Những loài đặc hữu của Việt Nam

Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang được thành lập năm 1986, có tổng diện tích 16.000ha, với vai trò chủ yếu là bảo tồn khu di tích lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp vào cuối thế kỷ thứ XIX của nhà yêu nước Phan Đình Phùng.

Vườn Quốc gia Vũ Quang có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong đó, có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn, chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ...

 

Những loài đặc hữu của Việt Nam

Vườn quốc gia Vũ Quang.


Trong những năm của thập niên 90, các nhà khoa học tìm ra ở các khe suối trên vùng rừng Vũ Quang thêm 5 loài cá mới cho khoa học, gồm: cá lá giang, cá chuồn sông, cá bướm, cá đong chấm sọc, cá chiên thác bẹt và 3 loài tảo. Tại đây cũng đã xác định được 1.829 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 813 chi với 217 họ; ghi nhận sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.

Các loài mới cho khoa học nêu trên đều là các loài “đặc hữu” (edemic) cho vùng trung Trường Sơn nhưng được phát hiện, mô tả và công bố loài mới đầu tiên ở các sinh cảnh của rừng Vũ Quang. Khu vực này “có duyên” với việc phát hiện loài mới đến mức các chuyên gia và nhà báo nước ngoài từng nói rằng, “Vũ Quang là mỏ loài mới của Việt Nam”.

 

Những loài đặc hữu của Việt Nam

Cảnh đẹp trong vườn quốc gia Vũ Quang.


Tại Hội nghị Vườn Di sản ASEAN (AHP) lần thứ 6 diễn ra tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (tháng 10/2019), Vườn Quốc gia Vũ Quang chính thức được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN” (Khu AHP) cùng với 3 đại diện khác của Việt Nam. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với cán bộ, công nhân viên Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng như của Nhân dân Hà Tĩnh.

Theo đánh giá của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Vườn Quốc gia Vũ Quang có đầy đủ các tiêu chí để trở thành thành viên của Hiệp hội Các vườn di sản ASEAN như tính toàn vẹn hệ sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính độc đáo và các sinh cảnh đặc trưng, cùng các loài quý hiếm, tính hợp pháp và hợp lý, tính xuyên biên giới, kế hoạch quản lý, tầm quan trọng cho bảo tồn.

 

Những loài đặc hữu của Việt Nam

Một trong những động vật sinh sống tại vườn quốc gia Vũ Quang.

 

Việc công nhận danh hiệu Vườn Di sản ASEAN góp phần quan trọng đối với công tác bảo tồn các hệ sinh thái không chỉ có đa dạng sinh học cao mà còn có giá trị văn hóa, lịch sử đối với từng quốc gia và cả khu vực. Đồng thời, điều này góp phần quan trọng nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN.

Loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Kim oanh – Leithrichidae. Tên khoa học: Garrulax annamensis (Robinson & Kloss, 1919). Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 25–27 cm. Đặc điểm nhận dạng, thông thường chim có phần lưng màu nâu vàng, phía trên mắt có một sọc màu vàng cam, họng màu đen, phần ngực có các dải màu đen trên nền màu vàng cam. Giọng hót lớn vang.

Là loài chim đặc hữu của Việt Nam. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, các bìa rừng, rừng thứ sinh, và các rừng bị khai thác trống. Phân bố ở độ cao  từ 900m đến 1.500 m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn từ 3 đến 5 cá thể. Thức ăn và sinh sản của loài này còn ít được nghiên cứu. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN cấp độ LC

Những loài đặc hữu của Việt Nam

2. Khướu đầu đen má xám - Collared Laughingthrush

Là loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Kim oanh – Leithrichidae. Tên khoa học là Trochalopteron yersini (Robinson & Kloss, 1919). Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 26–28 cm. Đặc điểm nhận dạng: Chim trưởng thành đầu đen, họng và má xám bạc, ngực phần trên bụng, vòng cổ và lưng trên màu nâu vàng. Cánh màu vàng ô liu với lông bao cánh màu đen; đuôi nâu ô liu với mép gốc đuôi vàng, phần còn lại trên cơ thể màu xám, dưới bụng và lông bao dưới đuôi màu nâu. Giọng hót lớn vang.

Là loài chim đặc hữu của Việt Nam. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng lá kim. Phân bố ở đai độ cao  từ 1.500m đến 2.450m m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn từ 3 đến 5 cá thể. Thức ăn và sinh sản của loài này còn ít được nghiên cứu, các con non thường gặp từ tháng 4 đến tháng 6. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN, cấp độ EN.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

3. Khướu mỏ dài - Indochinese Wren Babbler

Là loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Kim oanh – Leithrichidae. Tên khoa học: Napothera danjoui (Robinson & Kloss, 1919). Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 22–24 cm. Đặc điểm nhận dạng  Mỏ dài, cong màu xám lẫn xanh vàng; họng, ngực trên và bụng trắng; ngực nâu hung với vạch và điểm màu hung vàng; hai bên cổ nâu hung; trên lưng có một vài vạch. Mỏ xám sừng. Chân màu nâu hồng.

Là loài chim đặc hữu của Việt Nam không phổ biến tại vùng phan bố. Sinh cảnh sống: Dưới tán rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh, nơi có nhiều tre, nứa, đặc biệt là nơi có nhiều đá. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN, cấp độ NT.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

4. Khướu hông đỏ Việt Nam - Vietnamese Cutia

Loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Kim oanh – Leithrichidae. Tên khoa học: Cutia legalleni (Robinson & Kloss, 1919). Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 17– 19 cm. Đặc điểm nhận dạng, Chim trưởng thành phần trên đầu và gáy màu đen, Lưng và hông màu đỏ nâu. Bụng có nhiều dải đen trên nền lông trắng xám. Cánh và bao cánh có màu đen, bạc. Họng màu trắng. Giọng hót có độ lớn cao, vang.

Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam và Lào. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng lá kim. Phân bố ở đai độ cao  từ 1.200m đến 2.100 m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn từ 4 đến 6 cá thể. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, hạt và các loài quả mọng, sinh sản và các con non thường gặp từ tháng 4 đến tháng 6. Nằm trong sách đỏ của BirdLife International, cấp độ NT.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

5. Họa mi Langbian - Grey-crowned Crocias

Là một loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Kim oanh – Leithrichidae. Tên khoa học là Laniellus langbianis (Gyldenstolpe, 1939). Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 22cm. Đặc điểm nhận dạng: Mặt lưng lông có màu xám, mặt bụng màu trắng nhạt với những vạch màu đen ở hông và sườn. Mặt màu đen, phần đỉnh đầu và gáy màu xám xen kẽ các vạch trắng. Cánh có màu xám xen kẽ với màu trắng, đen. Phần hông và lông đuôi màu nâu đỏ, mút đuôi màu trắng.

Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam, được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt và một số vùng phụ cận. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh trên núi. Phân bố ở đai độ cao  từ 900m đến 1.500m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn từ 3 đến 5 cá thể, cũng có khi gặp cá thể đơn lẻ kiếm ăn cùng với một số loài chim khác. Thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng,  Ghép đôi và sinh sản vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Quần thể thường với số lượng ít,  nhút nhát. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN, cấp độ EN.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

6. Sẻ thông họng vàng – Vietnamese Greenfinch

Loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Sẻ thông – Fringillidae. Tên khoa học là Chloris monguilloti (Delacour, 1926).  Kích thước 13-14 cm, màu lông vàng và đen. Chim trống có lưng màu đen, hông và lông bao trên đuôi màu vàng, toàn bộ mặt dưới màu vàng, ngực và sườn có vệt màu đen, mỏ màu hồng. Chim mái có màu lông nhạt hơn, hơi xám, vạch ở ngực và bụng màu nâu tối. Chim non màu nhạt hơn chim mái

Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam, Sẻ thông họng vàng chỉ phân bố ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lâm Đồng. phân bố ở độ cao từ khoảng 1.000 đến 2.000m. Thường chỉ gặp trong các vùng rừng thông thưa thớt và khu vực trồng trọt của các khu dân cư sinh sống xung quanh đó. Sống định và làm tổ, kiếm ăn theo đàn nhỏ. Thời gian sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 12 - 5 năm sau. Tổ làm trên cành thông, hình chén. Thức ăn và sinh sản của loài này chủ yếu là các loại hạt và côn trùng. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN, cấp độ NT.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

7. Khướu mỏ quặp mày trắng - White-browed Shrike Babbler

Loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Vireonidae. Tên khoa học là Pteruthius flaviscapis (Temminck, 1835). Kích thước chim cỡ trung bình với chiều dài khoảng 16 – 17,5cm. Đặc điểm nhận dạng, phần dưới có lông màu trắng, hông có mầu nâu hạt dẻ, lưng màu xám bạc. Đầu cò màu đen với một dải trằng lớn chạy từ mắt tới gáy. Đuôi màu đen. thông thường chim có phần lưng màu nâu vàng, phía trên mắt có một sọc màu vàng cam, họng màu đen, phần ngực có các dải màu đen trên nền màu vàng cam. Giọng hót lớn vang với nhịp điệu vui vẻ.

Đây là loài chim có 4 phân loài trong đó phân loài ở Đà lạt là phân loài đặc hữu của Việt Nam (Dalat Shrike Babbler –Pteruthius annamensis). được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao là rộng lá kim,  thường phân bố trên độ cao từ 700 đến 2.500m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn nhỏ. Thức ăn và sinh sản của loài này còn ít được nghiên cứu. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN, cấp độ LC.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

8. Lách tách gáy đen - Black-crowned Fulvetta

Là một loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Chuối tiêu - Pellorneidae. Tên khoa học là Schoeniparus klossi (Delacour & Jabouille, 1919). Kích thước chim cỡ nhỏ với chiều dài khoảng 12 – 12,5cm. Đặc điểm nhận dạng, thông thường chim có phần lưng màu nâu vàng, phía trên mắt có một sọc màu vàng cam, họng màu đen, phần ngực có các dải màu đen trên nền màu vàng cam. Giọng hót dài, mỏng, chói tai.

Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam, được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, các bìa rừng, rừng thứ sinh, và các rừng bị khai thác trống. Phân bố ở đai độ cao  từ 1.500 đến 2.100m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo đàn, di chuyển nhanh trong các tầng lá giữa và gần mặt đất. Thức ăn chủ yếu là các loại động vật không xương sống. Cặp đôi và sinh sản của loài này còn ít được nghiên cứu. Nằm trong sách đỏ của BirdLife International cấp độ LC.

Những loài đặc hữu của Việt Nam

9. Phân loài hút mật bụng vàng Đà lạt - Aethopyga gouldiae annamensis

Là một loài chim thuộc bộ Sẻ - Passeriformes, họ Hút mật -  Nectariniidae. Tên khoa học là Aethopyga gouldiae (Vigors, 1831). Kích thước chim cỡ nhỏ với chiều dài khoảng 11 – 16cm. Đặc điểm nhận dạng, Màu lông chủ đạo gồm vàng và đỏ. Đỉnh đầu màu xanh, họng màu đỏ, bụng màu vàng tươi.

Đây là loài chim có phân loài trong đó phân loài ở Đà lạt là phân loài đặc hữu của Việt Nam (Aethopyga gouldiae annamensis). được ghi nhận tại Cao nguyên Đà Lạt. Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao là rộng lá kim,  thường phân bố trên độ cao từ 1000 đến 2500m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, sống thường theo cặp hoặc đàn nhỏ. Thức ăn chủ yếu là các loại mật hoa, nhện và một số loài côn trùng khác. Ghép đôi và sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8, tổ hình quả lê hoặc hình bầu dục kích thước khoảng 14-17cm. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN, cấp độ LC.