Tại sao con người lại sợ bị đánh giá năm 2024

Mình nhận thấy rằng, xu hướng sợ bị người khác đánh giá có thể được coi là tình trạng toàn cầu. Hầu hết con người đều cảm thấy khó chịu mỗi khi bị ai đó buông những phán xét khắc nghiệt hoặc những đánh giá xấu về mình.

Chủ đề khác có thể bạn quan tâm: Chiêm tinh học, Tự nhận thứcThấu hiểu bản thân

Tại sao con người lại sợ bị đánh giá năm 2024

Bị người khác đánh giá không phải chuyện gì to tát

Sự thật, đánh giá và phán xét là một cơ chế tự nhiên của tư duy con người. Mọi người sẽ luôn đánh giá tình huống, con người, sự vật trước khi đưa ra chọn lựa. Họ sẽ phán xét cái này tốt, cái kia xấu, cái này phù hợp, cái kia không phù hợp. Và bạn cũng chỉ là một trong vô vàn những thứ khác họ cần xem xét.

Bạn thử soi lại chính mình mà xem. Chẳng phải bạn và mình cũng luôn có xu hướng tự nhiên phán xét mọi thứ như vậy? Chấp nhận rằng bị người khác đánh giá là chuyện tự nhiên và hiển nhiên. Ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tại sao con người lại sợ bị đánh giá năm 2024

Đằng sau nỗi sợ hãi bị đánh giá là gì?

Để giải quyết và vượt qua một nỗi sợ hãi nào đó, chúng ta cần nhận thức rõ ràng về nó. Căn nguyên của nỗi sợ hãi đó thực sự đến từ đâu? Mình sẽ cùng bạn bóc từng lớp “tại sao” đó. Hãy sẵn sàng để thâm nhập sâu hơn và chuyển hóa nỗi sợ này nhé!

Sợ bị ghét bỏ, bị cô lập

Tại sao chúng ta sợ bị đánh giá tiêu cực. Đặc biệt là khi những đánh giá đó đến từ nhiều người?

Cảm giác bị người khác đánh giá xấu, bị đám đông dèm pha sau lưng không dễ chịu chút nào. Bởi vì, nó khiến chúng ta cảm thấy không an toàn.

Từ xa xưa, loài người là động vật sống bầy đàn. Việc gia nhập cộng đồng khiến con người cảm thấy an toàn hơn. Việc bị cộng đồng đánh giá và phán xét tiêu cực đẩy chúng ta vào một trạng thái lo lắng vô thức. Vì khi đó bạn cảm thấy như an ninh sinh tồn của bạn bị đe dọa.

Tại sao con người lại sợ bị đánh giá năm 2024

Cảm giác về giá trị bản thân thấp

“Mọi nỗi sợ hãi chỉ đang cố hé lộ một điều gì đó sâu thẳm trong nội tâm của ta”

Theo góc nhìn của mình, cảm giác về giá trị bản thân thấp mới thực sự là căn nguyên cốt lõi của nỗi sợ này. Vốn dĩ, không ai sợ bị đánh giá, nếu bên trong họ không có một lời tự phán xét nào.

Thế nên ngay từ đầu bài viết mình mới nói, sợ bị đánh giá thấp là nỗi sợ chung của loài người. Trong vô thức, chúng ta luôn luôn cảm thấy bản thân mình không đủ tốt. Kẻ phán xét chúng ta gắt gao nhất, là chính ta. Kẻ đánh giá thấp và đánh giá xấu về ta nhiều nhất, cũng là chính ta!

Người khác mình có thể bỏ qua, nhưng có phải bạn là người đang quan tâm đến việc “phát triển bản thân”? Bạn hiểu ý mình rồi đúng không =)))

Tiện đây mình cũng chia sẻ thêm về quan điểm của mình trong việc phát triển bản thân. Mình không nghĩ bạn cần phải thay đổi gì cả. Bạn đã có đủ những gì giá trị nhất. Việc chúng ta cần làm là phát huy những giá trị sẵn có đó.

Tại sao con người lại sợ bị đánh giá năm 2024

Cách vượt qua nỗi sợ hãi bị người khác đánh giá

Khi bạn đưa một nỗi sợ ra ánh sáng, nỗi sợ sẽ bắt đầu tan rã. Tuy vậy, có thể bạn sẽ phải đối mặt với nỗi sợ đó một thời gian lâu nữa. Cho đến khi bạn thiết lập hoàn tất một phản ứng mới trước nó.

Nhận thức nó – Chấp thuận nó – Và cho nó đi.

Túm lại, bạn chấp nhận rằng đánh giá và phán xét người khác là cơ chế tư duy tự nhiên của con người. Và bạn hiểu rằng nỗi sợ hãi bị đánh giá xuất phát từ chính bản thân mình. Hơn nữa, nỗi sợ hãi bị người khác đánh giá không hẳn là vô nghĩa. Hay có thể nói ngược lại. Nỗi sợ này có thể là tấm biển chỉ đường, để bạn tiếp tục làm việc với chính mình. Chấp nhận và đối diện với nỗi sợ vô thức đó, bạn sẽ ngày càng bình thản hơn trước mọi đánh giá từ bên ngoài.

Mỗi ngày, bạn đều gặp những vấn đề hết sức bình thường như: viết một bài chia sẻ tâm tư của mình về một bộ phim, đăng một tấm ảnh mình vừa nhuộm màu tóc mới, nhắn tin kể về chuyện lúc sáng mình gặp phải,… nhưng suy nghĩ mãi rồi cũng gác lại bật chế độ “chỉ mình tôi”.

Bạn luôn muốn làm hài lòng người khác, mặc kệ bản thân có thật sự muốn làm điều đó hay không. Quan trọng, người khác khó chịu thì bạn càng khó chịu gấp bội lần.

Đó là NỖI SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC ĐÁNH GIÁ đấy bạn à!

VẬY NGUYÊN NHÂN LÀ TỪ ĐÂU?

Trải qua thời gian dài, tùy vào cách sống của mỗi cá nhân, những chuyện bé cứ lớn dần thêm, rồi thành thói quen. Dưới đây là vài nguyên nhân chính giúp bạn tìm ra được nguồn gốc của vấn đề. Nên nhớ cốt yếu là do suy nghĩ của mình.

1. Chấn thương tâm lí trong quá khứ

Tuổi thơ có thể bạn mắc sai lầm nào đó để lại hậu quả nghiêm trọng nên hiện tại bị mọi người thường xuyên lôi ra kể lể. Thử nghĩ, lúc nào cũng mang suy nghĩ về những lỗi lầm của mình thì làm sao có cuộc sống tốt đẹp được. Bạn nên nhẹ lòng hơn về góc khuất trong quá khứ của mình. Thời gian có giới hạn riêng vì vậy hãy sống tốt cho hiện tại và tương lai. Quá khứ đã qua chúng ta hãy xem như đó là kỉ niệm không vui bạn nhé.

2. Tự ti

Bạn luôn hoài nghi chính mình. Người khác làm tốt bạn liền lập tức nghĩ rằng mình sẽ không thể đạt được thành công như vậy. Tự ti khiến bạn không nổi bật, không thể nắm bắt những cơ hội và không được mọi người tôn trọng. Cứ thế, bạn ngày càng chìm sâu vào, rất khó để dứt ra. Những suy nghĩ tiêu cực này dần dà nuốt chửng “tự tin” của bạn từ khi nào không hay.

3. Sợ bị phản đối

Không thể phủ nhận hoàn cảnh ảnh hưởng rất lớn, bạn biết đó, có nhiều đứa trẻ sống trong một gia đình gia giáo và khuôn khổ. Ba mẹ chúng luôn nhìn thái độ của con mình rồi quyết định đồng ý hay từ chối. Từ đó, chúng luôn răm rắp làm theo, không bao giờ can đảm cãi lời. Theo thói quen này, chúng bị cuốn vào rắc rối lớn hơn là không bao giờ biết nói “không” với người khác. Bị lệ thuộc, đánh mất giá trị chính mình.

ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Nghe tên của vấn đề thì phần nào chúng ta cũng hiểu được sức ảnh hưởng không hề đơn giản. Không chỉ riêng bạn mà ngay cả đối tượng được bạn “quan tâm đặc biệt” cũng sẽ ít nhiều có suy nghĩ không mong muốn.

1. Bị thất vọng, buồn bực

Bạn cố gắng làm hài lòng họ chỉ để tìm kiếm sự yêu mến từ họ đúng không? Nhưng bạn đã lầm rồi. Ngược lại, đôi lúc họ cảm thấy bạn thật giả tạo. Nghiêm trọng hơn, vài người còn cười cợt trên nỗ lực của bạn nếu như họ không đủ tinh tế để nhận ra ý tốt mà bạn mang lại. Về phía bạn, bỏ công sức ra như thế mà chẳng nhận lại sự yêu mến nào chỉ khiến bạn gắt gỏng với những người không liên quan. Vô tình bạn lại chính là người gây tổn thương cho người mình yêu thương đấy.

Chẳng những vậy, thời gian bạn bỏ ra để tận hưởng cuộc sống cũng chẳng thấy đâu. Việc mình còn chưa hoàn thành, lại nhận hết về mình chuyện người ta. Bạn thử hỏi chính mình đáng thương hay đáng giận đây.

2. Bị lợi dụng

Đúng rồi đấy, bạn không nhìn nhầm đâu. Vốn dĩ người ta chẳng để tâm đến bạn. Nhưng, đột nhiên đến dịp nào đó, bạn bỗng được họ kết thân giữa một núi công việc. Được “tặng” thứ mà chẳng ai muốn đụng vào. Tệ hơn là bạn chạy toàn bộ dự án cho họ, phục vụ họ như một cổ máy, họ chỉ việc bấm nút khởi động và chờ mà thôi.

Tôi không đánh đồng tất cả mọi người. Đây chỉ là vài cá nhân “tốt tính” nào đó tôi muốn chia sẻ để bạn hiểu rõ sự việc này. Bạn mới là người “tốt tính” thật sự thì cớ gì lại làm khổ mình vào những chuyện chẳng cần thiết?

3. Người xung quanh bạn thất vọng về bạn

Hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đối mặt với vô số vấn đề cần phải giải quyết. Con người mà, làm gì có ai chưa phạm phải sai lầm. Tuy nhiên, tốt nhất người đó phải biết khắc phục lỗi lầm của mình.

Nhưng sẽ có những người mặc dù không phải lỗi của mình, họ cũng nhận sai. Họ nói xin lỗi với bất kì ai, bất kì vấn đề gì mà chẳng cần xem xét kĩ càng. Không có trách nhiệm với lời nói của mình, rồi chỉ nhận lại thất vọng từ mọi người.

CÁCH GIẢI QUYẾT THÌ SAO?

Mọi thứ đều có cách khắc phục. Chỉ cần bạn toàn tâm toàn ý muốn thoát khỏi nó. Chẳng thứ gì ngăn cản được bạn. Ông trời chẳng phụ lòng bạn. Cuộc sống này là của bạn. Còn sống thế nào cho đáng, bạn toàn quyền quyết định.

1. Yêu bản thân

Đây cũng chính là điều quan trọng nhất nhưng mọi người lại khó có thể thực hiện được. Phải luôn ưu tiên bản thân mình. Bạn đừng hiểu lầm thành ích kỉ. Chúng ta vẫn sẽ giúp đỡ và thương yêu mọi người nhưng luôn nhớ rằng mình là người cần được yêu thương nhất. Thấu hiểu tâm thức sâu bên trong rằng điều bạn mong muốn là gì, dành thời gian nhiều hơn với những người yêu quý bạn, dọn dẹp môi trường sống xung quanh và ngừng cho rằng bạn không đủ tốt. Hiểu mình cũng là một dạng yêu mình đó.

Trên thế giới này, người tài giỏi là vô số, người xuất sắc cũng vô cùng nhiều. Ý tôi muốn nói là gì. Ở đây, bạn là chính bạn, bạn giỏi theo cách của bạn và ưu tú theo cách của bạn. Bạn không hề thất bại, biết nghĩ cho người khác thì chính xác bạn đã là người có nội tâm đẹp đẽ rồi. Tự nhủ “ mình giỏi mà” vào mỗi khi thức giấc. Cuộc đời sẽ phát sự tự tin cho bạn để vượt qua mọi thử thách đấy.

2. Học cách từ chối

Có quá nhiều thứ cần được xử lí, vì vậy hãy chọn lọc những việc bạn có thể giúp được người khác. Đừng ôm lấy hết mọi việc về mình. Dũng cảm nói “không” với người khác nhé. Bạn sẽ nhận ra mình như loại đi được gánh nặng lớn đó. Món quà vô giá cho sự dũng cảm này là bạn sẽ tìm thấy người chấp nhận bạn là chính bạn.

3. Đừng thái quá ánh nhìn của mọi người

Cũng như bạn, họ luôn bận rộn với vấn đề của mình. Chỉ là bạn quá coi trọng họ, nên có cảm giác như lúc nào mình cũng đều bị người khác soi mói. Đó là bạn tự làm khổ mình rồi. Khi bạn dừng cách nhìn của mình, bạn sẽ nhận ra họ không rảnh rỗi để suốt ngày quan tâm người khác đến thế đâu.

4. Không thể tránh khỏi việc bị đánh giá

Trái Đất luôn quay, thời gian luôn chạy. Chính vì vậy, đánh giá luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Dù cho bạn có làm gì đi chăng nữa, họ cũng vẫn đánh giá. Bạn làm tốt họ nói này, bạn làm sai họ nói kia. Chẳng thể nào ngưng được việc họ bàn luận về bạn. Mỗi người chúng ta ai cũng có góc nhìn riêng về thế giới, đồng thời mỗi người ai cũng có những chuẩn mực, thước đo riêng về cách hành xử, kết quả công việc. Đừng cố kiểm soát những lời phán xét từ bên ngoài.

Bạn phải chấp nhận một sự thật rằng: Bạn không thể kiểm soát những gì người khác nghĩ! Cho nên thay vì bận tâm việc người khác phán xét như nào về bạn, hãy cố gắng lý giải những cảm giác của mình, để những người được bạn sẻ chia có thể thấu hiểu và đồng cảm với bạn. Sự đồng cảm sâu sắc chính là khắc tinh của lời phán xét.

Tác Giả: Bùi Quế Như

----

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.