Mẫu đơn trình báo tai nạn

Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông là gì? Mục đích của Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông? Mẫu Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông 2021? Hướng dẫn viết Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông? Những quy định về điều tra giải quyết tai nạn giao thông? Quy định về giải quyết tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính?

Tai nạn giao thông là một sự kiện không ai mong muốn, tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng trăm sự việc trên xảy ra gây ra những hậu quả vô cùng lớn cho từng gia đình và cho cả xã hội. Việc điều tra nguyên nhân của mỗi vụ việc là gánh nặng rất lớn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế, để đẩy nhanh và đảm bảo sự việc của mình được pháp luật trả lời rõ ràng, đôi khi những người liên quan phải trực tiếp gửi văn bản tới cơ quan có thẩm quyền và cung cấp những nội dung, thông tin cần thiết cho việc giải quyết được hiệu quả. Vậy đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông là gì?

  • 1 1. Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông là gì?
  • 2 2. Mục đích của đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông
  • 3 3. Mẫu đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông
  • 4 4. Hướng dẫn viết đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông
  • 5 5. Những quy định về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
  • 6 6. Quy định về Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

1. Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông là gì?

Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông là văn bản hành chính của nhân viết  gửi cho Cơ quan Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi có tai nạn xảy ra.

Đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông bao gồm các nội dung như sau:

– Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị

– Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người đề nghị

– Trình bày nội dung đơn: nội dung sự việc (theo thứ tự thời gian), thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn,…

– Yêu cầu giải quyết

– Chữ ký người làm đơn đề nghị

2. Mục đích của đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông

Đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông là văn bản quan trọng để trình báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi xảy ra tai nạn. Hình thức và nội dung đơn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật.

3. Mẫu đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2018

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU TRA GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG

 (Về vụ việc xảy ra ngày ……….. tại ………..)

Kính gửi: –   Cơ quan Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ……

Tôi là …., sinh ngày …./…/……,

Giấy chứng minh nhân dân số ……… do…….. cấp ngày…

Hộ khẩu thường trú tại: ……

Bằng Đơn này tôi xin được trình bày và đề nghị với Quý cơ quan một việc như sau:

…(Trình bày nội dung vụ việc)……

Ví dụ: Ngày ………. tại đường …. thuộc xã/phường …… quận/huyện….. tỉnh/thành phố …….. tôi và anh Nguyễn Văn Sinh đã xảy ra va chạm tai nạn giao thông. Tôi đã bị nứt xương bánh chè và chiếc xe wave biển kiểm soát ………… thì hư hỏng nặng, lỗi dẫn tới va chạm là do anh Sinh đi ngược chiều trên đường với vận tốc nhanh. Công an đã có mặt tại hiện trường và lập biên bản sau đó, nhưng tới nay đã là 20 ngày kể từ khi có va chạm nhưng tôi vẫn chưa thấy cơ quan công an có dấu hiệu xử lý với anh Sinh, anh Sinh cũng không bồi thường gì cho tôi.

Kính thưa Quý cơ quan!

Trên đây là toàn bộ nội dung vụ việc mà tôi muốn gửi tới Quý cơ quan. Trên cơ sở đó, kính mong Quý cơ quan căn cứ vào các quy định của pháp luật và trong phạm vi thẩm quyền của mình tiến hành điều tra, xác minh, xác định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với anh Nguyễn Văn Sinh về hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Kính mong Quý  cơ quan vì những lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân để quan tâm và xử lý sớm nhất có thể.

Trân trọng cám ơn!

Tài liệu kèm theo Đơn:

1.

2.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn đề nghị điều tra giải quyết tai nạn giao thông

Phần kính gửi ghi rõ tên Cơ quan Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền điều tra giải quyết tai nạn giao thông.

Phần thông tin của người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin như tên, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), hộ khẩu thường trú.

Người làm đơn sẽ trình bày toàn bộ sự việc đã xảy ra, và cam kết sự việc hoàn toàn là sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Cuối đơn người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

5. Những quy định về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Tại Điều 8,Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông

“1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:

a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;

b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;

c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;

đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;

e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;

g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

2. Cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải lập Biên bản vụ việc hành chính theo mẫu số 02/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản vụ việc hành chính, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để ra Quyết định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn theo mẫu 03/TNĐB ban hành theo Thông tư này và lập Kế hoạch điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 04/TNĐB ban hành theo Thông tư này được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; việc lập Biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 43/BB-VPHC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Công an nhân dân (Thông tư số 07/2019/TT-BCA) được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

3. Biện pháp điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Thông tư này.”

6. Quy định về Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

Căn cứ vào quy định tại Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:

1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Lập

Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

2. Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

3. Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

5. Đối với vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

6. Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.