Ống xả không có bộ phận giảm thanh phạt bao nhiêu?

Hiện nay, xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại nước ta. Có những tiếng pô to, gầm, rú làm không ít người cảm thấy khó chịu. Vì vậy, bộ phận giảm thanh của xe máy rất quan trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bằng một lí do khách quan hoặc chủ quan nào đó mà không có bộ phận giảm thanh. Vậy có bắt buộc phải có bộ phận giảm thanh đối với xe máy? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về bộ phận giảm thanh xe máy? Mức xử phạt nếu không có bộ phận giảm thanh như thế nào? Bài viết dưới đây của CSGT sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019

Bộ phận giảm thanh xe máy là gì?

Bộ giảm thanh động cơ  là một thiết bị dùng để giảm tiếng ồn phát ra từ ống xả của một động cơ đốt trong, thường gặp dưới dạng thiết bị tiêu âm thuộc hệ thống khí thải của xe.

Xe máy có bắt buộc phải có bộ phận giảm thanh?

Căn cứ Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

– Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

+ Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

+ Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

+ Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

….

Theo đó, xe máy khi tham gia giao thông phải có đầy đủ bộ phận giảm thanh và thiết bị khác bảo đảm tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

Ống xả không có bộ phận giảm thanh phạt bao nhiêu?
Có bắt buộc phải có bộ phận giảm thanh đối với xe máy?

Xe máy không có bộ phận giảm thanh bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe máy như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

– Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

– Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

– Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

– Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;

– Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

– Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Theo đó, nếu bạn điều khiển xe máy tham gia giao thông mà không có bộ phận giảm thanh, hoặc bộ phận giảm thanh bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn thì có thể bị xử phạt. Mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Xe máy không có bộ phận giảm thanh có bị tạm giữ?

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;

b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);

c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Như vậy, trường hợp không có bộ phận giảm thanh thì phương tiện sẽ không bị tạm giữ và cũng không bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề; “Có bắt buộc phải có bộ phận giảm thanh đối với xe máy? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Dịch vụ công chứng tại nhà uy tín, nhanh chóng …. của CSGT, hãy liên hệ: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

  • Không giảm tốc độ khi chuyển hướng có được không?
  • Chi phí giam xe vi phạm giao thông là bao nhiêu?
  • Nẹt pô, rú ga trên đường có bị phạt không?
  • Xe máy mờ biển số tham gia giao thông có bị phạt không?

Câu hỏi thường gặp

Độ pô xe máy có vi phạm pháp luật?Xe máy không có bộ phận giảm thanh bị xử phạt như thế nào?Xe máy không có bộ phận giảm thanh có bị tạm giữ?