Khu xử lý hương văn

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xử lý rác sinh hoạt Phú Sơn, khẩn trương triển khai các hạng mục còn lại để sớm hoàn thành, đưa nhà máy vào vận hành.

Theo quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) có quy mô diện tích khu quy hoạch khoảng 11,234 ha; công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt khoảng 600 tấn/ngày đêm với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng. Dự án theo mô hình Nhà máy đốt rác - phát điện do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB làm chủ đầu tư. Đây được xem là nhà máy xử lý rác thải lớn nhất của tỉnh.

Dự án gồm các phân khu chức năng như khu điều hành, phân loại- tái chế, khu xử lý theo công nghệ sinh học; khu đốt rác, chôn lấp, khu xử lý rác thải y tế, khu cây xanh, mặt nước... Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp, phát điện đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Khi nhà máy đưa vào vận hành sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm, tái ô nhiễm do các khu chôn lấp rác ở phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) đã đến thời kỳ đóng cửa vì hết sức chứa.

Khu xử lý hương văn

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế kiểm tra dự án

Đại diện chủ đầu tư cho biết, đến nay đã hoàn thành 90% công đoạn bó tấm đáy hố rác của nhà máy chính, hoàn thành 100% công đoạn đổ tấm đáy bể thu gom nước rỉ rác; mái taluy trong chỉ giới đường đỏ hoàn thành thực hiện 100%, mái taluy ngoài chỉ giới đường đỏ hoàn thành thực hiện 90%; hoàn thành 80% xây móng tường rào khu vực đốt…

Mặc dù vậy, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên các chuyên gia, kỹ sư của công trình quốc tịch nước ngoài không thể nhập cảnh, một số thủ tục, hồ sơ chậm hơn so với dự kiến...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, đơn vị thi công đã khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục của dự án. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung máy móc, thiết bị và nhân lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục công trình dự án. Quá trình thi công, lắp đặt thiết bị phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động. Đề nghị chủ đầu tư tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của các sở, ban, ngành và địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy và khẩn trương triển khai các hạng mục còn lại để sớm hoàn thành, đưa nhà máy vào vận hành đúng như đã cam kết.

“Quá trình thi công phải thực hiện nghiêm việc đảm bảo an toàn lao động, chất lượng công trình. Việc triển khai xây dựng phải được triển khai đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đạt yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao về xử lý chất thải rắn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tăng cường các hoạt động trao đổi, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công, cũng như thống nhất các phương án thi công phù hợp và hiệu quả nhất, để sớm đưa nhà máy vào hoạt động”, ông Phương nhấn mạnh.

Khu xử lý hương văn

Lượng rác thải ở Thừa Thiên – Huế đang ngày càng quá tải

Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 7 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Bãi lớn nhất hiện tại là ở phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) do Công ty Tâm Sinh Nghĩa đầu tư đã bị quá tải với công suất 200 tấn rác/ngày.

Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Phú Sơn hình thành sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm, tái ô nhiễm do chôn lấp và bức thiết nhất là đến thời kỳ đóng cửa các khu chôn lấp do hết sức chứa. Nhà máy đi vào vận hành khai thác không chỉ đảm nhận xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn mà còn là nơi phục vụ giáo dục môi trường, văn hoá bảo vệ môi trường, khu sinh thái du lịch xanh.

Nội dung trích dẫn...

Qua thống kê, mỗi ngày toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế phát sinh khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt chưa qua phân loại. Riêng khu vực TP. Huế phát sinh mỗi ngày 200 tấn rác sinh hoạt thì có đến 6% là rác nhựa và túi ni lông. Đó là chưa nói lượng chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp thải ra hàng ngày...

TTH - Để đảm bảo công tác xử lý hợp vệ sinh, đúng quy định, một số dự án (DA) xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) quy mô lớn đang được đẩy nhanh thủ tục, tiến độ thi công trên địa bàn.

Khu xử lý hương văn

Bãi chôn lấp rác Thủy Phương sắp quá tải nên nhu cầu khu xử lý mới rất cấp thiết

Nhiều dự án có quy mô lớn

Theo thống kê, CTRSH trên toàn tỉnh được thu gom, xử lý đạt khoảng 202.536 tấn/năm, tương đương khoảng 555 tấn/ngày. CTRSH được thu gom, xử lý toàn tỉnh khoảng 94,05%, riêng ở khu vực đô thị, CTRSH được thu gom, xử lý đạt khoảng 98%.

Hiện trên địa bàn có khoảng 4 DA đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý CTR có quy mô, đảm bảo đáp ứng xử lý cho từng khu vực, giai đoạn cũng như loại hình rác thải trên địa bàn.

DA Nhà máy xử lý rác Phú Sơn theo mô hình Nhà máy đốt rác - phát điện do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB (Thừa Thiên Huế) triển khai có công suất 600 tấn/ngày đêm. Tháng 11/2021, DA khởi công và đang trong quá trình thi công xây lắp với thời gian khoảng 18 tháng. Khi nhà máy đưa vào vận hành sẽ giải quyết được các khó khăn, tồn tại lâu nay đối với lĩnh vực xử lý CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong khuôn khổ DA Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do CTRSH tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn TP. Huế và vùng phụ cận, có 2 bãi chôn lấp (BCL) đang triển khai xây dựng gồm: DA Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do CTRSH tại các địa bàn TP. Huế và vùng phụ cận (thuộc bãi chôn lấp Phú Sơn, do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư - gọi tắt DA 1) và DA Khu xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh (thuộc khu xử lý chất thải rắn tập trung Hương Bình, TX. Hương Trà - gọi tắt DA 2).

Hiện DA 1 đang thực hiện bước điều chỉnh DA, bổ sung, nâng cấp các hạng mục, gồm: ô chứa rác, hệ thống xử lý nước rỉ rác, bổ sung một số công trình phụ trợ, nhằm tiếp nhận và xử lý rác tươi. Sức chứa sau khi nâng cấp bãi là 200.898m3 (theo thiết kế cũ là 148.000m3), phần nâng cấp mở rộng là 52.898m3.

Đối với DA 2, BCL có công suất xử lý giai đoạn 1 là 150 tấn/ngày đêm, có ô chôn lấp hợp vệ sinh áp dụng phương pháp Fukuoka của Nhật Bản. Diện tích đất sử dụng khoảng 20ha (giai đoạn 1), tổng mức đầu tư: 85,790 tỷ đồng. Theo báo cáo của chủ đầu tư, DA 2 này đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, công tác giải phóng mặt bằng và đấu thầu các gói thầu xây lắp đợt 1 cơ bản hoàn thành. Đối với DA này, UBND tỉnh đã có văn bản thống nhất để Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) là đơn vị quản lý, vận hành khu xử lý chất thải rắn tập trung Hương Bình. HEPCO sẽ cùng đơn vị chủ đầu tư tham gia vào quá trình triển khai DA.

BCL Phú Sơn dự phòng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng. Diện tích khu vực quy hoạch khoảng 5ha, sức chứa BCL khoảng 300.000m³. Dự kiến, sau năm 2022 hoàn thành.

Qua theo dõi các DA đang trong quá trình triển khai, Sở Xây dựng nhận thấy tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đã được phê duyệt.

Tăng tốc đồng bộ

Những năm qua, công tác vận hành tại các BCL hợp vệ sinh hiện có vẫn chưa thật sự đảm bảo, dẫn đến xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH và CTRXD. Một số BCL trong tình trạng lấp đầy như BCL Phong Thu chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và công nghệ xử lý CTR chủ yếu là chôn lấp và đốt (công suất nhỏ), do đó vẫn còn hạn chế nhiều mặt.

Nằm trong số các DA cơ sở xử lý CTRSH đang được triển khai, DA đầu tư xây dựng Nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn là DA trọng điểm, giải quyết được các vấn đề khó hiện nay đối với CTR trên địa bàn. Nhà máy này đưa vào vận hành sẽ tạo được bước đột phá trong việc xử lý CTR, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của các ban, ngành chức năng, sau khi tham quan thực tế ở những nơi mô hình của nhà máy đóng chân như ở Trung Quốc hay tại TP. Cần Thơ cho thấy quá trình vận hành xử lý rất hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện Quyết định số 2084 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Thành viên UBND tỉnh tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ xử lý CTRSH với Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB (Thừa Thiên Huế), Chi cục Bảo vệ môi trường đã nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo sở các nội dung để đàm phán thương thảo nội dung hợp đồng dịch vụ xử lý CTRSH. Công tác đàm phán đã hoàn tất và đã được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện ký kết hợp đồng về việc triển khai các thủ tục thực hiện DA Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, TX. Hương Thủy. Nhờ đó, DA đã được triển khai thi công vào cuối năm ngoái.

Cùng với đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các DA xử lý CTR, để đảm bảo môi trường cũng như giảm dần tỷ lệ rác thải cần thu gom, xử lý, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ theo Kế hoạch số 231 ngày 9/11/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quy hoạch quản lý CTR của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 1413 ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh về Quy hoạch quản lý CTR của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khuyến khích, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi nhà đầu tư tham gia vào công tác thu gom và vận chuyển CTR, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về vấn đề phân loại rác tại nguồn.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG