Nước thải nhà máy cao su

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng vượt bậc mà những lợi ích ngành sản xuất cao su mang đến thì nước thải của nó trong quá trình sản xuất và chế biến có ảnh hưởng xấu đến môi trường quanh. Cụ thể, hàm lượng axit acetic, đường, protein, các chỉ số BOD, COD và N cũng khá cao vượt qua nhiều chỉ số cho phép.

Mặc khác, Mercapta và H2S tạo thành mùi hôi khó chịu cũng là nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vậy nguồn gốc - ảnh hưởng của nước thải cao su đối với môi trường là như thế nào? Các công nghệ và quy trình xử lý nước thải cao su tốt nhất hiện nay? 

1. Nguồn gốc và ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường

Nước thải cao su phát sinh trong một số quá trình như sản xuất mủ khối, sản xuất mủ skim, công đoạn chế biến mủ skim, dây chuyền sản xuất mủ, dây chuyền sản xuất mủ ly tâm,...Đặc điểm của nước th

  • Độ pH từ 4,2 – 5,2
  • Chất thải rắn dễ bay hơi chiếm tới 90%
  • Hàm lượng nito trong amoniac cao
  • Protein phân hủy tạo ra nhiều mùi hôi, đồng thời tạo ra nhiều khí khác như NH3, CH3COOH, H2S,..
  • Hàm lượng Photpho cao, COD (15.000 mg/l), BOD (12.000 mg/l)

Ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường

  • Làm đục nước, nổi ván và bốc mùi hôi thối
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao ảnh hưởng đến quá trình tự hủy
  • Mùi hôi thối bắt nguồn từ việc lên men khiến quá trình này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

2. Các phương pháp xử lý nước thải cao su

Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải cao su phổ biến:

2.1. Phương pháp xử lý cơ học

Đây là phương pháp sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn để tinh lọc các chất rắn không tan, có kích thước lớn, lơ lửng trong nước dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc trọng lực.

2.2. Phương pháp hóa học và hóa lý

  • Phương pháp hóa học: Trung hòa nước về độ ph 6.5 – 8.5 vì nước thải chứa nhiều axit hữu cơ bằng các hợp chất như NAOH, KOH,…
  • Phương pháp vật lý: Sử dụng tinh bột làm giảm thời gian keo tụ để làm các bông cặn dễ dàng lắng xuống đáy bể.

2.3. Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp này dùng để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm bao gồm các quá trình như sau:

  • Kỵ khí: Vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxy
  • Hiếu khí: Vi sinh vật hoạt động trong môi trường cung cấp oxy liên tục

Vai trò của các hệ vi sinh vật:

  • Dùng giảm hàm lượng COD, BOD, TSS và các chất rắn cơ bản
  • Hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su nhờ VSV cải thiện hiệu suất và duy trì toàn bộ hệ thống
  • Tăng cường quá trình oxy hóa
  • VSV  hồi phục nhanh, giảm lượng vi sinh chết do bị sốc khi có tải trọng cao
  • Giảm thiểu cũng như giúp kiểm soát mùi hôi trong nước thải

3. Quy trình xử lý nước thải cao su

Nước thải chứa nhiều chất thải rắn như cành lá,…nên được dùng song chắn rác và lưới để chắn và tinh lược loại bỏ để tránh gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước cũng như không gây ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo.

Bể gạn mủ tiếp nhận nước thải để tiếp tục loại bỏ những lớp mủ trên bề mặt nước. Mủ này sẽ tiến hành đưa đi tái chế sử dụng cho mục đích khác. 

Nước thải nhà máy cao su
Mô hình quy trình xử lý nước thải sản xuất cao su

- Giai đoạn kế tiếp, nước thải được đưa vào bể keo tụ và bể tạo bông. Người ta sẽ tiến hành thêm vào các hóa chất như polyme hoặc phèn để xử lý hàm lượng các chất rắn lơ lửng có trong nước được kiểm soát bằng bơm định lượng hóa chất. Các bông cặn li ti xảy ra nhanh hơn, di chuyển và va chạm không ngừng để kết dính tạo thành những bông cặn lớn hơn.

- Bể lắng sơ cấp có nhiệm vụ loại bỏ cặn bã trước khi đưa nước sang bể UASB và bể Aerotank loại bỏ hoàn toàn protein,… thông qua các quá trình kỵ khí và hiếu khí.

  • Bể UASB xảy ra quá trình kỵ khí không sử dụng oxy nhưng xử lý nước thải có nhiệt độ khá cao. Được biết, nước thải cao su có nhiệt độ cao khi tiếp xúc với bùn kỵ khí sẽ sinh ra các phản ứng như thủy phân, axit hóa và tạo ra methane.
  • Vì nước chưa được xử lý hoàn toàn, nước tự động qua bể Aerotank (sử dụng bùn hoạt tính, không sử dụng hóa chất) tạo điều kiện để khử nito, các chất ô nhiễm như BOD, nitrat,…

- Bể lắng 2 (bể lắng lamella) tiếp tục nhiệm vụ lọc nước Bể lamella được chia làm 3 vùng căn bản: vùng mặt nước; vùng lắng và vùng các chất cặn bã. Các bông bùng di chuyển và va chạm vào nhau tạo thành những bông cặn lớn hơn tiếp xúc trực tiếp với tấm ván lamella theo dòng nước được chuyển qua bể chứa bùn.

- Giai đoạn cuối cùng cần giải quyết đó chính là tách bùn. Tại bể chứa bùn, nước và bùn được chiết tách để xử lý theo định kỳ tránh gây ra nhiều mùi mồ hôi khó chịu. Nước đầu ra phải đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT.

- Ưu điểm của phương pháp này trong xử lý nước thải cao su:

  • Chi phí vận hành thấp, dễ vận hành
  • Hệ thống lắp đặt dễ dàng, dễ bảo trì, bảo dưỡng
  • Tiết kiệm thời gian và nhân công sử dụng
  • Hiệu suất xử lý các chất gây ô nhiễm như BOD, COD,… trong nước khá cao

Nếu bạn đang tìm đơn vị giải quyết các vấn đề về xử lý nước thải công nghiệp mà đặc biệt là xử lý nước thải cao su hãy liên hệ ngay với Môi Trường Hợp Nhất để chúng tôi tư vấn và lắp đặt hệ thống, công nghệ phù hợp nhất!

Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải thuộc da