Mười bài hát hàng đầu của thập niên 50 năm 2023

MỸ TÂM

Show
Mười bài hát hàng đầu của thập niên 50 năm 2023

Ca sĩ MỸ TÂM vào năm 2012

SinhPhan Thị Mỹ Tâm
16 tháng 1, 1981 (41 tuổi)
Đà Nẵng, Việt Nam
Quốc tịch
Mười bài hát hàng đầu của thập niên 50 năm 2023
Việt Nam
Tên khác

  • Chị Đẹp
  • Họa mi tóc nâu
  • Mira Dương

Dân tộcKinh
Nghề nghiệp

  • Ca sĩ
  • Nhạc sĩ
  • Diễn viên
  • Đạo diễn phim
  • Nhà sản xuất phim

Năm hoạt động1997 - nay
Giải thưởngDanh sách
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại

  • V-pop
  • Ballad
  • Dance
  • R&B
  • Pop rock
  • Pop soul

Nhạc cụ

  • Hát
  • Piano
  • Guitar
  • Sáo recorder
  • Cổ tranh

Năm hoạt động1999–nay[1]
Hãng đĩa

  • Hãng phim Phương Nam
  • MT Entertainment

Chữ ký
Mười bài hát hàng đầu của thập niên 50 năm 2023

Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981), thường được biết đến với nghệ danh Mỹ Tâm, là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc, đạo diễn, diễn viên và giám khảo truyền hình người Việt Nam. Được mệnh danh là "Nữ hoàng V-pop", nhiều tác giả và nhà báo trong nước lẫn quốc tế từng nhìn nhận cô là một trong những nữ nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam. Sinh ra tại Đà Nẵng, Mỹ Tâm sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Cô khởi nghiệp ca hát bằng album đầu tay Mãi yêu (2001) và album kế tiếp Đâu chỉ riêng em (2002) không lâu sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Album phòng thu thứ ba, Yesterday & Now (2003) giúp cô lập kỷ lục về doanh số bán ra tại thị trường trong nước.

Trong những năm còn lại của thập niên 2000, Mỹ Tâm phát hành một chuỗi các sản phẩm âm nhạc thành công về mặt chuyên môn và thương mại, bao gồm các album đề cử cho giải Cống hiến Hoàng hôn thức giấc (2005), Vút bay (2006), Trở lại (2008). Năm 2004, Mỹ Tâm tổ chức chương trình biểu diễn "Liveshow Ngày ấy & bây giờ", có mức kinh phí đầu tư lớn nhất tại Việt Nam lúc đó. Trong thập niên 2010, cô thực hiện chuyến lưu diễn Heartbeat và phát hành Tâm (2013), Tâm 9 (2017), liên tiếp gặt hái thành công thương mại. Bên cạnh việc tự sáng tác, cô còn hát các ca khúc của tác giả khác như "Tóc nâu môi trầm", "Họa mi tóc nâu", "Ước gì", "Hát với dòng sông", "Xích lô" hay "Cây đàn sinh viên".

Mỹ Tâm nằm trong danh sách những nghệ sĩ thu âm bán đĩa nhạc chạy nhất tại Việt Nam, với doanh thu khoảng 2 triệu bản. Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, Mỹ Tâm giành được 5 giải Cống hiến, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV, 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Tại sự kiện Top Asia Corporate Ball 2014 ở Kuala Lumpur, cô thắng giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" và là "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) công nhận trong năm 2014. Cô xuất hiện trong danh sách "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam" (2017) do tạp chí Forbes Vietnam công bố. Cô còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 Billboard World Album vào tháng 1 năm 2018. Mỹ Tâm còn làm giám khảo cho các cuộc thi như Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (2012–13), Sao Mai điểm hẹn (2010), Giọng hát Việt (2015), góp mặt trong phim truyền hình Cho một tình yêu (2010). Năm 2019, cô lần đầu đạo diễn cho bộ phim điện ảnh đầu tay Chị trợ lý của anh.

Cuộc đời và sự nghiệp

1981–2000: Thuở niên thiếu và khởi đầu sự nghiệp

Phan Thị Mỹ Tâm sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981 tại Đà Nẵng,[2] quê gốc tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.[3] Cô là con út trong một gia đình gồm có tám anh chị em.[3][4][5] Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về âm nhạc,[2] cô từng có 3 năm theo học ba lê từ lúc sáu tuổi, trước khi chuyển sang học chơi guitar và organ.[6] Cho dù thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ và Đoàn đội lúc ở trường,[5][7] cô lại không xem ca hát là sự nghiệp tương lai của mình.[6]

Trong lúc học cấp 2, cô giành giải nhất cuộc thi ca hát toàn trường,[6] đoạt giải A "Liên hoan tiếng hát Miền Trung và Tây Nguyên"[8] và tiếp tục giành Huy chương vàng Giọng hát hay "Xuân 1997" toàn thành phố Đà Nẵng khi mới 15 tuổi.[3][6] Mỹ Tâm từng được chọn vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tại Hà Nội,[6] nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vào năm 1997, cô đến Thành phố Hồ Chí Minh để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.[2][9] Cùng năm đó, cô bắt đầu theo học Hệ trung cấp chính quy Khoa thanh nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[2][10]

Từ năm 1997 đến năm 1998, cô liên tiếp tham gia những hội diễn văn nghệ và các cuộc thi giọng hát hay của Quận và Thành phố.[3] Tháng 4 năm 1998, cô đoạt giải nhất ở hai hội thi đơn ca tại quận Tân Bình và Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 11 cùng năm, cô đến tham dự cuộc thi "Giọng ca vàng" do báo Mực Tím tổ chức.[3] Cô giành chiến thắng chung cuộc trong buổi thi chung kết với bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội".[7][11][12][13]

Vào đầu năm 1999, Mỹ Tâm trở thành ca sĩ độc quyền cho trung tâm Vafaco.[9] Bản thu âm đầu tiên của cô thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Nguyễn Hà,[7][9][13] với ca khúc "Nhé anh".[9] Cùng năm Mỹ Tâm cũng giành giải nhất "Hội diễn văn nghệ ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh 1999 - 2000".[8] Đến giữa năm 2000, khi vừa kết thúc hợp đồng cùng công ty Vafaco, cô đồng sáng tác bài hát đầu tay mang tên "Mãi yêu" cùng nhạc sĩ Nguyễn Quang,[3][13] "Mãi yêu" cùng phần trình bày lại nhạc phẩm "I Love You" của Céline Dion đã giúp cô đạt Huy chương Đồng tại Liên hoan Giọng ca vàng châu Á tại Thượng Hải, Trung Quốc.[7][9][13]

2001–2002: Nổi tiếng với Tóc nâu môi trầm; album Mãi yêu và Đâu chỉ riêng em

Ngày 15 tháng 2 năm 2001, Mỹ Tâm cùng với ca sĩ như Thanh Lam, Trần Thu Hà và Thu Phương cho ra mắt CD Tóc nâu môi trầm do hãng phim Phương Nam thực hiện. "Tóc nâu môi trầm" cũng trở thành ca khúc gắn liền với tên tuổi của Mỹ Tâm kể từ đó. Được Mỹ Tâm lăng xê quá tích cực, tuy nhiên, ít ai biết rằng, ca khúc này lại vốn được nhạc sĩ Quốc Bảo sáng tác để dành riêng cho Hiền Thục. Trong buổi giao lưu với bạn đọc nhân dịp ra mắt sách 50 - Hồi ký không định xuất bản, nhạc sĩ Quốc Bảo lần đầu chia sẻ: "Tóc nâu môi trầm" được hãng phim Trẻ đặt hàng cho Thục; sau khi đã hòa âm và thực hiện xong bản thu, Hiền Thục cuối cùng lại từ chối không hát. Lý do được Hiền Thục đưa ra là lúc đó cô mới 20 tuổi nên không hiểu ý nghĩa bài hát. Bị Hiền Thục từ chối, nhạc sĩ Quốc Bảo đã nghĩ ngay đến Mỹ Tâm bởi anh không muốn bỏ phí sáng tác của mình. "Tôi rất tiếc nếu ca khúc không được phát hành, vì thế tôi nói với hãng phim Trẻ là sẽ phối lại và đưa cho người khác hát. Cuối cùng, tôi đưa cho Mỹ Tâm nghe bản demo ngay tại nhà. Chúng tôi quyết định phối lại bài này ở tông cao hơn và tiết tấu nhanh hơn" - Quốc Bảo nhớ lại. Anh hài hước cho biết thêm: "Mỹ Tâm có lẽ cũng không hiểu gì nhưng được cái Mỹ Tâm giống ca sĩ Khánh Ly là "em không hiểu nhưng em thích bài hát này. Rồi đến một lúc nào đó em sẽ hiểu".

Và đúng như dự đoán của nhạc sĩ Quốc Bảo, ca khúc này đã giúp hình ảnh của Mỹ Tâm đến gần hơn với đông đảo khán giả và trở thành một trong những ca khúc thành công nhất của Mỹ Tâm thời điểm đầu năm 2000.

Vào tháng 6 năm 2001, Mỹ Tâm tốt nghiệp thủ khoa hệ trung cấp Nhạc viện Thành phố với số điểm 9,5.[14] Để có kết quả này, cô phải hạn chế đi diễn để tập trung vào việc học tập và luyện thanh.[15] Cô phát hành album phòng thu đầu tay mang tựa đề Mãi yêu do hãng phim Phương Nam sản xuất năm 2001.[7] Album có sự hợp tác cùng các nhạc sĩ Bảo Chấn ("Bài ca đêm"), Võ Thiện Thanh ("Sóng") hay Bảo Phúc ("Tình mãi xanh").[16] Mỹ Tâm đóng góp 2 bài hát tự sáng tác là "Mãi Yêu" và "Tình mơ", nhạc sĩ Quốc Bảo tham gia với 3 nhạc phẩm "Tóc nâu môi trầm", "Hai muơi" và "Em của tôi".[16] Mãi yêu vượt doanh số 54.000 bản.[17] Cùng năm 2001, Mỹ Tâm được Đài truyền hình Việt Nam bình chọn là "Nhân vật tiêu biểu trong năm 2001"[8] và lọt vào "Top 5 ca sĩ triển vọng" tại Giải thưởng âm nhạc Hoa Học Trò lần I do bạn đọc báo Hoa Học Trò bình chọn.[7] Mỹ Tâm còn thực hiện video âm nhạc cho "Nhé anh" và "Tình mãi xanh" trong khuôn khổ cuộc thi VTV - Bài hát tôi yêu năm đầu tiên.[18] Trong đêm trao giải diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2002 tại Nhà hát Hòa Bình, cô giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và "Bài hát được yêu thích nhất" cùng video "Nhé anh".[19]

Năm 2002, Mỹ Tâm tổ chức chuyến lưu diễn xuyên Việt đầu tiên cùng nhãn hàng Sunsilk, mang tên "Sunsilk cùng Mỹ Tâm tỏa sáng ước mơ". Chương trình diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,[20] với dàn dựng đơn giản dành cho đối tượng học sinh, sinh viên.[21] Cũng trong năm này, cô phát hành "Cây đàn sinh viên", đĩa đơn đầu tiên do Bến Thành Audio-Video sản xuất.[22] Do nhạc sĩ Quốc An sáng tác,[23][24] bài hát nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trẻ và sinh viên,[17][25][26] đồng thời mang về cho Mỹ Tâm giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng Mai Vàng lần VII.[27] Vào tháng 5, cô cho phát hành CD "Ban mai tình yêu" do hãng phim Trẻ & Mỹ Tâm Production với hình thức của một album rút ngắn và đem về thành công với bài hát "Tình lỡ cách xa" phát hành kèm.[22] Đây được xem là đĩa đơn đầu tiên do một ca sĩ tự sản xuất tại Việt Nam.[22] Cô tiếp tục cho ra mắt đĩa đơn "Hát với dòng sông",[20] một ca khúc sáng tác bởi nhạc sĩ Quốc An và Nhất Huy.[25] Tuy không xuất hiện trong sản phẩm âm nhạc chính thức nào và chỉ trình diễn trong một số chương trình ca nhạc, "Hát với dòng sông" trở thành một trong những bài hát trứ danh cho Mỹ Tâm.[25][28] Bài hát giúp cho Quốc An giành giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2002.[29]

Album phòng thu thứ hai của Mỹ Tâm, Đâu chỉ riêng em do hãng phim Phương Nam và Mỹ Tâm Production sản xuất giới thiệu lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 17 tháng 12 năm 2002.[30] Trong album, Mỹ Tâm thể hiện lại các nhạc phẩm nước ngoài nổi tiếng: "Poupée de cire, poupée de son" và "Bang Bang (My Baby Shot Me Down)" phổ lời Việt.[31] Video âm nhạc "Giấc mơ tình yêu" mà Mỹ Tâm thực hiện cùng đạo diễn Huỳnh Phúc Điền tại mùa giải VTV - Bài hát tôi yêu thứ 2 đã thắng giải "Video được khán giả yêu thích nhất" và "Video do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn" trong buổi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng 12.[32][33] Lần đầu tiên Mỹ Tâm giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh 2002.[29] Một liveshow nhỏ mang tên "Cho trái tim trẻ thơ tỏa sáng" được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM và thực hiện bởi hãng phim Phương Nam hồi tháng 6.

2003–2005: Yesterday & Now và Hoàng hôn thức giấc

Vào tháng 6 năm 2003, Mỹ Tâm tiếp tục cho phát hành album Yesterday & Now (tựa tiếng Việt: Ngày ấy & Bây giờ) do Bến Thành Audio-Video thực hiện,[20][34] gồm nhiều sáng tác mới của Trần Huân ("Họa mi tóc nâu"), Võ Thiện Thanh ("Ước gì") và Lê Quang ("Niềm tin chiến thắng").[35] Được xem là "album được yêu thích rộng rãi nhất" của cô,[34] Yesterday & Now vượt 68.000 đĩa vào đầu tháng 3 năm 2005,[36][37] mà đến nay đã đạt trên 100.000 bản[34] — con số kỷ lục tại thị trường âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.[20][34]

Tháng 7 năm 2003, album VCD Mãi yêu của cô được hãng phim Phương Nam phối hợp cùng Mỹ Tâm Production thực hiện. Trong album có 2 MV được quay ở Hàn Quốc gồm Mãi yêu và Giấc mơ tình yêu; 2 MV còn lại là Một lần và mãi mãi (với diễn viên Kiều Anh phụ hoạ) & Chiếc nhẫn cỏ (phụ hoạ bởi diễn viên Công Dũng) được quay ở Ninh Bình, Việt Nam. Album này phá vỡ kỷ lục đĩa VCD bán ra tại thị trường Việt Nam, với hơn 80.000 bản tính đến tháng 3 năm 2005.[38] Bài hát "Ước gì" trích từ album Yesterday & Now mang về giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải Mai Vàng lần IX[39] và giải Làn Sóng Xanh cho "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" thuộc về tác giả Võ Thiện Thanh;[28][40][41] "Niềm tin chiến thắng" là một trong các sáng tác ca khúc cổ vũ thể thao xuất hiện trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, sau đó được hãng Pepsi chuyển nhượng lại làm nhạc hiệu quảng cáo cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam;[42] và "Họa mi tóc nâu" đem về cho tác giả Trần Huân giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2003.[43] Trong cùng một hạng mục giải thưởng, Mỹ Tâm còn đem về cho nhạc sĩ Võ Thiện Thanh giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" với nhạc phẩm "Xích lô";[20][43] và một giải nữa cho "Ca sĩ được yêu thích nhất".[43] Kết thúc năm 2003, Mỹ Tâm còn mang về giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" do Vietnamnet bình chọn.[8][20]

"Và Mỹ Tâm, nhân vật chính của chương trình, dù đã đổi nhiều lần trang phục và đầu tóc, chơi đàn và nhảy múa thật nhiều, cũng không biến thành một giọng hát khác, sang trọng, sâu sắc và mới lạ như khá nhiều người kỳ vọng hoặc dự báo trước liveshow. Đó chính là 'vấn đề' của Tâm, một ngôi sao đang ở 'đỉnh' ưu ái của một lượng lớn khán giả."

—"Từ Liveshow của một ngôi sao: Đi đúng con đường của mình" - Tuổi trẻ.[44]

Chiều ngày 20 tháng 1 năm 2004, hãng nước giải khát PepsiCo Việt Nam công bố Mỹ Tâm trở thành ca sĩ độc quyền trong 1 năm và lên đường sang thủ đô Luân Đôn để gặp gỡ những ngôi sao ca nhạc thế giới như Britney Spears, Enrique Iglesias, P!nk và Beyoncé.[38][45] Vào cuối tháng 3 năm 2004, Mỹ Tâm trình diễn trong "Liveshow Ngày ấy & bây giờ" do Mỹ Tâm Production và hãng phim Phương Nam tổ chức, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[a] Đêm nhạc tạo sự thu hút lớn từ dư luận, khi được đầu tư đến 3 tỷ đồng,[46][50] mức kinh phí đầu tư lớn nhất trong lịch sử làm đêm nhạc của Việt Nam lúc đó.[38][51][52] Đêm diễn đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh thu về 13.000 vé,[53] trong luồng đánh giá trái chiều của các nhà phê bình.[54] Buổi diễn tại Hà Nội ước tính có xấp xỉ một vạn khán giả đến sân Mỹ Đình để xem cô biểu diễn.[55] Sau sự thành công của liveshow, VCD và DVD của chương trình cũng được Mỹ Tâm Production và hãng phim Phương Nam biên tập trong vòng 6 tháng và chính thức phát hành vào tháng 8 năm 2004.[20][56] Chương trình giúp Mỹ Tâm tham gia mùa giải tiền Cống hiến năm 2004 bằng hai đề cử cho "Chương trình của năm" và "Ca sĩ của năm".[57] Vào tháng 9, cô tiếp tục trình diễn tại đêm nhạc "Quê hương tuổi thơ tôi" nằm trong chương trình "Âm nhạc và những người bạn" do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng.[20][58] Mỹ Tâm khởi động một chuỗi các liveshow khác mang tên "Sống hết mình", với đêm diễn đầu tiên vào ngày 20 tháng 10 năm 2004 ở Sân khấu Lan Anh, Thành phố Hồ Chí Minh.[b] Trong năm 2004, cô cũng giành giải Làn Sóng Xanh cho "Ca sĩ được yêu thích nhất"[41] và giải "Lá phong" do Lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng.[c]

Vào tháng 4 năm 2005, album phòng thu thứ 4 Hoàng hôn thức giấc (tựa tiếng Anh: The Color of my Life) ra mắt.[5][62] Album thực hiện trong suốt 1 năm, với 14 bài hát được chọn xuất hiện chính thức, trong đó có 4 bài hát Mỹ Tâm tự sáng tác ("Vì đâu", "Nụ hôn bất ngờ", "Nhịp đập dại khờ" và "Nhớ").[62] Đồng thời, có hai bài hát mua bản quyền quốc tế ("Người yêu dấu ơi", nhạc Nhật; "Không còn yêu", nhạc Pháp), cùng các sáng tác mới của Lê Quang, Võ Thiện Thanh và Trần Huân.[62][63][64] Album đạt 20.000 bản ngay trong tuần đầu phát hành[64] và đem về cho Mỹ Tâm đề cử cho "Album của năm" và "Ca sĩ của năm" trong khuôn khổ giải Cống hiến năm 2005.[65] Tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2005, Mỹ Tâm đoạt giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và mang về cho nhạc sĩ Tường Văn giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" với nhạc phẩm "Rồi mai thức giấc".[66] Một chuyến lưu diễn xuyên Việt miễn phí dành cho sinh viên đầu tư hơn 3 tỷ đồng mang tên "Sức mạnh của những ước mơ" được Mỹ Tâm triển khai từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 22 tháng 10 năm 2005.[67][68] Ước tính đã có hơn 12.000 khán giả đến dự đêm diễn đầu tiên tại khu ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức).[69] Một VCD/DVD thu trực tiếp từ chuyến lưu diễn mang tên "Liveshow Sức mạnh của những ước mơ" cùng CD Album Vol. 4, 5 - "Dường như ta đã" phát hành tháng 2 năm 2006.[20][63]

2006–2009: Vút bay, Trở lại và Nhịp đập

Sau gần 3 tháng rời Việt Nam để thực hiện album,[70] Mỹ Tâm công bố về album Vút bay (tựa Anh: Fly) trong một đêm nhạc vào ngày 21 tháng 12 năm 2006.[71] Vút bay đánh dấu lần thực hiện album hoàn toàn tại nước ngoài đầu tiên của một ca sĩ Việt Nam.[72] Ở Vút bay, Mỹ Tâm hợp tác cùng công ty Hàn Quốc Nurimaru Pictures,[71] khi hãng tài trợ kinh phí và kết hợp cùng Bến Thành Audio - Video để phát hành album tại Việt Nam.[73] Thực hiện từ ngày 7 tháng 10, Mỹ Tâm trải qua thời gian hai tháng để chuẩn bị cho album này tại Hàn Quốc và mô tả đây là sự đột phá mới của cô về phong cách biểu diễn.[71] Album gồm 11 nhạc phẩm, trong đó có 4 ca khúc được Mỹ Tâm thể hiện bằng tiếng Hàn gồm "Dường như ta đã" (chuyển lời Hàn), "Hãy đến với em", "Giọt sương" và "Ngày hôm nay"; còn lại là các ca khúc nhạc Hàn lời Việt như "Bí mật", "Khóc một mình", "Ô cửa sổ" và "Em chờ anh".[71][74] Trung Nghĩa từ Tuổi Trẻ nhận thấy album này giúp Mỹ Tâm có "cơ hội bước vào guồng máy công nghệ giải trí phát triển mạnh ở một nước châu Á" như Hàn Quốc.[75] Bán ra 15.000 bản ở tuần đầu phát hành,[76] doanh số của Vút bay kém khởi sắc tại cả hai thị trường Hàn Quốc và Việt Nam.[72][77] Dù vậy, album vẫn giành được đề cử cho "Album của năm" và "Ca sĩ của năm" tại giải Cống hiến năm 2006,[78] lần đầu giúp Mỹ Tâm giành giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" ở cương vị tác giả cho bài hát "Dường như ta đã" và "Ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải Làn Sóng Xanh 2006.[79] Đến hết năm 2006, cô còn đem về giải Ngôi sao bạch kim cho "Nữ ca sĩ có giọng hát xuất sắc nhất".[80]

Sau khi tạm vắng bóng trong năm 2007, Mỹ Tâm thực hiện dự án "Thời gian và tôi" kéo dài hơn 1 năm,[3] kể từ ngày 25 tháng 2 năm 2008.[73] Dự án này là sự hợp tác giữa công ty của cô và nhà sản xuất Cho Sung Jin của Hàn Quốc để thực hiện một số hoạt động, trong đó có việc thực hiện album mới, bắt đầu bằng chuyến đi sang Hàn Quốc từ ngày 29 tháng 2 đến đầu tháng 4.[73] Vào đầu năm 2008, cô lên tiếng về album phòng thu thứ 6 Trở lại (tựa Anh: The Return),[81] phát hành vào ngày 4 tháng 4 cùng năm.[81][82] Album có tổng cộng 12 ca khúc pop ballad, gồm 2 sáng tác gốc của cô và các nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh, Dương Thụ, Hồ Hoài Anh và Phương Uyên.[81] Phần guitar xuất hiện trong album được nghệ sĩ Hàn Quốc Sam Lee thực hiện; trong khi nhạc sĩ Lee Han Boem, người từng hợp tác trong nhạc phẩm "Bí mật", lại tiếp tục tham gia trong ca khúc "Và em có anh" cùng nhạc sĩ Quốc Bảo.[81] Bài hát "Hơi ấm ngày xưa" trích từ album này giúp Mỹ Tâm nhận được giải Mai Vàng 2008 cho "Nữ ca sĩ nhạc nhẹ được yêu thích nhất".[83] Vào ngày 1 tháng 9, cô phát hành album thứ 7 Nhịp đập (tựa Anh: To the beat).[20][84] Cũng vào thời gian này, Mỹ Tâm tổ chức chuyến lưu diễn xuyên Việt mang chủ đề "Sóng đa tần", là lần đầu tiên có một ca sĩ người Việt thực hiện chuyến lưu diễn xuyên quốc gia tại năm thành phố trên cả nước.[84] Một DVD "Live Concert Tour Sóng Đa Tần" phát hành ngày vào ngày 17 tháng 4 năm 2009.[20] Từ năm 2007 đến năm 2008, Mỹ Tâm đã giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" tại lễ trao giải 10 năm Làn Sóng Xanh vào ngày 20 tháng 12 năm 2007,[85] giải Làn Sóng Xanh cho "Ca sĩ được yêu thích nhất" năm 2007,[86] giải Mai Vàng năm 2008 cho "Nữ ca sĩ nhạc nhẹ",[87] 2 lần liên tiếp giành giải HTV Awards cho "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất",[88][89] đề cử "Album của năm" cho Trở lại và lần đầu tiên đoạt giải "Ca sĩ của năm" tại giải thưởng âm nhạc Cống hiến năm 2008.[90]

2010–2012: Những giai điệu của thời gian và Cho một tình yêu

Ngày 13 tháng 4 năm 2010, Mỹ Tâm phát hành tập sách ảnh mang tựa đề Những giai điệu của thời gian, mở đầu cho dự án năm 2010 và 2011 với tên gọi "Melodies of Time".[91][92] Một album đặc biệt có tên đầy đủ Những giai điệu của thời gian: Special Edition cũng đồng thời ra mắt, gồm một số bài hát của Ngô Thụy Miên, Quốc Dũng, Tâm Anh và Y Vân.[93] Cuối năm 2010, Mỹ Tâm nhận lời làm giám khảo của cuộc thi âm nhạc Sao Mai điểm hẹn cùng nhạc sĩ Tuấn Khanh và Hồ Hoài Anh.[94] Chương trình phát sóng từ tháng 10 năm 2010[94] đến tháng 1 năm 2011.[95] Sự xuất hiện của cô tại cuộc thi được đánh giá là thành công về mặt hình ảnh.[95] Trong năm 2010, cô đoạt giải HTV Awards cho "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất",[96] đem về 3 giải Làn Sóng Xanh cho "Nhạc sĩ được yêu thích nhất", "Ca sĩ được yêu thích nhất" và "Gương mặt của năm".[97]

Năm 2010, Mỹ Tâm tham gia loạt phim truyền hình Cho một tình yêu do Nguyễn Tranh và Lê Hoá đạo diễn.[93] Trong phim, cô lần đầu tham gia vai chính và làm đạo diễn âm nhạc.[98] Với nội dung phỏng tác theo bộ phim "Corner with Love" của Đài Loan,[99] Mỹ Tâm vào vai Linh Đan, một cô gái nuôi ước mơ về âm nhạc, cùng chuyện tình giữa cô, Hải Đông (Quang Dũng) và Trần Vũ (Tuấn Hưng).[98] Cho một tình yêu nhận nhiều đánh giá tiêu cực, chủ yếu là ở phần diễn xuất của dàn diễn viên.[98][99] Vào ngày 8 tháng 3 năm 2011, cô ra mắt bài hát "Xin lỗi",[100][101][102] trước khi phát hành CD/DVD nhạc phim Cho một tình yêu vào tháng 9 năm 2011.[103]

Mười bài hát hàng đầu của thập niên 50 năm 2023
Mỹ Tâm trình diễn trong đêm nhạc MTV EXIT, diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 5 năm 2012.[104]

Đêm 14 tháng 1 năm 2011, Mỹ Tâm tổ chức "Liveshow Những giai điệu của thời gian - Kỉ niệm 10 năm ca hát" tại Thành phố Hồ Chí Minh[105] với mục đích tri ân sự nghiệp âm nhạc.[106] Đêm diễn nhận những phản hồi tích cực,[106] trước khi đưa ra Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào ngày 16 tháng 3 cùng năm,[107] với 1.000 vé đặt trước đã bán hết.[108] Một DVD lưu lại đêm diễn mang tên "Liveshow Kỷ niệm 10 năm ca hát" cũng do Mỹ Tâm phát hành trong năm 2011.[20] Ngày 8 tháng 9, cô mở thêm một chương trình ca nhạc kịch khác mang tên "Cho một tình yêu" tại Nhà hát Thành phố.[109] Lấy bối cảnh ở bộ phim cùng tên mà cô thủ vai chính trong năm 2010, đêm diễn kể về câu chuyện tình tay ba của các nhân vật bằng 25 ca khúc cũ và mới cùng nhiều phong cách khác nhau.[109][110] Đêm diễn nhận nhiều phản hồi tích cực từ phía các nhà phê bình, đề cao khả năng biên tập nội dung và đạo diễn của cô.[109][110]

Vào ngày 22 tháng 10 năm 2011, Mỹ Tâm phát hành video âm nhạc "Đánh thức bình minh", nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Video Âm nhạc Việt.[111] Sau 11 tuần tranh giải, video giành chiến thắng chung cuộc với giải thưởng 300 triệu đồng và giải "Nữ ca sĩ xuất sắc nhất" trong đêm trao giải vào ngày 15 tháng 1 năm 2012, đồng thời được chọn trình chiếu trên kênh MTV châu Á.[112] Mỹ Tâm tham gia ban giám khảo của cuộc thi truyền hình SV 2012 trong các trận đấu vòng loại khu vực miền Trung.[113] Vào ngày 14 tháng 2 năm 2012, cô cho ra mắt video âm nhạc "Sai"[114] và phát hành đĩa đơn "Chuyện như chưa bắt đầu" vào ngày 2 tháng 6.[115][116][117] Video âm nhạc của "Chuyện như chưa bắt đầu" đạt 1 triệu lượt xem chỉ trong vòng 1 tháng phát hành,[118] đồng thời nhận một đề cử cho hạng mục "Bài hát của năm" trong giải Cống hiến lần thứ 8.[116][119] Trong đêm trao giải, Mỹ Tâm lần thứ hai đem về giải "Ca sĩ của năm".[119]

Vào ngày 26 tháng 5 năm 2012, Mỹ Tâm tham gia trình diễn trong đêm nhạc MTV Exit bên cạnh nhóm nhạc Mỹ Simple Plan với mục đích tuyên truyền chống lại nạn buôn người trái phép, thu hút 40.000 khán giả tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.[120] Ngày 29 tháng 5 năm 2012, cô thông báo thay thế Siu Black làm giám khảo cho cuộc thi Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 4,[121] lên sóng từ ngày 17 tháng 8 năm 2012[122] đến 1 tháng 2 năm 2013.[123] Ngày 1 tháng 8 năm 2012, Mỹ Tâm là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên chính thức trở thành đối tác với hệ thống YouTube.[d] Sau khi phát hành một trích đoạn ngắn vào tháng 11, video âm nhạc chính thức cho "Trắng đen" phát hành vào ngày 8 tháng 11,[128][129] lọt vào danh sách video âm nhạc được bình luận và yêu thích nhiều nhất trong tuần đầu phát hành trên trang mạng xã hội YouTube.[129] Năm 2012, Mỹ Tâm trở thành nghệ sĩ Việt đầu tiên đoạt giải thưởng Mnet Asian Music Awards (MAMA) cho "Nghệ sĩ châu Á xuất sắc nhất" ("Best Asian Artist").[130][131] Tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2012, Mỹ Tâm giành chiến thắng tại hạng mục quan trọng "Gương mặt của năm" và giải "Ca sĩ được yêu thích nhất".[132]

2013–2015: Tâm và Giọng hát Việt

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2013, Mỹ Tâm cho ra mắt album phòng thu thứ 8 mang tên Tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh.[133] Là một sản phẩm mang giai điệu pop soul,[134][135] album gồm 10 sáng tác gốc của chính cô với sự hợp tác của Cho Sung Jin và các nhà sản xuất âm nhạc Hàn Quốc khác.[133] Album nhận những phản hồi tích cực từ các nhà phê bình[136] và giành thành công thương mại,[137] đạt 5.000 bản chỉ trong ngày đầu tiên xuất bản và vươn lên vị trí đầu bảng nhiều tuần liền về số lượng tải trên hệ thống iTunes.[1][138] Nhằm quảng bá cho album, nhiều video âm nhạc đã được đăng tải trên tài khoản YouTube chính thức của cô, với lượng tương tác cao trong thời gian phát hành.[e]

Vào tháng 4 năm 2013, có thông tin Mỹ Tâm bị cắt suất diễn ở hai đêm nhạc trong khuôn khổ các hoạt động của cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế (DIFC) 2013 tại Đà Nẵng do đưa ra cát-xê quá cao.[148][149][150] Cô sau đó đã lên tiếng phủ nhận sự việc và số tiền được cho là do quản lý của cô đưa ra.[150][151] Vào ngày 24 tháng 8 năm 2013, Mỹ Tâm tổ chức đêm nhạc theo phong cách acoustic mang tên "Gởi tình yêu của em" tại Thành phố Hồ Chí Minh.[152][153] Cô tiếp tục đem chương trình này đến biểu diễn tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 10,[154] trước khi tổ chức đêm diễn với mục đích từ thiện tại Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 1 năm 2014.[155] Một DVD ghi lại chương trình phát hành trong một buổi ký tặng diễn ra vào ngày 27 tháng 4 năm 2014.[156] Vào ngày 22 tháng 10, Mỹ Tâm phát hành video âm nhạc cho bài hát "Em phải làm sao",[157][158] đạt mốc 200.000 lượt người xem trong ngày xuất bản và lọt vào 14 video âm nhạc được yêu thích nhất trong ngày.[159] Vào ngày 21 tháng 9 năm 2013, Mỹ Tâm xác nhận lần quay trở lại ngôi vị giám khảo trong mùa thứ 5 của cuộc thi Thần tượng âm nhạc Việt Nam.[160] Đêm công bố kết quả chung kết của cuộc thi diễn ra vào ngày 11 tháng 5 năm 2014.[161] Mỹ Tâm xuất hiện trong vai trò giám khảo chương trình số 11 của Gương mặt thân quen mùa thứ 2 phát sóng vào ngày 7 tháng 6.[162] Vào ngày 21 tháng 7, Mỹ Tâm hợp tác trong ca khúc "Về bên anh" và "Nụ cười còn mãi", nằm trong album kỷ niệm 1 năm ngày mất của nam ca sĩ Wanbi Tuấn Anh, Khúc ca cho em.[163][164]

"Dưới khán đài, khán giả say sưa hát theo thần tượng của mình. Đúng như chủ đề của live concert Heartbeat, 40.000 trái tim đã hòa chung một nhịp đập. Mỹ Tâm hầu như đã bỏ lại những gì gọi là xa hoa, đẳng cấp để thật sự sống trọn vẹn với âm nhạc, với khán giả và bản chất 'tưng tửng' trong cô."

—Vân Nhiên, "Liveshow Mỹ Tâm thừa cảm xúc, thiếu đột phá" - VNExpress.[44]

Ngày 1 tháng 3 năm 2014, Mỹ Tâm với tư cách là khách mời trong liveshow Dấu ấn của ca sĩ Hiền Thục. Cùng là hai giọng ca đã có chỗ đứng trong lòng khán giả, lại là lần đầu tiên kết hợp cùng nhau, Hiền Thục và Mỹ Tâm dành khá nhiều thời gian để chỉnh sửa, tập luyện nhằm mang đến tiết mục ưng ý nhất. Không thường xuyên nói về nhau trên truyền thông nên ít ai biết Mỹ Tâm và Hiền Thục là đôi bạn thân cùng học khoa Thanh nhạc, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh khóa học năm 2000. Sau khi tốt nghiệp, cả hai chọn cho mình hướng đi riêng. Nhiều năm phấn đấu, họ đều là những ca sĩ có tên tuổi trong làng giải trí. Sự xuất hiện của cô trong liveshow của Hiền Thục chính là món quà lớn nhất mà "họa mi tóc nâu" dành tặng cô bạn thân. Sau gần 5 năm, bản song ca Tóc nâu môi trầm vẫn khiến người hâm mộ phát cuồng mỗi khi xem lại. Khi chia sẻ về việc từng có chung ca khúc này nhưng mức độ phủ sóng khác nhau, cả Mỹ Tâm và Hiền Thục đều khẳng định đây là kỉ niệm vui chứ không ai so đo, tính toán hơn thua.

Chiều 28 tháng 9 năm 2014, Mỹ Tâm công bố về chuyến lưu diễn miễn phí tại sân vận động đầu tiên của cô sau 10 năm—"Heartbeat", diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[f] Chương trình thu hút 40.000 khán giả đến dự đêm diễn tại Sân vận động Quân khu 7[168] và khoảng 25.000 người tại Sân vận động Hàng Đẫy.[169][g] Chương trình được giới phê bình đón nhận một cách tích cực,[173] đồng thời mang về cho cô đề cử giải Cống hiến 2015 ở hạng mục "Chương trình của năm".[174] Trong khi đó, video âm nhạc "Vì mình còn yêu" ra mắt trước thời điểm diễn ra đêm diễn "Heartbeat"[175] lại nhận nhiều phản hồi tiêu cực áp đảo.[176] Một DVD ghi lại chương trình giới thiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 4 năm 2015,[177][178] trước khi phát hành tại 2 đêm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, lần lượt vào ngày 22 và 26 tháng 4 năm 2015, nhằm tái hiện lại không khí của "Heartbeat" với những tiết mục được yêu thích trong chương trình.[178] DVD bán được 3.600 bản chỉ trong 4 tiếng ra mắt,[179][180][181] thu về lợi nhuận hơn 1 tỷ 80 triệu đồng và tiếp tục chạm mốc 10.000 bản trong một tháng.[182][183]

Ngày 12 tháng 4 năm 2015, Mỹ Tâm là người cuối cùng lên tiếng xác nhận tham gia dàn giám khảo trong mùa thi thứ 3 của chương trình Giọng hát Việt.[184][185][186] Một ngày sau đó, cô cùng với Đàm Vĩnh Hưng, Thu Phương và Tuấn Hưng đã có buổi ghi hình đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.[186] Trong đêm chung kết, thí sinh Đức Phúc từ đội của cô đã giành giải cao nhất.[187] Cô phát hành video âm nhạc "Khi cô đơn anh gọi tên em", một sáng tác tiếng Nhật của Mayumi Itsuwa, vào ngày 17 tháng 10 năm 2015.[188][189] Mỹ Tâm trình bày bài hát "Thứ tha" tại chương trình Thử thách cùng bước nhảy vào ngày 19 tháng 12[190][191] và ra mắt video âm nhạc phong cách thập niên 1960 vào ngày 22 tháng 12.[192][193]

Trong lễ kỷ niệm hai năm thành lập kênh MTV Việt Nam vào ngày 27 tháng 9 năm 2013, Mỹ Tâm trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam tranh giải "Nghệ sĩ xuất sắc thế giới" ("Best Worldwide Act") tại giải thưởng Âm nhạc châu Âu của MTV, tổ chức vào ngày 10 tháng 11 tại Amsterdam, Hà Lan.[194][195] Sau khi dừng bước trước đối thủ Lý Vũ Xuân đến từ Trung Quốc,[196] Mỹ Tâm nhận cúp "Nghệ sĩ xuất sắc Đông Nam Á" từ đại diện của kênh MTV Việt Nam trên sân khấu Thần tượng âm nhạc Việt Nam đêm 23 tháng 3 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[197] Trong đêm trao giải diễn ra vào tháng 12 năm 2013, Mỹ Tâm giành giải Làn Sóng Xanh cho "Ca sĩ được yêu thích nhất",[198][199] trước khi cô công bố rút tên khỏi giải thưởng âm nhạc này kể từ năm 2014.[200][201] Đài truyền hình Việt Nam cũng xướng tên Mỹ Tâm khi trao giải "Ấn tượng VTV" cho "Nghệ sĩ ấn tượng nhất VTV 2014".[202] Tối ngày 6 tháng 4 năm 2015, Mỹ Tâm lần thứ 3 giành giải Cống hiến cho "Ca sĩ của năm" trong lễ trao giải lần thứ 10, diễn ra tại Nhà hát Thành phố.[203][204] Ngày 10 tháng 7, Mỹ Tâm được thông báo chiến thắng hạng mục "Nghệ sĩ châu Á có lượng tiêu thụ sản phẩm tốt nhất" ("Best selling artist of Asia") tại Big Apple Music Awards, giải thưởng tôn vinh nghệ sĩ thuộc lĩnh vực âm nhạc khu vực châu Á, vùng Kavkaz và Trung Đông; với lễ trao giải diễn ra vào ngày 12 tháng 9 tại Hamburg, Đức.[205][206][207] Vào ngày 6 tháng 9, Mỹ Tâm lần thứ 2 giành Giải thưởng VTV 2015 cho "Ca sĩ ấn tượng".[208]

2016–2018: Tâm 9 và liveshow "First love"

Vào ngày 16 tháng 1 năm 2016, Mỹ Tâm tổ chức đêm nhạc "Ô cửa màu xanh" tại Nhà hát Hòa Bình để tạo nguồn quỹ từ thiện tại một số tỉnh miền Nam và miền Trung.[209] Các ca khúc trong chương trình được trình bày theo phong cách nhạc kịch và bolero, với sự xuất hiện của khách mời như Trọng Tấn và Quang Dũng.[210][211] Buổi ký tặng DVD ghi hình của chương trình tổ chức vào tháng 1 năm 2017.[212] Cô ra mắt video âm nhạc cho "Đôi mắt màu xanh" vào ngày 17 tháng 1, "Hãy về với nhau" vào đầu tháng 4[213][214] và "Cuộc tình không may" vào tháng 7 năm 2016.[215]

Mỹ Tâm tham gia đêm nhạc miễn phí mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ năm 2016 mang tên iConcert - Say it sing it share it do nhạc sĩ Nguyễn Hà cùng ê-kíp Nguyễn Production thực hiện tại sân vận động Quân khu 7. Chương trình này xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam mới về số người tặng hoa cho nhau nhiều nhất trong một đêm nhạc.[216] Ngày 26 tháng 1 năm 2017, Mỹ Tâm phát hành video âm nhạc cho ca khúc "Anh thì không". Sau khi ông Vũ Xuân Hùng, tác giả phổ lời của bài hát, lên tiếng vi phạm tác quyền, Mỹ Tâm đã công bố lời xin lỗi, khóa video để tôn trọng bản quyền[217] và công bố một phiên bản khác do Châu Đăng Khoa viết lời ngày 21 tháng 2.[218][219] Ngày 28 tháng 2 năm 2017, Mỹ Tâm công bố tham gia làm giám khảo chương trình Phiên bản hoàn hảo, bên cạnh Nguyễn Quang Dũng. Chương trình lên sóng trong 15 tập, bắt đầu từ ngày 8 tháng 3 năm 2017.[220] Ngày 4 tháng 8 năm 2017, Mỹ Tâm phát hành video âm nhạc "Điều tuyệt vời".[221]

Ngày 19 tháng 11 năm 2017, Mỹ Tâm công bố về album Tâm 9,[222] được thực hiện trong vòng 1 năm, với các sáng tác "ẩn chứa những góc sâu thẳm, chín muồi nhất trong đời sống tình cảm" của cô.[223] Album phát hành ngày 3 tháng 12, gồm 13 ca khúc pop soul do Mỹ Tâm, Đức Trí, Khắc Hưng, Vũ Cát Tường và Phan Mạnh Quỳnh sáng tác.[224] Hai ca khúc trong album, "Đâu chỉ riêng em" và "Đừng hỏi em", được cô phát hành video âm nhạc lần lượt vào tháng 7 và tháng 10 năm 2017.[225][226] Album tiêu thụ 20.000 bản,[227] trong đó 5.000 bản bán ra chỉ trong ngày phát hành, phá vỡ kỷ lục của album Tâm năm 2014.[228] Đây là album đầu tiên của một ca sĩ Việt Nam lọt vào top 10 Billboard World Albums và nằm trong danh sách album nhạc soul thịnh hành nhất trên kênh mua sắm trực tuyến Amazon.[227][229] Để quảng bá, Mỹ Tâm thực hiện nhiều buổi ký tặng đĩa ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng) vào đầu tháng 12.[228][230][231]

Tháng 3 năm 2018, Mỹ Tâm tái bản lại album đầu tay Mãi yêu sau 17 năm phát hành,[232] cũng như góp giọng vào ca khúc "Rực rỡ tháng năm", trích từ bộ phim Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.[233] Tại lễ trao giải Cống hiến lần thứ 13, Mỹ Tâm trở lại danh sách bình chọn sau ba năm vắng bóng bằng ba đề cử,[234] giành chiến thắng tại các hạng mục "Ca sĩ của năm" và "Album của năm" cho Tâm 9 vào ngày 22 tháng 3 năm 2018.[235]

Vào ngày 20 tháng 10 năm 2018, Mỹ Tâm tổ chức liveshow "First Love" tại sân vận động Jangchung, Hàn Quốc.[236][237]

2019–nay: Chị trợ lý của anh, liveshow Tri âm và My Soul 1981

Cuối năm 2018, Mỹ Tâm ra mắt dự án phim điện ảnh đầu tay mang tên Chị trợ lý của anh (với vai trò là đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, diễn viên) hợp tác cùng nam diễn viên Mai Tài Phến. Phim mang đến cho khán giả nhiều tình tiết bất ngờ và thú vị. Mỹ Tâm lấy tên Mira Dương (Mira có nghĩa là tình yêu, bình yên còn Dương là họ mẹ cô).[238]

Đêm ngày 24 tháng 9 năm 2019, Mỹ Tâm đã chính thức tung ra bản ballad mới mang tên "Anh đợi em được không?". Chỉ sau 12 giờ lên sóng, video âm nhạc đã đạt 1,2 triệu lượt xem.[239] Tối ngày 29 tháng 9 năm 2020, Mỹ Tâm chính thức ra mắt video âm nhạc "Đúng cũng thành sai" do nhạc sĩ Khắc Hưng sáng tác.[240] Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Mỹ Tâm chính thức ra mắt video âm nhạc "Anh chưa biết đâu". Ca khúc do nhạc sĩ Khắc Hưng sáng tác, mang thể loại latin với tiết tấu nhanh rộn ràng cùng phần giai điệu mới lạ nhưng bắt tai và dễ nhớ.[241]

Sau hơn 1 tháng tạm hoãn để chung tay cùng cộng đồng chống dịch COVID-19, Mỹ Tâm công bố trở lại với đêm hoà nhạc có tựa đề Tri âm, dành để tri ân những người đã theo dõi và ủng hộ cô trong suốt sự nghiệp của mình. Sự kiện sẽ diễn ra tại Sân vận động Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25 tháng 4 năm 2021 và Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2021.[242] Nhưng sau đó, trên trang Facebook của mình, ekip của nữ ca sĩ Mỹ Tâm đã có thông báo về việc thay đổi địa điểm tổ chức đêm hoà nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh từ sân vận động Quân khu 7 sang Sân vận động Phú Thọ do nhiều lí do chủ quan lẫn khách quan. Để quảng bá cho đêm hoà nhạc, cô đã phát hành đĩa đơn "Hào quang" cùng một video âm nhạc trên YouTube, tái hiện lại toàn bộ sự nghiệp của cô trong vòng 20 năm.[243] Riêng với việc tổ chức liveshow Tri âm tại Hà Nội, Mỹ Tâm cùng ekip tổ chức phải dời lịch diễn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.[244] Mãi đến ngày 15 tháng 9 năm 2022, Mỹ Tâm chính thức công bố thông tin tổ chức liveshow Tri âm tại Hà Nội ngày 5 tháng 11 cùng năm tại Sân vận động Mỹ Đình sau 2 lần bị hoãn do dịch COVID-19.[245] Ngày 17 tháng 10 năm 2021, Mỹ Tâm phát hành album tuyển tập Bolero Edition, bao gồm 11 ca khúc quen thuộc của dòng nhạc bolero như: "Sầu tím thiệp hồng", "Sầu lẻ bóng", "Hoa trinh nữ", "Đôi mắt người xưa", "Chỉ hai đứa mình thôi nhé", "Xin thời gian qua mau", "Chuyện tình không suy tư",...[246]

Ngày 17 tháng 12 năm 2021, Mỹ Tâm đã chính thức công bố thông tin sẽ tổ chức một chuỗi đêm nhạc trực tuyến mang tên My Soul 1981. Ba đêm nhạc đầu tiên của My Soul 1981 sẽ được phát sóng trực tuyến độc quyền trên ứng dụng NETHub vào các ngày 7 tháng 1, 16 tháng 1 và 14 tháng 2 năm 2022.[247] Sau khi chuỗi đêm nhạc trực tuyến đã tạo nên cơn sốt trên diện rộng, Mỹ Tâm quyết định thực hiện đêm nhạc Gala My Soul 1981 dưới hình thức offline ở Đà Lạt vào hai ngày 26 tháng 3 và 27 tháng 3.[248]

Phong cách nghệ thuật

Từ khi khởi nghiệp bằng album đầu tay vào năm 2001, phong cách âm nhạc của Mỹ Tâm thường được ghi nhận bởi những ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng nhạc trẻ.[250][251][252] Dù vậy, cô cũng từng tham gia thể nghiệm với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Nếu như ở Hoàng hôn thức giấc (2005), các sáng tác mang yếu tố của dòng nhạc Trung Đông nổi bật hơn cả,[63][249] thì âm điệu R&B, dance và hip-hop lại được thể hiện rõ rệt với Vút bay (2006) và Nhịp đập (2008).[71][250] Ngoài ra, cô cũng từng thử sức với dòng nhạc trữ tình,[93][252] nhạc Latin,[253] ballad[250] hay pop soul.[135] Phong cách trình diễn của cô được so sánh với Britney Spears và Jennifer Lopez.[254] Về ca từ, các nhạc phẩm mà Mỹ Tâm thể hiện thường mang các chủ đề liên quan đến tình cảm lứa đôi, tình bạn và cuộc sống đời thường.[28][141][255] Trang Vietnamplus khẳng định Mỹ Tâm "đã mở rộng thế giới pop 'mộc mạc' của mình bằng sự kết hợp và pha trộn nhiều thể loại âm nhạc trẻ trung, thời thượng, hấp dẫn giới trẻ".[250]

Mỹ Tâm sở hữu chất giọng nữ trung,[10][251] với âm vực rộng 3 quãng tám, quãng giọng cô trải dài từ B2 đến C6.[256][257] Nhà báo Tùng Lâm đánh giá "Giọng hát điêu luyện, mạnh mẽ và đầy xúc cảm của Mỹ Tâm không chỉ giúp cô có chỗ đứng vững chắc trong làng nhạc Việt, mà còn là cơ sở để người hâm mộ đặt trọn vẹn niềm tin khi cô đại diện cho Việt Nam 'đem chuông đi đánh xứ người'."[258]

Mỹ Tâm còn được công chúng nhìn nhận ở cương vị của một nhạc sĩ.[1][74] Cô bắt đầu viết nhạc từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường tại Đà Nẵng và tiếp tục theo đuổi lối sáng tác chuyên nghiệp từ khi theo học thanh nhạc.[74] Trong khi các nhạc phẩm trước đây của cô như "Tình mơ", "Mãi yêu" hoặc các bài hát nhạc nước ngoài phổ lời Việt ít nhận được sự chú ý của khán giả, thì sự nghiệp sáng tác của cô chỉ bắt đầu nở rộ kể từ khi Hoàng hôn thức giấc (2005) được ra mắt.[74] Trong bài nhận xét album Tâm (2013) trên tờ Tuổi Trẻ, nhà báo Quỳnh Nguyễn từng nhận định "Có lẽ Tâm là ngôi sao nhạc pop duy nhất của Việt Nam thể hiện thành công ca khúc của nhiều nhạc sĩ khác nhau nhưng cũng thành công với những sáng tác của chính mình."[1] Vân An của VnExpress cho rằng "Mỹ Tâm có tài dẫn chuyện vừa chân thật, 'tưng tửng' nhưng lại cuốn hút đến kỳ lạ" khi "dẫn dắt khán giả hòa nhịp cùng dòng cảm xúc của mình để họ cảm được bài hát ấy một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất".[255]

Các hoạt động khác

Thương hiệu riêng

Vào năm 2007, Mỹ Tâm cho ra mắt công ty giải trí MT Entertainment do chính cô làm giám đốc,[259] đồng thời công bố về nhãn hiệu sữa tắm và nước hoa mang tên "My Time", phối hợp sản xuất với Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn.[260][261] Đây được xem là nhãn hiệu nước hoa đầu tiên do một ca sĩ Việt Nam sở hữu,[260] với 4 mùi hương khác nhau[262] và thực hiện trong vòng 8 tháng.[260][261][262]

Vào năm 2012, Mỹ Tâm lên tiếng về thương hiệu thời trang "Nightingale" mà cô tự thiết kế, với thời gian hơn 2 năm chuẩn bị.[263][264][265] Cô làm mẫu và công bố dòng thời trang này trên chương trình "Thời trang & Đam mê" vào tháng 8 năm 2013.[266][267][268] Trong khi "Nightingale" nhận được những phản hồi trái chiều,[269][270] cô vẫn tiếp tục cho ra mắt bộ sưu tập dành cho mùa hè vào tháng 4 năm 2014.[271]

Hoạt động từ thiện

Trong chuyến lưu diễn phục vụ miễn phí cho sinh viên xuyên Việt "Sức mạnh của những ước mơ" vào năm 2005, cô hợp tác cùng Honda Việt Nam trong việc trao 50 suất học bổng trị giá 50 triệu đồng cho sinh viên nghèo vượt khó tại mỗi thành phố diễn ra chương trình.[67] Nhân đợt phân phối 7.000 sản phẩm nước hoa "My Time" đầu tiên ra thị trường, Mỹ Tâm trích 10.000 đồng trên doanh thu mỗi chai nước hoa và 70 triệu đồng để làm từ thiện.[260] Đêm diễn "Gởi tình yêu của em" tại Đà Nẵng vào năm 2014 cũng được cô tổ chức nhằm mục đích từ thiện, khi dùng lợi nhuận của việc bán vé để thực hiện chương trình trao quà cho bà con miền Trung chịu nhiều khó khăn và thiệt hại sau những trận bão lũ vào dịp Tết Nguyên Đán.[155]

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, Mỹ Tâm thành lập quỹ từ thiện "MT Foundation",[34] nhắm tới đối tượng là những trẻ em mồ côi, khuyết tật và các trẻ em nghèo hiếu học.[272] Bằng việc trích một phần lợi nhuận từ các sản phẩm âm nhạc và kinh doanh riêng, mỗi tháng Mỹ Tâm đều mang những phần quà và tiền từ MT Foundation đến với những mảnh đời cơ cực, cần giúp đỡ và chia sẻ.[84] Bên cạnh đó, cô còn tổ chức chương trình "Nâng bước ngày mai", một hoạt động thường niên của quỹ "MT Foundation", với ước tính trung bình 700 suất học bổng, tương đương 1.4 tỷ đồng được trao cho học sinh nghèo hiếu học ở các tỉnh, bên cạnh các hoạt động từ thiện khác dành cho bà con nghèo diễn ra vào mỗi năm.[273][274][275][276]

Thành tựu và di sản

Mỹ Tâm tại Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam năm 2010.

Được mệnh danh là "nữ hoàng V-pop",[277] nhiều tác giả và nhà báo trong nước lẫn quốc tế từng nhìn nhận Mỹ Tâm là một trong những nữ nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam.[38][250][251] Trong danh sách 12 nghệ sĩ "Hiện tượng Pop toàn cầu mà bạn chưa biết" của ABC News, Mỹ Tâm được đánh giá "là một trong những giọng hát được công nhận của khu vực Đông Nam Á".[278] Tờ Tuổi trẻ khẳng định: "Dù yêu thích giọng hát Mỹ Tâm hay không thì cũng rất khó phủ nhận vị trí 'đầu bảng' của cô trong thị trường nhạc trẻ suốt 15 năm qua. Mỹ Tâm cũng là nữ ca sĩ thuộc thế hệ 8X hiếm hoi được cả giới chuyên môn lẫn công chúng yêu mến".[1] Trong quyển Popular Music in Vietnam: The Politics of Remembering, the Economics of Forgetting, nhà phân tích Dale A. Olsen có gọi Mỹ Tâm là "ca sĩ nhạc pop nổi tiếng nhất tại Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21".[38]

Nhiều đồng nghiệp và nghệ sĩ khác từng đề cập đến Mỹ Tâm như là nhân tố có ảnh hưởng hoặc là ca sĩ mà họ yêu mến, bao gồm Hồng Nhung,[279] Mỹ Linh,[280] Trần Thu Hà,[281] Hiền Thục,[282] Hồng Đăng,[283] Nguyễn Hà,[284] Phú Quang,[285] Xuân Lan,[286] Nam Cường[287], Nguyễn Ngọc Ngạn[288] và Đặng Thu Thảo.[289] Trong cuốn tản văn Thị Dân (2010), nhạc sĩ Quốc Bảo có chia sẻ: "Tâm đã, đang và sẽ mãi mãi là 1 ngôi sao. Nhưng với tôi, Tâm là cô bé... chẳng sai chút nào. Em nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, hồn nhiên nhưng sâu lắng, giản dị nhưng nhiều khát vọng...".[13] Nữ nghệ sĩ Hàn Quốc Park Jeong-Ah từng chia sẻ mình yêu mến Mỹ Tâm nhờ phong cách ấn tượng trong một lần sang Việt Nam biểu diễn.[290] Là một cộng tác viên lâu năm của Mỹ Tâm, nhà sản xuất âm nhạc Hàn Quốc Cho Sung Jin chia sẻ: "Tôi luôn nhìn thấy sự đam mê, những kỹ năng âm nhạc của cô phát triển hơn sau mỗi ngày" và khẳng định "Mỹ Tâm chính là nghệ sĩ hoàn hảo nhất trong cả cuộc đời âm nhạc của tôi".[138] Sau đêm lưu diễn MTV Exit diễn ra vào tháng 5 năm 2012, nhóm nhạc Simple Plan cho rằng Mỹ Tâm là "siêu sao ca nhạc" và "là một tài năng lớn, có phong cách làm việc chuyên nghiệp".[291] Theo Olsen, việc tham gia của Mỹ Tâm trong việc chuyển ngữ, trình bày và thu âm các bài hát nước ngoài phần nào giúp cô được nhìn nhận là người đi đầu trong các vấn đề về tác quyền tại Việt Nam.[252] Từ khi là đối tác của hệ thống YouTube vào năm 2012, Mỹ Tâm đã rút tên khỏi các trang nhạc số tại Việt Nam nhằm chuẩn hóa các vấn đề bản quyền ở phạm vi trong nước và quốc tế, đồng thời đưa âm nhạc của cô vào khuôn khổ các hệ thống nhạc trả phí.[292][293]

Trong xuyên suốt sự nghiệp, Mỹ Tâm giành được nhiều giải thưởng, đề cử và vinh danh trong nước và quốc tế.[294] Cho đến nay, cô đã giành được 5 giải Cống hiến,[90][119][203][235] 3 giải HTV Awards,[88][89][96] 3 giải Mai Vàng,[27][39][83] 1 giải Mnet Asian Music Awards,[130] 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV,[197] 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh.[294] Vào ngày 27 tháng 5, Mỹ Tâm đến dự lễ trao giải diễn ra tại Monaco và trở thành một trong 25 nghệ sĩ khắp thế giới nhận giải "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" ("Best-selling artists from each major territory") do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) chứng nhận.[295][296] Trong sự kiện "Top Asia Corporate Ball 2014" được bảo trợ bởi Bộ Văn hoá Du lịch Malaysia và Bộ Công Thương Malaysia diễn ra vào ngày 21 tháng 11, Mỹ Tâm được vinh danh với giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" ("Asia's Music Legend") dành cho những nghệ sĩ xuất sắc và biểu tượng trong lĩnh vực âm nhạc.[297][298] Tháng 3 năm 2017, Mỹ Tâm là một trong 7 nhân vật giải trí xuất hiện trong "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017" do tạp chí Forbes công bố.[299][300]

Mỹ Tâm còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 của bảng xếp hạng Billboard World Albums vào tháng 1 năm 2018.[227]

Danh sách đĩa nhạc

Album phòng thu

  • Mãi yêu (2001)
  • Đâu chỉ riêng em (2002)
  • Yesterday & Now (2003)
  • Hoàng hôn thức giấc (2005)
  • Vút bay (2006)
  • Trở lại (2008)
  • To the Beat (2008)
  • Tâm (2013)
  • Tâm 9 (2017)

Biểu diễn trực tiếp

  • Liveshow: Cùng Sunsilk tỏa sáng ước mơ (2002)
  • Liveshow: Yesterday & Now (Ngày ấy & Bây giờ) (2004)
  • Liveshow: Âm nhạc và những người bạn - Quê hương tuối thơ tôi (2004)
  • Liveshow: Sống hết mình (2004)
  • Live Tour: The Power of Dreams (Sức mạnh của những ước mơ) (2006)
  • Live Concert Tour: To The Beat (Sóng đa tần) (2008)
  • Liveshow: Melodies of Times (Những giai điệu của thời gian) (2011)
  • Live Concert: Cho một tình yêu (2011)
  • Live Concert: Letter To My Love (Gởi tình yêu của em) (2013)
  • Live Concert Tour: Heartbeat (2014)
  • Live Concert: Dreaming Together In Osaka (2015)
  • Liveshow: Ô Cửa Màu Xanh (2016)
  • Showcase: Tâm 9 Showcase (2017)
  • Live Concert: First Love (2018)
  • Liveshow: Tri âm (2021–2022)
  • My Soul 1981 (2022)

Tham khảo

Chú giải

  1. ^ Chương trình tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sân vận động Quân khu 7, ngày 25 tháng 3) và Hà Nội (Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, ngày 4 tháng 4).[46][47][48] Chương trình từng dự kiến diễn ra ở Đà Nẵng, nhưng không thành do không thể tìm được nơi đứng ra tổ chức.[46][49]
  2. ^ Sau hai đêm diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh (20–21 tháng 10), chương trình tiếp nối tại Hà Nội (6 tháng 11), Đà Lạt, Cần Thơ, Đà Nẵng, sau đó trở lại phục vụ sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[59]
  3. ^ Tháng 7 năm 2004, Tổng lãnh sự quán Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh chọn Mỹ Tâm để nhận giải "Lá Phong" (Maple Leaf), dành cho các nghệ sĩ đã có những đóng góp tạo sự thúc đẩy tốt trong mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam.[60] Mỹ Tâm là ca sĩ đầu tiên nhận giải vì chọn ca khúc "You’re Not From Here" của nhạc sĩ Canada Lara Fabian để trình bày trong CD Yesterday and now.[60] Đại diện từ Sở Ngoại Vụ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thủ tục của giải thưởng này là sai, vì "việc trao giải cho một nghệ sĩ không thể làm bằng cách gửi công văn trước 48 tiếng đồng hồ như những công việc bình thường". Sở Ngoại Vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi công văn đề nghị Sở Văn hóa Thể thao có kết luận về giải thưởng Lá phong và những vấn đề liên quan.[61]
  4. ^ Tên miền tài khoản YouTube chính thức của Mỹ Tâm lúc này là "Mytamtube".[118][124] Ngày 30 tháng 11, Mỹ Tâm lên tiếng về việc hủy tài khoản Youtube với tên miền "Mytamtube" và chuyển sang tài khoản mới do gặp sơ suất trong quá trình quản lý,[125] đồng nghĩa với việc xóa bỏ toàn bộ lượt xem, bình luận của người hâm mộ trên các video ca nhạc trong suốt thời gian qua.[126][127]
  5. ^ "Sự thật ta yêu nhau" là video đầu tiên được phát hành vào ngày 20 tháng 1 năm 2013,[139] Video "Bạn tôi", một tác phẩm múa bóng do các sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt thực hiện, phát hành sớm hơn do sự cố rò rỉ vào chiều ngày 12 tháng 3,[140] thu về hơn 300.000 lượt xem chỉ sau 3 ngày ra mắt.[141][142] Sau khi phát hành đoạn giới thiệu ngắn vào ngày 19 tháng 3,[142] video "Vì em quá yêu anh" do chính cô làm đạo diễn được phát hành 1 ngày sau đó,[143] gây được chú ý khi đạt 200.000 lượt xem trên YouTube chỉ trong một ngày, rồi tăng lên 600.000 lượt xem và 16.000 lượt yêu thích sau đúng một tuần.[144] Video âm nhạc cho "Như một giấc mơ" phát hành vào ngày 15 tháng 6[145] vượt ngưỡng 2 triệu lượt xem và hơn 500.000 lượt yêu thích trong chưa đầy một tháng xuất bản, đưa số lượng người đăng ký theo dõi kênh của cô cán mốc 200.000 lượt.[146] Video âm nhạc "Gởi tình yêu của em" được phát hành vào ngày 2 tháng 12 năm 2013.[147]
  6. ^ Chương trình tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sân vận động Quân khu 7, ngày 9 tháng 11) và Hà Nội (Sân vận động Hàng Đẫy, ngày 23 tháng 11). Nhạc sĩ Lê Quang và Vĩnh Tâm cộng tác trong phần nội dung âm nhạc.[165][166][167]
  7. ^ Có hơn 6.000 vé được đặt trước chỉ trong một giờ mở cửa,[170] với 35.000 vé tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã được đặt hết chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên.[171][172]

Chú thích

  1. ^ a b c d e Quỳnh Nguyễn (6 tháng 4 năm 2013). “Vì đó là Tâm!”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ a b c d Olsen 2008, tr. 58
  3. ^ a b c d e f g “Tiểu sử Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ Thiên Phong (18 tháng 7 năm 2014). “Những gia đình đông anh em của sao Việt”. Zing News. Zing. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ a b c “Mỹ Tâm đã đi bước nào để trở thành Huyền thoại âm nhạc châu Á?”. Đất Việt. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. 4 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ a b c d e “World gets wise to My Tam”. Vietnam News. 27 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ a b c d e f An Du (22 tháng 11 năm 2014). “Nhìn lại con đường trở thành "Huyền thoại âm nhạc" của Mỹ Tâm”. Đất Việt. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ a b c d “Tiểu sử Mỹ Tâm”. Làn Sóng Xanh. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ a b c d e Văn Châu (23 tháng 11 năm 2014). “Hành trình đến giải Huyền thoại âm nhạc châu Á của Mỹ Tâm”. Zing News. Zing. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ a b “Tiểu sử ca sĩ Mỹ Tâm”. Tri thức sống. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  11. ^ Sốt với clip Mỹ Tâm thi hát năm 17 tuổi Ngọc Châu báo Mực Tím 23-05-2015 10:55
  12. ^ Clip Mỹ Tâm thi hát năm 17 tuổi gây sốt trên YouTube
  13. ^ a b c d e “7 cột mốc âm nhạc không thể nào quên của Mỹ Tâm”. Tri thức sống. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ Tường Nam (19 tháng 8 năm 2014). “Những sao Việt là thủ khoa, á khoa ở trường ĐH”. Zing News. Zing. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ “Mỹ Tâm đỗ thủ khoa”. VnExpress. FPT. ngày 12 tháng 7 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2010.
  16. ^ a b “Album: Mãi Yêu - Mỹ Tâm”. Làn Sóng Xanh. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  17. ^ a b O'Connor, Jenny (20 tháng 9 năm 2012). “The Playlist: Top 5 Essential Artists for a Southeast Asian Road Trip”. GrooveTraveler. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ “Các ca sĩ nói về "VTV - Bài hát tôi yêu"”. VNExpress. FPT. 12 tháng 6 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  19. ^ “Kết quả bình chọn của "VTV - Bài hát tôi yêu"”. VNExpress. FPT. 7 tháng 9 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  20. ^ a b c d e f g h i j k l “Mỹ Tâm - MTV Exit - Việt Nam”. MTV Exit. MTV. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  21. ^ Olsen 2008, tr. 58–59
  22. ^ a b c T3 (22 tháng 10 năm 2006). “Single Vpop – Câu chuyện bình cũ rượu mới”. VTC News. Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập 26 tháng 10 năm 2014.
  23. ^ Xuân Lộc (ngày 21 tháng 2 năm 2002). “Quốc An: Âm nhạc không giới hạn”. Người lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  24. ^ Trung Nghĩa (13 tháng 7 năm 2005). “Nhạc sĩ Quốc An: Chất giọng quyết định thành công ca sĩ”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập 10 tháng 1 năm 2014.
  25. ^ a b c “Quốc An - Nhất Huy và ca khúc "Hát với dòng sông"”. VNExpress. FPT. ngày 28 tháng 7 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  26. ^ Lê Ngọc Dương Cầm (16 tháng 5 năm 2008). “"Không thử sao biết" - chương trình ca nhạc dành cho sinh viên”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  27. ^ a b “Đan Trường, Mỹ Tâm đoạt giải Mai Vàng lần VII”. VNExpress. FPT. ngày 25 tháng 1 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  28. ^ a b c KM (8 tháng 11 năm 2014). “Những bài hát làm nên tên tuổi Mỹ Tâm”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  29. ^ a b “Lam Trường, Phương Thanh dẫn đầu Top ten Làn Sóng Xanh”. VNExpress. FPT. 29 tháng 8 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  30. ^ Vũ Thùy Chinh. “Lưu luyến những giai điệu Mai Vàng”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  31. ^ Thanh Chung (15 tháng 10 năm 2004). “Ai là tác giả lời Việt của ca khúc Bang bang?”. Vietnamnet. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  32. ^ Thy Lê (15 tháng 1 năm 2004). “VTV - Bài hát tôi yêu, vẫn là những gương mặt quen thuộc”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  33. ^ “10 video clip lọt vào chung kết VTV Bài hát tôi yêu”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 29 tháng 11 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  34. ^ a b c d e Mai Anh (25 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm - ca sĩ của những kỷ lục đáng nể”. Giao thông. Bộ giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  35. ^ “Album: Yesterday & Now — Mỹ Tâm”. Làn Sóng Xanh. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  36. ^ Trung Nghĩa (15 tháng 3 năm 2005). “Băng đĩa nhạc Việt: Ngày mai trời lại sáng?”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  37. ^ “Hy vọng mới cho băng đĩa nhạc Việt”. VNExpress. FPT. 15 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  38. ^ a b c d e Olsen 2008, tr. 59
  39. ^ a b Minh Tuệ (24 tháng 10 năm 2003). “Lễ trao giải Mai Vàng năm 2003”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  40. ^ “Ước gì là bản hit đình đám đã nhiều năm của Mỹ Tâm”. Mực Tím. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  41. ^ a b Tr.N (6 tháng 12 năm 2004). “Kết quả giải thưởng Làn Sóng Xanh 2004”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  42. ^ "Niềm tin chiến thắng" là bài hát đạo nhạc?”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. 21 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  43. ^ a b c Trung Nghĩa (22 tháng 10 năm 2003). “Làn sóng xanh 2003: mới và trẻ”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  44. ^ a b “Từ Liveshow của một ngôi sao: Đi đúng con đường của mình”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 31 tháng 3 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  45. ^ TR.N (21 tháng 1 năm 2004). “Ca sĩ Mỹ Tâm sẽ gặp gỡ các ngôi sao thế giới tại Anh quốc”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  46. ^ a b c Tr.N (16 tháng 3 năm 2004). “Liveshow Mỹ Tâm: chi phí trên 3 tỉ đồng”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  47. ^ Pi a (6 tháng 11 năm 2014). “Những bài hit để đời của Mỹ Tâm trong liveshow 10 năm trước”. YAN News. YAN. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  48. ^ Huy Thọ; Hạnh Nguyên (3 tháng 4 năm 2004). “Liveshow trên sân Mỹ Đình: Có "dễ tính"?”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  49. ^ Q.N.; TR.N. (18 tháng 2 năm 2004). “Hai chương trình âm nhạc đáng chú ý”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  50. ^ “Mỹ Tâm - MTV Exit”. MTV Exit. MTV Network. Bản gốc lưu trữ 19 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  51. ^ “Phong cách thời trang Mỹ Tâm qua 2 liveshow cách nhau 10 năm”. VNExpress. FPT. 24 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  52. ^ Tr.N (25 tháng 3 năm 2004). “Liveshow Mỹ Tâm: nhiều bài mang phong cách rock”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  53. ^ “Mỹ Tâm: Chưa đạt đẳng cấp diva”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 26 tháng 3 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  54. ^ Nguồn chứa nhận xét về "Liveshow Ngày ấy & bây giờ":
    • Tr.N (25 tháng 3 năm 2004). “Liveshow Mỹ Tâm: nhiều bài mang phong cách rock”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
    • “Mỹ Tâm: Chưa đạt đẳng cấp diva”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 26 tháng 3 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
    • “Từ Liveshow của một ngôi sao: Đi đúng con đường của mình”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 31 tháng 3 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
    • Olsen 2008, tr. 60
  55. ^ U.L. (4 tháng 4 năm 2004). “Thời tiết ủng hộ live show Mỹ Tâm”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2014.
  56. ^ Tr.N. (19 tháng 7 năm 2004). “Ngày ấy & bây giờ: DVD liveshow Mỹ Tâm”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  57. ^ Tr.N. (20 tháng 1 năm 2005). “Bất ngờ lớn tại giải thưởng âm nhạc Cống hiến”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  58. ^ “Ca sĩ Mỹ Tâm với live show "Quê hương tuổi thơ tôi"”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. 21 tháng 9 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  59. ^ T.T.D (20 tháng 10 năm 2004). “Khởi động Live show Sống hết mình của Mỹ Tâm”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  60. ^ a b T.Đ. (31 tháng 7 năm 2004). “Mỹ Tâm: ca sĩ VN đầu tiên được trao giải "Lá phong"”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  61. ^ Linh Lan. “Ảo tưởng về giải "Lá phong" của ca sĩ Mỹ Tâm”. Người lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  62. ^ a b c Tr.N (24 tháng 4 năm 2005). “Album Mỹ Tâm Vol.4: Hoàng hôn thức giấc”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  63. ^ a b c d TR.N.; Q.N. (11 tháng 2 năm 2006). “Nữ ca sĩ làm mới mình”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  64. ^ a b Tr.N (10 tháng 5 năm 2005). “Album Mỹ Tâm Vol.4 Hoàng hôn thức giấc tiêu thụ 20.000 bản”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  65. ^ Tr.N (13 tháng 1 năm 2006). “Giải Cống hiến 2005: Chat với Mozart thắng áp đảo”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  66. ^ “Kết quả Làn sóng xanh 2005: Bất ngờ với nhiều thắc mắc!”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. 13 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  67. ^ a b Q.N. (16 tháng 9 năm 2005). “Mỹ Tâm lưu diễn xuyên Việt phục vụ SV”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  68. ^ Thùy Trang. “Thiếu tài trợ, nhiều live show cuối năm bị bỏ dỡ”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2014.
  69. ^ Q.N. (19 tháng 9 năm 2005). “Mỹ Tâm đưa "Sức mạnh của những ước mơ" đến với SV”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  70. ^ Trung Thành (22 tháng 12 năm 2006). “Mỹ Tâm trở lại với hình ảnh rất Hàn Quốc”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  71. ^ a b c d e f T.Tr (21 tháng 12 năm 2006). “Mỹ Tâm ra mắt album nhạc Việt - Hàn”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  72. ^ a b Thạch Tú (29 tháng 5 năm 2012). “Sao Việt "lận đận" phát hành album ở nước ngoài”. VNMedia. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Bản gốc lưu trữ 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  73. ^ a b c T.Tr (25 tháng 2 năm 2008). “Mỹ Tâm tiết lộ dự án âm nhạc mới”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  74. ^ a b c d Trung Thành (21 tháng 8 năm 2007). “Mỹ Tâm vút bay”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  75. ^ Trung Nghĩa (31 tháng 12 năm 2006). “Nhạc Việt 2007: Sẽ có mùa quả ngọt...”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  76. ^ “Mỹ Tâm - Chuyện chưa kể ở Seoul”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. 21 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
  77. ^ Quỳnh Nguyễn (9 tháng 2 năm 2008). “"Xuất khẩu" âm nhạc: Thời của những tài năng trẻ”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  78. ^ Trung Thành (21 tháng 3 năm 2007). “Giải thưởng Cống hiến lần thứ 2 đã có chủ”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  79. ^ Trung Thành (26 tháng 12 năm 2006). “Làn Sóng Xanh 2006: Đêm trao giải không bất ngờ”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  80. ^ Tr.N. (23 tháng 1 năm 2007). “Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm đoạt giải Ngôi sao bạch kim”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  81. ^ a b c d Trần Trung Thành (31 tháng 3 năm 2008). “Mỹ Tâm: Sau "Vút bay" thì… "Trở lại"”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  82. ^ Quỳnh Trang (13 tháng 2 năm 2010). “Nhạc trẻ một năm nhìn lại”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  83. ^ a b M. Khuê (23 tháng 12 năm 2012). “Mỹ Tâm thuở mặt tròn vành vạnh”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  84. ^ a b c Quỳnh Nguyễn (28 tháng 9 năm 2008). “Mỹ Tâm với nhiều hoạt động nghề nghiệp và xã hội”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  85. ^ Nhiêu Huy (21 tháng 12 năm 2007). “Làn Sóng Xanh tổng kết 10 năm nhạc trẻ”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  86. ^ Nhiêu Huy (9 tháng 12 năm 2008). “Làn Sóng Xanh 2008: Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ của năm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  87. ^ Q.N. (19 tháng 1 năm 2009). “Giải Mai vàng 2008: Quyền Linh đại thắng!”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  88. ^ a b T.T.D. (20 tháng 4 năm 2008). “Những khoảnh khắc HTV Award 2007”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  89. ^ a b Thành Trung (20 tháng 4 năm 2008). “Mỹ Tâm, Đan Trường lần thứ 2 đoạt giải HTV Award”. VTC News. Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Bản gốc lưu trữ 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  90. ^ a b Duy Thủy; Nguyên Mi (12 tháng 3 năm 2009). “Trao Giải thưởng âm nhạc cống hiến năm 2008”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  91. ^ “Mỹ Tâm phát hành tập sách ảnh "Melodies of Time"”. Vietnamplus. Thông Tấn xã Việt Nam. 18 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  92. ^ Thoại Hà (16 tháng 3 năm 2010). “Mỹ Tâm ra sách tâm sự chuyện nghề, trổ tài nhiếp ảnh”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  93. ^ a b c Quỳnh Thi (16 tháng 5 năm 2010). “Mỹ Tâm đằm thắm cùng Những giai điệu của thời gian”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014.
  94. ^ a b Hà Thu (ngày 24 tháng 9 năm 2010). “Sao Mai điểm hẹn 2010: Mỹ Tâm làm giám khảo”. Đất Việt. Nông thôn Ngày Nay. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
  95. ^ a b Dung Lâm (3 tháng 1 năm 2011). “Mỹ Tâm 'quậy' cùng Sao Mai Điểm hẹn trên sân khấu”. VnExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  96. ^ a b Thu Trang (6 tháng 4 năm 2010). “Mỹ Tâm, Ngân Khánh, Đàm Vĩnh Hưng được tôn vinh”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  97. ^ Gia Tiến (5 tháng 12 năm 2011). “Làn sóng xanh 2011: Vẫn những gương mặt cũ”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  98. ^ a b c Hoàng Lê (17 tháng 10 năm 2010). “Xem Cho một tình yêu: Phim dễ chịu nhờ... lời hát!”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  99. ^ a b Bạch Mai (13 tháng 10 năm 2010). “Thất vọng Cho một tình yêu!”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  100. ^ LQTT (8 tháng 3 năm 2011). “Mỹ Tâm tung hit "Xin lỗi"!”. Màn Ảnh Sân khấu. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  101. ^ Sơn Hà (8 tháng 3 năm 2011). “Mỹ Tâm tặng quà 8/3 bằng clip "Xin lỗi"”. Vietnamnet. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  102. ^ Dung Lâm (8 tháng 3 năm 2011). “Mỹ Tâm 'xin lỗi' tình yêu trong clip mới”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  103. ^ “Tiểu sử Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. tr. 2. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  104. ^ “Mỹ Tâm "đốt cháy" sân Mỹ Đình cùng Simple Plan”. Vietnamnet. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. 27 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  105. ^ Dung Lâm (15 tháng 1 năm 2011). “Mỹ Tâm 'biến hóa' liên tục trong liveshow”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  106. ^ a b Dung Lâm (15 tháng 1 năm 2011). “Mỹ Tâm tri ân đạo diễn Huỳnh Phúc Điền”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  107. ^ Dung Lâm (15 tháng 2 năm 2011). “Mỹ Tâm đem liveshow ra Hà Nội”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  108. ^ Dung Lâm (1 tháng 3 năm 2011). “Mỹ Tâm gây sốt vé khi làm liveshow ở Hà Nội”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  109. ^ a b c Hà Uyên (9 tháng 9 năm 2011). “Mỹ Tâm biến hóa trong liveshow "Cho một tình yêu"”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  110. ^ a b Hoàng Dung (9 tháng 9 năm 2011). “Mỹ Tâm và khán giả thăng hoa với 'Cho một tình yêu'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  111. ^ Phương Hiền (23 tháng 10 năm 2011). “Mỹ Tâm đánh thức bình minh”. VOV. Đài tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  112. ^ Gia Tiến (15 tháng 1 năm 2012). “Mỹ Tâm và Karik thắng giải MTV Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  113. ^ N.H. (4 tháng 1 năm 2012). “Mỹ Tâm làm giám khảo SV 2012”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  114. ^ N. Đinh (14 tháng 2 năm 2012). “Mỹ Tâm sắp lên xe hoa và tung MV 'Sai'”. Tiền phong. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  115. ^ Hoàng Dung (2 tháng 6 năm 2012). “Mỹ Tâm lấy nước mắt khán giả trong clip mới”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  116. ^ a b Quỳnh Vũ (7 tháng 4 năm 2013). “Nhạc sĩ Hoàng Nhã: Chuyện như chưa bắt đầu...”. Thể thao & Văn hóa. Thông Tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  117. ^ Khoa Trần (7 tháng 4 năm 2013). “Mỹ Tâm hút khán giả với 'Chuyện như chưa bắt đầu'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  118. ^ a b Q.N. (2 tháng 8 năm 2012). “Mỹ Tâm trở thành đối tác của YouTube”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  119. ^ a b c Tâm Giao (25 tháng 4 năm 2013). “Mỹ Tâm vắng mặt nhận giải Cống Hiến 'Ca sĩ của năm'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  120. ^ Hoàng Quân (27 tháng 5 năm 2012). “Simple Plan khen Mỹ Tâm "hoang dại"”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  121. ^ Hiền Nhi (29 tháng 5 năm 2012). “Mỹ Tâm làm giám khảo Vietnam Idol 2012”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  122. ^ Hoàng Dung (10 tháng 8 năm 2012). “Vietnam Idol 2012 lên sóng”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  123. ^ Hiền Nhi (2 tháng 2 năm 2013). “Ya Suy chiến thắng Vietnam Idol 2012”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  124. ^ Tâm Giao (25 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm trở thành đối tác Việt Nam đầu tiên của YouTube”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  125. ^ Thiên Hương (30 tháng 11 năm 2013). “Hủy kênh Mytamtube, Mỹ Tâm xin lỗi khán giả”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  126. ^ Thiên Hương (1 tháng 12 năm 2013). “Vì sao Mỹ Tâm hủy kênh Mytamtube?”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  127. ^ Thiên Hương (6 tháng 12 năm 2013). “Vụ Mỹ Tâm hủy kênh Mytamtube: Đối tác của YouTube tại Việt Nam lên tiếng”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  128. ^ Tr.N. (2 tháng 11 năm 2012). “Mỹ Tâm thay đổi phong cách với "đen & trắng"”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  129. ^ a b Hoàng Dung (13 tháng 11 năm 2012). “MV của Mỹ Tâm vào top 4 bình luận của YouTube”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  130. ^ a b Tr.N. (30 tháng 11 năm 2012). “Mỹ Tâm giành giải Nghệ sĩ châu Á xuất sắc nhất tại MAMA”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  131. ^ Tr.N. (1 tháng 12 năm 2012). “Mỹ Tâm đoạt giải Nghệ sĩ châu Á xuất sắc tại MAMA”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  132. ^ Minh Trang (20 tháng 12 năm 2012). “Mỹ Tâm đoạt giải Làn sóng xanh 2012”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  133. ^ a b Minh Nguyễn (25 tháng 3 năm 2014). “Fan rồng rắn xếp hàng dài chờ Mỹ Tâm ký tặng album mới”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  134. ^ Chim gõ kiến (7 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm lấy tên mình đặt cho album vol.8”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  135. ^ a b Thiên Hương (26 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm và "cơn sốt" album”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  136. ^ Nội dung nhận xét album Tâm:
    • Quỳnh Nguyễn (6 tháng 4 năm 2013). “Vì đó là Tâm!”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
    • Thiên Hương (26 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm và "cơn sốt" album”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Tâm Giao (9 tháng 4 năm 2013). “Album Mỹ Tâm đứng đầu lượt tải trên iTunes”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • M.T. (26 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm kể chuyện tình trong Album Vol.8”. Thế giới Điện ảnh. Hội Điện ảnh Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Vân An (29 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm kể chuyện buồn tình yêu”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  137. ^ “Mỹ Tâm chia sẻ về album Vol 8 bán chạy nhất”. VNExpress. FPT. 28 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2015.
  138. ^ a b Tâm Giao (9 tháng 4 năm 2013). “Album Mỹ Tâm đứng đầu lượt tải trên iTunes”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  139. ^ Thanh Hà (12 tháng 2 năm 2013). “Mỹ Tâm tiếp tục tung MV "Sự thật ta yêu nhau"”. Dân Việt. Nông thôn Ngày Nay. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  140. ^ “Mỹ Tâm vội tung MV My Friend vì bị rò rỉ "bản nháp"”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. 12 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  141. ^ a b Tâm Giao (13 tháng 3 năm 2013). “Sinh viên Đại học Yersin làm MV tặng Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  142. ^ a b Minh Nguyên (20 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm gây bất ngờ với tạo hình cô gái xấu xí trong MV mới?”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  143. ^ Chi Mai (23 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm hài hước trong MV 'Vì em quá yêu anh'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  144. ^ Thiên Hương (30 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm phá kỷ lục của chính mình”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  145. ^ Tâm Giao (15 tháng 6 năm 2013). “Mỹ Tâm hát bên đàn piano bốc cháy”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  146. ^ Tâm Giao (26 tháng 6 năm 2013). “Mỹ Tâm tự xác lập kỷ lục mới cho MV”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  147. ^ Anh Tài (2 tháng 12 năm 2013). “Mỹ Tâm tung MV Gởi tình yêu của em khiến fan phát sốt”. Thế giới Văn Hóa. Truyền thông Hoa Mặt Trời. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  148. ^ Duy Đông; Hoàng Dung (9 tháng 4 năm 2013). “Mỹ Tâm, Bùi Anh Tuấn bị cắt show vì 'hét cát-xê cao'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập 6 tháng 8 năm 2013.
  149. ^ Nguyễn Tú (9 tháng 4 năm 2014). “Chủ tịch Đà Nẵng lắc đầu trước cát sê khủng của Mỹ Tâm”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập 6 tháng 8 năm 2013.
  150. ^ a b Nguyễn Hằng (9 tháng 4 năm 2013). “110 triệu đồng là cát-sê do quản lý của Mỹ Tâm đưa ra”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 6 tháng 8 năm 2013.
  151. ^ Hoàng Dũng. “Vụ "hét" cát-sê 110 triệu đồng, Mỹ Tâm bị oan”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 6 tháng 8 năm 2013.
  152. ^ Hoàng Dung (25 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm say sưa hát cùng tiếng đàn Hoài Sa”. VnExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  153. ^ Q.N. (20 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm ngẫu hứng cùng acoustic”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  154. ^ Tâm Giao (25 tháng 9 năm 2013). “Mỹ Tâm mang 'Gửi tình yêu của em' đến Hà Nội”. VnExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  155. ^ a b Tâm Giao (23 tháng 12 năm 2013). “Mỹ Tâm về quê làm đêm nhạc từ thiện mừng sinh nhật”. VnExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  156. ^ Duy Nam (28 tháng 4 năm 2014). “Mỹ Tâm cười tít mắt khi ký tặng DVD cho fans”. Tiền Phong. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  157. ^ Tâm Giao (22 tháng 10 năm 2013). “Mỹ Tâm viết tiếp tình yêu buồn của 'Chuyện như chưa bắt đầu'”. VnExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  158. ^ Hoàng Dung (22 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm ra mắt ca khúc mới trong đêm nhạc acoustic”. VnExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  159. ^ Phượng Hoàng (23 tháng 10 năm 2013). “MV mới của Mỹ Tâm lập kỷ lục trên YouTube toàn cầu”. VTC News. Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  160. ^ “Mỹ Tâm tiếp tục ngồi 'ghế nóng' Vietnam Idol 2013”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. 21 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  161. ^ Tâm Giao (4 tháng 5 năm 2014). “Minh Thùy - Nhật Thủy 'một chín một mười' trong đêm chung kết”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  162. ^ Anh Tuấn (5 tháng 6 năm 2014). “Mỹ Tâm chấm thi 'Gương mặt thân quen', Văn Mai Hương đi xa cùng Sơn Tùng”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  163. ^ Đức Trí (22 tháng 7 năm 2014). “Mỹ Tâm, Thu Minh xúc động khi hát nhạc của Wanbi Tuấn Anh”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  164. ^ Tâm Giao (11 tháng 7 năm 2014). “Mỹ Tâm thu âm ca khúc kỷ niệm ngày giỗ đầu Wanbi Tuấn Anh”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  165. ^ Tr.N. (28 tháng 9 năm 2014). “Mỹ Tâm "gây sốc" khi làm liveshow miễn phí”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  166. ^ Vân An (29 tháng 9 năm 2014). “Mỹ Tâm làm liveshow miễn phí tại sân vận động”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  167. ^ Q.N. (29 tháng 9 năm 2014). “Mỹ Tâm tâm huyết với tour miễn phí”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  168. ^ Thư Kỳ (13 tháng 11 năm 2014). “Những yếu tố giúp Mỹ Tâm thành công trong 'HeartBeat'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  169. ^ Đức Trí (24 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm thỏa mãn 'cơn khát' của người hâm mộ ở Hà Nội”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  170. ^ Nam Sơn (11 tháng 10 năm 2014). “Hậu trường chuẩn bị liveshow Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  171. ^ Nam Sơn (18 tháng 10 năm 2014). “Mỹ Tâm chăm chỉ tập luyện cho live concert”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  172. ^ Phương Thảo (21 tháng 10 năm 2014). “Liveshow của Mỹ Tâm tặng thêm 1.000 vé”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  173. ^ Nguồn chứa nhận xét về "Heartbeat":
    • Thư Kỳ (13 tháng 11 năm 2014). “Những yếu tố giúp Mỹ Tâm thành công trong 'HeartBeat'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Đức Trí (24 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm thỏa mãn 'cơn khát' của người hâm mộ ở Hà Nội”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Thư Kỳ (10 tháng 12 năm 2014). “Giá trị từ những tấm vé xem liveshow miễn phí”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Thư Kỳ (12 tháng 11 năm 2014). “Fan của giải thưởng uy tín thể hiện tình cảm với Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Vân Nhiên (10 tháng 11 năm 2014). “Liveshow Mỹ Tâm thừa cảm xúc, thiếu đột phá”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Quang Định (10 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm cháy hết mình trong Nhịp đập trái tim”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Trung Nghĩa (10 tháng 11 năm 2014). “Vì sao gần 40.000 khán giả đến với đêm Mỹ Tâm?”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  174. ^ Ngọc Diệp (7 tháng 3 năm 2015). “Công bố đề cử Giải Âm nhạc Cống hiến lần 10 - 2015: Bảng đề cử tiếp tục 'nóng'...”. Thể thao & văn hóa. Thông Tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  175. ^ Minh Nguyễn (3 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm hé lộ ca khúc tự sáng tác trước thềm live concert miễn phí”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  176. ^ Nguồn chứa nhận xét về "Vì mình còn yêu":
    • Vân An (5 tháng 11 năm 2014). “MV mới của Mỹ Tâm bị chê toàn diện”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
    • Minh Đạt (5 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm bị đánh giá đi thụt lùi vì MV sến sẩm”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
    • Minh Đạt (5 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm bị nghi 'chơi chiêu' với MV tệ bất ngờ trong sự nghiệp”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
    • Minh Nguyễn (6 tháng 11 năm 2014). “Bất chấp mọi chê bai, Mỹ Tâm tung tiếp MV thứ 2 trên nền MV 'thảm họa'”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  177. ^ Tâm Giao (20 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm diện váy trễ vai đi họp fan”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  178. ^ a b Thiên Hương (20 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm rơi nước mắt khi xem lại những khoảnh khắc của 'Heartbeat'”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  179. ^ Tâm Giao (23 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm thu hơn 1 tỷ đồng bán DVD trong 4 tiếng”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  180. ^ Minh Nguyễn (23 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm thu về hơn 1 tỉ chỉ 4 giờ bán DVD Heartbeat”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  181. ^ Nguyên Nguyễn (23 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm kiếm được hơn 1 tỉ đồng bán DVD chỉ trong vài tiếng”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  182. ^ “DVD đắt khách, Mỹ Tâm kiếm hơn 3 tỷ đồng một tháng”. Tiền Phong. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 27 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  183. ^ Tâm Giao (27 tháng 5 năm 2015). “Mỹ Tâm bán được 10.000 DVD Heart beat trong một tháng”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  184. ^ Tâm Giao (12 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm làm giám khảo The Voice 2015”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  185. ^ Tâm Giao (15 tháng 4 năm 2015). “Mỹ Tâm: 'Tôi tham gia The Voice không phải vì cát-xê lớn'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  186. ^ a b Tâm Giao (13 tháng 4 năm 2015). “Dàn huấn luyện viên The Voice 2015 ra mắt”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  187. ^ Thất Sơn; Tâm Giao (21 tháng 9 năm 2015). “Đức Phúc đoạt quán quân Giọng hát Việt 2015”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  188. ^ Q.N. (18 tháng 10 năm 2015). “Mỹ Tâm tung MV "Khi cô đơn anh gọi tên em"”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2016. Truy cập 18 tháng 10 năm 2015.
  189. ^ Tâm Giao (27 tháng 10 năm 2015). “Ca khúc mới của Mỹ Tâm được tác giả Nhật Bản khen ngợi”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
  190. ^ Q.N. (16 tháng 12 năm 2015). “Mỹ Tâm hát ca khúc mới đêm Thử thách cùng bước nhảy”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập 16 tháng 12 năm 2015.
  191. ^ Lê Nhân (17 tháng 12 năm 2015). “Mỹ Tâm luyện tập cho ca khúc mới tự sáng tác”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập 17 tháng 12 năm 2015.
  192. ^ Q.N. (22 tháng 12 năm 2015). “Mỹ Tâm "tóc nâu môi trầm" trong clip nhạc mới Thứ tha”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2016. Truy cập 22 tháng 12 năm 2015.
  193. ^ Lê Nhân (22 tháng 12 năm 2015). “Mỹ Tâm trình diễn điệu Tap Dance trong MV”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2016. Truy cập 22 tháng 12 năm 2015.
  194. ^ Q.N. (29 tháng 7 năm 2013). “Mỹ Tâm tranh giải MTV EMA 2013”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  195. ^ Quỳnh Thi (26 tháng 8 năm 2013). “Kênh MTV "dậy sóng" vì Mỹ Tâm”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  196. ^ Minh Trang (2 tháng 11 năm 2013). “Mỹ Tâm trượt top 10 MTV EMA 2013”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  197. ^ a b Tâm Giao (24 tháng 3 năm 2014). “Mỹ Tâm nhận cúp 'Nghệ sĩ xuất sắc Đông Nam Á'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  198. ^ Tâm Giao (17 tháng 12 năm 2013). “Làn Sóng Xanh 2013 vinh danh Wanbi Tuấn Anh”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  199. ^ Q.N. (17 tháng 12 năm 2013). “Làn Sóng Xanh 2013: Nghệ sĩ trẻ thắng thế”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  200. ^ Thiên Lý (9 tháng 12 năm 2014). “Mỹ Tâm bị rút tên khỏi đề cử Làn Sóng Xanh”. Lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  201. ^ Hương Bùi (9 tháng 12 năm 2014). “Mỹ Tâm bất ngờ rút khỏi Làn sóng xanh 2014”. Dân Việt. Nông thôn Ngày Nay. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  202. ^ “Mỹ Tâm giành giải "Nghệ sĩ ấn tượng nhất VTV 2014"”. Tiền Phong. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 6 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  203. ^ a b “Giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 10 - 2015: Mỹ Tâm lần thứ ba đoạt giải 'Ca sĩ của năm'”. Thể thao & Văn hóa. Thông Tấn xã Việt Nam. 6 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015.
  204. ^ Thiên Hương (6 tháng 4 năm 2015). “Vì sao Mỹ Tâm thắng giải 'Cống hiến 2015' nhưng không đến nhận giải?”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015.
  205. ^ Tâm Giao (10 tháng 7 năm 2015). “Mỹ Tâm được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc quốc tế”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  206. ^ M.Khuê (10 tháng 7 năm 2015). “Mỹ Tâm lại được giải thưởng quốc tế vinh danh”. Người Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  207. ^ Quỳnh Như (10 tháng 7 năm 2015). “Mỹ Tâm được vinh danh ở Big Apple Music Awards”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  208. ^ T.H. (9 tháng 7 năm 2015). “VTV Awards 2015: Trang trọng, ấn tượng và nhiều điểm nhấn”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  209. ^ TR.N. (19 tháng 12 năm 2015). “​Mỹ Tâm làm đêm nhạc Ô cửa màu xanh mừng sinh nhật 16-1”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập 19 tháng 12 năm 2015.
  210. ^ C.Th. (16 tháng 1 năm 2016). “Mỹ Tâm hát bài hit cũ theo phong cách nhạc kịch”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập 16 tháng 1 năm 2016.
  211. ^ Quỳnh Nguyễn; Gia Tiến (16 tháng 1 năm 2016). “Mỹ Tâm hát bolero trong đêm Ô cửa màu xanh”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2016. Truy cập 16 tháng 1 năm 2016.
  212. ^ Kiên Trinh (15 tháng 1 năm 2017). “Mỹ Tâm xúc động trước tình cảm của fan 75 tuổi”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập 15 tháng 1 năm 2017.
  213. ^ C.Th. (17 tháng 1 năm 2016). “Xem Mỹ Tâm cưỡi ngựa và hát Đôi mắt màu xanh”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2016. Truy cập 17 tháng 1 năm 2016.
  214. ^ C.Th. (3 tháng 4 năm 2016). “Xem MV mới nhất của Mỹ Tâm: ​Hãy về với nhau”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập 3 tháng 4 năm 2016.
  215. ^ “Xem 'bà lão' Mỹ Tâm trong MV Cuộc tình không may”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 8 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập 8 tháng 1 năm 2018.
  216. ^ Q.N. (4 tháng 3 năm 2016). “Mỹ Tâm, Sơn Tùng cùng khán giả lập kỉ lục Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập 4 tháng 3 năm 2016.
  217. ^ Minh Minh; Đức Trí (15 tháng 2 năm 2017). “Mỹ Tâm nhận lỗi không đóng tác quyền ca khúc 'Anh thì không'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập 15 tháng 2 năm 2017.
  218. ^ Q.N. (19 tháng 2 năm 2016). “Mỹ Tâm sẽ hát 'Anh thì không' phiên bản Châu Đăng Khoa”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập 19 tháng 2 năm 2016.
  219. ^ Ngát Ngọc (22 tháng 2 năm 2017). “Châu Đăng Khoa phủ nhận có ý 'đá xoáy' trong lời mới của 'Anh thì không'”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập 22 tháng 2 năm 2017.
  220. ^ G.T. (28 tháng 2 năm 2017). “Mỹ Tâm, Nguyễn Quang Dũng "tái xuất" với 'Phiên bản hoàn hảo'”. Thế giới Điện ảnh. Hội Điện ảnh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập 22 tháng 5 năm 2017.
  221. ^ Thu Ngân (ngày 28 tháng 8 năm 2017). “Mỹ Tâm ra mắt MV mới mang phong cách Nhật Bản”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  222. ^ Tân Cao (ngày 19 tháng 11 năm 2017). “Mỹ Tâm bắt tay với 4 nhạc sĩ đình đám làm Vol.9”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  223. ^ Đức Trí (ngày 21 tháng 11 năm 2017). “Album của Mỹ Tâm chưa ra mắt đã 'cháy hàng' trên mạng”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2017.
  224. ^ Tân Cao (ngày 3 tháng 12 năm 2017). “Fan nối đuôi dài trên phố đi bộ chờ mua album mới của Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2017.
  225. ^ Trang Dương (17 tháng 7 năm 2017). “Khán giả ùn ùn lau nước mắt cho Mỹ Tâm”. Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2017. Truy cập 17 tháng 7 năm 2017.
  226. ^ Đức Trí (ngày 16 tháng 10 năm 2017). “Mỹ Tâm làm cô giáo, yêu Mai Tài Phến trong MV mới”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2017.
  227. ^ a b c “Album Vol 9 của Mỹ Tâm lọt Top 10 Billboard thế giới”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 24 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2018. Truy cập 24 tháng 1 năm 2018.
  228. ^ a b Vân An (ngày 4 tháng 12 năm 2017). “Mỹ Tâm bán 5.000 album sau vài giờ phát hành”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  229. ^ Minh Thư (25 tháng 1 năm 2018). “'Tâm 9' của Mỹ Tâm lọt top 10 Billboard: 'Công thức' nào để nghệ sĩ Việt bước ra thế giới?”. Thể thao & Văn hóa. Thông Tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập 25 tháng 1 năm 2018.
  230. ^ Hà Thu (ngày 6 tháng 12 năm 2017). “Mỹ Tâm hát ở phố đi bộ Hà Nội”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  231. ^ Vân An (ngày 28 tháng 11 năm 2017). “Mỹ Tâm sẽ giới thiệu album mới trên phố đi bộ Nguyễn Huệ”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  232. ^ “Mỹ Tâm tái bản đĩa nhạc đầu tay 'Mãi yêu' sau 17 năm”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. ngày 2 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2018.
  233. ^ “Mỹ Tâm lại 'gây bão' với ca khúc nhạc phim Tháng năm rực rỡ”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. ngày 9 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.
  234. ^ Quỳnh Nguyễn (ngày 15 tháng 3 năm 2018). “Mỹ Tâm 'trở lại' với giải Cống Hiến sau ba năm vắng bóng”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
  235. ^ a b “Trao giải Âm nhạc Cống hiến 2018: Mỹ Tâm giành cú đúp Album của năm và Ca sĩ của năm”. Thể thao & Văn hóa. Thông Tấn xã Việt Nam. ngày 22 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  236. ^ “Mỹ Tâm - Ca sĩ Đông Nam Á đầu tiên tổ chức solo concert tại SVĐ tại Hàn Quốc”. Sao Star. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2018.
  237. ^ “Báo Hàn đưa tin về Concert "First Love" của Mỹ Tâm: "Diva Việt Nam hát trên thánh địa Kpop - Seoul"”. SOHA. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2018.
  238. ^ “Mỹ Tâm bất ngờ tung teaser phim do mình đóng vai nữ chính khiến fan "bấn loạn"”. YAN News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  239. ^ Q.N. (25 tháng 9 năm 2019). “Mỹ Tâm hóa võ sĩ quyền anh trong 'Anh đợi em được không?'”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.
  240. ^ PV (28 tháng 9 năm 2020). “Mỹ Tâm bất ngờ công bố dự án "Đúng cũng thành sai"”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  241. ^ Tố Uyên (31 tháng 12 năm 2020). “Mỹ Tâm ra MV mới "Anh chưa biết đâu" hứa hẹn gây "bão"”. VOV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  242. ^ “Mỹ Tâm và liveshow 'Tri Âm': Hai thập kỷ ca hát, 7 năm chờ đợi”. VOV.vn. 22 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  243. ^ Tiểu Tân (19 tháng 4 năm 2021). “Mỹ Tâm phát hành MV nhạc dance "Hào quang"”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  244. ^ Tiến Vũ (27 tháng 4 năm 2021). “Mỹ Tâm tạm hoãn live show 'Tri âm' ở Hà Nội vì e ngại COVID-19”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  245. ^ Huy Minh (16 tháng 9 năm 2022). “Mỹ Tâm bất ngờ tổ chức liveshow ở SVĐ Mỹ Đình”. Vietnamnet. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.
  246. ^ Như Ý (18 tháng 10 năm 2021). “Mỹ Tâm bất ngờ ra album hát nhạc Bolero”. An Ninh Thủ Đô. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  247. ^ Tiến Vũ (18 tháng 12 năm 2021). “Mỹ Tâm lần đầu làm đêm nhạc trực tuyến My Soul 1981”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  248. ^ Ngọc Anh (15 tháng 3 năm 2022). “MỸ TÂM ĐƯA MY SOUL 1981 ĐẾN ĐÀ LẠT QUA ĐÊM NHẠC GALA LÃNG MẠN”. Harper's Bazaar Vietnam. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  249. ^ a b Olsen 2008, tr. 64
  250. ^ a b c d e f “Mỹ Tâm, em đang ở đâu trong làng nhạc Việt?”. Vietnamplus. Thông Tấn xã Việt Nam. 7 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  251. ^ a b c Ngô Bá Lục (13 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm - Vì sao được yêu thương đến thế!”. VNMedia. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  252. ^ a b c Olsen 2008, tr. 61
  253. ^ Minh Nguyễn (23 tháng 10 năm 2014). “Mỹ Tâm thử nghiệm nhạc xưa theo phong cách Latin House”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  254. ^ Olsen 2008, tr. 24
  255. ^ a b Vân An (29 tháng 3 năm 2013). “Mỹ Tâm kể chuyện buồn tình yêu”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  256. ^ Bin (5 tháng 12 năm 2014). “Mỹ Tâm bất ngờ lọt top 10 nữ ca sĩ được ngưỡng mộ nhất châu Á”. Màn Ảnh Sân khấu. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  257. ^ “Đo quãng giọng của Mỹ Linh, Thu Minh và Mỹ Tâm”. YAN News. YAN. 18 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  258. ^ Tùng Lâm (21 tháng 9 năm 2014). “Mỹ Tâm - Hà Hồ và câu chuyện "Nữ hoàng giải trí"”. Đời Sống & Pháp Luật. Hội Luật gia Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2015.
  259. ^ “Mỹ Tâm”. Thế giới Văn Hóa. Truyền thông Hoa Mặt Trời. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  260. ^ a b c d K.H. (23 tháng 10 năm 2007). “Mỹ Tâm tạo thương hiệu mới bằng nước hoa”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  261. ^ a b “Mỹ Tâm và thương hiệu nước hoa của mình”. Zing News. Zing. 15 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  262. ^ a b Thúy Bình (25 tháng 10 năm 2007). “Ca sĩ Mỹ Tâm đi bán... nước hoa”. Sài Gòn Giải Phóng. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  263. ^ G.A. (25 tháng 12 năm 2012). “Bị chê mặc xấu, Mỹ Tâm tung dòng thời trang riêng”. Zing News. Zing. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  264. ^ Phương Giang (3 tháng 6 năm 2013). “Mỹ Tâm tự làm người mẫu trong BST cho giới trẻ”. Zing News. Zing. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  265. ^ Hoàng Dung (26 tháng 12 năm 2012). “Mỹ Tâm mở thương hiệu thời trang riêng”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  266. ^ Vân An (28 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm làm vedette cho bộ sưu tập tự thiết kế”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  267. ^ Vân An (27 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm khoe các thiết kế trên sàn catwalk”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  268. ^ Lạc Thiên (13 tháng 8 năm 2013). “Mỹ Tâm chọn 'người tình' Lâm Vinh Hải làm biểu tượng thời trang”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  269. ^ Misa Mi (2 tháng 9 năm 2013). “Gu thời trang của Mỹ Tâm gặp phản ứng khi ra mắt Nightingale”. Thế giới Văn Hóa. Truyền thông Hoa Mặt Trời. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  270. ^ Vân An (4 tháng 9 năm 2013). “Thiết kế của Mỹ Tâm vừa 'trình làng' đã bị chê”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  271. ^ Thủy Tiên (18 tháng 4 năm 2014). “Mỹ Tâm "khoe" với fan bộ sưu tập mới”. Hoa Học Trò. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  272. ^ Thanh Hà (28 tháng 3 năm 2012). “Mỹ Tâm kỷ niệm 4 năm thành lập MT Foundation”. Dân Việt. Nông thôn Ngày Nay. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2014.
  273. ^ Đ.Hà (5 tháng 9 năm 2013). “Mỹ Tâm tiếp tục hành trình "Nâng bước ngày mai"”. Phụ Nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  274. ^ Dung Lâm (ngày 15 tháng 11 năm 2010). “Mỹ Tâm cầm loa, phát quà cho người dân vùng lũ”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
  275. ^ V.P; MTO (ngày 30 tháng 9 năm 2010). “Mỹ Tâm & chuyến đi từ thiện đáng nhớ”. An Giang. Đảng ủy tỉnh An Giang. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
  276. ^ Cát Tường (10 tháng 2 năm 2013). “Mỹ Tâm về quê làm từ thiện”. Phụ Nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  277. ^ Long Phạm (ngày 3 tháng 12 năm 2020). “Ai mới đủ đẳng cấp làm Nữ hoàng nhạc Pop Việt Nam: Mỹ Tâm, Thanh Lam, Phương Thanh hay Min?”. Soha. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.
  278. ^ Dung Lâm (25 tháng 8 năm 2010). “Mỹ Tâm được đánh giá cao trên báo Mỹ”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  279. ^ “Hồng Nhung: "Tôi thích Mỹ Tâm..."”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. 18 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  280. ^ “Mỹ Linh hết lời khen ngợi Mỹ Tâm”. ngoisao.net. ngày 16 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2018.
  281. ^ “Hà Trần: 'Sang trọng hay rẻ tiền nằm ở người hát, không phải bài hát'”. Zing News. ngày 4 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2018.
  282. ^ “Hiền Thục: Tôi chưa bao giờ gắng trở thành Mỹ Tâm”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. ngày 1 tháng 3 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2010.
  283. ^ Tâm Giao (22 tháng 2 năm 2015). “Nhạc sĩ Hồng Đăng khen Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  284. ^ Việt Phong (28 tháng 11 năm 2012). “Nhạc sĩ Nguyễn Hà: Hồi đầu Mỹ Tâm hát phô"”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  285. ^ Huy Phạm (10 tháng 1 năm 2012). “Phú Quang khẳng định không 'dựa hơi' Trịnh Công Sơn”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  286. ^ Vân An (9 tháng 8 năm 2015). “Xuân Lan tiết lộ mình là fan cuồng của Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  287. ^ Na Nghi (3 tháng 4 năm 2009). “Nam Cường: Treo hình Mỹ Tâm đầy phòng ngủ”. Dân Trí. Hội Khuyến học Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  288. ^ “Nguyễn Ngọc Ngạn & Mỹ Tâm ở Calgary Grey Eagle Casino”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  289. ^ Tường Huy (21 tháng 12 năm 2012). “Hoa hậu Thu Thảo thần tượng Mỹ Tâm”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  290. ^ Dạ Ly (ngày 2 tháng 7 năm 2007). “Các ngôi sao xứ Hàn đã đến!”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2010.
  291. ^ Ngọc Trần (27 tháng 5 năm 2012). “Simple Plan gọi Mỹ Tâm là 'siêu sao'”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  292. ^ Phương Thảo (22 tháng 11 năm 2013). “Mỹ Tâm tiên phong bảo vệ bản quyền”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  293. ^ Minh Thi (4 tháng 7 năm 2014). “Cuộc chiến bản quyền nhạc số: Ca sĩ tự bảo vệ mình hay bỏ rơi fan?”. Lao động. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  294. ^ a b “Mỹ Tâm và bộ sưu tập giải thưởng quốc tế đáng nể”. Mỹ Tâm. 23 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  295. ^ Song Ngư (28 tháng 5 năm 2014). “Mỹ Tâm nhận giải thưởng World Music Awards tại Monaco”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  296. ^ Q.N. (28 tháng 5 năm 2014). “Mỹ Tâm nhận giải World Music Awards”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  297. ^ Tâm Giao (22 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm được vinh danh tại Malaysia”. VNExpress. FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  298. ^ Q.N. (22 tháng 11 năm 2014). “Mỹ Tâm nhận Giải thưởng Huyền thoại Âm nhạc châu Á”. Tuổi Trẻ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  299. ^ Nhã Anh (2 tháng 3 năm 2017). “Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân lọt Top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”. PetroTimes. Hội Dầu khí Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập 2 tháng 3 năm 2017.
  300. ^ Vinh danh 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam Lưu trữ 2018-06-20 tại Wayback Machine Dương Nguyễn, Forbes Việt Nam 12/04/2017

Thư mục
  • Olsen, Dale A. (2008). Popular Music of Vietnam: The Politics of Remembering, the Economics of Forgetting. Taylor & Francis. ISBN 978-0-415-98886-5. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.

Liên kết ngoài

Mười bài hát hàng đầu của thập niên 50 năm 2023
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mỹ Tâm.
  • Mỹ Tâm trên YouTube
  • Mỹ Tâm trên Facebook
  • Mỹ Tâm trên Google+
  • MT Entertainment trên Facebook
  • Mỹ Tâm trên IMDb

1. Bill Hailey và sao chổi của anh ấy, Rock Rock suốt ngày đêm, 1955.2.Bobby Darin, Mack Mack con dao, 1959.3.Elvis Presley, Nhà tù Rock, 1957.4.Nat King Cole, Hồi Mona Lisa, Hồi 1950.5.Ngày Doris, Hồi Que Sera Sera (bất kể sẽ có), 19566. Bộ ba Kingston, Hồi Tom Dooley, Hồi 19587.Ngày Doris, Tình yêu bí mật, 195410.
2. Bobby Darin, “Mack the Knife,” 1959.
3. Elvis Presley, “Jailhouse Rock,” 1957.
4. Nat King Cole, “Mona Lisa,” 1950.
5. Doris Day, “Que sera sera (Whatever Will Be Will Be),” 1956
6. The Kingston Trio, “Tom Dooley,” 1958
7. Anton Karas, “Third Man Theme,” 1950
8. Elvis Presley, “Heartbreak Hotel,” 1956
9. Doris Day, “Secret Love,” 1954
10. Les Paul & Mary Ford, “Vaya Con Dios (May God Be With You),” 1953

Theo liên kết này để nghe các bài hát được liệt kê ở trên trên danh sách phát Spotify.

CD 1

1. Ký ức được làm từ này - Dean Martin2.Dù sẽ là gì, sẽ là (Que Sera, Sera) - Doris Day3.Yêu tôi dịu dàng - Elvis Presley4.Ông Sandman - Hợp âm5.Melody Unchained - Les Baxter và dàn nhạc6 của anh ấy.Tình yêu là một điều nhiều người-bốn con át chủ bài 7. Tình yêu đích thực-Bing Crosby 8. Một người phụ nữ đang yêu-Frankie Laine 9. Này đó-Rosemary Clooney 10. The Wayward Wind-Cogi Grant11.Mười sáu tấn - Tennessee Ernie Ford 12. Zambesi - Lou Busch và dàn nhạc13 của ông.Âm nhạc, âm nhạc, âm nhạc - Teresa Brewer 14. Chỉ cần đi bộ trong mưa - Johnnie Ray với Ray Conniff và dàn nhạc15 của anh ấy.Rock and Roll Waltz - Kay Starr16.Người nghèo ở Paris - Winifred Atwell17.Ngôi nhà Ole này - Rosemary Clooney18.HOT DIGGITY (Dog Ziggity Boom) - Perry Como 19. Vì bạn - Tony Bennett 20. Mona Lisa - Nat ‘King, Cole với Les Baxter và dàn nhạc của anh ấy.Ba đồng tiền trong đài phun nước - Frank Sinatra22.Tôi sẽ ở nhà - Pat Boone 23. Tôi cần bạn ngay bây giờ - Eddie Fisher24.The Glow-Worm-The Mills Brothers25.The Great Pretender - The Platters
2. Whatever Will Be, Will Be (Que sera, sera) – Doris Day
3. Love Me Tender – Elvis Presley
4. Mr. Sandman – The Chordettes
5. Unchained Melody – Les Baxter and his Orchestra
6. Love Is A Many-Splendoured Thing – The Four Aces
7. True Love – Bing Crosby
8. A Woman In Love – Frankie Laine
9. Hey There – Rosemary Clooney
10. The Wayward Wind – Cogi Grant
11. Sixteen Tons – Tennessee Ernie Ford
12. Zambesi – Lou Busch and his Orchestra
13. Music, Music, Music – Teresa Brewer
14. Just Walking In The Rain – Johnnie Ray with Ray Conniff and his Orchestra
15. Rock And Roll Waltz – Kay Starr
16. Poor People Of Paris – Winifred Atwell
17. This Ole House – Rosemary Clooney
18. Hot Diggity (Dog Ziggity Boom) – Perry Como
19. Because Of You – Tony Bennett
20. Mona Lisa – Nat ‘King’ Cole with Les Baxter and his Orchestra
21. Three Coins In The Fountain – Frank Sinatra
22. I’ll Be Home – Pat Boone
23. I Need You Now – Eddie Fisher
24. The Glow-Worm – The Mills Brothers
25. The Great Pretender – The Platters

CD 2

1. Cherry Pink và Apple Blossom White - Perez Prado và Dàn nhạc của ông.Đó là Amore Amore - Dean Martin3.Tình yêu bí mật - Doris Day4.Trẻ ở trái tim - Frank Sinatra5.Không có tình yêu nào khác - Perry Como6.O Mein Papa - Eddie Calvert7.Trân trọng - chị em nhà McGuire với Dick Jacobs và dàn nhạc của anh ấy.Lời cầu nguyện của tôi - Platters9.Khóc - Johnnie Ray10.Cánh cửa màu xanh lá cây - Jim Lowe11.Hát The Blues - Guy Mitchell 12. Tại sao những kẻ ngốc lại yêu?- Frankie Lymon và thanh thiếu niên13.Chỉ có bạn (và bạn một mình) - Platters14.Trả lời tôi - Frankie Laine15.Tennessee Waltz - Patti Trang16.Rose Marie - Slim Whitman17.Hãy để cho các ngôi sao vào mắt bạn - Perry Como18.Ở đây trong trái tim tôi - Al Martino19.Wheel of Fortune - Kay Starr20.Tôi đi bộ phía sau bạn - Eddie Fisher21.Người lạ ở Thiên đường - Tony Bennett22.Quá trẻ - Nat ‘King xông Cole23.Nắm tay tôi - Don Cornell24.Một nửa càng nhiều - Rosemary Clooney25.Bài hát từ ‘Moulin Rouge, (trái tim của bạn ở đâu?) - Percy Faith và dàn nhạc của anh ấy
2. That’s Amore – Dean Martin
3. Secret Love – Doris Day
4. Young At Heart – Frank Sinatra
5. No Other Love – Perry Como
6. O Mein Papa – Eddie Calvert
7. Sincerely – The McGuire Sisters with Dick Jacobs and his Orchestra
8. My Prayer – The Platters
9. Cry – Johnnie Ray
10. The Green Door – Jim Lowe
11. Singing The Blues – Guy Mitchell
12. Why Do Fools Fall In Love? – Frankie Lymon and The Teenagers
13. Only You (And You Alone) – The Platters
14. Answer Me – Frankie Laine
15. The Tennessee Waltz – Patti Page
16. Rose Marie – Slim Whitman
17. Don’t Let The Stars Get In Your Eyes – Perry Como
18. Here In My Heart – Al Martino
19. Wheel Of Fortune – Kay Starr
20. I’m Walking Behind You – Eddie Fisher
21. Stranger In Paradise – Tony Bennett
22. Too Young – Nat ‘King’ Cole
23. Hold My Hand – Don Cornell
24. Half As Much – Rosemary Clooney
25. Song From ‘Moulin Rouge’ (Where Is Your Heart?) – Percy Faith and his Orchestra

Những năm 1950 đánh dấu sự ra đời của rock.Từ các bản nhạc của ban nhạc lớn đến các tiêu chuẩn nhạc jazz, cho đến giữa thế kỷ 20, âm nhạc là một khu vực thân thiện với phụ huynh.Nhưng sau đó mọi thứ đã thay đổi.Elvis đã gây bối rối cho những thanh thiếu niên đều run rẩy, trong khi những người như Chuck Berry, Jerry Lee Lewis và những người tương tự đang phá hủy các lưới an toàn cũ bằng một âm thanh mới, đam mê.Dưới đây là 100 bài hát hàng đầu từ thập kỷ đã gây ra một cuộc cách mạng âm nhạc.Từ của Matthew Horton, Tim Chester, Priya Elan.100 bài hát hay nhất của thập niên 50 - Danh sách phát Spotify

http://link.brightcove.com/services/player/bcpid1483850446001?bckey=AQ~~,AAAAABumiUU~,CmZu1qzq0NyICxn2Vp-nk3_Z6ll_Smhf&bctid=1585785053001

100 Dion & The Belmonts, ‘Một thiếu niên trong tình yêu

Được viết bởi Blues Rock Stalwarts Doc Pomus và Mort Shuman, 'Một thiếu niên trong tình yêu' đã tìm thấy trong các bảng xếp hạng của Vương quốc Anh ba lần vào tháng 6 năm 1959.Doo-wop Beauty, đánh trả tiền với 'Runaround Sue' và 'The Wanderer' và vẫn còn moooch xung quanh ngày nay.

99 Sonny Boy Williamson, ‘Don Tiết bắt đầu tôi nói chuyện

Một fave blues lâu năm, ‘don lồng bắt đầu nói chuyện với tôi là một bản hit tự viết cho Williamson và chứa một người mà những người nặng ký của Blues trong các khoản tín dụng của mình, bao gồm Willie Dixon trên Bass và Muddy Waters trên guitar.Kể từ khi phát hành năm 1955, sức mạnh ọp ẹp của nó đã được khai thác bởi tay guitar Lizzy cũ Gary Gary Moore, nhóm nhạc blues The Yardbirds và người đàn ông đó một lần nữa.

98 Clarence Frogman xông Henry, ‘Ain không có nhà

Clarence có được biệt danh của mình từ một khả năng kỳ lạ để hát như một con ếch - khi anh ta tự hào về ‘Ain không có nhà, tôi có thể hát như một con chim/ và tôi có thể hát như một con ếch.Anh ấy làm suy yếu sự vận mệnh của mình với giọng nói zany và blues vui nhộn, và bài hát đã tìm thấy một vị trí trong hậu thế điện ảnh, xuất hiện trong những bộ phim Brat Pack thập niên 80 và The Lost Boys.

97 Elizabeth Cotten, ‘tàu chở hàng

Elizabeth Cotten đã nghỉ ngơi muộn vào năm 1957 vào năm 62 tuổi khi những tài năng chơi guitar lung linh của cô cuối cùng đã được gia đình Seeger phát hiện.Cô ấy thực sự đã viết The Mesmeric ‘Freight Train, khi cô ấy 12 tuổi - sau 50 năm ở Mothballs, nó đã sớm được các nghệ sĩ bao gồm ngôi sao đồng quê Chet Atkins và Folkie Joan Baez.

96 Little Willie John, ‘Sốt

Được bao phủ bởi vô số nghệ sĩ - Peggy Lee, Madonna, Beyoncé, Funk Don George Clinton, The Doors, You Keith, Em - Otis Blackwell và Eddie Cooley, ‘Fever, ban đầu được ghi lại, miễn cưỡng, bởi R & B Warbler Little Willie John.Phiên bản của Lee, có thể là phiên bản mà mọi người nhớ nhưng Little Willie John Soul Soul Take là một chuyên gia của Hoa Kỳ và chính người bán hàng tự do theo đúng nghĩa của nó.

95 The Champs, ‘Tequila,

Người đàn ông đằng sau một và duy nhất của Champs (một người khổng lồ, nhớ bạn - số 1 ở Mỹ, số 5 ở Anh) là Danny Flores, người đã chơi trò chơi độc tấu sax hoang dã và thốt ra Tequila!như cách bạn làm.Nhưng Flores đã theo hợp đồng ở nơi khác và tín dụng viết phải được chuyển sang một ‘Chuck Rio.Tuy nhiên, nhạc cụ nhuốm màu salsa của anh ấy vẫn sống, một bản nhạc táo tợn cho Shenanigans trên toàn thế giới.

94 Johnnie Ray, ‘khóc

Weepy Johnnie Ray đã tìm thấy giai điệu đặc trưng của mình ở đây, hát bài hát Churchill Kohlman, với những giai điệu khóc nức nở của anh ấy và đứng đầu bảng xếp hạng Billboard.Sau đó, nó đã trở thành một tiêu chuẩn, cung cấp cho thanh tượng tuổi teen David Cassidy một chút sức mạnh cảm xúc và mang đến cho Crystal Gayle một bảng xếp hạng quốc gia số 1.Đối với Ray, ‘Cry, là sự khởi đầu của một sự nghiệp dài, thành công trong âm nhạc và phim ảnh.

93 Nina Simone, Em bé của tôi chỉ quan tâm đến tôi

Nina Simone từ Hepcat Jazz Cut là một bản cover của một số từ vở nhạc kịch năm 1930!Điều đó xuất hiện trong album đầu tay của cô nhưng chỉ làm cho trạng thái Megahit khi nó được sử dụng cho quảng cáo số 5 của Chanel năm 1987.Bass Walking Bass và Bỏ qua các phím được tìm thấy với ma cà rồng Jazz cuối thập niên 80, người đã gửi top 5 ở Anh.

92 chất béo domino, ‘ain mà một sự xấu hổ

Nghệ sĩ piano New Orleans Antoine ‘Fats, Domino là một người có ảnh hưởng sâu sắc đến các thần tượng nhạc pop sau này Elvis Presley và John Lennon, mang đến những bước đi của Rock.Mặc dù đó là người crooner lành mạnh Pat Boone, người đã đưa ‘Ain, một sự xấu hổ lên đỉnh cao ở Hoa Kỳ, bài hát này là Domino, lối vào chính, mở đường cho‘ Blue Saturday, và ‘Blueberry Hill.

91 JOHNNY BURNETTE & TRIO ROCK.

Johnny Burnette sinh ra ở Memphis và bộ ba của anh ấy đã cấp bằng sáng chế rằng âm thanh của Dirty Rock.Fuzz Grubby gắn liền với một twang nhỏ của cây đàn guitar Burlison, ‘Train đã giữ cho A-Rollin, một mối nguy hiểm thô bạo vẫn còn gây giống và đe dọa năm thập kỷ.

90 The Big Bopper, ‘Chantilly Ren

Chunky Jiles Perry Richardson đã đi xuống trong cùng một vụ tai nạn máy bay đã giết chết Buddy Holly và Ritchie Valens, nhưng không phải trước khi phát hành Paean xoắn này cho một người bạn gái dễ thương.Rãnh skittering của nó sẽ củng cố nhiều lần cắt đá nhảy Rock Rocknroll, những megamixes của Jive Bunny, năm 1988, nơi mà Big Bopper, một trong những người yêu thích, đó là những gì tôi thích!cung cấp dấu câu thường xuyên.Nhưng đó không phải là lỗi của anh ấy.

89 Dinah Washington, ‘Cái gì khác biệt một ngày làm cho

Đã hàng thập kỷ trước khi phiên bản này được ghi lại, ‘một điều khác biệt một ngày khiến cho không bao giờ ngứa ran như khi Washington đưa cho nó một số phép thuật giành được ngữ pháp đó.Nó sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho bất kỳ ca sĩ nhạc jazz/linh hồn nào với hy vọng chứng minh những cú đánh của họ, được chọn bởi Aretha Franklin, Sarah Vaughan và - một cách tự nhiên - Rod Stewart.

88 B.B.King, ‘Rock Me Baby

Đóng gói danh mục Blues ban đầu - đáng chú ý là con trai Lil, Jackson, ‘Rockin, và Rollin, - vì cảm hứng, King đã tạo ra tiêu chuẩn của riêng mình, cây đàn guitar của anh ấy là một rãnh thôi miên.Rock Me Baby, là một phần thiết yếu của bất kỳ nền tảng nào, cắt xén trong oeuvre của Jeff Beck và các động vật và trên Otis Redding tựa 1965 cổ điển ‘Otis Blue.

87 Jimmy Reed, thì trung thực tôi làm

Hit bảng xếp hạng đầu tiên của Hoa Kỳ Jimmy Reed, ‘Thành thật mà nói, tôi là một bản vẽ blues chậm có sự tham gia của guitar và hòa âm từ chính người đàn ông.Giọng nói thuần túy và chơi thuyết phục của Reed đã có tác động sâu sắc đến sự bùng nổ của Rock, đó

86 The Dells, ‘Ồ, thật là một đêm

Ở dạng này hay hình thức khác, Dells đã bị mắc kẹt trong 60 năm qua, nhưng đó là ‘Ồ, thật là một đêm đã mang lại cho họ cú đánh đầu tiên.Marvin Junior, Baritone chơi Johnny Carter, Falsetto để tạo thành một lát cắt dễ dàng, dễ chịu mà Dells sẽ xem lại sau đó, một công cụ tái hợp tâm hồn năm 1969 chứng tỏ thành công nhất.

85 Ray Charles, Tôi có một người phụ nữ

Bây giờ nổi tiếng nhất với sự kết hợp giữa mẫu Ray Charles và ấn tượng Jamie Foxx đã nấu bụi vàng cho 'Gold Digger' tuyệt vời của Kanye West vào năm 2005, 'Tôi đã có một người phụ nữ' lấy cảm hứng từ bài hát phúc âm 'It it Be Jesus',Trong quá trình đánh dấu lãnh thổ cho những gì sẽ trở thành âm nhạc linh hồn.

84 Bộ tứ Dave Brubeck, ‘Lấy năm người

Được viết bởi thành viên của Bộ tứ Paul Desmond, ‘Take Five Tính năng Brubeck trên ảnh khỏa thân, piano khăng khăng và Desmond trên sax uốn khúc, và là một chiếc crossover jazz/pop tiên phong.Phải mất một vài năm để đột nhập vào các bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, nhưng bây giờ được dệt thành kết cấu của bộ đồ Pop Pop Zoot và vẫn là giai điệu đặc trưng cho bộ tứ vẫn còn.

83 Cliff Richard & The Drifters, ‘Di chuyển nó!

Khó tin đôi khi Cliff đã từng là một người đá chính chân, môi chính, nhưng ‘di chuyển nó! Hồi là một khởi đầu thuyết phục.Don Tiết bị lừa, những người trôi dạt đó đã sớm trở thành bóng tối, và họ làm việc với sự bẩn thỉu sau tiếng vách đá vẫn còn rất chính trị nhưng giọng hát khò khè phù hợp.Vâng, Vương quốc Anh đã có Elvis rất riêng, ít nhất là trong một thời gian, và đã gửi đĩa đơn đầu tay của mình đến số 2.

82 Hợp âm, ‘sh-boom

Một thành công đầu tiên của Doo-wop, con mèo đi lạc của hợp âm qua 'Sh-boom' cuối cùng sẽ là bản hit duy nhất của họ, mặc dù là một người mạnh mẽ, đạt đến Top 10. Các phiên bản khác nhau đã xuất hiện trong các bộ phim và trên TV, SH, SH-Booming thông qua ngôi nhà của Johnny Depp của Baby và Patrick Swayze cũng như xuất hiện trong thỏi son Pastiche thập niên 50 của Dennis Potter trên cổ áo của bạn cho BBC.

81 Johnny ace, cam kết tình yêu của tôi

Cam kết tình yêu của tôi là một hit sau đó đối với Ace, người mà vài tuần trước đó đã phải chịu sự sụp đổ của Rock Rock.Anh ấy đã bỏ lại bản ballad tinh tế này-một cách nổi tiếng là bản thu âm đầu tiên mà Paul Simon từng mua-sống trong những bộ phim có nguồn gốc từ thập niên 50 như Stephen King, Christ Christine và tất nhiên, trở lại tương lai.

https://www.youtube.com/watch?v=MQ2IJQy4iuM

80 Jackie Wilson, ‘Reet Petite

Nó đã đưa một video đất sét để cuối cùng quay lại Petite Petite lên đỉnh bảng xếp hạng của Vương quốc Anh vào cuối năm 1986, vào thời điểm đó lập kỷ lục về khoảng cách dài nhất giữa phát hành và đánh số 1.Khi phát hành ban đầu ‘Reet Petite, là một buổi ra mắt solo khạc cổ kh lượng cho Wilson, người vừa rời khỏi ban nhạc The Dominoes, và một nguồn cảm hứng trữ tình cho Van Morrison tựa 1972 R & B Classic‘ Jackie Wilson cho biết.

79 Danny & The Junenson, ‘Tại hop

Ban đầu được hát như ‘Tại BOP, để gắn kết với những bước nhảy mới nhất, tên mới‘ At The Hop, được đề xuất bởi người dẫn chương trình Bandstand người Mỹ Dick Clark, ngay lập tức gợi lên một bản nhạc Readymade cho các điệu nhảy của trường trung học.Daniel Rapp duy trì giọng hát chính của mình trong vài phút, nhưng đó là Baritone Joe Terranova, người đã đánh cắp chương trình.

78 Vùng nước bùn, ‘Có mojo của tôi làm việc

McKinley 'Muddy Waters' Morganfield không phải là nghệ sĩ đầu tiên thu âm 'Got My My Mojo hoạt động' - đó là ca sĩ phúc âm Ann Cole - nhưng như một người tiên phong trong phiên bản sấm sét của anh ấy đã đặt ra tiêu chuẩn và được Elvis, Etta James bao phủ, Canvey Island Rockers Doctor Feelgood, huyền thoại Blues B.B. King và - tốt - bạn đã có bao nhiêu thời gian?

77 Jackie Brenston & Delta Mèo, ‘Rocket 88,

Vị trí của nó trong lịch sử đã trở nên âm u, nhưng ‘Rocket 88, có một tuyên bố công bằng là bản thu âm Rock KhănNroll đầu tiên - và nó được ghi nhận cho một nhóm hầu như không tồn tại.Được viết và sắp xếp bởi một Ike Turner, người cũng quay trong cây đàn piano lăn, nó được phát hành trên nhãn hiệu Chess nhãn Blues với ca sĩ Jackie Brenston lấy tất cả vinh quang và xuất bản tiền mặt.Turner cuối cùng đã tranh cãi và giành chiến thắng.

76 Julie London, ‘Hãy khóc cho tôi một dòng sông

‘Cry Me a River, đã ra mắt màn ảnh rộng trong Jayne Mansfield, The Girl Can Can Help It, với London biểu diễn nó như tiếng còi báo động, oi bức, không thể đạt được.Nó rất đáng chú ý cho bài thuyết trình tối giản của nó, với London chỉ kèm theo Barney Kessel trên guitar và Ray Leatherwood trên Double Bass.Luân Đôn mát mẻ, giọng hát quyến rũ mang nó.

75 Johnny Otis, ‘Willie và tay Jive

Bố của nghệ sĩ Funk Cult Funk Shuggie, Johnny Otis là một ban nhạc và nghệ sĩ đa nhạc cụ, người đã dành nhiều thời gian để khám phá và nuôi dưỡng tài năng mới-Etta James cho một người-như lập kỷ lục của riêng mình.Willie và The Hand Jive, đó là chủ yếu của Old, một mối quan hệ với một cơn sốt khiêu vũ, nhưng vẫn mới và đủ quan trọng để phá vỡ Top 10 của Hoa Kỳ.

74 Paul Anka, ‘Diana,

Được ghi lại khi Anka đáng chú ý-người cũng quản lý để đồng sáng tác nó-chỉ mới 15 tuổi, phần lát Doo-Wop vui nhộn này đã biến thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại, dường như làm thay đổi chín triệu đơn vị.Hầu như từ việc đi, nó đã thành lập Anka Canada như một kẻ lừa đảo chính thống, người tiếp tục thu âm và biểu diễn vào những năm 70 của mình.

73 Người Tây Ban Nha, ‘Chúc ngủ ngon, người yêu, chúc ngủ ngon

Người Spaniels được đặt tên hài hước được thành lập tại trường vào năm 1952 và đồng hồ lớn nhất với số người Doo-wop thường xanh này hai năm sau đó.Được đồng sáng tác bởi ca sĩ chính danh nghĩa Pookie Hudson và Calvin Carter và nhịp điệu giọng hát của Doh Doh-doh-doh thường xuất hiện trên các bản ghi khác, bao gồm cả Pastiche 'Eveneen năm 1975 của Pete Wingfield với một viên đạn'Hai bản nhạc hút thuốc.

72 Lloyd Price, ‘Lawdy Miss Clawdy

Lloyd Price đã tấn công giải độc đắc với bản thu âm đầu tiên của anh ấy, một người ném đá đầy vô tư cho Stormer khiến tất cả trái tim của nó nói với một cô gái trẻ rằng cô ấy ổn như thế nào.Những tình cảm truyền thống, cao quý này đã truyền cảm hứng cho những nghệ sĩ khổng lồ cũng có thể đi, Elvis, The Beatles, Little Richard và - gần như chắc chắn chắc chắn - Shakin xông Stevens vĩ đại vào năm 1982.

71 The Platters, The Great Pretender

LA Vocal Group The Platters đã tạo nên tên tuổi của họ với điều này - hit thứ hai và lớn nhất của họ, số 1 của Hoa Kỳ và số 5 của Vương quốc Anh.Một con số sặc sỡ và mở rộng, ‘The Great Pretender, chắc chắn đã tìm thấy sự ưu ái với Freddie Mercury, người một lần nữa đưa nó vào Top 5 của Vương quốc Anh vào năm 1987, không nghi ngờ gì nữa, nhưng không nghi ngờ gì nữa, nhưng có thể không vắt kiệt cảm xúc tương tự.

70 Roy Orbison, ‘Ooby Dooby

Cũng được ghi nhận cho ban nhạc của anh ấy The Teen Kings ngay trước khi 'O' bước vào ánh đèn sân khấu một lần và mãi mãi, 'Ooby Dooby' là một chút của Trad Rock'n'roll đã thuyết phục Sam Phillips cho Orbison Sun Records Breakvà giới thiệu nước Mỹ với một trong những giọng nói pop hay nhất của nó.Nó đạt đỉnh ở mức 59 khiêm tốn trên bảng xếp hạng Billboard nhưng đã đăng ký 200.000 doanh số.

69 The Shirelles, ‘Tôi đã gặp anh ấy vào một ngày Chủ nhật

Bạn có thể ghi nhận (hoặc, đôi khi, đổ lỗi?) The Shirelles cho phát minh của nhóm nữ.Họ sẽ ghi được chữ ký số 1 của họ vào năm 1960 với 'Bạn có còn yêu tôi vào ngày mai không?', Nhưng 'Tôi đã gặp anh ấy vào Chủ nhật'Tiara trước một thỏa thuận cấp phép Decca đã gửi cho họ quốc gia.

68 Hank Williams, ‘Jambalaya (trên Bayou)

Được đặt theo tên của The Creole Rice and Meat Dish, ‘Jambalaya, đã trở thành một trong những ca sĩ nhạc đồng quê bị đóng vai chính Hank Williams, các bài hát lâu dài nhất.Spry của anh ấy tham gia bài hát, được phát hành sáu tháng trước khi anh ấy chết vì suy tim, vẫn còn dứt khoát nhưng các phiên bản nổi tiếng đã bị cắt bởi Fats Domino và Mor Legends The Carpenters.

67 Little Richard, ‘Lucille,

Gần như Krautrock trong nhịp điệu không ngừng của nó, Little Richard, ‘Lucille, thể hiện nghệ sĩ piano rock rực rỡ của nhạc rock.Một trong những tiêu chuẩn bình minh không thể tin được, ‘Lucille, là một cú đập ở cả hai phía Đại Tây Dương và đã bị các nghệ sĩ đánh cắp từ các thợ làm tóc Van Halen đến Rock Muffroll Pasticheurs Par Excellence Mud.

66 Cadillacs, ‘Speedoo,

Một sự pha trộn của Baby Rock Khănnroll và Doo-Wop, Cadillacs, ‘Speedoo, được gọi là sau khi ca sĩ chính của họ Earl Carroll biệt danh.Parping Sax và Handclaps đã thúc đẩy một bản nhạc động học tạo danh tiếng như một cầu nối quan trọng giữa nhạc đen và khán giả trắng, và nó vẫn là thẻ gọi của một ban nhạc chịu đựng với Speedoo Carroll vẫn còn trả trước.

Trang 65 Patti, ‘Tennessee Waltz

Với lời bài hát của Redd Stewart (mà Red Redd, không phải Rod) và âm nhạc của Pee Wee King, ‘Tennessee Waltz, là một ca khúc nổi tiếng khác dành cho các nghệ sĩ giải trí trong những năm năm mươi.Patti Page, nữ nghệ sĩ bán chạy nhất của thập kỷ, đã làm vinh dự.Jack White, say mê với cô ấy, anh ấy đã từng bao gồm một số khác của cô ấy, ‘chinh phục.

https://www.youtube.com/watch?v=_Ek3eCbfqp0

64 Chuck Berry, ‘Rock and Roll Music

‘Rock and Roll Music, là một sự tôn vinh nhanh chóng cho Mẫu, một bài tập trượt, được viết bởi Berry và được sản xuất bởi The Chess Brothers cho nhãn blues hàng đầu của riêng họ.Như một bản tóm tắt gọn gàng về Rock Vikingnroll, nó có thể bị loại bởi những người hitter lớn từ The Beatles đến Beach Boys, Humble Pie to Australian Cheese Captains Tâm thần như bất cứ điều gì.

63 dặm Davis, màu xanh lam trong màu xanh lá cây

'A Kind of Blue' của Miles Davis đã bị mắc kẹt như một album nhạc jazz tuyệt vời mọi thời đại và là một trong những ví dụ dễ tiếp cận hơn trong lĩnh vực của nó, với 'Blue in Green', một trong những bản ballad tiết lộ sự tinh tế hơn, chân của Davisđang chơi.Chủ đề của sự bất hòa về việc viết tín dụng, ‘Blue in Green, hiện được ghi nhận cho Davis và cộng tác viên thỉnh thoảng và nghệ sĩ piano jazz huyền thoại Bill Evans.

62 Gene Vincent & Mũ màu xanh của anh ấy, ‘Be-Bop-A-Lula,

Được đăng ký bởi Capitol Records ở Los Angeles với tư cách là một bản sửa lỗi nhanh chóng cho việc thiếu Elvis, Gene Vincent đã tạo ra một cú giật gân mang tính biểu tượng lần đầu tiên với sự gợi cảm, can đảm, be-bop-a-loula.Các nhạc sĩ phiên đã ở chế độ chờ chỉ trong trường hợp Vincent, những người bạn Caps màu xanh không thể hack nó trong studio nhưng cùng nhau Vincent và ban nhạc đã rút ra cuộc bạo loạn rockabilly theo phong cách.

https://www.youtube.com/watch?v=LGI4PgAHxtg

61 Bill Haley và sao chổi của anh ấy, ‘Rock quanh đồng hồ

Đây là một trong những cú đẩy Rock Launroll vào các bảng xếp hạng, nhưng đối với một phong trào về cơ bản là kỳ lạ khi thấy Bill Haley Front and Center.Một người cổ đại 29-và xuất hiện lớn tuổi hơn-Haley vẫn lãnh đạo một ban nhạc được khoan tốt và anh ấy và sao chổi của anh ấy đã đi lưu diễn không ngừng để thành lập như những người theo dõi bất ngờ.

60 Eddie Cochran, ‘C hèmon mọi người

Eddie Cochran sống nhanh và chết trẻ theo phong cách nổi loạn tuổi teen cổ điển nhưng để lại một cơ thể tuyệt đẹp để thể hiện trong hai năm ngắn ngủi trong kinh doanh.‘C hèmon mọi người, với nền tảng guitar của Motorik và giọng hát khàn khàn từ Cochran vẫn đứng lên và được Sid Dicy - một người khác bị đốt cháy trong một thời gian ngắn.

59 Chuck Berry, ‘Ngày học

Anh em cờ vua Leonard và Phil cũng đã điều khiển số Chuck Berry này, một khuôn mẫu, tiếng rầm rộ mà Berry sẽ tiếp tục cướp bóc khi anh ta đấu tranh để duy trì sự nghiệp sau này.Nó có sự tham gia của dòng Hail, Hail, Hail, Rock xôngn, đó

58 Chim cánh cụt, ‘Thiên thần Trái đất

Một cái khác cho Back to the Future-và Superman III và Karate Kid II khi thập niên 80 trở nên điên rồ để giải quyết mục yêu thích của thời đại rock'n'roll-'Earth Angel (bạn sẽ là của tôi)' là một niềm vui doo-wop tinh tế được viết bởiChim cánh cụt Baritone Curtis Williams đã lọt vào top 10 của Hoa Kỳ, thành công thực sự duy nhất của nhóm.

57 The Everly Brothers, ‘Tất cả những gì tôi phải làm là mơ ước

Thói quen chiến đấu với anh em Phil và Don thường xuyên bỏ qua sự khác biệt của họ (hoặc ít nhất là đưa họ lên băng trong vài phút) để ghi lại pop hòa âm gần gũi có ảnh hưởng đến các thế hệ ban nhạc từ The Beatles đến Beach Boy.Với guitar Tremolo từ Chet Atkins, ‘Tất cả những gì tôi phải làm là Dream, là một trong những lựa chọn sacarine nhiều thập kỷ, nhưng đã chứng minh làm thế nào các bản hòa âm quan trọng có thể xảy ra với một bài hát DNA DNA.

56 Năm Satins, ‘trong đêm của đêm

Trong đêm Still of the Night, tận hưởng vinh dự có lẽ bị nhàm chán là một phần không thể thiếu trong nhạc nền khiêu vũ bẩn thỉu.Tuy nhiên, nó đã có tiền mặt, điều này sẽ giải thích năm Satins tiếp tục tồn tại.Họ xứng đáng với tuổi thọ của họ với người ở lại doo-wop đầy thịt này được dẫn dắt bởi giọng hát rõ ràng của Fred Parris, và được hỗ trợ bởi Sax, hạt Sax.

https://www.youtube.com/watch?v=twQNeIBGntg

55 Elvis Presley, ‘Nhà tù Rock Rock

Bạn có thể khó khăn khi chọn một đĩa đơn Elvis dứt khoát, nhưng ‘Jailhouse Rock, phải là một trong những giai điệu xương chậu mang tính biểu tượng nhất, tất cả đều là Judder bắt đầu và người lớn.Đó là bản nhạc của bộ phim cùng tên, Elvis, thứ ba, và lắc hông lên đỉnh bảng xếp hạng ở Mỹ và Anh.Nó cũng được bao phủ bởi người thổi mạnh mẽ của Ersatz Soul Bellower Michael Bolton, vì vậy rõ ràng là không thể phá hủy.

54 Bo Diddley, ‘Bo Diddley

Một trong những bản nhạc nhạc rock ban đầu của Rawest, Bo Diddley, người tự đánh giá cao đã bị bao phủ, xé toạc và fillet liên tục kể từ đó.Đó là bản ghi âm đầu tiên của Diddley và ngay từ ngày đầu tiên đã thành lập The Bo Diddley Beat, một nhịp điệu điên cuồng phát điên đã nhấn mạnh sự nghiệp và đặt Buddy Holly và những chiếc đá lăn trên những cuộc phiêu lưu nhịp nhàng của chính họ.

https://www.youtube.com/watch?v=8XxGUIbYjmY

51 Smiley Lewis, ‘Tôi nghe thấy bạn gõ

Smiley Lewis đã ở độ tuổi 40 khi anh ấy thu âm phiên bản đầu tiên của ‘Blue Saturday, sau đó là một hit cho nhạc sĩ New Orleans Fats Domino.Tôi nghe thấy bạn gõ cửa là một tác phẩm khác của Dave Bartholomew (với Pearl King), được tô điểm bởi tiếng croon có tâm hồn phong phú của Lewis, và loại cây đàn piano thùng mà Domino sẽ tự làm cho mình, buồn bã ăn cắp tất cả của Lewis.

50 Chuck Berry, ‘Maybellene,

Khi giới thiệu đi, điều này thật khó để đánh bại.Kỷ lục đầu tiên của Chuck Berry, và hit đầu tiên, đã tạo ra nhiều sự phấn khích hơn và guitar thiên tài hoạt động trong vài phút ngắn hơn so với hầu hết các ban nhạc sau mill Years Muster trong sự nghiệp.Sau đó, được mọi người từ Elvis Presley đến Carl Perkins - và Bubba Sparks.

https://www.youtube.com/watch?v=LvKDr8AgvK8

49 The Coasters, ‘Yakety Yak,

Được chấp hành bởi bộ đôi sáng tác huyền thoại Leiber và xe đẩy, một chút sự háo hức của tuổi teen và đóng sầm cửa được trao cho nhóm hòa âm giọng hát The Coasters và, khá khó hiểu, đã diễn ra như một đứa trẻ da trắng về quan niệm của một người da đen về xã hội da trắng, theo ôngLeiber.

48 Johnny Preston, ‘Chạy gấu

Một câu chuyện tình yêu hoàn toàn bi thảm của hai người yêu thích đối thủ từ các bộ lạc Ấn Độ Mỹ, những người chết đuối trong vòng tay của nhau.Nó nên là một bản ballad đồng quê ngất ngây, thay vào đó, nó là một trò đùa vui nhộn, được đặt ra với một số người bản địa hài hước của người Hồi giáo người Mỹ đang tụng kinh (Sung, một phần, bởi người trắng hơn White George Jones).

47 Everly Brothers, ‘Tạm biệt tình yêu

Các bản hòa âm thiên thể Everly đã bị ngỗng gây ra, và sau đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ Beatles đến Fleetwood Mac.Tạm biệt tình yêu, đã đẩy những giọng nói phía trước và trung tâm đó.Họ rất tươi tốt trong thực tế đến nỗi bạn có thể quên rằng họ đã hát những dòng như tôi cảm thấy như tôi có thể chết.

46 Huey ‘Piano xông Smith,‘ Rockin xông Pneumonia & The Boogie Woogie Flu

Kết hợp boogie của Pete Johnson với Jelly Roll Jazz Jazz và The Piano Virtuosity of Fats Domino, Huey Smith là một nghệ sĩ piano R ‘N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N N...Làm cho cúm hấp dẫn kể từ khi5757.

45 Johnny Cash, Folsom Nhà tù Blues

Số một trên bảng xếp hạng âm nhạc quốc gia trong một tháng, tài khoản hư cấu về việc tống giam tại California Clink là một cuộc tấn công giữa năm mươi, và đã mở album trực tiếp của anh ta từ Tòa án Tiểu bang, ‘Tại Folsom Prison.Ca khúc cũng đã khiến Cash thực hiện toàn bộ một bộ tại Nhà tù Folsom, được ghi lại cho một album trực tiếp thành công.

44 Shirley & Lee, ‘Hãy để thời gian tốt

Sau đó được ghi lại bởi The Rolling Stones và George Clinton, có một tinh thần vô tư vượt thời gian về ‘Hãy để The Good Times Roll, mang đến cho toàn bộ sự rung cảm của sinh nhật nhẹ nhàng.Trên một nhân vật piano đơn giản và một vần điệu mẫu giáo như Melody, những thời điểm tốt đẹp này có vẻ như họ không có gì mặn mà hơn một trò chơi Scrabble và một số Ribena ấm áp.

42 Patsy Cline, ‘Walkin, sau nửa đêm

Nhiều thập kỷ sau khi nó được phát hành, ‘Walkin, sau nửa đêm, sẽ được gọi là Hồi David Lynch-esque.Những giai điệu của giọng nói của Cline, và nhịp điệu Honky Tonk đã được kết hợp với những lời bài hát đáng sợ của lời bài hát, gợi ý chứng mất ngủ hoặc thậm chí là một loại bệnh hưng cảm vào ban đêm.Đó là một tính hai mặt đẹp.

41 Dale Hawkins, ‘Susie Q,

Một cú lắc blues-rockabilly đơn giản đã được làm nổi bật bởi công việc rìu rộng lớn từ huyền thoại guitar tương lai James Burton.Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nó định hình âm thanh của âm thanh rock and roll non trẻ, những bản nhạc thô sơ có bên trong sau này sẽ được Velvet Underground chiếm đoạt (người đã đi theo đường đua sớm trong sự nghiệp của họ).

40 Elmore James, Bụi Bụi của tôi

Đây là bài hát thứ hai Robert Johnson từng được thu âm, nhưng sáng tạo của nó cũng được quy cho Elmore James.Dù bằng cách nào, nó cũng là phiên bản sau này, và chứng minh vượt ra ngoài tranh chấp lý do tại sao anh chàng được mệnh danh là Vua của Guitar Slide Guitar.

39 Ritchie Valens, ‘La Bamba,

Dễ dàng là một trong những vết cắt dễ nhận biết nhất trong toàn bộ danh sách, sự thích nghi của Valens, một bài hát dân gian Mexico bị kẹt với sự cải thiện truyền nhiễm, những dòng guitar cổ điển và tiếng trống quái vật.Gỗ gỗ đẹp quá.Trong khi nó kỳ lạ chỉ đạt 49 trong các bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, nó đã tiếp tục trở thành một cổ điển gia đình.

38 Elvis Presley, ’

Một khi những tiếng la hét của thanh thiếu niên đã giảm dần, ‘don lồng là một kẻ tàn nhẫn được tiết lộ là một Jive-a-Thon của thập niên 50, một lời cầu xin đơn giản từ một con chó con đối mặt với Elvis để không gạt bỏ trái tim tình yêu thuần khiết, đang đập của anh ta.Được hỗ trợ bởi ‘Hound Dog, bài hát đã trở thành một trong những người bán hàng lớn nhất trong sự nghiệp của mình.

37 Nat King Cole, ‘Khi tôi yêu

Một bản cover của một tiêu chuẩn Doris Day, phiên bản Nat King Cole, là một bản ghi âm của âm nhạc giống như giấc mơ được bao phủ trong các chuỗi phân lớp, trong đó giọng nói nhung của Cole.Nghe có vẻ như một đám mây trắng phồng lên trên bầu trời.Không có gì ngạc nhiên khi nó liên kết vĩnh viễn với Giáng sinh.

36 Buddy Holly & The Crickets, ‘Đó sẽ là ngày

Holly đã được truyền cảm hứng để viết bài hát sau khi anh hùng điện ảnh John Wayne liên tục sử dụng cụm từ này trong một bộ phim và cuối cùng nó đã lên một bảng xếp hạng ở cả hai bên ao.Một cách thích hợp, bài quốc ca gồ ghề chứa đầy vênh vang và bóng thiếu niên.

Intrumental yêu thích của Bob Dylan, đã bị Tarantino (tiểu thuyết bột giấy), Rodriguez (Roadracers), SpongeBob và The Sopranos.Một trong những hồ sơ sớm nhất để khám phá sự biến dạng và phản hồi, đó cũng là bài hát đã phát minh ra hợp âm sức mạnh, đảm bảo Townshend và Blackmore mãi mãi là khoản nợ của mình.

34 Elvis Presley, ’

Một trong nhiều bài hát được tuyên bố là kỷ lục rock and roll đầu tiên (bên cạnh những nỗ lực từ Fats Domino, Bill Haley và Roy Brown), trang bìa của ca sĩ Blues của Blues Arthur Crudup 'All Right' chắc chắn là một trong những điều đã phá vỡanh ta.Bản phát hành thương mại đầu tiên của anh đã được ghi lại trong một mứt đầy ngẫu hứng với guitar, bass thẳng đứng và không có trống.Phần còn lại là, như bạn biết, lịch sử.

33 Little Richard, Sally Long Long Sally

Một trò đùa blues 12 thanh không giống ai.Giọng hát của Richard, bị xáo trộn và điên cuồng, một nửa sứ đồ phúc âm, một nửa phòng bar khi ông kể câu chuyện về chú John nhận được Ja-ja của mình với Sally đầu trọc trong một hẻm ngược.Điều bẩn thỉu nhất sẽ được phát hành vào tất cả năm 1956.

32 The Everly Brothers, ‘Thức dậy Little Susie

Bị cấm từ một số đài phát thanh cực kỳ thận trọng khi phát hành, do nội dung gợi ý của nó, bản nhạc pop mượt mà này là hai phút của Jinx cao tuổi teen và những bản hòa âm ngọt ngào đã tiếp tục giành được giải thưởng đáng ngờ khi trở thành ca khúc yêu thích của George Dubya.

31 nước bùn, ‘hoochie coochie người đàn ông

Với một trong những đoạn riff bẩn nhất bên này của bảng điều khiển của Jimmy Page, đây là năm phút của Blues thấp, ầm ĩ, đầm lầy ở vùng nước tốt nhất của nó mang đến cho anh ta một cách tình cờCuối thế kỷ XIX.

30 Frank Sinatra, ‘Tôi đã có bạn dưới làn da của tôi

Cole Porter đã viết bài hát trở lại vào những năm 1930 nhưng nó được Sinatra bao phủ cho ‘Bài hát cho album Lovers của Swingin, năm 1956.Jazz Waltz mượt mà, ban ngày trở thành một trong những bản nhạc thương hiệu của anh.Nhưng sự giao hàng của anh ấy tin vào lời bài hát, điều mà khá đáng lo ngại cho thấy cảm giác leo lên của một nỗi ám ảnh không thể chối cãi.

29 Screamin xông Jay Hawkins, ‘Tôi đặt một câu thần chú vào bạn

Một không khí của bí ẩn thế giới khác treo về sự dậm chân này.Những câu chuyện về các phiên ghi âm xảy ra trong tình trạng RERENTEND và ca khúc bị cấm vì quá ’ăn thịt người, và không có gì lạ, Jay nghe giống như một nhân vật phản diện hoạt hình khi anh ta nói lời bài hát.

28 James Brown, làm ơn, làm ơn, xin vui lòng

Brown không bao giờ tràn đầy năng lượng hơn trong giai đoạn đầu của sự nghiệp này khi nguồn gốc phúc âm của anh ấy va chạm với những bản nhạc đam mê của ban nhạc ngọn lửa nổi tiếng của anh ấy.Ca khúc này được sử dụng nổi tiếng như một phần quan trọng của thói quen biểu diễn của anh ấy, khi một người xử lý xuất hiện, bao phủ Brown trong một chiếc áo choàng và hộ tống một sân khấu có vẻ quá mức.Nó làm cho huyền thoại của anh ấy.

27 Johnny Cash, Tôi đi bộ đường dây

Được viết như một cam kết của sự sùng kính hôn nhân và được chấp bút như một bản ballad, chính nhà sản xuất Sam Phillips, người đã đề xuất sự sắp xếp, gió.Mặc dù âm nhạc và sự nghiệp của Cash Cash sẽ sống trong lãnh thổ tối tăm, phức tạp và trang trí công phu hơn, nhưng sự đơn giản của ‘Tôi đi bộ đường dây là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của anh ấy.

26 Little Richard, Good Golly Miss Molly

Sự tôn kính của người tham gia đôi, bức chân dung của Little Richard, về một thời gian tốt đẹp của Mama Mama là không thể quên.Với một cây đàn piano ragtime và một giọng hát gập tắt, Little Richard tạo ra một bản romp âm thanh gợi ý rằng có rất nhiều thứ khác trong các bản cover so với một nghi phạm ban đầu.

25 Chuck Berry, ‘Little Little Sixteen

Sự ra đời của cuộn đá có nghĩa là thanh thiếu niên la hét là tiêu chuẩn.Điều đó cũng có nghĩa là đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi các bài hát được viết về chúng.Bài hát của Berry, theo sau một người hâm mộ cuồng nhiệt như vậy trong một đoạn riff blues đơn giản.Khi cô theo dõi ban nhạc yêu thích của mình trên khắp đất nước, sự ngọt ngào của cô ấy dao động giữa các cuộc trò chuyện với mẹ của cô ấy và đấu tranh với những người lớn lên.

24 Big Mama Thornton, Chó chó săn

Elvis có thể có phiên bản phổ biến hơn nhưng không ai cung cấp chú chó chó săn giống như Mama;Thay đổi sự thay đổi của cô ấy trên mỗi dòng cô ấy mang lại cho đến nay là bản tái hiện quyến rũ nhất.Đây là phiên bản đầu tiên và truyền cảm hứng không dưới sáu bìa trong vòng một tháng kể từ khi phát hành.

23 The Platters, ‘Chỉ có bạn

Khó có thể đánh dấu lại một cách khách quan sau khi sử dụng và lạm dụng các bộ phim và quảng cáo-từ những bức ảnh nóng đến vì vậy tôi kết hôn với một kẻ giết người rìu, Alvin và The Chipmunks và hơn thế nữa-trong nhiều năm qua, bản ballad hài hòa ngọt ngào của Platters vẫn là một tác phẩm kinh điển hoàn toàn.

22 Ray Charles, ‘Tôi nói gì

Thật khó để tin nhưng bản nhạc này, bản ghi vàng đầu tiên của Ray Charles, bản ghi âm mà anh ấy đã hoàn thành mọi bộ, một trong những vết cắt được ghi nhận là khởi đầu một thể loại nhỏ được gọi là Soul, một Nugget Frisky hiện đang cư trú trong sổ đăng ký ghi âm quốc gia, bắt đầu cuộc sống như một thứ ngẫu hứng ở cuối một bộ.

21 Frankie Lymon & Thanh thiếu niên, ‘Tại sao những kẻ ngốc lại yêu?

Trường hợp âm thanh của đường phố doo-wop gặp nhạc rock và roll, Harlem Teen Lymon và nhóm Harmony của anh ấy, các thiếu niên đã hát với kiểu trung thực về tình yêu tuổi teen mà chỉ có một (sau đó) 15 tuổi có thể biết đến.

20 Wanda Jackson, ‘Hãy để một bữa tiệc

Một tác phẩm kinh điển khác của Elvis được thu âm cho bộ phim Loving You, nó cũng được Nữ hoàng Rockabilly Wanda Jackson đặt ra trong Hồi60 và được sử dụng trên nhạc nền cho xã hội Dead Poet.Sonia cũng đã làm một phiên bản vào năm 2010, nhưng càng ít nói về điều đó càng tốt.

19 Jerry Lee Lewis, ‘Toàn bộ Lotta Shakin, Goin, trên

Được ghi lại bởi một số nghệ sĩ tối nghĩa trước đây và nhiều tên tuổi lớn sau đó (từ Little Richard, Eddie Cochran và Gerry & The Pacemakers đến Elton John và mười năm sau)không bị tổn thương.

18 The Flamingos, Tôi chỉ có đôi mắt cho bạn

Ban đầu được viết cho bộ phim năm 1934 Dames, trước khi được Peggy Lee bao phủ, phiên bản dứt khoát của ca khúc này là của nhóm Harmony The Vocal Harmony The Flamingos.Một Waltz nhẹ nhàng dựa vào một bản phối hợp trên núi, nó đã thể hiện tài năng thanh nhạc của Quintet Doo-Wop.

17 Bo Diddley, Bạn yêu ai?

Một yêu thích của The Rolling Stones, tác phẩm kinh điển Riamshackle R ’N B B này đã được đẩy vào Hội trường danh vọng Grammy vào năm 2010 và với lý do chính đáng - đó là một bản nhạc nhỏ hoàn hảo của những điệp khúc hấp dẫn và guitar truyền nhiễm.

16 chất béo Domino, ‘Blueberry Hill,

Ban đầu là một tiêu chuẩn nhạc jazz Glenn Miller từ đầu những năm 40, tác phẩm kinh điển này đã được Louis Armstrong hồi sinh vào cuối thập kỷ và được làm lại bởi Elvis Presley và Little Richard.Tuy nhiên, FATS đã làm điều đó tốt nhất, và nó vẫn là ca khúc lớn nhất của anh ấy.Vladimir Putin đã cố gắng sống vào năm ngoái - mỗi khi ai đó xem bản tái hiện đó, một con mèo bị tra tấn ở đâu đó trên toàn cầu.

15 The Isley Brothers, ‘hét lên

Vài bài hát được tải vào mùa xuân với lượng năng lượng mà giai điệu này gói.Một vài phút được xây dựng rực rỡ, nó dệt các bản hòa âm điên cuồng, thay đổi chữ ký thời gian và động lực đa dạng thành hiệu ứng không thể cưỡng lại.Quên sự tái hiện của Lulu - đây là thỏa thuận thực sự.

https://www.youtube.com/watch?v=qFCePEPdaU4

14 Junior Parker, ‘Bí ẩn tàu

Từ tiếng còi tàu bằng đồng cho đến lời bài hát gợi, một vài giai điệu gói gọn một cảm giác du lịch và tự hỏi như tác phẩm kinh điển đầu thập niên 50 này.Nó đến từ đâu?Nó đi đâu?Nó vẫn là một bí ẩn nhưng chúng tôi rất nhiều trên tàu.

13 Chuck Berry, ‘Cuộn qua Beethoven

Nếu không phải là thẻ gọi của Rock Roll, thì một ứng cử viên mạnh mẽ, bản nhạc này đã được bảo vệ khoảng 12.000 lần, chủ yếu là đáng chú ý bởi The Beatles trong vài năm khi bắt đầu sự nghiệp.Mặc dù vậy, Chuck Berry đã cắt vẫn là văn bản.

12 Carl Perkins, Giày da lộn màu xanh lam

Lấy cảm hứng một phần bởi tình yêu quý giá của một chàng trai dành cho đôi giày da lộn của anh ấy qua cô gái mà anh ấy đang nhảy cùng, hit lớn của Perkins tiếp tục bán một triệu kỷ lục trong ba tháng đầu tiên (không có nghĩa là kỳ tích trong '55) và leo lên đất nước, nhịp điệuvà blues, và biểu đồ pop đồng thời.Không tệ cho một giai điệu về giày dép.

11 Elvis Presley, ‘Hotel Heartbreak Hotel

Trong thế giới thần thoại nhạc rock, ‘Heartbreak Hotel, được lấy cảm hứng từ một vụ tự tử ngoài đời thực, câu chuyện đã thúc đẩy bộ đôi sáng tác bài hát Axton và Durden để viết bài hát này.Một số nhạc rock và cuộn bluesy với một dòng chảy dưới dòng, đó là số một số đầu tiên của Elvis.

10 Buddy Holly, ‘Peggy Sue

Một tác phẩm sớm của thiên tài rock.Holly và những con dế đã tạo ra một tấm thâm nhập của nhạc blues guitar sớm.Tiếng ầm ầm của tiếng bass và trống và âm thanh guitar lo-fi sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ Beatles đến các cô gái, trong khi sự đơn giản của cấu trúc hợp âm của nó với điều kiện là những bản nhạc truyền nhiễm nhất thường có các gói dường như cơ bản-hiệu ứng của nó sẽ được nhìn thấycho tới ngày này.

https://www.youtube.com/watch?v=XEl3UUl1Fmw

9 Hank Williams, ’

Như huyền thoại sẽ có, ca khúc này đã được Williams chấp bút về người vợ đầu tiên của anh ta, nhưng đã ra lệnh cho người vợ thứ hai của anh ta, trong khi anh ta đang lái xe.CAD!Được phát hành sau cái chết của anh ta, nó sẽ tiêu biểu cho một hình thức balladering vô cùng, đau lòng mà Williams đã giúp khánh thành.

8 The Drifters, ‘Tiền mật ong

Quên album Lady Gaga, 2008 Monstrity, Shuffle Slinky này có một số dòng giọng hát hàng đầu từ các giọng nói của Tenor, Bass và Baritone, và một trong những solo saxful, một trong những tiếng hét lớn nhất trong lịch sử nhạc rock.Bị phá vỡ không bao giờ nghe tốt như vậy.

7 Sam Cooke, ‘Bạn gửi cho tôi

Đôi khi những bài hát hay nhất là đơn giản nhất.Một lá thư tình yêu ngọt ngào cho người yêu đầy tình cảm nghiêm túc và sự ngưỡng mộ không hổ thẹn, ca khúc tuyệt đẹp này đã thấy Cooke chuyển từ gốc rễ phúc âm của anh sang một hướng có hồn hơn.Sau đó, được hồi sinh bởi tất cả các loại crooners, từ Michael Bolton (nghi vấn) đến Aretha (đáng để lắng nghe).

6 Eddie Cochran, ‘Summertime Blues,

Được trang bị một đoạn riff Rockabilly tuyệt vời (tốt đến mức sau đó nó được bao phủ bởi WHO), ‘Summertime Blues, nghiền nát với Cochran trong thời gian, phong cách giọng hát của Shucks và nhảy, nhịp điệu của Demon Demon.Nếu có bất kỳ blues nào có trong mùa hè này, chúng tôi không thể phát hiện ra chúng.

5 Howlin Wolf, ‘Smokestack Lightnin

Hãy suy nghĩ Blues và bạn nghĩ Howlin Wolf và ‘Smokestack Lightnin.Chơi trực tiếp kể từ những ngày Delta Blues của anh ấy trong những năm 30 và được mài giũa trong hai thập kỷ trước khi phát hành tại Hồi56, nó thấy Harmonica, các tài liệu tham khảo đào tạo và một hợp âm lớn lặp đi lặp lại va chạm với hiệu ứng mê hoặc.

4 Little Richard, ‘Tutti Frutti

Ca khúc hay nhất của Little Richard, là một cuộc cách mạng về cách nó định hình nhạc rock và roll, không chỉ trong âm nhạc mà còn trong việc sử dụng tiên phong của hai người tham gia.Lời bài hát gốc (Hồi Tutti Frutti, Booty tốt / Nếu nó không phù hợp, đừng ép buộc / bạn có thể bôi mỡ, làm cho nó dễ dàng)theo dõi.

3 Jerry Lee Lewis, ‘Những quả bóng tuyệt vời của lửa

Bạn làm rung chuyển dây thần kinh của tôi và bạn làm hỏng bộ não của tôi / quá nhiều tình yêu khiến một người đàn ông điên rồ.Vì vậy, bắt đầu bài hát vĩ đại thứ ba trong cả thập kỷ và là một trong những bài hát rock hay nhất từ trước đến nay.Từ Jerry Lee đến Goose và Maverick, liều lượng năng lượng đá thô và lạm dụng piano nghiêm trọng này là một tác phẩm cổ điển lạnh trong gần 60 năm.

2 Elvis Presley, Chó chó săn

Một bản cover của đường đua Big Mama Thornton bluesy, Elvis đã thay đổi đường đua thành pound trống lăn hông và guitar guitar làm cho các cô gái tuổi teen sáng lên và làm cho cha mẹ đỏ mặt.Sau nhiều năm ngọt ngào thân thiện với vũ hội, đây là một bản nhạc cuối cùng là bản nhạc tràn lan, bốc lửa của tình yêu bị từ chối.

1 Chuck Berry, ‘Johnny B Goode

Nó có thể là gì, thực sự?Riff đó, piano đó, và điệp khúc đó - tất cả được đóng gói thành một bản nhạc vượt thời gian về chính nhạc rock.Bao phủ hàng trăm lần, từ B.B. King đến tương lai, nó được đưa vào hồ sơ Vàng Voyager, một lựa chọn các đĩa được gửi vào không gian để thể hiện năng lực văn hóa của sự sống trên trái đất.Làm cho bạn tự hào là con người.

10 bài hát hàng đầu của những năm 1950 là gì?

20 bản hit âm nhạc hàng đầu từ những năm 1950 - dựa trên các bài hát mọi thời đại..
Cấm Johnny B. Goode, - Chuck Berry.....
2. Khách sạn đau lòng trên mạng - Elvis Presley.....
3. Những gì tôi nói, tôi nói - Ray Charles.....
4. Tutti Frutti, - Little Richard.....
5. Đó sẽ là ngày của người Viking - dế.....
6. “(....
7. “....

Bài hát số 1 vào năm 1950 là gì?

Billboard năm cuối năm của năm 1950.

Hit lớn nhất của thập niên 50 là gì?

100 bài hát hàng đầu của Billboard trong những năm năm mươi ..

Những cú đánh hàng đầu vào cuối những năm 50 là gì?

25 bài hát lớn nhất vào cuối những năm 1950..
Đừng tàn nhẫn/ chó săn - Elvis Presley ..
Hát The Blues - Guy Mitchell ..
Mack con dao - Bobby Darin ..
Tất cả sốc lên - Elvis Presley ..
Rock suốt ngày đêm - Bill Haley và sao chổi của anh ấy ..
Gió bướng bỉnh - Gogi Grant ..
Mười sáu tấn - Tennesse Tennesse Ernie Ford ..
Khách sạn Heartbreak - Elvis Presley ..