Luật an ninh mạng số 24 2023 qh14

Đẩy mạnh chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản

Ngày 29-8, UBND thành phố ban hành Công văn số 4736/UBND-STNMT yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo tại Công văn số 1382/UBND-KT ngày 17 tháng 3 năm 2022 và chủ động thực hiện các nội dung chỉ đạo liên quan của Bộ Tài chính tại Công văn số 3849/BTC-TCT về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức xây dựng, trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất thẩm định, tham mưu UBND thành phố ban hành bảng giá đất theo quy định. Thường xuyên khảo sát để xây dựng cơ sở dữ liệu giá giao dịch từ chuyển nhượng bất động sản, làm căn cứ để tham mưu UBND thành phố xác định giá đất cụ thể sát với giá giao dịch thực tế trên thị trường bất động sản nhằm tránh thất thu thuế.

Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì tổ chức xây dựng, trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất thẩm định, tham mưu UBND thành phố ban hành hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm theo quy định.

Công văn này thay thế Công văn số 3272/UBND-STNMT ngày 15-6-2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa, bão năm 2022

Ngày 30-8, UBND thành phố ban hành Công văn số 4757/UBND-SNN giao các sở, ban, ngành, đơn vị triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước trước mùa mưa, bão năm 2022.

UBND thành phố giao Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng nghiên cứu các, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại để xử lý. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên theo dõi, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập; kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo xử lý.

Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải sửa chữa, khắc phục ngay những hư hỏng; tháo dở những vật cản, thiết bị gây cản trở đến công việc tiêu thoát lũ của công trình đối với hồ Bàu Tràm.

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng để sớm triển khai Dự án sửa chữa, nâng cấp đập dâng An Trạch - Hà Thanh.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hoạt động tín dụng đen

Trước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, hoạt động tín dụng đen vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, có xu hướng sử dụng các phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi hơn, ngày 30-8, UBND thành phố ban hành Công văn số 4754/UBND-CATP đề nghị các sở, ngành chức năng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hoạt động tín dụng đen.

Theo đó, UBND thành phố giao Công an thành phố đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động tín dụng đen; chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương, báo chí tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của người dân đối với loại tội phạm này.

Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao di động trả trước, xử lý sim rác. Rà soát, ngăn chặn các website, các từ khóa về dụng đen trên mạng, các số điện thoại từ nước ngoài nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường quản lý hoạt động cho vay của các công ty tài chính; tham mưu UBND thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm, trang bị các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng cho lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của công an thành phố.

Xử phạt Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám 140 triệu đồng vì vi phạm tiếng ồn

Ngày 31-8, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2307/QĐ-UBND về Xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám số tiền 140 triệu đồng vì vi phạm các quy định về tiếng ồn trong trường hợp gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20dBA đến dưới 25dBA.

Cụ thể, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám vi phạm các quy định về tiếng ồn, vượt 24,5dBA so với giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực đặc biệt (nhà thờ) từ sau 21 giờ đến 06 giờ (45dBA) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Với vi phạm nêu trên, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám bị xử phạt hành chính với số tiền 140 triệu đồng; bị đình chỉ việc mở nhạc gây ô nhiễm tiếng ồn tại cơ sở TST Garden trong thời gian 4 tháng 15 ngày. Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là ngay khi nhận được Quyết định này.

Cùng với đó, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám (cơ sở TST Garden) phải thực hiện các biện pháp cách âm để giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn 1 ngày; hoàn trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường cho Phòng Cảnh sát môi trường - Công an TP Đà Nẵng với số tiền là 1.500.000 đồng (một triệu năm trăm nghìn đồng)

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám phải nghiêm chinh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Tháng Tám có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Triển khai Nghị quyết số 53/2022/QH15 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020

Ngày 31-8, UBND thành phố ban hành văn bản số 4804/UBND-KT về Triển khai Nghị quyết số 53/2022/QH15 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020, trong đó, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong công tác quyết toán ngân sách nhà nước, thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (nếu có và chưa thực hiện).

Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng NSNN. Trong đó, thực hiện nghiêm các giải pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong lập, chấp hành, quyết toán NSNN theo đúng quy định pháp luật bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí; Rà soát, có giải pháp khắc phục triệt để các sai phạm xảy ra trong quá trình lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN đã được nêu tại Nghị quyết số 53/2022/QH15 của Quốc hội và các Báo cáo kiểm toán qua các năm.

Đồng thời, khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; bao gồm cả việc rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được các cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị. Tập trung xử lý dứt điểm các sai phạm, tồn tại trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và thu nộp đầy đủ vào NSNN đối với các khoản thu, các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của Luật NSNN. Đối với các kết luận, kiến nghị từ niên độ 2019 trở về trước chưa thực hiện, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, đồng thời có giải pháp thực hiện; Tham mưu UBND thành phố phân cấp, phân quyền đi đôi với thanh tra, kiểm tra, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng NSNN.

Cục Thuế thành phố kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo đúng thẩm quyền, đảm bảo thời hạn quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội.

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu kỹ Nghị quyết số 53/2022/QH15 của Quốc hội, các nội dung kiến nghị của cơ quan kiểm toán và các nội dung nêu tại điểm 1 để tổ chức, triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.

Đối với báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị về tài chính ngân sách từ năm 2019 trở về trước, các đơn vị gửi về Sở Tài chính để tổng hợp, trình UBND thành phố báo cáo Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021 theo quy định tại khoản a điểm 5 Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khóa và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan, kiểm toán, thanh tra; đồng thời tiếp tục cập nhật, báo cáo đến ngày 30/4/2023, gửi Sở Tài chính trước ngày 10/5/2023 để tổng hợp, trình UBND thành phố báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo đến ngày 30/4/2023, gửi Sở Tài chính trước ngày 10/5/2023 để tổng hợp, trình UBND thành phố báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.

Đối với báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách: cần hực hiện rà soát, báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND thành phố báo cáo Bộ Tài chính.

Báo cáo kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng NSNN phải làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc không triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với niên độ 2019 trở về trước theo Nghị quyết của Quốc hội, gửi Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND thành phố báo cáo Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Trường hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương không thực hiện báo cáo theo quy định nêu trên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật NSNN năm 2015, Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP Khoản 3 iều 17 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN, Sở Tài chính đề nghị Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi NSNN cho đến khi nhận được báo cáo.

Cơ quan có thẩm quyền khi duyệt, thẩm định quyết toán NSNN năm 2021 của các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc ngân sách cấp dưới phải theo đúng chế độ và thời gian quy định; đồng thời lưu ý đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần; trong đó nêu rõ lý do, biện pháp để xử lý dứt điểm các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

Hơn 125 tỷ đồng đầu tư dự án Chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên

Ngày 30-8, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2299/QĐ-UBND về Phê duyệt dự án Chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên (đoạn từ hạ lưu đập An Trạch - cầu sông Yên - ngã ba sông Cẩm Lệ) với tổng kinh phí hơn 125 tỷ đồng.

Dự án Kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên (đoạn từ hạ lưu đập An Trạch - cầu sông Yên - ngã ba sông Cẩm Lệ) do Chủ tịch UBND thành phố là Người quyết định đầu tư; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là Chủ đầu tư kiêm quản lý dự án.

Việc đầu tư tuyến kè bảo vệ dọc bờ sông Yên (đoạn từ hạ lưu đập An Trạch cầu sông Yên - ngã ba sông Cẩm Lệ), ưu tiên tại các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở cao nhằm chủ động phòng, chống lụt bão, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế về thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan khu vực, phát triển đời sống nhân dân và bảo vệ cơ sở hạ tầng khu vực.

Quy mô đầu tư xây dựng gồm: Phương án tuyến sẽ bám sát đường bờ hiện trạng, chỉnh lý êm thuận, thuận lợi cho việc thoát lũ, giảm thiểu tác động của các yếu tố và nguyên nhân gây xói lở, hướng dòng chảy. Kè lát mái bằng đá hộc trong hệ khung dầm bằng bê tông cốt thép và hộ chân bằng lăng thể đá đổ. Phạm vi gia cố bảo vệ có tổng chiều dài kè là hơn 7 ngàn mét.

Dự án thuộc loạiCông trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhóm B; Công trình thủy lợi, cấp IV. Tổng diện tích đất sử dụng xây dựng kè 138.140 m. Thời hạn sử dụng của công trình chính theo thiết kế: 50 năm.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 125 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện dự từ năm 2021-2024.

Đẩy mạnh tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19

Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, nhất là việc xuất hiện biến chủng mới BA.5 của vi rút SARS-CoV-2 và đã xâm nhập vào Việt Nam làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại thì việc đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 một biện pháp quan trọng, cấp bách trong công tác phòng chống dịch, ngày 31-8, UBND thành phố ban hành văn bản số 4789 /UBND-SYT về đẩy mạnh tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Thủ trưởng các sở, ban, ngành phải cùng với các địa phương chịu trách nhiệm vận động, tuyên truyền các đối tượng thuộc quản lý tham gia tiêm chủng mũi 4 đầy đủ theo quy định và đảm bảo hoàn thành mục tiêu tiêm chủng mũi 4 của thành phố là đạt 70% trong tháng 8/2022 và 80% trong tháng 9/2022.

Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Du lịch, Công Thương chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các trường, trung tâm, công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực do ngành quản lý trên địa bàn thành phố khẩn trương rà soát các đối tượng chưa tiêm mũi 4 thực hiện việc tiêm chủng theo quy định. Cụ thể đối tượng có chỉ định tiêm mũi 4 do các ngành quản lý là: người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm có nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như: Giáo viên, người làm việc tại các trường, trung tâm; Người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu; Người làm việc tại cơ sở dịch vụ du lịch; Người làm việc tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học, công ty, doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu tỷ lệ tiêm mũi 4 cho các đối tượng thuộc quản lý không đạt mục tiêu tiêm chủng đề ra của thành phố, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với UBND các quận, huyện để tổ chức công tác tiêm chủng; theo dõi, quản lý tình hình tiêm mũi 4 các đối tượng thuộc quản lý. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác báo cáo hàng tuần tình hình tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng thuộc quản lý và gửi về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) trước 15 giờ 00 ngày thứ sáu hàng tuần theo biểu mẫu đính kèm (thời gian thực hiện báo cáo bắt đầu từ tuần 35, riêng báo cáo của tuần 35 sẽ báo cáo trước 15 giờ 00 ngày 05/9/2022). Thủ trưởng các sở chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về công tác triển khai và tỷ lệ tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID19 cho các đối tượng do đơn vị quản lý.

Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp thuộc khu công nghệ cao và các khu công nghiệp khẩn trương rà soát các đối tượng công nhân, người làm việc chưa tiêm mũi 4 và thực hiện việc tiêm chủng theo quy định.

Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp và người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người lao động không đạt mục tiêu tiêm chủng đề ra của thành phố, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp và Người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với UBND các quận, huyện để tổ chức công tác tiêm chủng; theo dõi, quản lý tình hình tiêm mũi 4 cho các đối tượng thuộc quản lý để tuyên truyền, đôn đốc tiêm chủng. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác báo cáo hàng tuần tình hình tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng thuộc quản lý và gửi về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) trước 15 giờ 00 ngày thứ sáu hàng tuần theo biểu mẫu đính kèm (thời gian thực hiện báo cáo bắt đầu từ tuần 35, riêng báo cáo của tuần 35 sẽ báo cáo trước 15 giờ 00 ngày 05/9/2022)..

Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn khẩn trương rà soát lực lượng cán bộ y tế chưa được tiêm mũi 4, đối tượng bệnh nhân hiện đang điều trị tại các đơn vị chưa được tiêm mũi 4 theo quy định và thực hiện tổ chức tiêm chủng theo quy định; sớm hoàn thành việc tiêm chủng cho lực lượng cán bộ y tế. Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế phải tích cực, gương mẫu trong việc tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Kịp thời đề xuất nhu cầu vắc xin và cấp phát vắc xin phòng COVID-19 cho các địa phương để triển khai đảm bảo an toàn và đạt mục tiêu tiêm chủng đề ra. Tổng hợp, báo cáo tình hình tiêm mũi 4 của các đối tượng có chỉ định trên địa bàn thành phố và báo cáo UBND thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan truyền thông chủ động phố hợp với ngành y tế tích cực thông tin, tuyên truyền về hiệu quả và lợi ích của việc tiêm vắc xin, tác dụng và hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong để khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm vắc xin nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng đấu tranh, phản bác các thông tin không đúng về vắc xin. Phối hợp với ngành y tế, ngành giáo dục và đào tạo và các đơn vị có liên quan triển khai chiến dịch “Bảo vệ người có nguy cơ cao trong dịch COVID-19” và chiến dịch “Vui trung thu và tựu trường an toàn”.

Chủ tịch UBND các quận huyện trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về kết quả tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng. Trong đó tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần phải được tiêm chủng mũi 4 kịp thời như: người từ 50 tuổi, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp. Cung cấp đầu mối liên lạc, phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tổ chức tiêm chủng mũi 4 cho các đối tượng có chỉ định. Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng.

Đồng thời, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành để rà soát, thống kê chính xác số đối tượng có chỉ định tiêm mũi 4 trên địa bàn. Chịu trách nhiệm dự trù bổ sung sổ lượng vắc xin phòng COVID-19 để đạt mục tiêu tiêm chủng đề ra, sử dụng hết số lượng vắc xin được cấp, không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí.

Hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do mưa lớn bất thường gây ra

Ngày 31-8, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2316/QĐ-UBND về phê duyệt bổ sung kinh phí 1,6 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do mưa lớn bất thường gây ra.

Theo đó, UBND thành phố phê duyệt dự toán kinh phí để hỗ trợ cho nhân dân khôi phục sản xuất nông nghiệp do mưa lớn bất thường gây ra năm 2022 (đợt mưa lớn từ ngày 31/3 - 02/4/2022) số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.

Cụ thể, ngân sách thành phố bổ sung dự toán cho UBND quận Ngũ Hành Sơn số tiền là 193 triệu đồng; Ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho UBND huyện Hòa Vang số tiền là hơn 1,4 tỷ đồng.

Căn cứ dự toán được phê duyệt, Sở Tài chính thực hiện bổ sung dự toán cho UBND quận Ngũ Hành Sơn và thông báo bổ có mục tiêu cho ngân sách huyện Hòa Vang; đồng thời phối hợp với Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng phản ánh số kinh phí bổ sung này vào nguồn dự phòng ngân sách thành phố năm 2022.

UBND quận Ngũ Hành Sơn và UBND huyện Hòa Vang có trách nhiệm tiếp nhận kinh phí, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí bổ sung dự toán, bổ sung có mục tiêu theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn chiến lược đến năm 2045

Ngày 30-8, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2297/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn chiến lược đến năm 2045 tại thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn chiến lược đến năm 2045 tại thành phố Đà Nẵng do Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh làm Trưởng Ban; Cục Trưởng Cục Thống kê thành phố Trần Văn Vũ làm Phó Trưởng Ban Thường trực. Ban chỉ đạo có 17 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành và đơn vị trên địa bàn thành phố.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại thành phố Đà Nẵng. Chỉ đạo tổ chức, triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại thành phố Đà Nẵng.

Đồng thời, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công tại Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại thành phố Đà Nẵng

Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cấp Trung ương.

Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban quyết định.

Trưởng Ban được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân thành phố, Phó Trưởng ban thường trực được sử dụng con dấu của Cục Thống kê thành phố để điều hành hoạt động, ban hành văn bản của Ban Chỉ đạo.

Cục Thống kê thành phố là cơ quan thường trực, có trách nhiệm đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo; dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban quyết định; tổng hợp danh sách thành viên, tham mưu Trưởng ban phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai các hoạt động.

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Thành lập Ban Quản lý Qũy đền ơn đáp nghĩa thành phố Đà Nẵng

Ngày 30-8, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND về Thành lập Ban Quản lý Qũy đền ơn đáp nghĩa thành phố.

Theo đó, Ban Quản lý Qũy đền ơn đáp nghĩa thành phố do Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Kim Yến là Trưởng Ban; Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Nguyễn Đăng Hoàng làm Phó Trưởng Ban Thường trực; Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thành phố Dương Đình Liễu làm Phó Trưởng Ban. 3 thành viên của Ban gồm: Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Bùi Chí Loan; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Nguyễn Thị Huyền; Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Lê Văn Đại.

Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thành phố Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30-12-2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm thành lập Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

CỔNG TTĐT TP