Séc gạch chéo là gì

Sự phát triển của công nghệ hiện đại đã khiến cho các hình thức thanh toán không cần dùng tiền mặt dần được thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống. Trong đó, Séc là một trong những phương thức thanh toán được các ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng nhiều trong các giao dịch quốc tế. 

Nội dung bài viết

Séc là gì?

Séc gạch chéo là gì

Séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện được người chủ tài khoản phát hành dưới dạng chứng từ

Séc có tên tiếng Anh là Cheque, đây là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện được người chủ tài khoản phát hành dưới dạng chứng từ. Thông qua tờ Séc, chủ tài khoản sẽ yêu cầu bên ngân hàng trích một khoản tiền nhất định cho người có tên trong tờ Séc, trả theo lệnh người đó hoặc trả cho người đang cầm tờ Séc.

Thông thường, một tờ Séc muốn có hiệu lực sẽ phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như sau: 

  • Tiêu đề của tờ Séc
  • Địa điểm phát hành Séc
  • Ngày, tháng, năm phát hành cụ thể của tờ Séc.
  • Tên và người thụ hưởng cụ thể trên tấm Séc.
  • Số tiền Séc sẽ bao gồm cả phần số và phần chữ được thống nhất với nhau.
  • Tên người phát hành Séc. 
  • Tên, địa chỉ, chữ ký đầy đủ của người phát hành Séc.
  • Tên ngân hàng đại diện đứng ra thanh toán Séc.

Đặc điểm cơ bản của séc (Cheque)

Séc gạch chéo là gì

Séc có thời hạn trong 30 ngày, trong trường hợp bất khả kháng nó có thể kéo dài thời hạn đến 6 tháng

Là một phương thức thanh toán phổ biến của các doanh nghiệp trong các giao dịch thương mại, về cơ bản Séc sẽ có một số đặc điểm như sau.

  • Séc có tính chất thời hạn: Với một tấm Séc sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định. Hiệu lực thời gian này sẽ phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia.
  • Có thể chuyển nhượng: Người được thụ hưởng tờ Séc được phép chuyển nhượng cho nhiều người với điều kiện tờ Séc này vẫn đang có hiệu lực thông qua thủ tục ký hậu.
  • Bên thanh toán là ngân hàng sẽ phải chấp nhận mệnh lệnh vô điều kiện khi nhận tờ Séc có nội dung đầy đủ tính chất pháp lý. Trừ những trường hợp tài khoản người ký Séc không có tiền.
  • Nội dung Séc phải có đầy đủ thông tin bao gồm địa điểm, ngày thành lập, địa chỉ người ký Séc, số tài khoản trả, đơn vị thanh toán, người thụ hưởng và chữ ký của người đứng ra phát hành Séc.
  • Tờ séc bao gồm mặt trước là thông tin bắt buộc bao gồm các điều khoản được đề cập ở trên và mặt sau là thông tin chuyển nhượng Séc.
  • Séc sẽ được in theo tập, để giúp người ký phát lưu lại thông tin quan trọng của các giao dịch tờ  Séc đã được tách ra và giao lại cho người thụ hưởng.
  • Thông thường ngân hàng, đơn vị thanh toán in theo mẫu có sẵn, vì thế người phát hành chỉ cần điền thông tin đầy đủ khi muốn phát hành Séc.
  • Người được thụ hưởng Séc có thể sử dụng hay chuyển nhượng Séc cho người khác theo đúng ý muốn của mình.

Các loại séc sử dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế

Séc gạch chéo là gì

Phân loại séc sử dụng trong giao dịch quốc tế

Tùy theo cách sử dụng khác nhau mà các loại Séc sẽ được phân loại thành 3 nhóm đó là: Theo cách xác định đối tượng thụ hưởng, dựa vào yêu cầu đảm bảo an toàn của séc và tùy theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng. Cụ thể:

Theo cách xác định người thụ hưởng

  • Séc lệnh: Là hình thức ký Séc để trả tiền cho cá nhân thực thể hoặc chuyển nhượng cho một bên nhất định.
  • Séc vô danh: Là hình thức trả tiền cho chính người đang nắm giữ tờ Séc.
  • Séc đích danh: Là hình thức trả tiền cho một người có thông tin cụ thể, tên người được thụ hưởng sẽ được ghi rõ ràng trên tấm Séc này.

Dựa vào các yêu cầu để đảm bảo tính an toàn trong séc

  • Séc trơn: Hình thức này ngân hàng sẽ trả tiền mặt trực tiếp cho người thụ hưởng, đồng thời trên mặt sau tờ Séc sẽ không chứa bất cứ thông tin nào.
  • Séc gạch chéo: Người thụ hưởng Séc chỉ được trả tiền khi mặt sau của Séc có ghi đầy đủ thông tin tài khoản ngân hàng và chi nhánh ngân hàng được thụ hưởng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: Chỉ có thể nộp tiền vào ngân hàng hay chi nhánh được ghi cụ thể trên tờ Séc.

Tùy theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng

  • Séc ngân hàng: Do ngân hàng phát hành, về phía người thụ hưởng khi  có séc này sẽ được đảm bảo thanh toán, trừ khi Séc này đã bị gian lận. Bên cạnh đó, nó sẽ được thanh toán như tiền mặt và có thể thanh toán được ngay.
  • Séc bảo chi: Là loại séc mà được ngân hàng của người phát hành bảo đảm tài khoản của bạn có đủ để chi trả các khoản thanh toán.

Cách thanh toán bằng Séc (Cheque)

Trước hết, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Đồng thời, người nhập khẩu hàng hóa sẽ phát hành séc và giao cho nhà xuất khẩu (Người bán hàng).

Khi giao dịch thành công, Nhà xuất khẩu sẽ mang séc đến ngân hàng để lĩnh tiền.

Về phía ngân hàng sau khi bên nhà xuất khẩu đã nhận tiền, bên ngân hàng sẽ làm việc với nhà nhập khẩu (người phát hành séc) để ghi nợ người mua 

Người chủ tài khoản là người mua hàng (nhà nhập khẩu), người cung ứng, người nợ tiền phát hành séc. Để chi trả cho tiền hàng, người chủ tài khoản sẽ ra lệnh cho ngân hàng trích một khoản tiền trong tài khoản và phát hành Séc để trả nợ.

Bên thanh toán là ngân hàng sẽ có trách nhiệm trả tiền theo lệnh trên tấm Séc mà chủ tài khoản yêu cầu.

Người thụ hưởng sẽ là người bán hàng (Nhà xuất khẩu) sẽ được nhận đúng số tiền có trên  tấm séc theo thỏa thuận ban đầu với bên mua hàng (Nhà nhập khẩu).

Ngoài ra, trong quá trình thanh toán giao dịch bằng Séc sẽ có một số quy định mà các bên cần nắm vững đó là:

Thời hạn xuất trình séc chỉ trong 30 ngày kể từ khi phát hành, trừ những trường hợp bất khả kháng thì séc sẽ có thời hạn lên đến 6 tháng.

Trong một số trường hợp phát sinh, tài khoản của người phát hành séc không có đủ tiền thanh toán, thì sẽ giải quyết theo yêu cầu của người được thụ hưởng. Cụ thể: 

  • Trường hợp 1: Người thụ hưởng yêu cầu thanh toán trước một phần, ngân hàng sẽ thực hiện theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi người phát hành ký hiện có. Phần còn lại sẽ xác lập giấy từ chối thanh toán.
  • Trường hợp 2: Người thụ hưởng sẽ chờ người ký phát có đủ tiền trong tài khoản thì mới thực hiện thanh toán.

Lưu ý: Tờ séc có hiệu lực sẽ phải ghi rõ ràng, không sửa, không tẩy xóa. Số tiền được ghi bằng số và chữ khớp nhau, nếu không chỉ được phát hành số tiền nhỏ hơn. Khi ghi séc phải khi bút mực, bút bi thường, không ghi mực đỏ hay bút bi. Về chữ  ký cũng phải đúng với chữ ký mẫu và được ký bằng tay.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm séc và các loại séc sử dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế. Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi Thông Tiến Logistics để cập nhật thêm các thông tin về thuế và thủ tục hải quan mới nhất.