Nguyên nhân gây chuột rút khi tập thể thao

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CHUỘT RÚT KHI CHƠI ĐÁ BÓNG

Nguyên nhân gây chuột rút khi tập thể thao
                         

 Chuột rút là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến 15 phút, rất thường gặp trong bóng đá và làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng.
Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay…

   1. Nguyên nhân:
       - Nguyên nhân đầu tiên và thường gây ra tình trạng chuột rút trong bóng đá là tập luyện khởi động chưa đủ, chưa đúng và chưa kỹ làm cho cơ bị co rút khi có những phản ứng hay động tác đột ngột, dễ gây ứ đọng Axit lactic kích thích thần kinh ở tủy gây ra tình trạng co rút cơ liên tục.
      - Bị teo cơ do tuổi tác hoặc cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo.
      - Mất nước quá nhiều, chất điện giải, muối đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.

           1.Khi bị chuột rút vấn đề đầu tiên cần thực hiện là ngưng việc vận động ngay và vào ở những nơi thoáng mát để nghỉ ngơi và xử lý bước tiếp theo.

           2.Làm động tác kéo dãn cơ và giữ cho đến khi cảm thấy ổn, xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút.

           3.Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau.

           4.Uống nhiều nước thể thao hay nước muối hoặc là ăn chuối.

Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra.

  2. Phòng Tránh:
    - Khởi động thật kỹ trước khi chơi bất kể môn thể thao nào đặc biệt là các động tác dãn cơ, căng cơ.
    - Sử dụng các dụng cụ phụ kiện ngăn ngừa chuột rút như: vớ chống chuột rút, băng keo quấn cơ, bình xịt lạnh,….
    - Uống nước đầy đủ và bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ và thích hợp sau khi chơi thể thao.

Tham khảo các mẫu bình xịt nóng và bình xịt lạnh ở Thể Thao Vip để tránh những chấn thương không đáng có nhé.

Xem thêm : các điều cần làm khi mua giày đá bóng

Chọn giày đá bóng tại Thể Thao VIP

KHÁCH HÀNG THỂ THAO VIP

Chu Thanh Trung

Thể Thao VIP https://bucket.nhanh.vn/store/20446/logo_1643340534_THETHAOVIP2-03.png

Nguyên nhân gây chuột rút khi tập thể thao
28-02-2020 CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CHUỘT RÚT KHI CHƠI ĐÁ BÓNG

Chắc hẳn khi chơi thể thao hoặc vận động quá sức bạn đã ít nhất một lần bị chuột rút. Làm thế nào để phòng tránh chuột rút khi đá bóng và khi thực hiện các dạng vận động khác ?

Xã hội phát triển, nhận thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe được nâng cao. Ngoài việc bổ sung đầy đủ các loại vittamin, dưỡng chất… vận động thể thao hàng ngày đã trở thành thói quen của đại đa số người dân.

Tuy nhiên, làm thế nào để tập luyện thể thao đạt hiệu quả, không bị chuột rút, chấn thương…Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến kỹ năng đầu tiên, nguyên nhân và phương pháp xử lý khi bị chuột rút.

Những biểu hiện của chuột rút

Chuột rút (còngọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt khiến cho người bệnh không tiếp tục cử động được nữa.Hầu hết các cơn chuột rút cơ xảy ra ở cơ chân, đặc biệt là ở bắp chân. Bên cạnh cơn đau đột ngột, buốt nhói, người bị chuột rút có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cơ cứng bên dưới da.

Chuột rút khi đang bơi, tắm biển…nếu không biết phương pháp xử lý và không có người hỗ trợ có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây chuột rút

– Không làm ấm cơ bắp: Lỗi thường gặp nhất khi bị chuột rút là bỏ qua phần khởi động, làm ấm cơ bắp khi chơi thể thao.

– Ăn uống thiếu các chất như: canxi, magiê, kali và natri cũng dẫn đến chuột rút.

– Uống không đủ nước: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút là không đủ nước.

– Mang giày sai số: Khi đi giày chật hoặc cao quá cũng dẫn đếnchuột rút và làm ảnh hưởng đến cấu trúc của xương.

Cung cấp máu không đủ: Thu hẹp các động mạch cung cấp máu đến chân (xơ cứng động mạch tứ chi) có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân và bàn chân bạn đang tập thể dục. Những cơn chuột rút này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục

Chèn ép dây thần kinh: Việc chèn ép các dây thần kinh trong cột sống (hẹp thắt lưng) cũng có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân. Cơn đau thường trầm trọng hơn khi đi bộ lâu, tư thế gập người.

Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe như bị chấn thương, còi xương, thiếu dinh dưỡng…cũng có thể gây ra chuột rút.

Nguyên nhân gây chuột rút khi tập thể thao
Phương pháp xử lý hiện tượng chuột rút khi luyện tập thể thao

Phương pháp xử lý khi bị chuột rút

1) Kéo căng

Khi cơ bị rút điều đầu tiên là cần giữ bình tĩnh, đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng, giữ mắt cá hoặc gót chân. Người bị chuột rút giữ cân bằng bằng cách dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế.

Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, đứng bằng chân, tiếp tục đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 – 30 giây.

2) Xoa bóp

Xoa bóp là phương pháp thường được sử dụng nhất. Người bị chuột rút có thể tự xoa bóp để giảm căng cơ.

Phương pháp: Xoa bóp hoặc vuốt vùng cơ bị chuột rút để vùng da ấm dần lên. Quá trình thực hiện thao tác cần nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau.

Ngoài ra có thể sử dụng con lăn massage hoặc bóng tennis day ấn vào huyệt thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.

3) Làm ấm

Làm ấm là phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ đau và căng cơ.

Phương pháp: Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Dưới tác dụng của nhiệt sẽ cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra có thể tắm nước ấm để thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút.

4) Chích lể cơ bắp

Chích lểcơ bắp thường áp dụng cho các vận động viên vì cần thời gian phục hồi nhanh.

Phương pháp: Dùng cây kim đã được tiệt trùng chích vào vị trí bị chuột rút.

5) Uốn cong ngón chân

Uốn cong ngón chân là cách dễ thực hiện nhất khi xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân.

Phương pháp: Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Động tác tuyrất đau nhưng cực kỳ hiệu quả khi điều trị chuột rút.

6) Đi chân đất

Phương pháp dân giã và đơn giản nhất là đi chân trần trên sàn nhà. Chuyên gia lý giải, các ngón chân khicử động, tì lên sàn nhà có tác dụng kéo căng ngón chân, lưu thông máu giúp giảm chứng chuột rút.

Lời kết

Để bảo vệ sức khỏe, tập thể dục, thể thao đạt hiệu quả tích cực, người dân cần khởi động kỹtrước khi luyện tập đề phòng chuột rút và các chấn thương có thể xảy ra.

Khởi động trước khi tập luyện có tác dụng kéo căng cơ bắp với thời gian tối thiểu 10 phút. Tương tự, sau khi tập cũng nên làm các bài tập kéo căng để thả lỏng cơ bắp.

Ngoài ra,cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày như: canxi, kali, magie, natri…. và lượng nước cần thiết khi vận động ngoài trời(từ 2,5 đến 3,5 lít nước/ngày/người) để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Tại sao tập thể dục cường độ cao thường hay bị chuột rút?

Khi đổ mồ hôi do tập luyện cường độ cao và nhiệt độ cao, cơ thể sẽ mất đi các chất dinh dưỡng dưới dạng chất điện giải. Mồ hôi chứa một lượng lớn natri và các chất dinh dưỡng khác giúp điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp. Nếu các chất dinh dưỡng này bị mất nhanh hơn so với lượng bổ sung, có thể dẫn đến chuột rút.

Nếu bị chuột rút trong quá trình tập luyện TDTT Anh chỉ xử lý như thế nào?

- Chườm nóng vùng cơ đang bị co rút trước, sau đó chườm lạnh vùng cơ đau; - Uống bù nước và chất điện giải cho cơ thể; - Nếu bị chuột rút khi chơi thể thao nhiều lần, hoặc bị chuột rút kéo dài, không cải thiện khi đã xử trí bằng các biện pháp trên, nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Làm thế nào để phòng tránh chuột rút?

Các biện pháp phòng chuột rút - Để tránh chuột rút xảy ra nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên nhằm làm lưu thông khí huyết. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần. Nếu có điều kiện nên tập các bài tập về kéo căng cơ chân, tay nhất các vận động viên.

Tại sao khi đá bóng hay bị chuột rút?

Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất của việc đá hay chuột rút là do luyện tập khởi động không đủ, không đúng cách, không đúng kỹ thuật, khiến các cơ bị co giật với các phản ứng hoặc cử động đột ngột, dễ dẫn đến đình trệ. Axit lactic kích thích dây thần kinh trong tủy sống gây ra các cơn co thắt.