Quy dinh chung cua viec quan ly thuế là gì năm 2024

(LSVN) - Những người sáng tạo nội dung có hoạt động quảng cáo, kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội mà có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên trong năm dương lịch thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Quy dinh chung cua viec quan ly thuế là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Thời gian qua, hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng Tiktok ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Để quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng số nói chung, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan thuế các cấp cũng đã sớm chủ động vào cuộc, phối hợp với các ngành liên quan chống thất thu thuế hoạt động kinh doanh này.

Tuy nhiên, so với thu nhập và doanh thu khủng, số thuế nộp ngân sách nhà nước từ lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, gây thất thu ngân sách nhà nước. Điều này cũng đang gây mất bình đẳng giữa những người kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Tạp chí Luật sư Việt Nam, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, người sáng tạo nội dung (Content creator) là một thuật ngữ mới xuất hiện và phổ biến trong vài năm gần đây, khi chúng ta tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. Vì thế, hiện nay pháp luật chưa có quy định về khái niệm “người sáng tạo nội dung” nói chung và người sáng tạo nội dung trên nền tảng xã hội. Đồng nghĩa với điều này, phạm vi, đối tượng được coi là người sáng tạo nội dung vẫn chưa có khung cơ chế, chính sách cụ thể để xác định.

Ngoài ra, để xác định quy trình thu thuế đối với người sáng tạo nội dung, còn phải căn cứ vào mục đích sáng tạo nội dung là để thu lợi nhuận hay không lợi nhuận, cũng như số lợi nhuận trung bình hằng tháng để xác định mức thuế áp dụng với từng đối tượng.

Do đó, việc thu thuế đối với người sáng tạo nội dung, là một quá trình mất nhiều thời gian và thủ tục để hoàn thiện, từ cơ chế, chính sách pháp luật đến khi thực thi.

Tuy nhiên, đối với những cá nhân hoạt động trên nền tảng mạng xã hội, có phát sinh thu nhập, thì căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có thể được coi là cá nhân kinh doanh. Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Do đó, những người sáng tạo nội dung có hoạt động quảng cáo, kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội mà có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên trong năm dương lịch thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định trên.

Quy trình thu thuế của cơ quan có thẩm quyền thu thuế được quy định cụ thể trong Luật Quản lý thuế năm 2019 và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, nội dung quy trình nộp thuế được quy định tại Phần 2 của Quyết định 1209TCT/QĐ/TCCB, theo đó quy trình nộp thuế bao gồm 6 bước: Đăng ký thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, quản lý thu nợ thuế, xử lý hoàn thuế, xử lý miễn, giảm thuế.

Theo Luật sư Tiền, việc thu thuế đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động, kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội (trường hợp này là Tiktok) chỉ áp dụng đối với những cá nhân hoạt động mà có phát sinh thu nhập. Cụ thể:

- Đối với những đối tượng đã đăng ký thuế tại Việt Nam thì họ phải có trách nhiệm khai báo và nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019. Cơ quan có trách nhiệm quản lý việc thu thuế là các cơ quan thuế như: Chi cục Thuế khu vực, Chi cục Thuế, Cục Thuế, Tổng cục Thuế.

- Đối với những đối tượng không đăng ký thuế tại Việt Nam đã cài đặt địa chỉ nhận hóa đơn trên Tài khoản quản lý quảng cáo TikTok (TikTok Ads Manager Account) tại Việt Nam thì theo Thông tư 80/2021/TT-BTC và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, TikTok Pte. Ltd. (“TikTok”) sẽ thực hiện đăng ký thuế tại Việt Nam và chịu trách nhiệm khai báo thuế tại Việt Nam cho hoạt động cung cấp quảng cáo TikTok (TikTok Ads) cho các đối tượng này.

Như vậy, trong trường hợp này thì TikTok sẽ chịu trách nhiệm thay mặt Chính phủ thu 5% thuế GTGT và 5% thuế TNDN từ những đối tượng này và nộp lại cho Tổng cục Thuế Việt Nam.

"Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, hầu hết các nền tảng mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam đều của nước ngoài. Do đó việc quản lý, kiểm soát thông tin cũng như truy thu thuế đối với cá nhân Việt Nam kinh doanh vừa phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, vừa phải tuân thủ theo các chính sách, quy chuẩn của nền tảng mạng xã hội đó. Những vướng mắc từ quy định của pháp luật đến công tác thực thi, áp dụng pháp luật hiện đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức trong công tác quản lý nhà nước về thuế của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền", Luật sư Tiền nhấn mạnh.