16-18. Thời gian nghiên cứu: 2009-2010. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, phương pháp nhân trắc, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu xác định các test đánh giá về hình thái, thể lực, kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh: Sau khi phỏng vấn chúng tôi chọn các test có 75% ý kiến trở lên ở mức sử dụng thường xuyên. Bằng việc kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test, đề tài đã lựa chọn được 11 chỉ số, test đánh giá hình thái, thể lực, kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh. * Hình thái 01. Cân nặng (kg) 02. Chiều cao đứng (cm) 03. Chiều dài sải tay (cm) 04. Rộng gang bàn tay (cm) * Test đánh giá thể lực 01. Bật xa tại chỗ (cm) 02. Bật cao tại chỗ (cm) 03. Bật xa ba bước (cm) 04. Chạy xuất phát cao 30m (giây) 05. Chạy cách quảng 100m (giây) 3 * Test đánh giá kỹ thuật 01. Ném bóng xa – bóng ném (m) 02. Ném chính xác (số quả trúng mục tiêu/10 quả) 3.2. Đánh giá sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện. Sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật được đánh giá thông qua độ chênh lêch tuyệt đối (d) của 2 lần kiểm tra và nhịp độ phát triển (S. Brondy) (bảng1). Bảng 1: Sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng ném nam trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện Test Tham số Lần 𝑿 ±𝝈 V% D ttính P W% H ÌN H T H Á I Cân nặng (kg) 1 66.31 7.94 11.97 1.25 4.24 < 0.01 1.98 2 67.56 7.32 10.84 Chiều cao đứng (cm) 1 173.75 4.40 2.53 0.63 3.50 < 0.01 0.36 2 174.38 4.59 2.63 Dài sải tay (cm) 1 178.25 5.46 3.06 0.44 2.41 < 0.05 0.25 2 178.69 5.41 3.03 Rộng gang bàn tay (cm) 1 23.75 1.08 4.55 0.16 2.56 < 0.05 0.64 2 23.91 1.19 4.96 T H Ể L Ự C Bật xa (cm) 1 242.69 12.09 4.98 4.56 5.74 < 0.01 1.88 2 247.25 11.24 4.55 Bật cao (cm) 1 51.81 4.87 9.41 1.19 3.71 < 0.01 2.34 2 53.00 4.50 8.49 Bật xa 3 bước 1 686.00 28.23 4.12 20.19 10.31 < 0.01 2.89 4 (cm) 2 706.19 31.55 4.47 Chạy 30m (s) 1 4.45 0.12 2.69 -0.03 6.12 < 0.01 0.68 2 4.42 0.11 2.42 Chạy 100m cách quãng (s) 1 22.44 2.25 10.02 -0.2 2.52 < 0.05 0.92 2 22.24 2.22 9.96 K Ỹ T H U Ậ T Ném bóng xa (m) 1 32.88 3.05 9.28 2.25 5.88 < 0.01 6.74 2 35.13 2.70 7.70 Ném chính xác (Số quả trúng/10 quả) 1 6.0 0.77 11.49 0.56 3.15 < 0.05 8.21 2 7.0 0.68 9.38 Qua kết quả thu được ở bảng 1, chúng tôi nhận thấy thành tích của các test đánh giá hình thái, thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng ném nam trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện đều có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất < 0.01 hoặc < 0.05. 3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu: * Về hình thái: ở các test về hình thái gồm chiều cao đứng (cm), chiều dài sải tay (cm), rộng gang bàn tay (cm) cho thấy có sự đồng đều giữa các cá với hệ số biến thiên Cv < 10%. Kết quả qua hai lần kiểm tra, các chỉ số hình thái tăng nhiều ở chỉ số cân nặng (tăng 1.25 kg tương ứng 1.98%), chiều cao tăng 1.03cm tương ứng với 0.36% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0.05. * Đánh giá thể lực: + Về sức mạnh: - Test bật xa tại chõ, bật xa 3 bước và bật cao tại chỗ: Mọi hoạt động trong thi đấu của môn bóng ném từ những động tác đơn giản (di chuyển không bóng, phòng thủ đeo bám đối phương) cho đến những động tác phức tạp khác (nhảy ném, tranh cướp bóng, phòng thủ) đều cần tới sức mạnh của nhóm cơ chân. Trong một tình huống tranh cướp bóng tay đôi, cầu thủ nào có sức mạnh nói chung và sức mạnh tốc độ của nhóm cơ chân nói riêng tốt hơn thường dễ giành phần thắng hơn, ngoài ra cong phải kể đến việc chiếm vị trí trên sân nhanh hơn đối phương, bật cao ném cầu môn,có khả năng duy trì thể lực tốt hơn. Cho nên công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ trong thể thao, phục vụ trước hết cho việc nâng cao thành tích trong môn chuyên sâu, vì vậy trong công tác huấn luyện cũng nên 5 quan tâm đến các bài tập phát triển sức mạnh này để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong bóng ném hiện đại. Đối với vận động viên bóng ném thì sức bền tốc độ chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu được. Sức bền tốc độ tạo nên nhiều tình huống chiến thuật, bứt phá mà đối phương không thể lường trước được. Trong tấn công phòng thủ vì vận động viên nào có tốc độ tốt hơn (nhanh hơn) thì người đó sẽ chiếm được ưu thế nhiều hơn. Khả năng giành chiến thắng của một trận đấu phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. Vì vậy, đối với một vận động viên bóng ném thì vai trò của sức bền tốc độ là rất cần thiết và không thể thiếu được. Ngoài ra sức bền tốc độ có mối quan hệ chặt chẽ với sức bền, sức bền càng tốt thì đảm bảo cho trình độ phát triển sức bền tốc độ càng tốt hơn. Sự phát triển của sức bền tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào quá trình luyện tập lâu dài và thường xuyên - Test chạy 100m cách quãng (giây): chúng tôi nhận thấy thành tích chạy 100m cách quãng của các vận động viên có tăng trưởng sau một năm tập luyện với nhịp tăng trưởng trung bình là W% = 0.92%. Cụ thể, thành tích trung bình ở lần kiểm tra thứ 2 sau một năm tập luyện là 22.24% (s); trong khi đó thành tích trung bình ở lần kiểm tra ban đầu là 22.44(s) với ttính = 2.52 > t05 = 1.746 nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.  Đánh giá về kỹ thuật - Test ném bóng xa (m): Để chiến thắng và ghi được nhiều bàn thằng vào cầu môn đối phương thì kỹ thuật ném bóng rất quan trọng, vừa là chiến thuật vừa là phương pháp tốt nhất thực hiện điều đó. Bên cạnh đó, việc thực hiện ném cầu môn đòi hỏi phải chính xác mà còn thực hiện quả bóng bay với tốc độ cao nhất. Chính vì thế test ném bóng xa dùng đánh giá năng lực và kỹ thuật của vận động viên. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành tích ném bóng xa của các vận động viên nam trẻ đội tuyển bóng ném đội tuyển bóng ném thành phố Hồ Chí Minh có tiến bộ hơn hẳn sau một năm tập luyện. Thành tích trung bình ở lần kiểm tra sau là 35.13 (m) cách biệt lớn hơn so với thành tích trung bình khi kiểm tra ban đầu với 32.88 (m). Với ttính = 5.88 > t05 = 1.746 nen sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê. Test ném chính xác (số quả trúng đích/10 quả): Mục đích cuối cùng trong thể thao là dành chiến thắng nên việc ghi ban vào cầu môn đối phương trong môn bóng ném vô cùng quan trọng. Qua các số liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy thành tích ném cầu môn chính xác của các vận động viên có sự tăng trưởng sau một năm tập luyện với thành tích trung bình sau một năm là 7 quả, tốt hơn giai đoạn đầu tập trung là 6 quả. Bên cạnh đó, nhịp tăng trưởng cũng cho chúng tôi 6 thấy được điều này với W% = 8.21% và ttính = 3.15 > t05 – 1.746 nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, qua một năm luyện tập, các vận động viên bóng ném nam trẻ thành phố Hồ Chí Minh có độ tăng tiến về hình thái, trình độ thể lực và kỹ thuật như sau: + Ném bóng chính xác (số quả trúng mục tiêu/10 quả): 8.21%. + Ném bóng xa (m): 6.74% + Bật xa ba bước (cm): 2.89% 7 + Bật cao tại chỗ (cm): 2.34% + Cân nặng (kg): 1.98% + Bật xa tại chỗ (cm): 1.88%. + Chiều dài sải tay (cm): 0.25% + Chiều cao đứng (cm): 0.36% + Chiều rộng gang bàn tay (cm): 0.64%. + Chạy 30m xuất phát cao (s): 0.68% + Chạy 100m cách quãng (s): 0.92%. Nhìn chung, độ tăng tiến giữa các chỉ số, các test và giữa các vận động viên không đồng đều. 4. KẾT LUẬN - Đề tài đã lựa chọn được 04 chỉ số đánh giá về hình thái, 05 test đánh giá thể lực và 02 test đánh giá kỹ thuật cho nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh. - Sau một năm tập luyện, hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên đội tuyển bóng ném trẻ thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phát triển. Hình thái phát triển trội nhất là cân nặng với nhịp tăng trưởng là 1.98% và kém nhất là chiều dài sải tay với nhịp tăng trưởng là 0.25%; thể lực phát triển trội nhất là test bật xa 3 bước với nhịp tăng trưởng là 2.98% và kém nhất là test chạy 30m với nhịp tăng trưởng là 0.68%; kỹ thuật phát triển nổi trội nhất là test ném bóng chính xác với nhịp tăng trưởng là 8.21% và kém nhất là test ném bóng xa với nhịp tăng trưởng là 6.74%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền, Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TP.HCM, 1991. 2. Dương Nghiệp Chí, Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, 2004. 3. Nguyễn Ngọc Cừ, Kế hoạch tuyển chọn tài năng thể hao, Nxb TDTT, Hà Nội, 1997. 4. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà, Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, 1994. 5. Nguyễn Hùng Quân, Huấn luyện bóng ném, NXB TDTT, Hà Nội, 2000. 6. Nguyễn Toán, Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên, Nxb TDTT, Hà Nội, 1998. 8 7. Nguyễn Đắc Thịnh, “Nghiên cứu dánh giá sự phát triển về hình thái, thể lực , kỹ thuật của nam vận động viên bóng ném trẻ Tp.HCM sau một năm tập luyện”, Luận văn Cao học 2010. 8. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội, 2002.