Nét xiên phải viết như thế nào

Khi con vào lớp 1, bắt đầu làm quen với chữ cái và việc tập viết với nhiều điều mới mẻ. Phụ huynh thường lo lắng phải làm sao dạy trẻ viết các nét cơ bản chính xác nhất. Bởi vì, nét chữ đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu và phát triển sau này của con.

Nếu vấp phải lỗi nào dù lớn hay nhỏ thì sau này sẽ rất khó sửa cho trẻ. Nắm bắt được sự lo lắng đó nên chúng tôi đưa ra những kiến thức về nét chữ. Cũng như các lưu ý để cha mẹ dạy con viết từng nét được tốt nhất.

Nét xiên phải viết như thế nào
Nét xiên phải viết như thế nào

Tìm hiểu các nét cơ bản cho trẻ lớp 1

Trước khi luyện viết, phụ huynh cùng tìm hiểu các thông tin sau đây nhé. Có tất cả 5 nét cơ bản đó là: Nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc và nét cong.

  • Nét thẳng: Đây là nét cơ bản để trẻ luyện tập đầu tiên. Vì nó đơn giản và dễ viết nhất. Phụ huynh chỉ cần hướng dẫn con viết 1 đường thẳng từ trên xuống dưới hoặc dưới lên trên. Không yêu cầu quá nhiều kĩ năng cũng như độ khó khi viết.
  • Nét ngang: Là nét viết một đường ngang từ trái sang phải. Nếu tập trung thì trẻ dễ dàng viết được nét này.
  • Nét xiên: Được chia ra làm nét xiên trái và nét xiên phải. Độ khó của nét này cao hơn nét ngang, nét thẳng. Phụ huynh nên hướng dẫn và kèm cặp con tránh bị cong khi viết. Dạy trẻ hướng đầu bút từ trái qua phải hoặc ngược lại.
  • Nét móc: Là nét viết khó bao gồm nét móc trên, móc dưới và nét móc 2 đầu.
  • Nét cong: Bao gồm nét cong trái, cong phải và cong kín. Độ khó khi viết cũng cao nhất nên trẻ cần phải luyện tập nhiều.

Nét xiên phải viết như thế nào
Nét xiên phải viết như thế nào

Những lưu ý khi dạy trẻ viết các nét cơ bản

Khi đã hiểu rõ về các nét cơ bản để dạy con, thì phụ huynh cũng cần chuẩn bị.

  • Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế. Cho con ngồi thoải mái, không gò bó và khoảng cách mắt đến vở tầm 25-30cm. Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Phải để trẻ ngồi học ở vị trí ánh sáng đầy đủ và thông thoáng.
  • Dạy trẻ biết cách cầm bút luyện viết đúng cách. Cha mẹ hướng dẫn con cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Đặc biệt, phải để bút nghiêng một góc khoảng 60 độ so với vai.

+ Sử dụng ngón cái và ngón trỏ để giữ chặt bút. Ngón giữa làm nhiệm vụ đỡ thân bút trong khi viết.

+ Khoảng cách từ đầu bút đến các ngón tay là 2,5cm. Nếu thấy con cầm bút sai cần sửa ngay, tránh tình trạng kéo dài trẻ thành thói quen khó đổi.

  • Hướng dẫn con cách rê bút đúng và chính xác. Rê bút nhẹ một đường trên mặt giấy, tránh tì đè sẽ gây rách mặt giấy. Khiến nét chữ không được đẹp và thanh mảnh.    

Nét xiên phải viết như thế nào
Nét xiên phải viết như thế nào

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Tham khảo thêm bài viết: 5 kinh nghiệm dạy con học nói và viết nhanh chóng.

Những bài học đầu đời rất cần sự đồng hành của bố mẹ

Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết khi trẻ tập viết nét cơ bản. Phụ huynh nên mua bút chì khi mới cho trẻ làm quen. Nên chọn loại bút chì 2B hoặc 3B nét chữ viết sẽ đẹp hơn. Mua một vài cuốn tập tô cho con luyện trước khi tập viết ở vở ô ly. Kèm theo cục gôm để trẻ tẩy xóa khi viết sai.

Nét xiên phải viết như thế nào
Nét xiên phải viết như thế nào

Đưa ra khoảng thời gian luyện tập cho con thật phù hợp. Mỗi ngày chỉ cần 30-40 phút cho con luyện viết nét cơ bản. Phụ huynh cần hướng dẫn nhẹ nhàng, tạo hứng thú cho con tránh gây áp lực.

Nét xiên phải viết như thế nào
Nét xiên phải viết như thế nào

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên. Phụ huynh sẽ tìm hiểu và áp dụng trong việc tập viết nét cơ bản cho con được tốt hơn. Chúc các con sẽ đạt được những điểm 10 đỏ rực trong quyển vở tập viết nhé.

+ Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con các nét giống với các hạt mưa các con vừa vẽ. Đó là nét xiên phải và nét xiên trái.

Cô mời các con lấy rổ về tổ ngồi.

 Giới thiệu nét xiên phải, nét xiên trái (5-7’)

* Nét xiên phải:

- Cô cho trẻ lấy các thẻ nét trong rổ xếp ra và hỏi:

+ Trong rổ các con có gì?

+ Các con có nhận xét gì về các nét này (Có nét lõm, có nét lồi).

- Cô chỉ và giới thiệu trên power point nét xiên phải.

+  Đây là nét xiên phải.

- Cô mời cả lớp và cá nhân đọc tên nét

+ Các con hãy xếp nét xiên phải về phía phải của mình.

+ Vì sao gọi là nét xiên phải? (vì hướng xiên của nó từ phải sang trái, từ trên xuống dưới), các con hãy sờ và cảm nhận xem có đúng như vậy không ?

+ Cô chốt: Nét xiên phải có hướng xiên từ bên phải sang bên trái, từ trên xuống dưới.

* Nét xiên trái:

- Cô xoay nét xiên phải thành nét xiên trái trên powerpoint cho trẻ đoán là nét. Nếu trẻ không đoán được cô giới thiệu nét xiên trái. Nếu trẻ nói đúng nét cô hỏi trẻ:

+ Vì sao gọi là nét xiên trái?

Nét xiên trái có hướng xiên từ bên trái sang bên phải. Từ trên xuống dưới.

+ Cô mời cả lớp và cá nhân đọc tên nét

+ Các con hãy lấy tất cả các thẻ nét xiên trái và xếp sang phía bên trái của mình. (cô quan sát, kiểm tra)

+ Cô khẳng định: Nét xiên trái có hướng xiên từ bên trái sang bên phải, từ trên xuống dưới.

- Chơi trò chơi “ thi làm nhanh”: chỉ và đọc to các nét theo yêu cầu của cô

+ Cô đọc tên nét nào các con hãy chỉ và đọc to nét đó.

+ Cô cho trẻ nhắm mắt, sờ và tìm nét theo yêu cầu của cô.

- Cô cho lấy và chọn 2 nét rời còn lại trong rổ xếp chồng lên các thẻ nét xiên phải và nét xiên trái

- Cô cho trẻ đọc lại nét xiên phải, nét xiên trái trên power point

+ Khi màu đổ vào nét nào các con hãy đọc tên nét đó lên

- Cô cho trẻ cất đồ dùng theo yêu cầu của cô.

+ Hôm nay cô sẽ cho cả lớp tô nét xiên phải, nét xiên trái.

* HĐ2: Hướng dẫn trẻ tập tô

- Cô yêu cầu trẻ về bàn, kéo ghế lấy vở, bút  mở bài trang số 4.

+ Cô tô mẫu nét xiên phải:  

    Cô cầm bút bằng tay phải và bằng 3 ngón tay, ngón trỏ ngón cái cầm bút, ngón giữa đỡ bút. Cô bắt đầu tô nét xiên phải thứ nhất ở đầu dòng bên trái (không phân tích) cô tô nét xiên phải tiếp theo: tô theo nét chấm mờ từ phải sang trái, từ trên xuống dưới sao cho trùng khít lên các chấm mờ. Tiếp tục tô lần lượt các nét xiên phải cho đến hết dòng. Hết dòng thứ nhất cô tô tiếp dòng thứ hai.

Cô nhắc trẻ chú ý khi tô không ấn bút quá sẽ không đẹp.

+ Cô cho cả lớp xem vở tô mẫu của cô và cô làm mẫu tư thế ngồi, cách cầm bút. (Chân để vuông góc với sàn nhà, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tỳ vào bàn, cô cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ vở, khi viết vở hơi chếch về bên trái…)

- Trẻ thực hiện tô nét xiên phải. Cô nhắc cả lớp ngồi đúng tư  thế trước khi tô, khi trẻ tô, cô đi bao quát uốn nắn tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. (Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải, khi cầm bút không cầm cao quá, không cầm thấp quá)

* Nghỉ tay thể dục giữa giờ (1’)

- Cô cho trẻ nghỉ tay: chơi 1 trò chơi nhẹ nhàng

* Cô tô mẫu nét xiên trái: Cô bắt đầu tô từ nét chấm mờ thứ nhất ở đầu dòng bên trái, tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới sao cho trùng khít lên chấm mờ. Cứ như vậy tô lần lượt các nét xiên trái cho đến hết dòng. Hết dòng thứ nhất cô tô tiếp dòng thứ 2

- Trẻ thực hiện tô nét xiên trái: Khi trẻ tô cô đi bao quát uốn nắn tư thế ngồi cho trẻ, chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên giúp đỡ những trẻ yếu, với những cháu chưa biết cách cầm bút.

* HĐ3: Nhận xét

- Cô cho 2 trẻ ngồi cùng bàn nhận xét bài của nhau và hỏi trẻ:

+ Con có thích bài của bạn không ? Vì sao ?

+ Con thấy bạn tô như thế nào ?

- Cô chọn 3-4 bài của trẻ để cả lớp nhận xét: Lưu ý trẻ nhận xét bạn về cách tô sạch, đẹp, trùng khít lên chấm mờ không tô ra ngoài…