Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Những bài viết tổng hợp kiến thức hay nhất!

Bản vẽ kỹ thuật là một phương tiện thông tin kỹ thuật dùng để diễn đạt ý tưởng của người thiết kế, mà môn cơ sở của nó làm ôn hình học trong toán học và môn hình hoạ hoạ hình.

Việc ứng dụng của môn học đã được hình thành từ xa xưa, nó được áp dụng không chỉ trong việc xây dựng mà nó còn được áp dụng trong việc chế tạo các thiết bị cơ khí, nó thực sự trở thành một môn học vô cùng quan trọng, nó phát triển cùng với các thời kỳ phát triển của ngành cơ khí trên thế giới  và ngày càng hoàn thiện về tiêu chuẩn cũng như các quy ước của hệ thống của các tổ chức trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng.

Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì vấn  đề áp dụng công nghệ thông tin vào việc số hoá bản vẽ cũng như tự động thiết kế bản vẽ ngày càng có thêm nhiều  tiện ích và phát triển mạnh mẽ. Chắc chắn trong tương lai ngành vẽ kỹ thuật còn phát triển nhanh hơn.

1.1/ Nhiệm vụ tính chất môn học

 Nhiệm vụ của môn học vẽ kỹ thuật là cung cấp cho sinh viên các phương pháp cơ bản trong cách dựng và đọc bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết) một cách cơ bản nhất, đồng thời cung cấp cho người đọc các thông tin cơ bản về các tiêu chuẩn, quy phạm trong trình bày và dựng bản vẽ kỹ thuật…

– Môn vẽ kỹ thuật là một môn cơ sở của chuyên ngành Cơ khí, xây dựng, kiến trúc ..do đó trong quá trình học tập đòi hỏi sinh viên  phải lắm vững các cơ sở lí luận, các lý thuyết cơ bản về phép chiếu, các phương pháp thể hiện vật thể trên bản vẽ,  các tiêu chuẩn và quy phạm  của nhà nước và đặc biệt là cách tư duy trong nghiên cứu và trình bày hình biểu về kết cấu của vật, sao cho đầy đủ thông tin nhất nhưng phải đơn giản nhất.

1.2/ Bản vẽ kỹ thuật và bản chất của nó trong quá trình sản suất

Bản vẽ kỹ thuật là một phương pháp truyền thông tin kỹ thuật nó thể hiện ý đồ của nhà thiết kế, nó là một tài liệu cơ bản nhất  và thể hiện đầy đủ thông tin nhất để chỉ đạo quá trình sản xuất, dựa vào đó người gia công tiến hành sản xuất và chế tạo ra sản phẩm. Nhưng cũng dựa vào đó mà người kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra các thông số cần thiết của sản phẩm vừa chế tạo ra.

Bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn khoa học, chính xác theo những quy tắc thống nhất của Nhà nước và Quốc tế, đồng  thời nó cũng là các cơ sở pháp lý của công trình hay thiết bị được biểu diễn.

2/ Những tiêu chuẩn được quy định về bản vẽ kỹ thuật

2.1/ Tiêu chuẩn về trình bày

Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ, của loại dụng cụ vẽ, phương pháp lựa chọn, sử dụng của dụng cụ và vật liệu vẽ. Lựa chọn, sử dụng được của dụng cụ và vật liệu vẽ.

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ
Các lĩnh vực kỹ thuật dùng bản vẽ kỹ thuật

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Vật liệu – dụng cụ vẽ và các cách sử dụng Giấy: Giấy vẽ dùng để vẽ ( gọi là giấy vẽ). Đó là loại giấy dầy hơi cứng có mặt phải nhẵn, mặt trái ráp. Khi vẽ bằng bút chì hay mực đều dùng mặt phải để vẽ.

Khổ giấy: theo tiêu chuẩn TCVN 7283 : 2003 ( ISO 5457:1999 ) quy

Định khổ giấy của các bản vẽ kỹ thuật bao gồm:

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Bút chì: Bút vẽ dùng để vẽ kỹ thuật là bút chì đen có hai loại:

Bút vẽ: bút mực và bút chì

  • Cứng: Ký hiệu là H
  • Mềm: Ký hiệu là B

Để vẽ nét liền mảnh, nét mảnh dùng bút chì loại cứng: H. Vẽ nét liền đậm, chữ viết thì dùng bút chì mềm.

Ván vẽ: Làm bằng gỗ dán dạng tấm, mica với yêu cầu bềmặt ván vẽ phải nhẵn phẳng không cong vênh. Ván vẽ có thể rời  hoặc đóng liền với bản vẽ. Hơi dốc với người vẽ.

2.2/ Quy định về đường nét

Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình chiếu của vật thể được biểu diễn bằng các dạng đường, nét có độ rộng khác nhau để thể hiện các tính chất của vật thể.

Các đường, nét trên bản vẽ được quy định trong TCVN 0008:1993 tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 128:1982.

Các loại đường nét

  • Các loại đường, nét trong bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng sau:

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Chiều rộng nét vẽ

Theo các tiêu chuẩn thì ta chỉ được phép sử dụng 02 loại nét vẽ trên một bản vẽ, tỷ số chiều rộng của nét đậm và nét mảnh không được vượt quá 2:1

Các chiều rộng của các nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ mà ta chọn theo tiêu chuẩn sau:

  • Dãy bề rộng nét vẽ tiêu chuẩn: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2mm

Chú ý: chiều rộng của nét vẽ cho một đường không thay đổi theo tỷ lệ bản vẽ, hình vẽ..

Quy tắc vẽ đường nét

Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường song song bao gồm cả trường hợp đường gạch mặt cắt, không được nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm nhất. Khoảng cách này không nhỏ hơn 0,7mm

Khi hai hay nhiều nét vẽ khác loại trùng nhau thì cần theo thứ tự ưu tiên sau:

  1. Đường bao thấy, cạnh thấy ( dùng nét liền đậm A)
  2. Đường bao khuất, cạnh khuất ( nét đứt loại E,F)
  3. Mặt phẳng cắt ( nét gạch chấm mảnh có nét đậm hai đầu, loại H )
  4. Đường tâm và trục đối xứng ( nét chấm gạch mảnh, loại G )
  5. Đường trọng tâm ( nét gạch hai chấm mảnh, loại K )
  6. Đường dóng kích thước (nét liền mảnh, loại B)

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

2.3/ Tiêu chuẩn về khổ giấy

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ
Các loại khổ giấy

Theo TCVN 2-74 ( tiêu chuẩn Việt nam số 2-74 ) quy định khổ giấy của các bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật khác quy định cho ngành công nghiệp và xây dựng. Được quy định như sau:

  • Khổ giấy được quy định bằng kích thước của mép ngoài bản vẽ
  • Khổ giấy bao gồm khổ chính và khổ phụ.
  • Khổ chính có kích thước dài x rộng = 1189 x 841 có diện tích bằng 1m2 (khổ A0), còn các khổ phụ được chia ra từ khổ này theo số chẵn lần.  Ví dụ: A0 = 2A1 = 4A2 = 8A3 = 18A4 =..  ta có thể xem hình sau đây.

2.4/ Tiêu chuẩn trình bày khung bản vẽ và khung tên

Mỗi bản vẽ đều phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước được quy định trong tiêu chuẩn TCVN

Khung bản vẽ

Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm ( thông thường lấy bằng 0.5 hoặc là 1 mm ) kẻ cách các mép giấy là 5mm. Khi cần đóng thành tập thì các cạnh giữ nguyên trừ cạnh khung bên trái được kẻ cách mép một đoạn bằng 25mm, như các hình dưới đây

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Khung tên

Khung tên của bản vẽ có thể được đặt theo cạnh dài hoặc ngắn của bản vẽ tuỳ theo cách trình bày như nó phải được đặt ở cạnh dưới và góc bên  phải của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng mỗi bản vẽ phải có khung tên và khung bản vẽ riêng, khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó.

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

Nội dung của khung bản vẽ dùng trong nhà trường được thể hiện ở hình sau: 

Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật lấy ví dụ

  • Ô1: Dùng để ghi đầu đề bài tập hoặc tên gọi chi tiết
  • Ô2: Dùng để ghi tên vật liệu làm chi tiết
  • Ô3: Dùng để ghi tỷ lệ của bản vẽ
  • Ô4: Dùng để ghi kí hiệu  bản vẽ
  • Ô5: Dùng để ghi họ tên người vẽ
  • Ô6: Dùng để ghi ngày tháng năm hoàn thành bản vẽ
  • Ô7: Dùng để ghi họ và tên người kiểm tra
  • Ô8: Dùng để ghi ngày kiểm tra xong
  • Ô9: Dùng để ghi tên trường, khoa ,lớp