So sánh cảm hoài và thuật hoài năm 2024

– Cả hai đoạn thơ đều dựng lên hình ảnh của người trai thời loạn với vẻ đẹp của khát vọng, ý chí và tinh thần cứu nước mang tầm vóc vũ trụ

* Điểm khác nhau:

– Hình ảnh tráng sĩ trong hai câu đầu của bài thơ Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão) là người tráng sĩ trẻ tuổi đang đắc thời, lợi thế còn người tráng sĩ trong hai câu cuối của bài thơ Cảm hoài (Đặng Dung) là một tráng sĩ đầu thì đã bạc mà vận hội đã hết (giải thích hoàn cảnh của thời đại và hoàn cảnh riêng của chủ thể trữ tình trong hai bài thơ).

– Hình ảnh người tráng sĩ trong Thuật hoài mang vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt hào hùng

(thể hiện qua mối quan hệ giữa hình ảnh cầm ngang ngọn giáo của người tráng sĩ với không gian và thời gian mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ, với hình ảnh ba quân khí thế hùng mạnh ngất trời thể hiện qua biện pháp so sánh vật hóa).

Hình ảnh người tráng sĩ – lão tướng trong bài thơ Cảm hoài mang vẻ đẹp bi tráng (thể hiên trong mối quan hệ giữa tâm sự bi phẫn “ Quốc thù chưa trả sao già vội” với hành động bền bỉ “mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy” của người tráng sĩ).

– Giọng điệu trong hai câu đầu của bài thơ Thuật hoài mang âm hưởng hào sảng, giọng điệu trong hai câu cuối bài Cảm hoài mang âm điệu ngậm ngùi, bi phẫn

bài viết này, chúng tôi chọn một số bài thơ, văn chữ Hán trung đại như Nam quốc sơn hà (?); Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải); Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông) in trong Ngữ văn 7, tập 1; Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão); Cảm hoài (Đặng Dung) và Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền sư) in trong Ngữ văn 10, tập 1 (chương trình nâng cao); Bạch Đằng giang phú và Bình Ngô đại cáo in trong Ngữ văn 10, tập 2 (chương trình nâng cao) để đối chiếu với nguồn trích, nguyên tác. Thực hiện thao tác đối chiếu và xem xét chúng từ góc độ văn bản, chúng tôi thiết nghĩ, sẽ phần nào giúp người dạy, người học thẩm định được mức độ chính xác của bản phiên âm, bản dịch so với nguồn trích và nguyên tác của nó. Từ đó, có cơ sở đánh giá chất lượng của sách Ngữ văn các khối 7, 10 hiện hành cũng như nội dung chương trình Ngữ văn. Đồng thời, thực hiện việc đối chiếu trên còn giúp các nhà biên soạn sách bao quát được một cách có hệ thống những sai sót về mặt văn bản của các tác phẩm trong ấn phẩm của mình, để từ đó có kế hoạch chỉnh lý kịp thời.

Thực hiện việc đối chiếu một số tác phẩm thơ văn chữ Hán trung đại được dạy trong trường phổ thông giữa sách giáo khoa, nguồn trích và nguyên tác, chúng tôi có căn cứ để đi đến những nhận xét sau:

  1. Từ góc độ văn bản

1. Về dấu câu

Cùng một tác phẩm nhưng dấu câu xuất hiện trong bản phiên âm và bản dịch được in ở các sách không có sự thống nhất.

Việc phiên âm tác phẩm thơ chữ Hán trung đại không phải chỉ thực hiện đơn thuần thao tác chuyển mã từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ mà còn phải thực hiện thao tác điểm thêm dấu câu. Vì trong các văn bản này, tác giả chỉ điểm mỗi dấu chấm (cú đậu) cuối mỗi câu hoặc cuối văn bản. Chính vì vậy, tùy theo cảm nhận của cá nhân mà người phiên dịch thêm dấu câu cho phù hợp. Việc này quả không đơn giản. Vì có một số dấu câu ngoài chức năng dùng để phân biệt thành phần trong câu, trong đoạn, còn là phương tiện để biểu thị ý nghĩa của câu, nên việc điểm dấu không thích hợp sẽ làm cho nội dung của câu thơ, văn không rõ ràng hoặc làm cho ý nghĩa của câu thay đổi. Những ví dụ sau đây sẽ minh chứng điều đó.

Cuối câu thứ 3 "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm" trong bản phiên âm bài Nam quốc sơn hà, (Ngữ văn 7, tập 1) không có dấu kết thúc câu. Vì vậy, trong trường hợp này nên đặt dấu hỏi giống như trong nguồn trích (Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nxb. KHXH, H. 1977), cuối câu 3 là dấu hỏi (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?). Việc chấm dấu hỏi ở cuối câu này là hợp lý, vì cụm từ "như hà" đứng đầu câu thứ 3 có nghĩa "tại sao, vì sao", và đồng thời đúng như trong nguồn trích.

Cũng trong Ngữ văn 7, tập 1, chỉ có một dấu chấm kết thúc văn bản phiên âm, bản dịch thơ bài Thiên Trường vãn vọng, trong Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), Thơ văn Lý - Trần, tập II, Nxb. KHXH, H. 1989, số lượng dấu câu nhiều hơn.

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Mục đồng địch lý quy ngưu tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền"

Và đối với bản dịch thơ cũng vậy, ở tập Thơ văn Lý - Trần, tập II, nguồn trích của bài này trong chương trình Ngữ văn 7, có hai dấu phẩy cuối câu 1 và 3, hai dấu chấm cuối câu 2 và 4.

Thậm chí, có trường hợp cùng một tác phẩm trong một ấn phẩm, dấu câu có ở bản phiên âm và bản dịch nghĩa lại không trùng với bản dịch thơ. Như ở bài Cảm hoài in trong sách Ngữ văn 10, tập 1 (chương trình nâng cao), cuối câu mở đầu trong bản phiên âm, bản dịch nghĩa đều đặt dấu hỏi "Thế sự du du nại lão hà?" (dịch nghĩa: "Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?"), có nghĩa đây là một câu hỏi. Nhưng trong bản dịch nghĩa, cuối câu này được điểm bằng dấu phẩy. Điểm này cho thấy câu này khi chuyển sang dịch thơ vẫn chưa sát ý so với bản phiên âm và dịch nghĩa.

"Việc thế thôi thôi tuổi tác này,

Mênh mông trời đất hát và say."

Chiếu theo ở bản phiên âm trong nguồn trích của sách giáo khoa, tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 - Văn học thế kỷ X - XVII:

"Thế sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca".

Và trong bản dịch thơ:

"Việc lớn chưa xong tuổi đã già,

Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga!"

Những cứ liệu trên cho thấy, giữa sách giáo khoa và nguồn trích của sách không chỉ có sự không thống nhất về cách điểm dấu câu ở cuối câu đầu trong phần phiên âm, mà nội dung, dấu cuối câu trong hai câu thơ đầu ở bản dịch thơ in ở nguồn trích cũng khác so với ở sách Ngữ văn 10, tập 1 (chương trình nâng cao).

Chúng tôi thử đối chiếu với các ấn phẩm khác, tình hình cũng như vậy. Câu đầu trong Thơ văn Lý - Trần, tập 3 ghi: "Thế sự du du nại lão hà," và trong Việt Nam sử lược, quyển 1 "Thế sự du du nại lão hà!".

2. Các tác phẩm thơ văn chữ Hán trung đại có chung đặc điểm: nhiều dị bản phiên âm, dị bản dịch

Cùng một tác phẩm nhưng có nhiều bản phiên âm khác nhau là do có nhiều dị bản nguyên tác, dẫn đến nhiều dị bản phiên âm. Sở dĩ đa số các tác phẩm văn thơ trung đại đều có chung số phận "tam sao thất bản", bởi vì công tác văn bản học của ta còn hạn chế, trình độ in ấn thời xưa còn thấp, có nhiều khi chép sai, in sai nên việc sưu tầm còn vấp phải chuyện tam sao thất bản. Vì vậy, trường hợp một tác phẩm văn thơ chữ Hán nhưng có nhiều dị bản là thực trạng không thể tránh khỏi. Với thực trạng như vậy, ngoài phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (nếu là tác phẩm thơ), các nhà làm sách nên ghi rõ trích dẫn xuất xứ. Ví dụ: cuối bài Cảm hoài có phần chú thích xuất xứ (trích từ Hoàng Việt thi tuyển; Thuật hoài (trích trong Hoàng Việt thi tuyển)... và phần dị khảo (nếu có), để người nghiên cứu thuận lợi hơn trong việc xác định văn bản (thẩm tra văn bản thuộc mức độ nào, văn bản chính hay văn bản chép truyền, mức độ sai lệch) cũng như đánh giá được mức độ chính xác của bản hiện hành trong ấn phẩm.

Cụ thể, hai câu cuối của bài Tụng giá hoàn kinh sư trong Hoàng Việt thi tuyển, triều Trần, tờ 2b, A.3162/1 có chép:

"太平當致力

萬古舊江山"

(Thái bình đương trí lực

Vạn cổ cựu giang san)

So với các sách in bằng chữ quốc ngữ, câu thứ 3 trong Ngữ văn 7, tập 1 và Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVII) giống nhau, đều in "Thái bình tu trí lực,". Trong khi đó sách Việt Nam sử lược (Nxb. Tân Việt, H. 1951) in "Thái bình nghi nỗ lực". Ở Hoàng Việt thi tuyển, A.3162/1, tờ 2b, viết "太平當致力 - Thái bình đương trí lực". Và câu cuối trong các sách chữ Quốc ngữ dẫn trên đều in "Vạn cổ thử giang san". Riêng trong nguyên tác trích từ Hoàng Việt thi tuyển, tờ 2b, A.3162/1 và phần ghi chú ở Việt Nam sử lược (Nxb. Tân Việt, H. 1951) giống nhau (萬古舊江山 - Vạn cổ cựu giang san).

So sánh như thế, chúng ta mới biết được câu 3 trong bản phiên âm bài Tụng giá hoàn kinh sư in ở Ngữ văn 7, tập 1 và nguồn trích của sách giáo khoa, từ Việt Nam sử lược, Nxb. Tân Việt, H. 1951, có sự khác nhau.

Một tác phẩm thơ chữ Hán có thể có những bản dịch khác nhau, đó là điều tất nhiên. Cùng một tác phẩm nhưng mỗi dịch giả có sự cảm nhận khác nhau, dẫn đến việc giải mã nội dung của tác phẩm không hoàn toàn giống nhau. Tuy vậy, thực tế cho thấy, cùng là sản phẩm của một giả dịch nhưng bản dịch in ở sách này lại có đôi chỗ khác với sách kia.

Hai câu đầu trong bản phiên âm bài Cáo tật thị chúng ở một số sách như Thơ văn Lý - Trần, tập 1; Ngữ văn 10, tập 1 (chương trình nâng cao); Hợp tuyển thơ văn Việt Nam từ thế kỷ X - XVII, và so với văn bản chữ Hán trong Hoàng Việt thi tuyển, tờ 2a, ký hiệu A.3162/1 đều giống nhau:

"春去百花落 (Xuân khứ bách hoa lạc)

春到百花開" (Xuân khứ bách hoa khai)

Nhưng ở bản dịch thơ trong các sách lại khác nhau. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ X - XVII, in "Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa tươi"; Thơ văn Lý - Trần, tập 1, in: "Xuân ruổi, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười" (theo Ngô Tất Tố); Trong Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, cũng chọn bản dịch thơ của Ngô Tất Tố nhưng câu 1 "Xuân đi, trăm hoa rụng," (điểm này có lệch so với trong bản dịch thơ in ở Thơ văn Lý - Trần, tập 1).

Mặc dù cuối câu 2 ở các bản dịch thơ có sự khác nhau, là "cười" hay tươi" nhưng chúng tôi nhận thấy, các từ được chuyển mã đó đều đúng. Vì "khai 開" trong Hán Việt tự điển (Thiều Chửu); Từ điển Hán Việt (Trần Văn Chánh), có nghĩa "nở, nở ra". Đối với bản dịch nghĩa, "khai" có nghĩa là "nở", thì đây là kết quả của sự chuyển mã ngôn ngữ. Còn với các bản dịch thơ, "khai" có nghĩa là "cười" hoặc "tươi", thì đấy là kết quả của sự chuyển mã siêu ngôn ngữ, chuyển mã nghệ thuật. Nếu sự khác nhau trên là do tác phẩm này có nhiều người dịch khác thì không có gì phải phân tâm. Thế nhưng, như tình hình trên, trong các bản dịch in ở các sách đã nêu, đều của cùng một dịch giả (Ngô Tất Tố) nhưng lại có sự "đại đồng tiểu dị". Theo chúng tôi, có hai tình huống xảy ra. Hoặc là do người dịch dịch tác phẩm ấy nhiều lần và cả những bản dịch đều được lưu hành. Hoặc là do các nhà biên soạn sách chỉnh lý theo sự chính kiến của mình hay in sai.

Đối chiếu giữa sách Ngữ văn 10, tập 1 (chương trình nâng cao) với nguồn trích, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - XVII, hai câu đầu trong bản dịch thơ khớp nhau. Nhưng ở câu cuối bài, sách giáo khoa in "Đêm qua sân trước một cành mai", có khác với nguồn cứ liệu được dùng để trích "Đêm qua sân trước nở cành mai". Còn ở bản dịch nghĩa, câu thứ 2 trong Ngữ văn 10, tập 1 "Xuân đến trăm hoa nở." nhưng sách dùng để trích dẫn in "Xuân tới trăm hoa nở".

Bài Cảm hoài, được phân phối trong chương trình Ngữ văn 10, cũng không tránh khỏi thực trạng trên.

Căn cứ kết quả so sánh, có thể nhận thấy bản dịch thơ bài này trong ba cứ liệu chữ Quốc ngữ mà chúng tôi dùng để đối chiếu có tình trạng đại đồng tiểu dị. Có tình trạng đó là do sự thiếu nghiêm túc của các nhà làm sách. Chúng tôi có cơ sở để nhận định như vậy.

Bản dịch thơ in trong Ngữ văn 10 (nâng cao), tập 1

Bản dịch thơ in trong Văn học trung đại Việt Nam, tập 1

Bản dịch thơ in trong Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII

Việc thế lôi thôi tuổi tác này,

Mênh mông trời đất hát và say.

Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,

Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.

Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,

Rửa đòng không thể vén sông mây.

Quốc thù chưa trả già sao vội,

Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.

(Phan Võ dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 - Văn học thế kỉ X - thế kỉ XVII, Sđd)

Việc tính chưa xong tuổi vội già,

Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga.

Gặp thời đồ điếu thành công dễ,

Lỡ bước anh hùng dạ xót xa.

Giúp chúa những mong xoay trục đất,

Rửa binh không lối kéo Ngân Hà.

Bạc đầu thù nước còn chưa trả,

Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.

(Vân Trình dịch)

Việc thế lôi thôi tuổi tác này,

Mênh mông trời đất hát và say.

Gặp thời, đồ điếu thừa nên việc,

Lỡ vận, anh hùng luống nuốt cay.

Giúp chúa những lăm dựng cốt đất,

Rửa đòng không thể kéo sông mây.

Quốc thù chưa trả già sao vội,

Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chày.

(Vân Trình dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, in lần thứ 2, Nxb. Văn học, H. 1976"

Ở các bản dịch thơ in trong Văn học trung đại Việt Nam, tập 1; Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII và Ngữ văn 10 (nâng cao), tập 1, có sự chắp vá, "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia".

Thứ nhất: Trong Văn học trung đại Việt Nam, tập 1 và Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII, hai ấn phẩm này đều in bản dịch thơ của Vân Trình, nghĩa là bản dịch thơ trong hai sách này phải giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, qua đối chiếu, chúng ta dễ dàng thấy được bản dịch thơ in ở hai ấn phẩm này có sự khác biệt rất lớn.

Bản dịch thơ in ở Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, có nội dung tương đối trùng với bản dịch thơ được in ở cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2. Nói như vậy có nghĩa bản dịch thơ của hai sách nói trên cũng không hoàn toàn giống nhau (các trường hợp khác nhau được gạch chân ở câu 1, 3, 6 trong bản dịch thơ có ở Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XVII và Văn học trung đại Việt Nam, tập 1). Để tiện theo dõi, chúng tôi xin trích bản dịch thơ bài Cảm hoài của Đặng Dung in ở Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XVII:

Việc lớn chưa xong tuổi đã già,

Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga!

Gặp thời bần tiện thành công dễ,

Lỡ bước anh hùng dạ xót xa.

Giúp chúa những mong xoay trục đất,

Rửa đòng không lối kéo Ngân hà.

Bạc đầu thù nước còn chưa trả,

Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.

(Vân Trình dịch)

So với bản dịch thơ này thì chúng ta biết được bản dịch in trong Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) không phải của Vân Trình, như phần chú thích (trang 112) đã nêu, mà là của Phan Võ. Vì bản dịch thơ in trong Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) tương đối giống bản dịch thơ của Phan Võ in ở Ngữ văn 10, tập 1. Nói như thế, nghĩa là bản dịch thơ in trong hai sách nói trên cũng không hoàn toàn giống nhau (các trường hợp được in nghiêng ở câu 5, 6, 8 trong bản dịch thơ in ở Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) và sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1). Tìm trong Thơ văn Lý - Trần, tập 3, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định bài dịch thơ trong Văn học Việt Nam (thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) và Ngữ văn 10 (nâng cao), tập 1, chọn in là bản dịch của Phan Võ.

Thứ hai: Như đã nói trên, trong tập Thơ văn Lý - Trần, tập 3, nhà soạn sách chọn in bản dịch thơ Phan Võ và trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - XVII, chọn in bản dịch thơ của Vân Trình. Vậy, ở sách Ngữ văn 10, tập 1, nguồn trích của bản dịch thơ (Phan Võ dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 - Văn học thế kỉ X - thế kỉ XVII, Sđd) là sai do sự bất cẩn của nhà làm sách.

Còn ở bài Bình Ngô đại cáo trong Ngữ văn 10, tập 2 (chương trình nâng cao) cũng có chỗ sai so nguồn trích, dẫn đến việc phản ánh sai sự kiện lịch sử, cụ thể: "Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân". Ở câu này, xét về cấu trúc ngữ nghĩa, hai hành động "thua quân ta" và "xéo lên bỏ chạy" là của cùng một chủ thể, quân Mộc Thạnh. Cũng câu này, trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - XVII "Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.", nghĩa là "quân Mộc Thạnh nghe quân Thăng thua ở Cần Trạm," chứ không phải "quân Mộc Thạnh thua quân ta ở Cần Trạm" như trong sách giáo khoa. Qua việc đối chiếu với văn bản chữ Hán trong Hoàng Việt văn tuyển, A.2683/2, chúng tôi cơ sở để chứng minh rằng câu này, sách giáo khoa in sai. Đối với câu này, ở bản in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - XVII, nguồn trích của sách giáo khoa, thể hiện đúng nội dung như trong nguyên tác "其沐晟眾聞昇軍大敗於芹站, 遂躝藉奔潰而僅得脫身" (Kì Mộc Thạnh chúng văn Thăng quân đại bại ư Cần Trạm, toại lan tịch bôn hội nhi cận đắc thoát thân.)

Nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng "đại đồng tiểu dị" trong cùng một bản dịch hiện hành ở các ấn phẩm khác nhau là do biên soạn hay in ấn nhầm, thì những nhà làm sách phải có trách nhiệm đính chính, chỉnh lý kịp thời. Nhất là đối với sách giáo khoa, giáo trình, công việc "nhặt sạn, dọn vườn" phải thực hiện ngay.

3. Phần chú thích ở sách giáo khoa có khác so với nguồn trích

Các văn bản thơ văn chữ Hán trung đại in trong các ấn phẩm hiện hành, ngoài bản phiên dịch, bản dịch nghĩa, bản dịch thơ (đối với các bài thuộc thể loại thơ) thì không thể thiếu phần chú thích. Bởi lẽ chất liệu để xây dựng tác phẩm văn học thời kỳ này là vốn từ ngữ thời trung đại. Trong đó có nhiều từ đã trở thành từ cổ, chỉ tồn tại trong tác phẩm, cho nên chúng trở nên khó hiểu đối với độc giả ngày nay. Thêm vào đó, tác giả ngày xưa hay đưa vào tác phẩm của mình những điển cố, điển tích. Và do trình độ in ấn ngày xưa còn hạn chế nên có nhiều dị bản. Vì vậy, chú thích có nhiều loại khác nhau như chú thích về điển cố, từ ngữ; chú thích về cách dịch của người đi trước; chú thích về khảo dị... để làm rõ những điều đã nói nhưng chưa đầy đủ trong bản phiên âm hoặc bản dịch, hoặc giúp cho độc giả có cách nhìn toàn diện hơn về tác phẩm.

Nhờ có phần chú thích, người đọc hiểu tường tận hơn nội dung của từ ngữ trong văn bản, cho nên nếu chú thích sai sẽ làm ảnh hưởng đến tính xác thực của nội dung tác phẩm. Ví dụ trong sách Ngữ văn, tập 2 (chương trình nâng cao), có nhiều chỗ chú thích không trùng với nội dung trong nguồn trích.

Câu thứ 15 trong bài Bạch Đằng giang phú, cả sách Ngữ văn 10, tập 2 (chương trình nâng cao) và nguồn trích, từ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ X - XVII, đều in "Xanh xanh đuôi trĩ một màu" (Trám diêu vĩ chi tương mâu). Nhưng phần chú thích từ "đuôi trĩ" (diêu vĩ) trong sách giáo khoa lại khác so với nguồn trích. Ở Ngữ văn 10, tập 2(1) "đuôi trĩ": Theo Bùi Huy Bích, câu này mượn ý trong bài Phú Xích Bích của Tô Thức (Tô Đông Pha) tả cảnh núi sông liền nhau một màu xanh xanh. Còn ở Hợp tuyển thơ văn Việt Nam(2): sách Quảng sự loại giải thích về chữ 鷂 (diêu), có nói là "đuôi nó như bánh lái", lại có dẫn sách Bản chương tập giải nói thêm là đuôi trĩ giống như con chim cắt, nhưng nhỏ hơn và đuôi như bánh lái. Ở đây tác giả dùng để chỉ thuyền bè.

Như vậy, cùng dịch "Xanh xanh đuôi trĩ một màu" nhưng ở (1) và (2) nghĩa biểu trưng của "đuôi vĩ" (dịch từ "diêu vi") khác nhau. Ở sách giáo khoa, "đuôi vĩ" dùng để miêu tả cảnh núi sông, còn ở nguồn trích của sách giáo khoa dùng để chỉ thuyền bè.

Cũng sách này, phần chú thích về cụm từ "thôn ngưu" trong bài Thuật hoài không khớp với nguồn trích. Ở Ngữ văn 10, tập 2, "thôn ngưu" được chú giải: khí thế nuốt trâu. Sách xưa có ghi: "Giống hổ báo, con non tuy nhỏ chưa có vằn mà đã có khí thế nuốt trâu". Về sau "khí thế nuốt trâu" trở thành biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng. Và trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ X - XVII, chọn in bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên (câu thứ hai được dịch: Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu), cũng chua thêm lời chú thích (tr.147): Thôn ngưu: lâu nay nhiều người nhận nghĩa chữ "ngưu" đây là sao Ngưu. Nhưng sách Từ nguyên chú thích hai chữ "thôn ngưu" có dẫn câu trong Thi tử: "Giống hổ báo nhỏ tuy chưa thành vằn, đã có sức nuốt được cả trâu". Thơ Đỗ Phủ có câu: "Tiểu nhi ngũ tuế khí thôn ngưu" (trẻ con mới năm tuổi đã có khí mạnh có thể nuốt trâu). Bởi vậy chữ "thôn ngưu" ở bài này cũng có nghĩa là nuốt trâu (Ba quân mạnh mẽ với khí thế nuốt trôi trâu). Và cũng chú thích thêm "Chúng tôi chú cả hai ý để độc giả tham khảo".

Trong Thơ văn Lý - Trần, tập 2 cũng in "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu". Chọn bản dịch thơ của Trần Trọng Kim (câu thứ hai của bài được dịch: "Ba quân hùng khí át sao Ngưu"), kèm phần chú thích: "Sao Ngưu: sao ngưu đẩu ở phương Bắc. Câu thơ trên đây trước nay có hai cách hiểu. Cách hiểu truyền thống như lời dịch trên, nhưng cũng có một cách hiểu gần đây cho rằng "thôn ngưu" là điển cố rút ra từ một bài thơ của Đỗ Phủ 杜甫, muốn ví ba quân với sức mạnh của loài hổ báo nuốt trôi trâu. Thật ra, mô - típ "khí nuốt sao Ngưu" đã có từ trước Đỗ Phủ rất lâu, chẳng hạn trong bài phú của Hàn Tín 韓信.

Nguyên do xuất phát từ "牛ngưu " nằm cuối câu 2 (三軍貔虎氣吞牛 - Tam quân tì hổ khí thôn ngưu) trong văn bản chữ Hán. Chiếu theo Hán Việt tự điển (Thiều Chửu), "牛 ngưu" có hai nghĩa "con trâu, sao Ngưu"; Từ điển Hán Việt (Trần Văn Chánh), từ này có nghĩa "trâu bò, sao Ngưu" và ở Từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh), "ngưu: con bò (ta nhận lầm chữ 牛 là con trâu), sao Ngưu", nên cụm từ "吞牛 - thôn ngưu" làm cho người tiếp nhận nguyên tác hoặc bản phiên âm đều có thể hiểu là "át sao Ngưu" hoặc "nuốt trâu". Mặc dù chỉ có một cách hiểu đúng với nguyên ý của tác giả (Phạm Ngũ Lão), nhưng trong trường hợp chưa đủ cứ liệu để khẳng định cách hiểu nào đúng thì nên dùng cách chú thích nước đôi như trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ X - XVII và trong Thơ văn Lý - Trần, tập 2. Còn kiểu chú thích đã dẫn như ở sách Ngữ văn 10, tập 2 vừa không đúng với nguồn trích của sách, vừa không khoa học, vì đối với một công trình khoa học, không thể có kiểu chú dẫn "sách xưa có ghi...".

4. Đối với các tác phẩm thơ văn chữ Hán, các nhà biên soạn sách giáo khoa, giáo trình chưa chú trọng đến phần phiên âm.

Phần phiên âm các bài thơ, văn chữ Hán rất hữu dụng đối với những độc giả không có tri thức về chữ Hán. Nhờ có bản phiên âm mà độc giả có thể cảm thụ trực tiếp giá trị xác thực về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của văn bản gốc. Kết hợp với việc tiếp nhận nội dung tác phẩm qua bản dịch, người đọc hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, đồng thời thấy được sự thành công, sáng tạo của người dịch qua từng bản dịch. Đồng thời, hiểu được nghĩa của từ ngữ trong văn bản. Vậy mà những tác phẩm chúng tôi chọn để khảo sát có trong sách Ngữ văn 7, tập 1; Ngữ văn 10, tập 2 (chương trình nâng cao), có 5 tác phẩm thơ Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên Trường vãn vọng, Cáo tật thị chúng, Thuật hoài, Cảm hoài có đầy đủ bản phiên âm, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Riêng bài thơ chữ Hán Côn Sơn ca chỉ có bản dịch thơ, không có bản phiên âm, dịch nghĩa và hai tác phẩm Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo cũng chỉ có bản dịch nghĩa, không có bản phiên âm.

Nhờ có bản phiên âm, khi giảng dạy tác phẩm thơ văn chữ Hán dịch sang Việt trong trường phổ thông, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh giữa bản dịch và bản phiên âm, để người học hiểu đúng nội dung nguyên tác, đồng thời giúp các em tăng thêm vốn từ Hán Việt. Ngoài ra, việc so sánh trên còn giúp người học phát hiện những từ, câu dịch đúng, hay, sát ý và những chỗ dịch chưa sát hoặc thiếu ý.

II. Những nhận xét về các tác phẩm thơ văn chữ Hán trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn từ phía người dạy, người học

Chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện việc điều tra về thực trạng dạy và học các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường của giáo viên và học sinh. Nhưng qua thực tế giảng dạy của tôi và đồng nghiệp, chúng tôi đều nhận thấy các tác phẩm thơ văn trung đại Việt Nam nói riêng và mảng thơ văn chữ Hán nói chung rất khó dạy. Và từ phía người học, nhiều học sinh cho rằng ngán học môn văn, nhất là các tác phẩm chữ Hán.

Thực tế, hiện nay giáo viên dạy môn Ngữ văn trong nhà trường thường có tâm lý ngại dạy thơ văn chữ Hán dịch sang Việt. Thơ văn chữ Hán trung đại được xây dựng từ vốn từ ngữ đương thời với tác giả, cho nên trong văn bản, có nhiều từ, ngữ trở thành cổ, hiện nay không còn dùng hoặc có dùng nhưng ở tần suất sử dụng rất thấp và cả những điển tích, điển cố gây sự khó hiểu đối với người tiếp nhận văn bản. Cũng chính vì từ ngữ trong văn bản chữ Hán đa số khó hiểu nên học sinh học các bản phiên âm thường theo kiểu học vẹt, nghĩa là học thuộc nhưng cũng chỉ lĩnh hội được cái biểu đạt (mặt âm thanh) của từ chứ không thể hiểu được nghĩa của từ, câu trong văn bản. Vả lại, phiên âm chỉ là kết quả của sự chuyển dạng tự từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ, cho nên ngữ pháp trong bản phiên âm cơ bản vẫn là ngữ pháp tiếng Hán. Vì vậy, để hiểu được nội dung tác phẩm qua bản phiên âm, người dạy, kể cả người học không chỉ nắm được nghĩa của từ mà còn phải có kiến thức về ngữ pháp tiếng Hán như trật tự từ tố trong từ ghép, cụm từ (nhất là danh từ và cụm danh từ) và chức năng, ý nghĩa ngữ pháp của các hư từ thông dụng như chi (之), nhi (而), dĩ (以), kỳ (其)... Đối với thể loại thơ, vì phải tuân theo bố cục và niêm luật rất nghiêm ngặt nên từ ngữ trong văn bản hết sức cô đọng, dẫn đến cấu trúc câu thường ở dạng không đầy đủ thành phần nòng cốt. Do đó, hiểu được ý nghĩa của từng câu trong bản phiên âm quả không dễ.

Một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh là nội dung chương trình phân bố không hợp lý, có sự mâu thuẫn giữa quỹ thời gian ấn định trong chương trình và nội dung bài giảng. Nghĩa là thời gian phân bố không đủ để người dạy truyền đạt các đơn vị kiến thức cơ bản có trong bài học, chứ chưa nói đến việc nâng cao hay mở rộng kiến thức. Trong chương trình Ngữ văn 7, bảy bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên Trường vãn vọng, Vọng Lư Sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Nguyên tiêu được phân bổ trong 5 tiết (bình quân mỗi một tác phẩm chỉ dạy trong vòng 32 phút). Bài Cảm hoài (8 câu) có số lượng gấp đôi bài Thuật hoài (4 câu) nhưng mỗi bài dạy trong vòng 1 tiết, tác phẩm Bình Ngô đại cáo (154 câu) có có độ dài gần 20 lần so với bài Cảm hoài nhưng thời lượng giảng dạy được phân bổ chỉ có 2 tiết. Qua đây, chúng tôi nhận thấy sự phân bố thời lượng chương trình cho từng tác phẩm cũng chưa hợp lý, vì chủ yếu căn cứ vào đơn vị bài chứ chưa chú ý đến độ dài của từng tác phẩm để phân bố thời gian giảng dạy cho phù hợp.

Để khắc phục tình trạng trên, theo thiển ý của chúng tôi, đối với những tác phẩm có độ dài tương đối lớn, chúng ta không nhất thiết phải đưa vào chương trình giảng dạy trọn bài, mà nên chọn một đoạn trích trọng tâm, hay nhất về nội dung, nghệ thuật so với các đoạn khác trong bài (theo ý kiến của các nhà chuyên môn) để người học hiểu một cách thấu đáo một phần nội dung cũng như tư tưởng của tác giả thông qua tác phẩm. Cùng với sự phân bố nội dung chương trình hợp lý, thì có lẽ cả người dạy không phải gồng mình để chạy cho kịp tiến độ chương trình và người học cũng không phải tiếp nhận tác phẩm văn học theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".

Kết luận

Những nhận xét về một số tác phẩm văn học trung đại được chọn dạy trong chương trình Ngữ văn 7 và Ngữ văn 10 từ góc độ văn bản như đã nêu trong bài viết này, chưa phải là đầy đủ, chỉ là vài nét phát họa đời sống của các tác phẩm thơ văn chữ Hán trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 và Ngữ văn 10, tập 2 (chương trình nâng cao) hiện hành, và những cảm nhận về chúng từ phía những người lĩnh hội tác phẩm (người dạy, người học) để giúp các nhà biên soạn sách giáo khoa bao quát được một cách có hệ thống thực trạng bản phiên âm, bản dịch của tác phẩm chữ Hán trong ấn phẩm của mình, như vậy phần nào góp vào công tác chỉnh lí văn bản và điều chỉnh nội dung chương trình cho hợp lý trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi hy vọng như thế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh: Từ điển Hán Việt, Nxb. KHXH, H. 2001.

2. Bùi Huy Bích: Hoàng Việt thi tuyển, ký hiệu A.3162/1.

3. Bùi Huy Bích: Hoàng Việt văn tuyển, ký hiệu A.2683/1.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ngữ văn 7, tập 1, Nxb. Giáo dục, 2008.

5. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ngữ văn 10 (nâng cao), tập 1, Nxb. Giáo dục, 2008.

7. Trần Văn Chánh: Từ điển Hán Việt, Nxb. Trẻ, 2005.

8. Thiều Chửu: Hán Việt tự điển, Nxb.Tp. HCM, 1997.

9. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, quyển 1, Nxb. Tân Việt, 1958.

10. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, quyển 1, Trung tâm học liệu xuất bản, 1971.

11. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương: Văn học Việt Nam (thế kỉ X - thế kỉ XVIII), Nxb. Giáo dục, 2008.

12. Đinh Gia Khánh (chủ biên): Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XVII, tập 2, Nxb. Văn học, H. 1976.

13. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang: Văn học trung đại Việt Nam, tập 1 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), Nxb. ĐHSP, 2007.

14. UBKHXH và NV - Viện Văn học: Thơ văn Lý - Trần, tập 1, UBKHXH và NV - Viện Văn học, Nxb. KHXH, H. 1977.

15. UBKHXH và NV - Viện Văn học: Thơ văn Lý - Trần, tập 2, Nxb. KHXH, H. 1989.

16. UBKHXH và NV - Viện Văn học: Thơ văn Lý - Trần, tập 3, UBKHXH và NV - Viện Văn học, Nxb. KHXH, H. 1978.

17. Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Dịch từ Hán sang Việt, một khoa học - một nghệ thuật, Nxb. KHXH, H. 1982./.