Ôn thi giấy phép lái xe b2 2023

  • Thời sự
  • Giao thông

Thứ tư, 4/5/2022, 16:00 (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải cho phép các trung tâm đầu tư thiết bị để đào tạo học viên lái xe trên cabin từ đầu năm 2023, thay vì từ ngày 1/7/2022.

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết trong Thông tư 12/2017, Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo học viên trên cabin tập lái từ 1/7/2022. Tuy nhiên, các Sở Giao thông Vận tải, cơ sở đào tạo kiến nghị cho lùi thời gian lắp đặt cabin đến hết năm nay.

"Nguyên nhân là họ gặp khó khăn tài chính, cũng như việc nhập khẩu, lắp ráp cabin bị chậm chễ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19", ông Thống nói.

Dù đồng tình với đề xuất nói trên và quy định tại Thông tư 04 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 12, Bộ Giao thông Vận tải vẫn yêu cầu các cơ sở đào tạo phải trang bị, sử dụng cabin tập lái theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô sẽ được giám sát chặt chẽ hơn

Trần Hoàng

Dưới đây là 4 thay đổi về việc học, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) ô tô tại Việt Nam từ năm 2022 mà những học viên tham gia học, thi lấy GPLX cần biết:

1. Sử dụng thiết bị giám sát học viên học lái xe ô tô

Trước đây, quy định về việc trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô được yêu cầu thực hiện từ ngày 1.1.2021 theo nội dung Thông tư 38/2019/TT-BGTVT. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy định này đã được lùi thời điểm thực hiện đến ngày 1.1.2022.

Từ ngày 1.1.2022, việc học lái xe ô tô trên đường của học viên sẽ được quản lý kỹ hơn về thời gian và quãng đường học lái xe nhờ thiết bị giám sát

Trần Hoàng

Cụ thể, theo khoản 12, điều 1 tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, các cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31.12.2021. Trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1.1.2022. Trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1.7.2022.

Như vậy, từ ngày 1.1.2022, việc học lái xe ô tô trên đường của học viên sẽ được quản lý kỹ hơn về thời gian và quãng đường học lái xe nhờ thiết bị giám sát.

2. Học lái xe ô tô với cabin mô phỏng từ ngày 1.7.2022

Từ ngày 1.7.2022, học viên học lái xe ô tô sẽ được thực hành trên cabin học lái xe ô tô. Theo đó, điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31.12.2021. Trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1.7.2022.

Các cơ sở đào tạo phải trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1.7.2022

Trần Hoàng

Thời gian học của mỗi học viên đối với nội dung này được quy định 3 giờ đối với chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2, C và 1 giờ đối với chương trình đào tạo nâng hạng lái xe (nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học).

\n

3. Thêm nội dung thi bằng lái ô tô từ ngày 1.6.2022

Trước đó, Thông tư 38/2019 đặt ra lộ trình sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để áp dụng thi sát hạch lái xe từ ngày 1.5.2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy định này đã được lùi thời điểm thực hiện.

Cụ thể khoản 12, điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định: Trung tâm sát hạch lái xe sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1.6.2022. Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1.6 .2022.

Học viên sẽ phải thi thêm các nội dung, gồm: Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng

Trần Hoàng

Như vậy, từ ngày 1.6.2022, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải cùng Trung tâm sát hạch lái xe sẽ đồng loạt sử dụng phần mềm mô phỏng sát hạch lái xe ô tô các hạng. Học viên sẽ phải thi thêm các nội dung, gồm: Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng.

4. Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái ô tô

Với việc bổ sung nội dung thi sát hạch Bằng lái xe ô tô từ ngày 1.6.2022, thứ tự thi cùng trình tự công nhận kết quả thi cũng có sự điều chỉnh. Theo đó, người thi sát hạch sẽ phải trải qua 4 nội dung thi, gồm: Sát hạch lý thuyết. Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. Thực hành lái xe trong hình. Thực hành lái xe trên đường.

Nếu không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng, không được thi thực hành trong hình

Trần Hoàng

Việc công nhận kết quả thi đối với người thi Bằng lái xe ô tô các hạng được thực hiện như sau: Nếu không đạt lý thuyết, không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng. Nếu không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng, không được thi thực hành trong hình. Nếu không đạt nội dung thực hành trong hình, không được thi sát hạch lái xe trên đường.

Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt kết quả nội dung lái xe trên đường, được bảo lưu kết quả trong 1 năm. Đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) sẽ được công nhận trúng tuyển và cấp Bằng lái xe.

Tin liên quan

  • Hướng dẫn lái xe: Lên - xuống ô tô, thao tác thế nào cho đúng?
  • Hướng dẫn lái xe: Bí quyết lái ô tô số tự động
  • Hướng dẫn lái xe: Bí quyết lái ô tô số sàn an toàn