Huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc có bao nhiêu xã

World / Vietnam / Mien Nui Va Trung Du / Viet Tri Sviets / Việt Nam / / Vĩnh Phúc /

 Đăng ảnh

Huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc có bao nhiêu xã


Là Đơn vị hành chính cấp huyện (cấp 3) sau cấp tỉnh/ quốc gia.
Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Diện tích: 173,10 km²
Số dân: 123.664 người
Lâp Thạch có 36 đơn vị hành chính, gồm Thị trấn Lập Thạch, và 35 xã : Bắc Bình, Bạch Lưu, Bàn Giản, Cao Phong, Đình Chu, Đôn Nhân, Đồng Ích, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Hợp Lý, Lãng Công, Liên Hòa, Liễn Sơn, Ngọc Mỹ, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Sơn, Quang Yên, Sơn Đông, Tam Sơn, Tân Lập, Thái Hòa, Tiên Lữ, Triệu Đề, Tử Du, Tứ Yên, Văn Quán, Vân Trực, Xuân Hòa, Xuân Lôi và Yên Trực.

Toạ độ:   21°24'59"N   105°25'50"E

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phí Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.

+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.

+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích tự nhiên 173,102 km2, dân số trung bình năm 2013 là 125907 người, mật độ dân số 728 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.

2. Địa giới hành chính qua các thời kỳ:

        Địa lý Lập Thạch được hình thành và thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thời Hùng Vương, Lập Thạch thuộc bộ Văn Lang. Dưới thời thuộc Hán, Lập Thạch thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, Lập Thạch thuộc Phong Châu thừa hóa quận.

Đời nhà Trần huyện Lập Thạch thuộc châu Tam Đái (gọi lái là Tam Đới) lộ Đông Đô.

Đầu Hậu Lê địa lý hành chính huyện Lập Thạch vẫn giống thời nhà Trần. Cuối thời Hậu Lê đầu đời Nguyễn (thế kỷ XIX), Lập Thạch thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây.

Dưới thời Nguyễn thế kỷ XIX, vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, Lập Thạch vẫn thuộc phủ Tam Đái, tỉnh Sơn Tây.

Năm 1899, thực dân Pháp cho thành lập tỉnh Vĩnh Yên gồm phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch và Bình Xuyên.

Năm 1950, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

 Tháng 3/1968, thi hành Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Huyện Lập Thạch được giữ nguyên.

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 1/1/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, hiện nay huyện Lập Thạch gồm 18 xã và 02 thị trấn: Thị trấn Lập Thạch, Thị trấn Hoa Sơn, Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng Ích, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán.

3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

3.1. Địa hình

Địa hình huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.2. Khí hậu, thời tiết

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và khô lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình từ 22°C – 23°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt.

3.3. Tài nguyên nước, sông ngòi

- Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.

- Tài nguyên nước ngầm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.

- Đánh giá tài nguyên nước

Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước. Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.

3.4 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn.

- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.

Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng đa phần chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lưỡng để đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.

3.5. Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên

- Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều.

- Cảnh quan thiên nhiên

Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:

- Cụm du lịch Sơn Đông - Đình Chu – Văn  Quán – Xuân Lôi: Cụm di tích này gắn liền với đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, đền thờ thày giáo Đỗ Khắc Chung, làng tiến sỹ, chùa Am xã Sơn Đông gắn với làng văn hóa Đình - Văn  Quán có đình Ngõa, rừng Thề là nơi tụ nghĩa của Trần Nguyên Hãn – Xuân Lôi (Kẻ Lối) gắn liền với truyền thuyết Trần Nguyên Hãn với người con gái Xuân Lôi (bà Chúa Lối, đền thờ Tam Thánh (Trần Hưng Đạo), chùa Dạ Khách ở Xuân Lôi.

- Cụm du lịch Bản Giản – Triệu Đề – Vân  Trục.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh.

3.6. Tài nguyên nhân văn

Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được ngày càng tái hiện lại.

Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đình chùa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có 62 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 50 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần phải đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường giao thông, điện, nước, tôn tạo lại các công trình và quan trọng nhất là cần phải có biện pháp quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

3.7. Tài nguyên đất đai

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;

- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện;

Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dưỡng. Đất ở độ cao +9, +8, +7 trở xuống có đá gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình.

Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công nghiệp....).

Huyện Vĩnh Yên Vĩnh Phúc có bao nhiêu xã?

Hành chính. Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Định Trung, Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và xã Thanh Trù.

Huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc có bao nhiêu?

Lập Thạch
Tỉnh
Vĩnh Phúc
Huyện lỵ
thị trấn Lập Thạch
Phân chia hành chính
2 thị trấn, 18 xã
Tổ chức lãnh đạo
Lập Thạch – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Lập_Thạchnull

Huyện Sông Lô Vĩnh Phúc có bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tam Sơn (huyện lỵ) và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch.

Vĩnh Phúc có bao nhiêu thôn?

Theo đó, toàn tỉnh có 259 thôn, tổ dân phố có số hộ gia đình dưới 50% điều kiện tiêu chuẩn, bắt buộc phải sáp nhập.