Máy bay boeing 777 chở được bao nhiêu người năm 2024

Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 bị mất tích vừa qua của Hãng hàng không Malaysia Airlines là một trong những loại máy bay được đánh giá rất cao về độ an toàn. Thậm chí, Boeing 777 còn được ca ngợi là loại máy bay “không thể rơi”...

QĐND - Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 bị mất tích vừa qua của Hãng hàng không Malaysia Airlines là một trong những loại máy bay được đánh giá rất cao về độ an toàn. Thậm chí, Boeing 777 còn được ca ngợi là loại máy bay “không thể rơi”. Thế nhưng, thực tế cho thấy, không gì là không thể.

Máy bay boeing 777 chở được bao nhiêu người năm 2024

Chiếc máy bay thực hiện chuyến bay MH 370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines. Ảnh: Techz

“Siêu sao”

Họ máy bay Boeing 777 bao gồm những chiếc máy bay phản lực hai động cơ có thân rộng, dài do hãng Boeing Commercial Airplanes phát triển và sản xuất. Boeing 777 có khả năng chuyên chở từ 314 đến 451 hành khách và được thiết kế để bay những chặng bay dài từ 9.695 đến 17.372km. Theo những gì Boeing giới thiệu, thì trong ngành công nghiệp hàng không, có những máy bay được đánh giá là “sao”, và có những máy bay được đánh giá là “siêu sao”. Boeing 777 được xem là “siêu sao”. Boeing 777 nổi tiếng với tên gọi “Triple Seven” (ba số 7). 777 được xem là loại máy bay thành công, bán chạy nhất của hãng Boeing. Nó có đội ngũ kỹ thuật và thiết kế cực kỳ xuất sắc, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, trang bị nội thất tiện nghi và công nghệ bay tiên tiến.

Chiếc Boeing 777-200 chính thức được đưa vào sử dụng năm 1995. Đến năm 1997, Boeing 777-200ER được thương mại hóa. Boeing 777 là máy bay thương mại đầu tiên được thiết kế hoàn toàn trên máy tính. Không có mô hình nào đã được sản xuất. Mọi thứ được tạo ra trên một hệ thống phần mềm CAD 3D được biết đến với tên gọi CATIA. Điều này cho phép một chiếc 777 được lắp ráp mô phỏng, kiểm tra các can thiệp và xác minh độ trùng khít với nhau của hàng nghìn linh kiện trước khi các nguyên mẫu thân hình được sản xuất. Để tự hào là hãng máy bay lập kỷ lục về độ an toàn, có thể nói, trong quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng của mình, Boeing 777 đã phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Các động cơ hiện đại sử dụng trong máy bay có tỷ lệ hư hỏng cực kỳ thấp. Máy bay Boeing 777 có một hệ thống giao tiếp với vệ tinh SATCOM. Nó cung cấp độ tin cậy trong đường truyền âm thanh và dữ liệu giao tiếp đường dài. Ngoài hệ thống liên lạc sử dụng băng tần radio công nghệ UHF và VHF, những chiếc máy bay có giá lên tới hơn 250 triệu USD này được trang bị hệ thống Aircraft Communications and Reporting System (ACARS - Hệ thống liên lạc và báo cáo sự cố) được “nhúng” trực tiếp vào trong các máy tính của máy bay, hoàn toàn nằm ngoài tầm can thiệp của con người và nó có nhiệm vụ báo về mọi tình trạng hoạt động của chiếc máy bay đó như tốc độ, mức nhiên liệu, lực đẩy... Boeing 777 cũng sử dụng những tiến bộ mới nhất trong hệ thống dẫn đường như hệ thống định vị toàn cầu (GPS). GPS làm tăng độ chính xác, góp phần tiết kiệm nhiên liệu và thực hiện các chuyến bay đúng giờ. Đồng thời, hệ thống điều khiển bay bằng điện số đầy đủ với khả năng đảo qua điều khiển bằng tay trong trường hợp khẩn cấp.

Thiết kế và hệ thống kiểm tra mới giúp đảm bảo độ tin cậy và an toàn tối ưu cho Boeing 777. Mẫu máy bay này đạt tới mức 99% khi đánh giá về độ tin cậy - cao nhất trong lịch sử ngành hàng không. Bên cạnh đó, hệ thống tiếp đất đột phá với 6 bánh xe cũng giúp nó hạ cánh nhẹ nhàng hơn hẳn. Đặc biệt, dòng Boeing 777 được thiết kế để tất cả mọi người có thể rời máy bay trong vòng 90 giây kể cả khi một nửa số cửa không hoạt động. Các bánh máy bay có thể rời ra khỏi bụng máy bay, thân máy bay và ghế ngồi đã được gia cố.

Những vụ hull-loss

Tính đến năm 2013, có tổng số 422 chiếc Boeing 777-200ER được xuất xưởng. Kể từ khi đi vào khai thác và trước vụ mất tích của Malaysia Airlines MH370, Boeing 777 đã gặp phải tổng cộng 10 tai nạn và sự cố lớn nhỏ. Trong đó có 3 vụ tai nạn khiến máy bay bị hư hại nặng (hull-loss) và 3 lần bị không tặc. Vụ tai nạn hull-loss đầu tiên xảy ra với chuyến bay số 38 của British Airways (Anh quốc). Vào ngày 17-1-2008, một chiếc Boeing 777-200ER dùng động cơ Rolls-Royce Trent 895 bay từ Bắc Kinh đến Luân Đôn đã gặp sự cố trong bước tiếp cận cuối cùng xuống đường băng 27L thuộc sân bay Heathrow. Trục trặc xảy ra với động cơ khiến phi công không thể tăng lực đẩy từ hệ thống tự động hạ cánh và ở độ cao 61m, tốc độ máy bay giảm xuống còn 108 knot (200km/h). Phi công buộc phải ngắt chế độ lái tự động và cố gắng cho máy bay hạ cánh bằng cách giảm góc cánh tà từ 30 xuống 25 độ để tăng lực hãm và cho máy bay lượn xuống đường băng. Kết quả là chiếc Boeing 777 đã va chạm với đường băng, trượt đến đường cất hạ cánh dịch chuyển. Có 47 hành khách bị thương nhưng không ai thiệt mạng. Vụ tai nạn làm hỏng toàn bộ càng hạ cánh, gốc cánh và các động cơ. Qua điều tra, nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do các tinh thể băng từ hệ thống nhiên liệu đã bịt kín bộ chuyển đổi nhiệt dầu (FOHE), làm giảm lực đẩy động cơ khi đang hạ cánh. Vào năm 2009, các nhà điều tra sự cố hàng không đã yêu cầu Rolls-Royce thiết kế lại bộ phận này trên dòng động cơ Trent 800 series. Các bộ chuyển đội nhiệt FOHE được tái thiết kế đã được thay thế trên những chiếc Boeing 777 của British Airways vào tháng 10 cùng năm.

Vụ hull-loss thứ 2 xảy ra vào ngày 29-7-2011 khi chiếc Boeing 777-200ER của EgyptAir (Ai Cập) gặp sự cố cháy trong buồng lái khi hành khách đang làm thủ tục lên tàu tại một cổng chờ ở sân bay quốc tế Cai-rô. Không có thiệt hại về người, tuy nhiên, chiếc máy bay đã bị hư hỏng nặng và theo các nhà điều tra, hỏng hóc từ hệ thống điện tử với các đường ống cung cấp oxy trong buồng lái có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Vụ hull-loss thứ 3 và cũng là vụ tai nạn gây thiệt hại về người đầu tiên xảy ra vào ngày 6-7-2013 với chuyến bay số 214 của Hãng hàng không Asiana Airlines (Hàn Quốc). Chiếc máy bay Boeing 777-200ER chở 291 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn bay từ sân bay quốc tế Icheon (Hàn Quốc) đã gặp sự cố khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Phran-xi-xcô. Trong bước tiếp cận cuối cùng xuống đường băng 28L, càng hạ cánh và đuôi máy bay đã va vào bức tường ngăn biển tại đầu đường băng. Cú va chạm khiến động cơ và đuôi rơi ra khỏi máy bay, phần thân máy bay còn lại và 2 cánh xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ 330 độ và trượt trên đường băng. Chiếc máy bay dừng lại tại bãi đất bên trái đường băng, cách vị trí va chạm ban đầu 730m. Không dừng lại ở đó, chỉ một phút sau, khói đen bốc lên và ngọn lửa lan sang dầu rỉ ra từ động cơ và bốc cháy. Phao trượt cứu hộ bên mạn trái máy bay đã được triển khai ngay lập tức để sơ tán hành khách và lực lượng cứu hộ tại sân bay cũng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Vụ tai nạn này làm 3 hành khách người Trung Quốc thiệt mạng (trong đó một người bị rơi ra ngoài máy bay và bị xe cứu hỏa cán chết), 181 người bị thương, tổng số người sống sót tính cả phi hành đoàn là 304 người. Ủy ban an toàn vận tải quốc gia (NTSB) đã phân tích dữ liệu từ hộp đen và đưa ra kết luận cuối cùng về vụ tai nạn với nguyên nhân hoàn toàn do lỗi phi công. Cụ thể là phi công chịu trách nhiệm điều khiển chiếc máy bay Lee Gang Guk vẫn đang trong thời gian huấn luyện với máy bay Boeing 777. Mặc dù đã có hơn 10.000 giờ bay với nhiều loại máy bay nhưng Lee chỉ có 33 giờ bay với Boeing 777. Trong khi đó, phi công hướng dẫn bay Lee Jeong Min đã trải qua 3.220 giờ bay với Boeing 777. Chịu trách nhiệm điều khiển máy bay hạ cánh, Lee Gang Guk nói với đội ngũ điều tra rằng, anh cảm thấy "rất căng thẳng" và việc hạ cánh "rất khó thực hiện" với một chiếc máy bay lớn như Boeing 777 và sự thiếu sót của một hệ thống điện tử giúp theo dõi đường lượn của máy bay do đang được bảo trì.

Còn những lỗi khác

Từ năm 1998 đến năm 2006, các quan chức Cơ quan điều tra tai nạn hàng không của Mỹ đã phát hiện ra 6 lỗi động cơ liên tiếp của Boeing 777. Ngày 1-7-1998, một chiếc Boeing 777 thuộc Air France từ Xao Pao-lô đến Pa-ri, Pháp đã bị mắc lỗi không thể điều khiển được tắt động cơ. Các nhà điều tra xác định nguyên nhân chính là do dầu bơm vào máy bay bị ô nhiễm. Sang năm 2001, liên tiếp có hai vụ trục trặc. Vào ngày 30-1-2001, một chiếc Boeing 777 của Hãng United Arab Emirates bị trục trặc động cơ do cánh quạt bị lỗi. Theo điều tra thì do hoạt động quá tải đã dẫn tới làm nứt cánh quạt. Đến ngày 6-6-2001, chiếc Boeing 777 của Hãng Thai Airways bị vỡ ống nhiên liệu trên đường bay từ Đài Bắc đến Băng Cốc, Thái Lan.

Năm 2005 lại liên tiếp xuất hiện hai sự cố. Ngày 23-6-2005, một chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Nhật Bản bị đình trệ sau khi cất cánh từ Tô-ki-ô vì xác định một lỗ hổng trong vỏ tua-bin động cơ. Hai tháng sau, ngày 2-8-2005, Ma-lai-xi-a đã phải ngừng bay một chiếc Boeing 777 sau khi bay lên nửa giờ từ Pe-thơ đến Cua-a-la Lăm-pơ vì bị mất lực đẩy. Ngày 18-9-2006, một chiếc Boeing 777 của Ma-lai-xi-a cũng phải ngừng hoạt động sau khi bay từ phía tây bắc Brít-bên do lỗi động cơ bên phải. Sau đó động cơ này đã được hồi phục trở lại.

Chính tập đoàn Boeing trong tháng 4-2013 cũng cảnh báo, 26 máy bay Boeing 777-300ER và 44 máy bay khác đang sản xuất bị lỗi hộp số. 500 chiếc Boeing 777 được phát hiện lỗi thiết bị lái tự động.

Chiếc Boeing 777 của Ma-lai-xi-a mất tích được dự đoán có thể do lỗi ADIRU, một thiết bị chịu trách nhiệm gửi dữ liệu đo độ cao đến máy tính và lái tự động của máy bay. Một sự cố mà hơn 500 chiếc Boeing 777 của các hãng hàng không trên toàn thế giới đã mắc phải trong hơn 7 năm qua. Đặc biệt, lỗi này có thể gây ra các sự cố khi máy bay bay ở chế độ lái tự động.