Phân tích nội dung 6 cặp phạm trù của pbcdv liên hệ thực tiễn xã hội hiện này

  • LỜI MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
    • 1.1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
      • 1.1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 1.1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng:
    • 1.2. Phép biện chứng duy vật (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 1.2.1. Khái niệm phép biện chứng duy vật
      • 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
  • 2/ NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÉP DUY VẬT BIÊN CHỨNG (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
    • 2.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
      • 2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 2.1.2. Nguyên lý về sự phát triển (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
    • 2.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
      • 2.2.1. Quy luật lượng – chất: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 2.2.2. Quy luật mâu thuẫn: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 2.2.3. Quy luật phủ định của phủ định
    • 2.3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 2.3.1 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
      • 2.3.2 Nguyên nhân và kết quả:
      • 2.3.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 2.3.4 Nội dung và hình thức:
      • 2.3.5 Bản chất và hiện tượng: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
      • 2.3.6 Khả năng và hiện thực:
  • Chương 2: VẬN DỤNG THỰC TIỄN (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)
    • 1/ Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Viễn thông Đồng Nai
    • 2/ Ngành nghề kinh doanh – Sản phẩm, dịch vụ a) Ngành nghề kinh doanh:
  • Chương 3 : KẾT LUẬN

Chia sẻ đề tài Tiểu luận Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý tại Viễn thông Đồng Nai, đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Dịch vụ viết luận văn cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên đang làm tiểu luận triết học, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Dịch vụ viết luận văn nhé.

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Dịch vụ viết luận văn để được hỗ trợ làm bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại đây nhé.

===> Viết Thuê Tiểu Luận Môn GIÁ RẺ

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế xã hội của thế giới hiện đại ngày nay, công tác quản trị trên hầu hết các lĩnh vực không thể không vận dụng các nguyên tắc, phương pháp quản lý khoa học, mà còn đòi hỏi cần phải có phương pháp tư duy đúng đắn để lựa chọn mô hình, thể chế phù hợp với quy mô tính chất của chủ thể hoạt động để đưa đến thành công.

Quản lý doanh nghiệp là một quá trình hoạt động, liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với mối quan hệ chủ quan và khách quan. Do đó việc nghiên cứu và vận dụng của tư duy khoa học và phù hợp với nghệ thuật quản trị sẽ mang lại giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Theo V.I Lenin nhận định, Phép biện chứng duy vật của Mac-Angghen là học thuyết về phát triển dưới hình thức đấy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, về tính tương đối của tri thức con người. Đó là linh hồn của sống của chủ nghĩa Mác. Vì vậy việc vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa M ac -Lenin vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Việc vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn để chỉ đạo sản xuất, điều hành doanh nghiệp…thể hiện rất nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học triết học, khoa học quản lý kinh tế, quản lý con người, văn hoá, đạo đức…tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó mỗi khía cạnh là một chuyên đề khoa học khá lý thú. Trong phạm vi đề tài, nhóm 3 xin được phép phân tích “vai trò và ý nghĩa của phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp Viễn Thông Đồng Nai” để chứng minh cho nhận định trên.

  1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin; là “khoa học về mối liên hệ p hổ biến” và cũng là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. “Theo quan niệm của Mác, cũng như của Hêghen thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức h ay nhận thức luận”.

1.1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

1.1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.

Theo Ph.Ănghen: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên …”.

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế  hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến.

1.1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng:

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ b ản: phép biện chứng chất p hác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) của Âm dương gia. Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng b iện chứng là triết học của đạo phật, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên”… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát. Ph.Ăngghen viết viết:

“Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng… Cái thế giới quan ban đầu, n gây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Tuy nhiên, những tư tưởng biện chứng đó về căn bản vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phác. Ph.Ăngghen nhận xét: “trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng y êu… Chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, p hân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy . Mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp”. Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.

Từ nữa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi sâu vào phân tích, nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của thế giới tự nhiên, dẫn tới sự ra đời của phương pháp siêu hình. Đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình trở thành phương pháp thống trị trong tu duy triết học và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi khoa học tự nhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tượng riêng biệt sang nghiên cứu qu á trình thống nhất của các đối tượng đó trong mối liên hệ, thì phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp mà phải chuyển sang một hình thức tư duy mới cao hơn là tư duy biện chứng.

Hà Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở Hêghen. Theo Ph.Ăngghen: “hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức, từ Cantơ đến Hêghen”. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính chất duy tâm trong triết học Hêghen biểu hiện ở chổ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Theo Hêghen, “ý niệm tuyệt đối” là điểm đầu khởi điểm của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. “…tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm”. Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hêghen, đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có lôgích chặt chẽ của ý thức, tinh thần. V.I.Lênin cho rằng: “Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của nh ững hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm”. Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh tư tưởng của C.M ác: “tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”.

Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học Hêghen là hạn chế cần phải v ượt qua. C.Mác và Ph. Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó đế sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức. Ph.Ăngghen tự nhân xét: “Có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử”.

1.2. Phép biện chứng duy vật (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

1.2.1. Khái niệm phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy ”.

Các nhà kinh điển của chủ n ghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.M ác đã kế thừa từ triết học của Hêghen, V.I.Lênin đã khẳng định : “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết xề sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này không phản ánh vật chất luôn luôn p hát triển không ngừng”,v.v..

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa họ c. Với đặc trưng n ày, phép biện chứng duy vật không chỉ có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Heeghen (là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy tâm), mà còn có sự khác biệt về trình độ p hát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại (là p hép biện chứng về căn bản được xây dựng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật nhưng sau đó là chủ nghĩa duy vật còn ở trình độ trực quan, ngây thơ và chất phác).

Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và p hương pháp luận (biện chứng duy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật của chư nghĩa Mác – Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở kh ái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật p hổ biến của các quá trình vận độn g, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử – cụ thể, phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động, phát triển,… Với tu cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu kho a học.

Tóm lại, những điều trình bày ở trên, có thể thấy rằng trước Mác đã tồn tại hai hình thức của phép biện chứng: phép biện chứng ngây thơ, thự phát của triết học cổ đại và phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức. Phép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập ra trên cơ sở tiếp thu và chỉnh lý một cách duy vật đối với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Trong triết học Mác, phép biện chứng thực sự trở thành khoa học nghiên cứu các quy luật của thế giới khách quan và của hoạt động chủ quan.

2/ NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÉP DUY VẬT BIÊN CHỨNG (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Sự phong phú và đa dạng của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật . Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Nó được xem là linh hồn sống của chủ nghĩa Mac.

2.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát mối quan hệ, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng.

Các mối quan hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, không nên tuyệt đối hóa mối liên hệ nào và cũng không nên tách rời mối quan hệ này với mội quan hệ khác bởi trên thực tế, các mội quan hệ còn phải được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng.

Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến khái quát bức tranh toàn cảnh về thế giới trong những mối quan h ệ chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng của nó.

Từ nguyên lý về mối quan hệ phổ biến con người rút ra những quan điểm nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và ho ạt động thực tiễn.

2.1.2. Nguyên lý về sự phát triển (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cáo từ đơn giản đền phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình này vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật hiện tượng cũ mất đi, sự vật hiện tượng mới về chất ra đời. Sự phát triển không theo đường thẳng mà theo dạng “xoắn ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, p hức tạp, có thể có những bước thụt lùi trong sự phát triển.

Phát triển có tính khách quan, phổ biến đa dạng. Từ nguyên tắc này con người rút ra được những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

2.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Bên cạnh các cặp phạm trù, phép biện chứng duy vật còn bao hàm ba quy luật phổ biến về sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy . Đó là quy luật chuyển hóa những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định.

2.2.1. Quy luật lượng – chất: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản, phổ biến của Phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra hình thức và cách thức của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy .

a) Khái niệm chất và lượng

Chất là một phạm trù của triết học, dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.

Lượng là một phạm trù triết học, dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về phương diện, số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu … của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật hiện tượng. Hai phương diện đó tồn tại một cách khách quan, tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có nghĩa tương đối, có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.

b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn của sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất được gọi là độ. Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.

Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất:

Sự vận động, biến đổi của sự vật hiện tượng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, lượng biến đổi trong phạm vi “ độ” chưa làm chất thay đổi nhưng khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy .

Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng:

Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới lượng mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, p hát triển của sự vật. Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác độn g trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên t ục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy .

2.2.2. Quy luật mâu thuẫn: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật, quy luật này vạch ra nguồn gốc, độn g lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.

a) Khái niệm mâu thuẫn

Quan điểm siêu hình coi mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Ngược lại, phép biện chứng duy vật quan niệm mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

b) Quá trình vận động của mâu thuẫn

Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Xét về phương

diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự thống nhất của nó.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập . Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong p hú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể.

Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời, trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật

Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, độn g lực của sự vận động và phát triển trong thế giới hay nói cách khác “sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

2.2.3. Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật p hủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật này vạch ra khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi sự vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy , đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mạng tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.

a) Khái niệm (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Phủ định là khái niệm chỉ sự mất đi của sự vật này, sự ra đời của sự vật khác. Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.

b) Phủ định của phủ định

Phủ định biện chứng có vai trò to lớn đối với các quá trình vận động, phát triển phủ định biện chứng là dây chuyền vô tận. Trong quá trình vận động, phát triển, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại vĩnh viễn. Sự vật ra đời, trải qua những giai đoạn nhất định rồi trở thành lỗi thời và bị thay thế bởi sự vật mới tiến bộ hơn. Sự vật mới này đến lượt nó cũng sẽ trở thành lỗi thời và bị thay thế bởi sự vật mới khác. Sự phát triển là quá trình vô tận và không có sự phủ định cuối cùng. Qua mỗi lần phủ định, sự vật loại bỏ được những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, tích lũy những yếu tố mới, tiến bộ hơn. Do đó, sự phát triển thông qua phủ định biện chứng là quá trình đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

Hình thức “phủ định của phủ định” của các quá trình vận động, phát triển. Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triẻn thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất phủ định của phủ định. Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua ít nhất hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái b an đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định. Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển, đó không phải là sự phát triển theo đường thẳng mà theo hình thức “xoáy ốc”, thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen khẳng định : Phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và tư duy .

2.3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Các mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng được phép duy vật biện chứng khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như: cái riêng – cái chung, tất nhiên – ngẫu nhiên, bản chất hiện tượng, nguyên nhân – kết quả, khả năng – hiện thực, nội dung – hình thức…Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội. Các phạm trù cái riêng – cái chung – cái đơn nhất, tất nhiên – ngẫu nhiên, bản chất – hiện tượng là cơ sở của phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để từ đó nhận thức toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống. Các phạm trù nguyên nhân – kết quả, khả năng – hiện thực là cơ sở phương pháp luận để chỉ ra mối liên hệ và phát triển giữa các sự vật, hiện tượng là một quá trình. Các phạm trù nội dung – hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của phương pháp nhận thức với thực tiễn.

2.3.1 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:

Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới. Nhưng trong quá trình so sánh giữa các sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác; phân biệt chỗ giống nhau và khác nhau giữa chúng, nhận thức đi đến chỗ phân biệt cái riêng-cái chung. Cái riêng là phạm trù dung để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định và cái đơn nhất. Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng. Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

chung chỉ tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng; ngược lại, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chun g, bao hàm cái chung; cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung cà cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng; cái đơn nhất và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. V.I Lenin viết: “Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đến cái chun g. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung, bất cứ cái chung nào cũng bao quát một cách đại khái tất cả cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung…. Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác.”

2.3.2 Nguyên nhân và kết quả:

Nhận thức về sự qua lại giữa các mặt, các yếu tố, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự xuất hiện các sự vật, hiện tượng mới và do vậy phát sinh ra mối liên hệ nhân quả. Nguyên nhân là do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vât, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ qua lại quy định lẫn nhau. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên luôn có trước cái kết quả, sau khi xuất hiện, kết quả ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân. Sự phân biệt nguyên nhân – kết quả lúc này có tính tương đối. Một sự vật, hiện tượng ở trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng lại là kết quả ở trong mối quan hệ khác và ngược lại tạo nên chuỗi nhân – quả vô tận. Do vậy, nguyên nhân – kết quả bao giờ cũng ở trong mối quan hệ cụ thể.

2.3.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Trong khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không một nghĩa, không cùng một giá trị của các mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng nên phân chia chúng thành những mối liên hệ nhất định, phải xảy ra đúng như thế và các nhóm liên hệ có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, cũng có thể xảy ra thế này hay thế khác. Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, do mối liên hệ cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên do mối liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định; có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này, có thể xuất hiện thế khác.

Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tất nhiên bao giờ cũng v ạch đường đi cho mình thong qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. Tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên chỉ có thể làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm, trong h ình thức này hay hình thức khác. Sự p hân biệt tất nhiên-ngẫu nhiên có tính tương đối, trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau.

2.3.4 Nội dung và hình thức:

Việc nhận thức nội dung và hình thức gắn liền với việc nghiên cứu các yếu tố quy định sự tồn tại của sự vật và phương thức tồn tại của nó. Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiên tượng. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là hệ thống có mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố sự vật, hiện tượng.

Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Nội dung đòi hỏi hình thức phải phù hợp với nó. Khi nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình thức phù hợp với nộ i dung, nó là động lực thúc đẩy nội dung phát triển, còn khi không phù hợp, hình thức cản trở sự phát triển của nội dung. Cùng một nội dun g, trong quá trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, một hình thức có thể phù hợp với nhiều nộ i dung.

2.3.5 Bản chất và hiện tượng: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Khi có được nhận thức đầy đủ về những mặt, những mối liên hệ tất yếu và những đặc tính riêng của sự vật, thì nhận thức đó vẫn chưa vươn tới sự phản ánh đầy đủ về sự vật. Để nhận thức đúng sự vật từ các hiện tượng phong phú, nhiều vẻ, con người tiếp tục đi sâu nghiên cứu bản chất của sự vật. Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng là những biểu hiện bề ngoài của sự vật.

Giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ: bản chất có thể thể hiện thon g qua hiện tượng, còn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất. Tuy vậy, “nếu hình thái biểu hiện và bản chất sự vật thể phù hợp trực tiếp với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”. Hiện tượng thể hiện bản chất trong hình thức đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thật sự của bản chất bằng cách bổ sung vào bản chất một vài tính chất, yếu tố do hoàn cảnh cụ thể quy định, làm hiện tượng phong phú hơn bản chất. Bản chất tương đối ổn định, ít biến đổi hơn, còn hiện tượng thường xuyên biến đổi hơn.

2.3.6 Khả năng và hiện thực:

Khi đã nhận thức được bản chất và những mâu thuẫn vốn có của những sự vật, hiện tượng, chúng ta có thể p hán đoán là sự vật, hiện tượng sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa là chúng ta có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng. Khả năng là cái chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, cái tồn tại thực sự

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng những khả năng nhất định, ngược lại khả n ăng lại trong hiện thực và khi đủ điều kiện sẽ trở thành hiện thực mới. Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực diễn ra rất phức tạp. Trong từng giai đoạn phát triển

của sự vật thường xuất hiện rất nhiều khả năng. Khả năng n ào biến thành hiện tực là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Trong hoạt động thực tiễn phải dự báo các khả năng và tạo điều kiện để khả năng tốt trở thành hiện thực và ngăn ngừa các khả năng xấu.

Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống bất biến, mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Mối liên h ệ giữa các cặp phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Do vậy, khi nghiên cứu các cặp phạm trù, cần liên h ệ chúng với nhau và với các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, bởi vì dù quan trọng đến mấy, chỉ riêng các cặp phạm trù hoặc các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật cũng không phản ánh đầy đủ các mối liên hệ của thế giới.

Chương 2: VẬN DỤNG THỰC TIỄN (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

1/ Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Viễn thông Đồng Nai

VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa X ã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VN PT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 – 2009 vào ngày 22/12/2009.

Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là t ập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.

Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính – Viễn thông – CNTT là nòng cốt.

Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet.

Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sứ mệnh: VNPT luôn nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả BC-VT-CNTT tiên tiến để mang đến cho người tiêu dung, nhân dân Việt Nam những giá trị tươi đẹp cho cuộc sống. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Tầm nhìn: VNPT luôn là tập đoàn số 1 Việt Nam về phát triển Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin.

Viễn thông Đồng Nai (VNPT Đồng Nai) được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bưu điện tỉnh Đồng N ai cũ và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/2008. Viễn thông Đồng Nai là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT, có chức năng: tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa mạng viễn thông; cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2/ Ngành nghề kinh doanh – Sản phẩm, dịch vụ a) Ngành nghề kinh doanh:

Với sứ mệnh và tầm nhìn như trên, Viễn thông Đồng Nai tổ chức kinh doanh các ngành nghề sau:

  • Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sữa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;
  • Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;
  • Sản xuất kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;
  • Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin;
  • Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông;
  • Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
  • Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên;
  • Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.

b) Một số sản phẩm, dịch vụ chính: (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Một số dịch vụ chủ yếu Viễn thông Đồng Nai đang cung cấp:

  • Dịch vụ Điện thoại Cố định, Fax truyền thống
  • Dịch vụ Internet gián tiếp MegaVNN: cung cấp các giải pháp kết nối Internet cho khách hang phổ thông.
  • Dịch vụ Internet băng thông rộng FiberVNN: Công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truy ền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng.
  • Dịch vụ Internet trực tiếp : Internet leased line
  • Dịch vụ Kênh thuê riêng: leased line

Chương 3 : KẾT LUẬN

Ngày nay, tình hình kinh tế tại Đồng Nai nói riêng, trong cả nước cũng như trên toàn thế giới nói chung diễn biến rất quanh co, phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ cần được giải quy ết. Nắm vững phép biện chứng duy vật và mài sắc tư duy biện chứng, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị nhận thức được tính biện chứng của doanh nghiệp, của các sự vật, hiện tượng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp có liên quan, tác động đến doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp các nhà quản trị điều hành hiệu quả doanh nghiệp mình và tránh được những sai lầm đáng tiếc. (Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý)

Chúng em mong rằng sau khi học những kiến thức sâu sắc về phép biện chứng duy vật từ Tiến sỹ Lê Thị Kim Chi và sau khi hoàn thành tiểu luận này, chúng em sẽ có thể tự tin đem những kiến kiến thức này và kinh nghiệm vận dụng thực tế tại Viễn thông Đồng Nai để áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp mình trong tương lai.

Phân tích nội dung 6 cặp phạm trù của pbcdv liên hệ thực tiễn xã hội hiện này

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail:

Post Views: 295