Quản lý thị trường kiểm tra shop quần áo

(Baonghean.vn) - Kinh doanh hơn 1.000 bộ sản phẩm quần áo các loại không rõ nguồn gốc, một chủ shop thời trang tại huyện Nam Đàn bị cơ quan chức năng xử phạt 8,5 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Ngày 24/12, Cục Quản lý thị trường Nghệ An cho biết, Đội QLTT số 10 vừa phát hiện và thu giữ hơn 1.000 bộ sản phẩm quần áo các loại không rõ nguồn gốc.

Cụ thể, Đội QLTT số 10 đã kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo do ông V.V.Th làm chủ có địa chỉ tại xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng đang bày bán 650 bộ quần áo người lớn, 550 bộ quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ, có giá trị khoảng 24,5 triệu đồng. 

Quản lý thị trường kiểm tra shop quần áo
Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hàng hóa vi phạm

Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở không xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa nêu trên. 

Đội QLTT số 10 đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính 8,5 triệu đồng, đồng thời tịch thu, toàn bộ số hàng vi phạm.

Khu vực đình chợ Nghèn (Can Lộc) những ngày gần đây “yên tĩnh” đến lạ. Nguyên nhân là do những người kinh doanh đóng ki-ốt để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường.

Như thường lệ, các ki-ốt buôn bán những mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng, giày dép… đều mở cửa từ sáng sớm, nhưng khi thấy xe của cơ quan quản lý thị trường thì gọi nhau đóng quầy để tránh bị kiểm tra giấy tờ. Khi cơ quan chức năng đến làm việc thì tất cả các chủ quầy đều tập trung tại khu vực BQL chợ để “đấu tranh”.

Quản lý thị trường kiểm tra shop quần áo
Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra các ki-ốt bán quần áo tại chợ Nghèn (Can Lộc).

Theo ông Trần Hữu Hạnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh: Trong quá trình kiểm tra, hầu hết các chủ kinh doanh đều không xuất trình được hóa đơn đỏ, cơ quan quản lý thị trường phải xử phạt theo quy định của pháp luật. Hiện tại, những mặt hàng không nhãn mác, không hóa đơn sẽ bị tịch thu và xử lý hành chính trực tiếp; hàng nhập khẩu của nước ngoài chưa có hóa đơn chứng từ sẽ bị tạm giữ, sau 72h, nếu chủ kinh doanh không xuất trình đủ hóa đơn thì sẽ bị tịch thu và xử phạt hành chính; các mặt hàng trong nước thì tạm thời vẫn được buôn bán nhưng phải khắc phục dần.

Tuy nhiên, theo các chủ kinh doanh tại khu vực chợ Nghèn, do những mặt hàng trong nước giá thành quá cao; hàng nhập lậu của Trung Quốc có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền người dân nên bán chạy hơn. Cũng chính vì là hàng nhập lậu nên các công ty bán sỉ không có hóa đơn cấp cho các chủ kinh doanh lẻ. Chị Hương – chủ kinh doanh quần áo tại đây cho biết: Hàng hóa tại đây hầu hết được nhập từ chợ Vinh (Nghệ An). Mặc dù đã chấp nhận lấy hàng với giá cao hơn bình thường để có hóa đơn nhưng các công ty bán sỉ vẫn không đáp ứng được.

Những mặt hàng được nhập lậu từ nước ngoài không có hóa đơn chứng từ sẽ không phải đóng thuế và các cơ quan chức năng cũng chưa vào cuộc quyết liệt nên đây là một trong những lý do để các chủ kinh doanh lơ là công việc viết hóa đơn.

Ông Ngô Đức Kiệm – Phó BQL chợ Nghèn cho biết: Khi biết Chi cục Quản lý thị trường về làm việc thì hầu hết chủ kinh doanh trong khu vực đình chợ Nghèn rất dao động vì không có hóa đơn đỏ. Từ chiều 5/5, hầu hết các ki-ốt đều đóng cửa “đình công” vì sợ cơ quan chức năng đến kiểm tra và xử phạt.

Để tiến tới một thị trường hàng hóa lành mạnh thì việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng là vô cùng cần thiết. Bởi vậy, các chủ kinh doanh cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ.

Thu Hoài

Thu Hoài

Timing: 0.1537 seconds Memory: 11.270 MB DB Queries: 37

Rất nhiều người bạn mình kinh doanh online làm năm bữa nửa tháng ở 1 địa điểm thấy bị kiểm tra thì cố gắng hẹn ngày khác rồi biến mất luôn, chuyển địa điểm mới hoặc nhẹ nhàng hơn là khóc than rồi cố gắng đưa phong bì, những cả 2 trường hợp đều lo lắng không biết bao giờ các anh quay lại. Nếu thấy bóng hình mình trong đó thì cố gắng đọc hết bài viết này sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ phần nào trong việc ổn định kinh doanh bền vững lâu dài

Việc đầu tiên bạn phải chuẩn bị tờ ĐKKD /Hộ KD Cá Thể để đủ điều kiện đầu tiên khi bạn có hoạt động thương mại mua bán

Không có cái này thì gần như không có gì bàn cãi lỗi 100% kể cả hàng hóa bạn có chuẩn thế nào

+Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành nghề, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ( Đăng kí tại địa điểm nào bán hàng tại đấy , chứ ko phải bạn có đăng kí điểm A nhưng nhà bạn ở B bán thêm hàng cũng bị phạt nhé )

Phương án xử lý: Làm nhiều hạng mục thì lập công ty làm giám đốc /CEO cho Haoai làm việc với đối tác dễ dàng hơn, còn không quá nhiều cần đến pháp lý thì có thể làm hộ kinh doanh cá thể sau này làm thuế cho đơn giản. Chi phí chắc 2-3 triệu đủ bộ thôi

Cái này chắc anh chị em là thấy vướng nhất, thường mọi người hay nói cả nước buôn hàng TQ thì làm gì có giấy tờ. Nhưng thực sự thì không phải vậy. Có 3 nguồn chính để có được sản phẩm đem bán

+ Hàng hóa Tự sản xuất : quần áo tự may , đồ handmade : Thì phải cung cấp hóa đơn đầu vào nguyên vật liệu , đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, đăng kí lưu hành sản phẩm ( nếu có)

+Hàng hóa Tự nhập khẩu: tờ khai thông quan, khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố).

+Hàng hóa nhập từ đơn vị khác: Cần hóa đơn đầu vào bên đơn vị khác xuất cho mình ( chấp nhận hóa đơn điện tử (có thể show ra luôn cho cán bộ kiểm tra) Mọi người thường hay nói toàn hàng TQ nhập tiểu ngạch cả thì lấy đâu ra hóa đơn? Thực sự thì nguồn hàng đầy đủ hóa đơn để bán hàng online trên facebook/ sàn TMĐT bây giờ không có thiếu ví dụ như hàng Lock and lock

+ Hàng của em mua thẳng trực tiếp từ TQ qua 1688 rồi nhập biên dịch vụ 20K/kg thì sao anh?

Thì chịu thôi lỗi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng. Và tịch thu 100% Hàng Hóa vi phạm

Giá trị hàng càng nhiều phạt càng nặng

Phương án xử lý : Bắt buộc phải chuẩn bị hóa đơn đầu vào cho số lượng hàng hóa trong kho/ cửa hàng. -> Search google

Bài viết liên quan
  • 4 thủ thuật tâm lý kinh điển trong đặt giá sản phẩm 1901 Lượt xem
  • 7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiện đại 2627 Lượt xem
  • Tất tần tật các lưu ý, chia sẻ kinh nghiệm mở shop kinh doanh, cửa hàng bán lẻ 3648 Lượt xem
  • 100 quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh, làm giàu và cuộc sống 266 Lượt xem
  • 5 từ khóa cần ghi nhớ khi kinh doanh trên sàn TMDT 1700 Lượt xem
  • Facebook hạn chế bài đăng bán hàng trên news feed 1585 Lượt xem
  • 3 đặc điểm chính của người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 1217 Lượt xem
  • Những vấn đề cần lo khi mở quán cafe 2871 Lượt xem
  • Bí kíp bán hàng shopee bằng tool tự động 2019 – 2020 1538 Lượt xem