Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới

Có sự khác biệt nào giữa kaizen và đổi mới? Tại sao phải thực hiện 5s-kaizen? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trong lần xuất bản năm 1993 của “The New Shorter Oxford English Dictionary”, từ Kaizen được bổ sung và định nghĩa là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất,… như một triết lý kinh doanh. Ngày nay, Kaizen được nhắc tới như một triết lý kinh doanh, phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của các công ty Nhật Bản. Tuy vậy, những cải tiến trong Kaizen là những cải tiến nhỏ, mang tính chất tăng dần nhưng mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài.

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới
Kaizen là những cải tiến nhỏ, mang tính chất tăng dần

Khái niệm Kaizen lý giải vì sao các công ty Nhật Bản không thể duy trì mãi một trạng thái như cũ trong một thời gian dài. Trong khi đó, cách quản lý của phương Tây lại sùng bái Đổi mới (Innovation): Tạo ra những thay đổi lớn sau những đột phá về công nghệ, những tư tưởng quản lý và kỹ thuật sản xuất mới nhất. Nếu Kaizen là một quá trình liên tục thì Đổi mới thường là hiện tượng tức thời. Thực hiện Kaizen cũng ít tốn kém hơn đổi mới bởi nó nâng cao chất lượng công việc, ghi nhận sự tham gia của của nhà quản lý cũng như mọi nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động. Đây chính là một điểm hấp dẫn vì nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới. Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như 7 công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ Pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra).

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới
Thực hiện tốt 5s tạo điều kiện để thực hiện kaizen về sau

Vậy làm thế nào để phân biệt Kaizen và Đổi mới?

Nội dung Kaizen Đổi mới
Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây ấn tượng Ngắn hạn nhưng gây ấn tượng
Nhịp độ Các bước nhỏ Các bước lớn
Khung thời gian Liên tục và gia tăng Cách quãng
Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi
Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá nhân
Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được lựa chọn
Cách thức tiến hành Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng
Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kỹ thuật
Yêu cầu thực tế Đầu tư chút ít nhưng cần nỗ lực lớn để duy trì Đầu tư lớn nhưng ít nỗ lực để duy trì
Định hướng Con người Công nghệ
Đánh giá Quá trình và nỗ lực Kết quả đối với lợi nhuận

Qua đây ta có thể thấy được, thực chất Kaizen và Đổi mới mang tính chất bổ trợ cho nhau và phát triển dần theo từng giai đoạn. Kaizen là sự cải tiến liên tục tạo ra được văn hóa, ý thức liên tục cải tiến của những người làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp. Kaizen mang ý nghĩa cải tiến nhỏ, cải tiến hàng ngày với mục tiêu làm thế nào để ngày hôm nay tốt hơn hôm qua dù chỉ một ít. Hiệu quả của Kaizen vì thế rất tinh tế, nhỏ bé và không dễ nhận thấy được ngay song về lâu dài Kaizen giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao. Còn đổi mới đòi hỏi những thay đổi toàn diện, thay đổi lớn về công nghệ, sản phẩm hoặc quá trình. Kaizen có thể áp dụng thường xuyên cho Doanh nghiệp và không yêu cầu đầu tư lớn, nhưng đến thời điểm thích hợp Doanh nghiệp cần nghĩ tới vấn đề đổi mới, điều cần sự đầu tư về tài chính và nguồn lực. Thực hiện Kaizen do đó có thể giúp Doanh nghiệp rèn luyện văn hóa sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi và nó sẽ thuận lợi hơn khi Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các đổi mới.

>>>Xem thêm: Tư vấn 5s cho doanh nghiệp

Để tham khảo về chương trình học quý Doanh nghiệp tham khảo thông tin tại:

Tầng 9,Tòa Nhà Thủy Lợi,102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại: (028) 7300 6069/(028) 6269 2333. Fax: (028) 6264 7223.

Email:

Website: www.pms.edu.vn

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới
Doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng có sinh lão bệnh tử giống như con người. Tuổi thọ của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của sản phẩm DN đang phân phối, phụ thuộc vào sự lên xuống của ngành kinh doanh, phụ thuộc vào sự kế thừa của chủ sở hữu công ty. Rất nhiều nguyên nhân chi phối tới tuổi thọ DN. Để chống lại chu kỳ này DN cần có năng lực Quản lý sự thay đổi.

Một DN khi mới thành lập đều có một sản phẩm ban đầu đề kinh doanh. Sản phẩm này có được nhờ vào tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu. Sau một thời gian thì DN thay đổi dần sản phẩm ban đầu đề ngày càng phù hợp hơn với khách hàng. Sự thay đổi này có thể là dần dần từng bước và cũng có thể là thay đổi hoàn toàn.

Ví dụ nếu như chúng ta muốn khởi nghiệp một cửa hàng cafe, khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng. Địa điểm đương nhiên trong trường hợp này phải là gần các văn phòng làm việc, có thể là ở sảnh của một toà nhà văn phòng cho thuê hoặc là một cửa hàng mặt đường. Sau khi thuê được địa điểm cần thiết kế và hoàn thiện nội thất, các đồ uống và giá tương ứng,…Tuy nhiên tất cả những thứ chúng ta xây lên đều đang dựa trên các giả định.

Ngay trong tháng đầu tiên ta sẽ có rất nhiều chỉnh sửa để phù hợp hơn ví dụ như cách thức bố trí bàn ghế, cách định giá bán, cách thức phục vụ, công thức pha chế đồ uống,…Sau đó thì các cải tiến cứ ít dần đi cho tới khi đi vào ổn đỉnh, không còn sự thay đổi nào nữa.

Rồi một ngày ta phát hiện ra doanh số có xu hướng sụt giảm dần theo tháng. Ta tìm hiểu thì ra là có đối thủ cạnh tranh, khách hàng đã thay đổi thói quen mua sắm, số lượng văn phòng chuyển đi ngày càng tăng,….Chúng ta lúc này có thể lại tiếp tục cải tiến cho phù hợp hơn nhưng cũng có thể là thay đổi hẳn cách thức định giá, thay đổi hẳn các món ăn, thậm chí là chuyển sang làm đồ ăn trưa thay vì là bán cafe.

Cải tiến và Đổi mới luôn song hành với doanh nghiệp, chỉ có là mức độ như thế nào mà thôi.

1. Khác nhau giữa cải tiến và đổi mới

Cải tiến và đổi mới đều là thay đổi nhưng nguồn lực thực hiện và cấp độ ảnh hưởng khác nhau. Thông thường một doanh nghiệp có thể theo hướng:

– Cải tiến liên tục

– Đổi mới sau đó một thời gian lại đổi mới

– Đổi mới và Cải tiến xen kẽ nhau

Ta thấy việc cải tiến liên tục cái đèn dầu không thể ra được cái bóng điện. Cái bóng điện có được là do đổi mới. Nhưng đổi mới liên tục cũng sẽ dẫn tới làm cho DN thiếu ổn định. Vì vậy giải pháp phải là sự kết hợp của cả hai

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới

2. Quy trình chung của Cải tiến và đổi mới:

Cải tiến và đổi mới rất khó thực hiện cũng bởi vì nó liên quan tới khả năng quản trị của Doanh nghiệp. Chúng ta sẽ bàn cụ thể tới các rào cản ở các phần sau

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới

3. Ai chịu trách nhiệm

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới
Một cải tiến thường xuất phát từ phía người thực hiện. Người phục vụ phát hiện ra rằng khách hàng luôn uống thừa nguyên nhân có thể là đồ uống không ngon, cốc quá to, chất lượng đồ uống không đồng đều giữa trên và dưới,…Vì một lý do nào đó người phục vụ không phản ánh lại cho vị quản lý, một cải tiến bị bỏ qua.

Một đổi mới lại xuất phát từ phía người quản lý vì chính họ mới có quyền thay cái cũ bằng cái mới. Nhân viên có quyền rất thấp trong việc thay đổi một quy trình làm việc nhất là nó lại có liên quan tới nhiều bộ phận bên trong và ngoài công ty. Vì không có quyền nên họ sẽ rất kém nhạy cảm với các hiện tượng. Nói chung trách nhiệm của nhân viên chủ yếu là giữ vững hiện trạng trong khi trách nhiệm của người quản lý lại hướng tới hiệu quả, mà để hiệu quả thì vừa phải giữ hiện trạng vừa phải thay đổi để tăng hiệu quả.

4. Ý nghĩa

Mục đích của cải tiến và đổi mới đều là làm sao để tăng doanh thu và giảm chi phí.

Sự khác nhau giữa cải tiến và đổi mới

Ngoài ra, đổi mới tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của DN, tạo nên chu kỳ sống mới cho Doanh nghiệp. Đổi mới phá vỡ thế bế tắc trong cải tiến vì cải tiến mãi rồi đến một lúc nào đó cũng không thể cải tiến được nữa.

Comments

comments