Nhiễm trùng răng thì phải làm sao

Cách tốt để điều trị triệt để viêm chân răng có mủ là đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Khi đó, nha sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng đưa ra những chẩn đoán chính xác và có cách điều trị cụ thể đối với từng loại bệnh khác nhau.

Nguyên tắc điều trị các bệnh viêm chân răng có mủ là:

  • Cô lập ổ nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh.
  • Làm mất đi hoặc giảm các dấu hiệu gây khó chịu cho bạn như giảm đau, giảm sốt, giảm sưng nề...
  • Loại bỏ ổ viêm nhiễm: nha sĩ sẽ làm các thủ thuật để loại bỏ ổ viêm nhiễm khi tình trạng nhiễm trùng đã ổn định và an toàn để làm các thủ thuật.

Các thủ thuật để loại bỏ ổ viêm nhiễm gồm:

  • Dẫn lưu khối mủ (chích rạch ổ abscess): nha sĩ sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ tại vị trí khối sưng có mủ để dẫn lưu mủ.
  • Lấy dị vật nếu có như xương, tăm tre... mắc ở lợi.
  • Điều trị bệnh viêm quanh răng: lấy cao răng, nạo sạch các chất bám bẩn xung quanh chân răng và ở dưới lợi...
  • Chữa tủy răng: nha sĩ sẽ lấy hết tủy răng, phần rỗng chứa tủy ở giữa răng được làm sạch kỹ lưỡng và được hàn kín lại trước khi răng được hàn lại và được bọc răng sứ.
  • Cắt cuống răng: nha sĩ sẽ làm một thủ thuật nhỏ để loại bỏ ổ nhiễm trùng ở phần cuống răng.
  • Nhổ răng: răng phải nhổ bỏ khi tình trạng viêm quá nghiêm trọng, răng bị hỏng nặng không thể giữ được. Lúc đó, nha sĩ sẽ nhổ răng và nạo vét hết vùng viêm nhiễm ở sâu trong xương. Việc làm răng giả sẽ được tiến hành khi lành thương sau nhổ răng diễn ra tốt.
  • Đôi khi tình trạng viêm nhiễm quá nghiêm trọng, ổ nhiễm trùng tạo thành nang to trong xương, lan sang các răng khác gây tổn thương lan rộng. Việc điều trị không chỉ còn bó hẹp ở răng nguyên nhân mà còn đòi hỏi điều trị tận gốc, loại bỏ hết nang, chữa hoặc phải nhổ bỏ các răng liên quan. Khi đó, việc chữa trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều, đôi khi không thể khắc phục được.
  • Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như như mài chỉnh khớp cắn, nắn chỉnh răng, điều chỉnh hoặc thay thuốc dùng toàn thân, kiểm soát đường huyết tốt...

Việc theo dõi sau điều trị cũng rất quan trọng, bạn nên tuân thủ theo lời dặn của nha sĩ để tránh tái phát.

Bạn nên chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt bằng cách chải răng đúng cách ít nhất 02 lần/ngày, sử dụng chỉ tơ nha khoa thay tăm xỉa răng để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn tồn đọng ở kẽ răng, dùng nước muối súc miệng sau mỗi khi ăn để giúp miệng sạch sẽ.

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho răng. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tính axit cao. Nên bổ sung thêm canxi, vitamin... cho răng từ các loại thực phẩm thiên nhiên như trứng, đậu, sữa, nấm... Tránh xa các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay, vì nó rất dễ làm tổn thương răng.

Bạn nên đi khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Răng sẽ được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời nếu phát hiện có bệnh lý tại răng. Khi nhận thấy chân răng có mủ, nên kịp thời đến nha khoa để được nha sĩ xử lý một cách triệt để và hiệu quả nhất

Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đã trang bị hệ thống ghế nha khoa KAVO (Đức), camera tại ghế răng, máy panorama hãng Gendex, máy X - quang ổ răng tại chỗ, máy quét phim Photpho hãng Gendex, máy siêu âm Dently, rèn tẩy trắng răng Radii Plus Australia, máy nội nha, máy đo chiều dài ống tủy.... giúp hỗ trợ tối đa trong việc thăm khám và thực hiện mọi kỹ thuật răng hàm mặt.

Ngoài trang thiết bị, máy móc hiện đại, mọi quy trình thăm khám và điều trị đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng khi lựa chọn bệnh viện.

Nhiễm khuẩn răng miệng từ lâu đã là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng nếu từng mắc phải. Tình trạng nhiễm trùng thường phát sinh từ viêm tủy và tủy răng hoại tử có liên quan ban đầu từ bề mặt răng là sâu răng. Sự xâm nhập và gây bệnh của vi trùng sau đó có thể vẫn khu trú tại chỗ hay sẽ nhanh chóng lây lan qua các khu vực xung quanh, thậm chí vi khuẩn theo dòng máu gây nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não. Đây cũng là các biến chứng nặng nề của nhiễm khuẩn răng miệng, đôi khi khiến cho người bệnh nguy kịch đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, nhất là trên các đối tượng suy giảm miễn dịch, cơ địa suy yếu từ trước hay có các bệnh lý mạn tính.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng răng miệng đi khám vì cảm giác sưng đau, phù nề vùng nướu hay cả hàm mặt, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh hay chua cay. Ban đầu, các triệu chứng này biểu hiện với mức độ nhẹ, âm ỉ. Về sau, tình trạng này sẽ nặng dần, ổ nhiễm lan rộng, khiến người bệnh sốt cao, khó nuốt, khó thở, hạn chế mở miệng, hơi thở nặng mùi, ăn uống kém và gầy sút.

Việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cần được tiến hành sớm, ngay khi người bệnh có các triệu chứng đầu tiên. Bác sĩ sẽ chỉ định chủ yếu là các nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và kết hợp với can thiệp ngoại khoa để giải quyết ổ mủ, hạn chế lây lan sang các cơ quan lân cận.

2.1. Nhóm Penicillin

Penicillin là nhóm kháng sinh phổ biến trong điều trị nhiễm trùng răng miệng. Amoxicillin cũng là một kháng sinh quen thuộc nằm trong nhóm Penicillin. Tuy vậy, một số nha sĩ cũng có thể khuyên dùng amoxicillin phối hợp với axit clavulanic nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn có men chống lại kháng sinh.

Tuy nhiên, do có từ lâu đời và là một nhóm kháng sinh “kinh điển”, một số vi khuẩn có thể kháng lại các kháng sinh trong nhóm Penicillin, khiến chúng trở nên kém hiệu quả hơn. Vì thế, trên thực tế, nhiều bác sĩ hiện chọn các loại kháng sinh khác là phương pháp điều trị đầu tiên thay vì nhóm Penicillin.

Trong trường hợp kháng sinh nhóm Penicillin được lựa chọn, cần lưu ý tiền căn từng bị dị ứng với các loại thuốc này.

2.2. Clindamycin

Clindamycin có hiệu quả chống lại một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm khuẩn răng miệng. Thậm chí, đây còn là nhóm thuốc chữa nhiễm khuẩn răng miệng được khuyên dùng đầu tiên vì vi khuẩn có thể ít kháng thuốc này hơn so với nhóm penicillin.

Liều lượng clindamycin điển hình là 300 mg hoặc 600 mg mỗi 8 giờ.

Thuốc kháng sinh khi uống vào sẽ hòa tan theo dòng máu đến ổ nhiễm trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu ổ mủ lớn, gây viêm áp-xe chân răng hay cả một vùng hàm mặt thì cần có sự phối hợp với can thiệp ngoại khoa nhằm giúp thu gọn ổ nhiễm trùng. Các can thiệp này có thể chỉ cần thực hiện tại bàn khám của nha sĩ hay đôi khi cần đến phòng phẫu thuật trong chuyên khoa răng hàm mặt. Chính vì thế, sự thăm khám của bác sĩ luôn là cần thiết nhằm định hướng xử trí đúng cách.

Song song đó, người bệnh cũng có thể tự thực hiện các cách đơn giản sau đây nhằm hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng: