Hướng dẫn giới thiệu sách

Chắc các thầy cô và các em đều biết: Khi mới lớn lên, chúng ta học đọc, học viết, học tính toán…là nhờ các thầy cô giáo hướng dẫn là chính.Nhưng khi được học các kiến thức cao, rộng hơn, chuyên ngành hơn thì ngoài sự giúp đỡ của thầy cô, chúng ta còn phải tự đọc sách, nên sách cũng là thầy, là người hướng dẫn ta đến với tri thức của nhân loại.

Khi  đọc truyện cười ta thấy vui, đọc những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn” ta thấy xúc động, đọc đến các mảnh đời bất hạnh ta thấy xót xa…Khi ấy sách là người bạn chia sẻ với ta mọi cảm xúc trong cuộc sống.Ta đọc được một cuốn sách hay và muốn chia sẻ với mọi người, ta tìm mua được một cuốn sách quí muốn lưu giữ lại cho con cháu, khi ấy sách là tài sản.

Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người.Ngoài việc học ở  thực tế đời sống, từ mọi người xung quanh, chúng ta còn học được rất nhiều điều từ sách.Nó là nguồn tri thức vô giá, vô tận mà mỗi người chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời mình.Khi đọc sách, bạn sẽ thấy mình như được dẫn vào một thế giới thực, ở đó bạn sẽ thấy và sẽ hiểu thêm nhiều điều bổ ích. Chính vì thế mà Macsxim Gorki đã từng nói : “Đối với tôi, mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi khỏi con thú và đến gần con người,tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, về sự thèm khát cuộc sống”

Tuy nhiên, việc tìm và lựa chon được một cuốn sách hay để đọc, để học lại là việc không dễ dàng gì, nhất là những cuốn sách phục vụ trực tiếp, thiết thực cho việc học tập các bộ môn của các em, vì hiện nay, sách được bày bán tràn lan ở các hiệu sách, các sạp bày ở ven đường.Để giúp các em tìm được những cuốn sách hay, thiết thực, hưởng ứng ngày  sách Việt Nam lần thứ 2,được sự nhất trí của BGH trường THPT Đoan Hùng,hôm nay thay mặt cho tổ công tác thư viện trường học,cô sẽ giới thiệu với các em một số cuốn sách tham khảo hay của một số môn mà các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các môn ở các tổ chuyên môn đã tư vấn, lựa chọn giúp.

1.Môn Toán:

Quyển 1:1000 bài tập trọng tâm và điển hình môn Toán tập II(Đại số, giải tích) –NXB đại học sư phạm – Hoàng văn Minh + Nguyễn Sơn Hà.

Nội dung: - Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.

                 -Phương trình mũ và Logarits, hệ phương trình, bất phương trình mũ và logarits.

                 -Nguyên hàm – Tích phân.

                 -Số phức.

->Cuốn sách tập hợp đầy đủ và chi tiết các dạng bài tập, phương pháp giải của một số dạng toán thường gặp trong kì thi THPT quốc gia.

Quyển 2: Các phương pháp giải toán giá trị lớn nhất, nhỏ nhất – NXB đại học sư phạm – tác giả: Phan Huy Khải

->Cuốn sách trình bày chủ yếu về bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số, đưa ra đầy đủ, chi tiết các dạng toán và các phương pháp giải, phục vụ cho cả các thầy cô giáo và học sinh, giúp cho người đọc tìm được cho mình những điều bổ ích, bổ trợ thêm các kiến thức cho kì thi THPT quốc gia.

2.Môn Hóa học:

-Quyển 1: Phương pháp trả lời đề thi trắc nghiệm môn Hóa Học. Tác giả:PGS-TS Đào Hữu Vinh +ThS.Nguyễn Thu Hằng –NXB Hà Nội

Nội dung có 3 phần: - Giới thiệu các đề mẫu và cách trả lời.

 -Giới thiệu các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài toán hóa học.

- Hệ thống các câu hỏi theo các chủ đề để luyện tập.

Quyển 2: 18 chủ đề trọng tâm thường gặp và phương pháp giải đề thi đại học –cao đẳng.

Tác giả: PGS.TS Trần Trung Ninh + Ths Huỳnh Thiên Lương + Nguyễn Tuấn Anh. NXB HÀ Nội.

Cuốn sách gồm 3 phần:

Phần 1: Tác giả chọn 18 chủ đề quan trọng của hóa học THPT, trong mỗi chủ đề, tác giả hệ thống lại kiến thức cơ bản, chọn các bài trong đề tuyển sinh đại học các năm theo chủ đề để giúp các em làm quen với cách ra đề của từng lọa kiến thức.

Phần 2: Giới thiệu một số phương pháp giải nhanh.

Phần 3: Giới thiệu 1 số đề để các em luyện tập.

3Môn Vật Lí:

-Quyển 1: Bổ trợ kiến thức luyện thi đại học trên kênh VTV2: Phân loại và phương pháp giải các bài toán cơ bản, điển hình, hay lạ và khó. Phần I: Dao động. Tác giả: Chu Văn Biên –giáo viên chương trình bổ trợ kiến thức vật lí 12 kênh VTV2, đài truyền hình Việt Nam. NXB tổng hợp thành phố HCM.

Nội dung: gồm 5 chủ đề:

  • Dao động điều hòa.
  • Con lắc lò xo
  • Con lắc đơn
  • Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, cộng hưởng.
  • Tổng hợp các dao động điều hòa.

-Quyển 2: Phân loại và phương pháp giải toán vật lí – Tập 1. Tác giả  Nguyễn Anh Vinh- NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung: gồm 8 chủ đề.

  • Dao động cơ học.
  • Con lắc lò xo.
  • Con lắc đơn.
  • Tổng hợp dao động.
  • Các loại dao động.
  • Sóng dừng.
  • Sóng âm.
  • Giao thoa sóng.

4,Môn Sinh học:

-Quyển 1: Tài liệu tổng ôn tập môn Sinh học.Tác giả:Đỗ Ngọc Ẩn- Giáo viên sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, thành phố HCM.

Nội dung: Tóm tắt chi tiết kiến thức sách giáo khoa + Đưa ra được các công thức cơ bản. Từ đó giúp các em áp dụng lí thuyết và công thức để trả lời các câu hỏi phần tự luận, trắc nghiệm và bài tập ở dưới mỗi phần.

-Quyển 2: Tuyển tập 39 đề thi thử - Thi tuyển sinh vào các trường ĐH – CĐ môn Sinh học.

Tác giả: Nguyễn Thanh Hương + trần Minh Tuấn .NXB Hà Nội.

Nội dung: gồm 2 phần :39 đề thi thử chính thức của các trường, với các câu hỏi bám sát nội dung SGK sinh học lớp 10,11,12.

  • Đáp án chi tiết giúp các em có thể tự đánh giá kết quả làm bài của mình.

5, Môn Lịch Sử:

-Quyển 1: Hỏi đáp Lịch Sử lớp 12- Tác giả:Bùi Tuyết Hương + Nông Thị Huệ + Nguyễn Hồng Liên + Nguyễn Nam Phong – NXB Giáo dục.

Nội dung: Giải đáp các câu hỏi cơ bản trong chương trình SGK lịch sử lớp 12. Gồm: Lịch sử thế giới từ 1945 – 2000 ; Lịch sử thế giới 1919 – 2000. + Giúp học sinh lớp 12 nắm chắc kiến thức lịch sử lớp 12 để làm tốt bài kiểm tra cũng như bài th THPT quốc gia.

-Quyển 2: Các triều đại Việt Nam .Tác giả: Quỳnh Cư + Đỗ Đức Hùng. NXB văn hóa thông tin.

Nội dung: Giúp người đọc hiểu được các quốc hiệu của Việt Nam từ thời dựng nước tới nay.

  • Các triều đại PK Việt Nam từ thế kỉ X ->thế kỉ XIX
  • Hiểu thêm về một số nhân vật lịch sử Việt Nam từ  thời dựng nước đến giữa thế kỉ XX.VD: một số câu chuyện về các ông vua triều Nguyễn,Triều Trần, về công chúa Huyền Trân (nhà Trần), Nguyên phi Ỷ Lan (triều Lí)

6, Môn Văn:

Ở thư viện của trường, số đầu STK của môn văn có khá nhiều, các em có thể tìm đọc 1 số cuốn sau:

Quyển 1: Cẩm nang luyện thi đại học môn Ngữ văn của tác giả Phan Danh Hiếu – NXB ĐHQGHN.

Nội dung: Gồm 4 chuyên đề.Trong đó có 3 chuyên đề cần thiết, gần với cấu trúc của đề thi THPT quốc gia: - Các dạng đề thi câu 5 điểm.

  • Dạng đề so sánh và cấu trúc bài làm.
  • Nghị luận xã hội.

Còn chuyên đề về câu hỏi 2 điểm thì đề thi mới đã thay đổi (thay phần tái hiện kiển thức bằng đọc – hiểu văn bản).

  • Ngoài ra các em có thể tìm đọc những cuốn sách tham khảo về các bài văn nghị luận xã hội (1 phần bắt buộc trong cấu trúc đề thi môn Văn) hoặc các cuốn sách nói về các danh nhân để có tư liệu để sử dụng làm dẫn chứng trong các bài văn nghị luận xã hội… các em hãy đọc thêm các tác phẩm văn học để mở rộng thêm kiến thức, tích lũy vốn từ, học cách diễn đạt để làm bài văn được tốt hơn.

Kính thưa các thầy cô và các em! Mấy năm gần đây, BGH nhà trường đã rất quan tâm tới việc hoạt động của công tác thư viện trường học, mỗi năm số lượng sách tham khảo được mua bổ sung vào thư viện của trường khá phong phú.Tuy nhiên, số lượng học sinh mượn và học theo sách của trường mình chưa nhiều, vì nhiều lí do trong đó có thể do các em chưa bố trí được thời gian hợp lí để mượn và đọc sách.Qua buổi giới thiệu  sách hôm nay, cô mong rằng các em sẽ tích cực hơn việc sử dụng sách tham khảo để bổ trợ thêm các kiến thức cho các môn học, giúp các em đạt được kết quả cao trong các kì thi.Cô cũng muốn lưu ý thêm với các em: tìm được sách tốt chưa đủ, mà các em cần phải biết cách đọc và học theo sách. Với những cuốn sách tuyển tập đề thi của các môn, trước hết các em hãy quan tâm tới đề bài, tự mình xác định yêu cầu của đề bài rồi giải quyết trước sau đó mới đối chiếu với đáp án trong sách.Cô thấy ở các lớp, một số em chỉ đến thư viện mượn sách khi sắp có bài kiểm tra để săn đề, nếu các thầy cô ra đề giống trong sách là các em coi sách như là phao cứu sinh. Với cách sử dụng sách tham khảo như vậy vô hình chung không có lợi mà chính các em đã mắc bện ảo tưởng, khi điểm số của các thầy cô giáo đã không đánh giá được đúng thực lực của các em.Các em cần phải rút kinh nghiệm cho mình.

  Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các em! Tiếp theo chương trình, để thay đổi không khí, chúng ta sẽ đến với phần giao lưu cùng khán giả.Cô giáo có một số câu hỏi liên quan tới việc đọc sách, bạn nào trả lời được sẽ có phần thưởng (hiện vật hoặc điểm số?). Những câu hỏi cô giáo nêu ra đều có trong các cuốn sách có trong thư viện của trường.

1.Tác phẩm “Búp sen xanh” của tác giả nào? Nội dung của truyện kể về ai?(nhà văn Sơn Tùng, kể về quãng đời niên thiếu của Bác Hồ)

Một cuốn sách nữa của cùng tác giả, nội dung cùng kể về nhân vật trong cuốn “Búp sen xanh”Tên cuốn sách đó là gì? (“Bông sen vàng)

2.Một nhân vật trong một truyện ngắn tên là Lang Rận.Kể tên truyện ngắn và tên tác giả của truyện ngắn đó?

Đep vô cùng Tổ qốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát

Chuyến phà rào rạt bến nước bình Ca… (Tố Hữu – “Ta đi tới).

4.Hãy đọc một câu danh ngôn nói về vai trò, tác dụng của việc đọc sách, nói rõ câu nói ấy của ai? (“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” –M.Gorki)

5.Trong số các em ngồi đây, có thể có em đã tìm đượcvà tâm đắc với một cuốn sách nào đó.Em có thể chia sẻ, giới thiệu với các bạn? (tên sách,tác giả, nội dung).

Vì thời gian không cho phép, buổi ngoại khoa xin được tạm dừng.Trước khi chia tay, cô muốn nói với các em: Sách báo thư viện rất nhiều,

Bạn ơi tìm đọc bao điều lạ thay

Vĩ nhân thế giới xưa nay

Bao người nhờ sách báo này mà nên.

Chúc các em thành công! Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo và các em đã chú ý lắng nghe.

Nội dung giới thiệu sách Năm học 2016 -2017

   Kính thưa các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh yêu quí!

Hôm nay, trong không khí  ấm áp của một mùa xuân mới, xin được gửi tới quí thầy cô và các em lời chúc sức khoẻ, bình an và hạnh phúc!

Thưa các thầy cô và các em! Chúng ta đang được sống trong một đất nước hoà bình, cuộc sống của chúng ta đang từng ngày thay đổi:ấm no hơn, đầy đủ hơn,hiện đại hơn…Có được  sự  bình yên như hôm nay, chúng ta không thể quên biết bao người trong chiến tranh “Lúc ngã vào lòng đất vẫn còn trai” (thơ  Trần Mạnh Hảo).Đó là nhờ công lao của cả một thế hệ đã từng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Có một thời như thế, cả nước làm thơ, cả nước đánh giặc.Bao lớp thanh niên ưu tú, tài hoa nối tiếp nhau ra chiến trường với khí thế hừng hực, sục sôi. Nhiều người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Họ đã mang theo bao khát khao, ước vọng, trăn trở, suy tư còn dang dở về Tổ quốc, dân tộc, cũng như về quê hương, gia đình, bạn bè và người thân.

    Chúng ta được biết phần nào những khát khao, ước vọng của các anh hùng liệt sĩ qua nhiều cuốn nhật kí họ đã để lại, một số cuốn nhật kí nổi tiếng đã được in thành sách, được dựng thành phim như nhật kí  của Đặng Thuỳ Trâm,hay cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc…còn rât nhiều cuốn nhật kí có giá trị vẫn đang ở đâu đó chưa được công bố, bởi lớp thanh niên tài hoa các anh thời đó đều muốn trải lòng mình trên các trang nhật kí.Trong số đó, có một người con của quê hương Đất Tổ Phú Thọ: anh là liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh, sinh ngày 3/6/1944 tại thành phố ViệtTrì, tỉnh Phú Thọ.Hi sinh ngày 4/6/1972, khi vừa bước sang tuổi 28. Anh là con cả trong một gia đình có 10 người con. Được nuôi dưỡng trong một gia đình nề nếp, gia phong tại vùng quê giàu truyền thống văn hoá của đất Tổ Hùng Vương, trong anh đã kết tinh được những gì cao quí nhất của gia đình và quê hương.

     Ba năm đầu nhập ngũ, anh là lính thông tin vô tuyến điện, sau là lính trinh sát pháo binh.Trước lúc hi sinh, anh là chính trị viên tiểu đoàn, trợ lí tác huấn Trung đoàn pháo 58, sư đoàn 308 anh hùng. Ròng rã trong 8 năm rèn luyện gian khổ trên thao trường từ Phú Thọ đến Tuyên Quang,Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, rồi tham chiến tại chiến dịch đường 9, khe Sanh, Nam Lào, Quảng Trị.Với bản tính chu đáo, siêng năng và một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn nên cuốn nhật kí anh để lại đã được ghi chép tỉ mỉ, nhiều tư liệu phản ánh về cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc ta trong thế kỉ XX.Là người con ngoan, hiếu thảo, là trò giỏi được thầy cô và bạn bè yêu mến; một người lính sống có lí tưởng, có trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc, nên cuốn nhật kí anh viết, khi thì chép lại những lá thư từ hậu phương của gia đình, bạn bè, người yêu gửi tới, khi thì là những dòng tuỳ bút hoặc những vần thơ cháy bỏng tình yêu đối với cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng đội, người yêu cũng như tình yêu quê hương đất nước. Anh đã để lại cho chúng ta một cuốn nhậtkí mang tính nhân văn cao đẹp. Đó là khát vọng sống và yêu của anh cũng như thế hệ các anh thời đó.Cuốn nhật kí đầy ắp thông tin hào hùng mà không kém phần lãng mạn với những sự kiện, những dòng suy tư, trải nghiệm trong cuộc đời người lính, khi dằn vặt, lúc khát khao day dứt, khắc khoải hoặc thiết tha, lạc quan. Đây là một cuốn nhật kí vừa hào hùng, vừa bi tráng, phản ánh trung thực tâm thế của thế hệ thanh niên miền Bắc thời kì chống Mĩ.

  Trong nhật kí có đoạn anh viết:Mình bơi vào cuộc sống với nhịp thở đang nghẹt của đồng bào hai miền…những người trẻ tuổi đã biết hiến thân, hiến sức với bầu máu nóng và thớ thịt căng da với cả một tấm lòng trong đẹp và ý chí kiên cường. một tâm hồn nồng cháy, hồn nhiên của tuổi thanh xuân…

Thầy mẹ có biết không? Con đang đánh nhau ở Khe Sanh…thầy mẹ nghe đài có lẽ cũng thấy chiến công lừng lẫy ở Khe Sanh. Song thầy mẹ cũng không thể ngờ rằng, trong đó có bàn tay con tham chiến…hứa với thầy mẹ, con sẽ là một người con ngoan của gia đình, là một Đảng viên ưu tú của Đảng…Hôm nay, trong xã hội ta, sầu muộn, buồn phiền không thể chồng lên làm gối hoặc thổi làm cơm được mà ta phải biến sầu muộn, ưu tư đó trở thành sức mạnh quật ngã bọn mĩ xâm lược.

  Với tâm tư của một người nhạy cảm, dễ nhớ nhung, buồn tủi vui, giận bởi nhân tình thế thái xung quanh mình, những ngày trong quân ngũ, anh đã từng khao khát: tôi chỉ nghĩ cố gắng làm sao để được về nhà vài ngày. Nhưng làm sao được nhỉ? Bỏ hàng ngũ để về ư? Không được! Vậy phải làm sao để về được, có trời mà giải quyết được…thôi đành chôn vào đáy lòng vậy…

   Nhật kí của Bùi Kim Đỉnh còn khắc hoạ một phần lịch sử quê anh. Việt Trì chuyển mình từ vùng quê thanh bình trở thành thành phố Ngã Ba Sông, đó cũng là 1 phần lịch sử của dân tộc ta trong thời kì chiến tranh ác liệt nhất, vừa tiến hành chiến đấu giải phóng dân tộc ở miền Nam, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc thông qua những bức thư, những vần thơ, những khát vọng, suy tư dằn vặt, những trải nghiệm trong sinh hoạt thường nhật của một người lính trẻ tài hoa trong suốt 8 năm (1964 -1972). Đặc biệt, trong cuốn nhật kí này, anh đã để lại cho chúng ta nhiều những vần thơ viết về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu đôi lứa, tình cảm với bạn bè và người thân. Đó là khát vọng sống và yêu, là sự dâng hiến sức trẻ cho Tổ quốc Việt Nam.Những gì anh để lại vẫn sống mãi cùng non sông đất nước.. Cuốn nhật kí của liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh đồng hành cùng thời gian, nhắc nhở chúng ta rằng : Dân tộc ta đã từng có một thời như thế!

 Kính thưa các thầy cô và các em! Với mục đích tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cũng như nhằm  cung cấp thêm tư liệu cho thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, giúp các em biết thêm về truyền thống anh hùng, bất khuất của cha anh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, nhân dịp 40 năm ngày liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị, nhà xuất bản Thanh Niên đã cho ra mắt cuốn  nhật kí  “Khát vọng sống và yêu” của liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh.Cuốn sách gồm 3 phần:

1.Nhật kí của Bùi Kim Đỉnh.

2.Cảm xúc của người thân, của đồng đội và của 1 số độc giả về anh và thơ của anh.

3.Các ca khúc phổ từ thơ trong nhật kí của liệt sĩ Bùi kim Đỉnh.

Các thầy cô và các em quí mến!Sinh thời trước khi nhập ngũ và khi ở chiến trường, chàng thanh niên Bùi Kim Đỉnh luôn ấp ủ ước mơ trở thành một thầy giáo, được đứng trên bục giảng.Rất tiếc, chiến tranh đã cướp đi của anh tất cả, khiến anh chưa thực hiện được nguyện ước của mình. Đáp ứng niềm khao khát của anh,sau khi cuốn nhật kí của anh được xuất bản, bạn bè, đồng đội và rất nhiều các tổ chức đã chung tay cùng gia đình anh phổ biến cuốn nhật kí này để lấy tiền gây quĩ học bổng mang tên anh nhằm xét cấp học bổng cho các em học sinh vượt khó học giỏi tại Trường THPT Việt Trì nơi anh đã từng học và tại tỉnh Quảng Trị nơi anh đã hi sinh. Đến nay quĩ học bổng này đã cấp được gần 100 xuất học bổng với số tiền  quĩ đã có hàng trăm triệu đồng.

Như các thầy cô và các em đã biết,mấy năm gần đây, BGH nhà trường đã rất quan tâm tới việc hoạt động của công tác thư viện trường học, mỗi năm số lượng sách tham khảo được mua bổ sung vào thư viện của trường khá phong phú.Hàng năm, nhà trường đều tổ chức ngoại khoá về ngày sách Việt Nam, tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về sách và bình sách có trong thư viện .Các cuộc khi đã thu hút được  nhiều học sinh tham gia và có em đã có bài tham gia dự thi xuất sắc, đã nhận được phần thưởng của nhà trường.Tuy nhiên,so với yêu cầu,số lượng học sinh mượn và học theo sách của trường mình vẫn còn hạn chế, vì nhiều lí do,trong đó có thể do các em chưa bố trí được thời gian hợp lí để mượn và đọc sách hoặc chưa tìm được sách hay để đọc.Qua buổi giới thiệu  sách hôm nay, cô mong rằng các em sẽ tích cực hơn trong việc sử dụng sách tham khảo để bổ trợ thêm các kiến thức cho các môn học, giúp các em đạt được kết quả cao trong các kì thi .Đặc biệt, các em sẽ hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử của cha anh, và sẽ sống xứng đáng hơn với các thế hệ đi trước và biết trân trọng hơn những gì mình đang có. Bởi những gì các em đang được đón nhận ngày hôm nay là niềm mong ước của  các thế hệ đi trước  đó là Khát vọng được sống và được yêu.Cô cũng muốn lưu ý thêm với các em: tìm được sách tốt chưa đủ, mà các em cần phải biết cách đọc và học theo sách. Trong số sách quí và hay của thư viện trường mình, có cuốn Nhật kí của liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh, sách có tựa đề  Khát vọng sống và yêu , cuốn sách thuộc nhóm các sách trong tủ sách tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi hai mươi.Rất mong các thầy cô và các em ủng hộ, đến thư viện của trường mượn và đọc sách.Hi vọng rằng thầy cô và các em sẽ tìm được ở cuốn sách nhiều điều lí thú hơn so với những gì tôi vừa điểm qua.

 Trên đây là nội dung tôi muốn giới thiệu với thầy cô và các em về sách hay trong thư viện của trường. Nhân dịp đầu xuân mới, cô giáo có quà lì xì cho các em cùng với lời chúc bình an, may mắn. Vậy ai sẽ là người được nhận những phần quà này. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính các em. Ai nhanh tay và trả lời đúng các câu hỏi của cô, người ấy sẽ là chủ nhân của những bao lì xì này. Sau đây là các câu hỏi:

1.Cô giáo vừa giới thiệu với các em cuốn sách gì? Của ai?

2. Liệt Sĩ Bùi Kim Đỉnh quê ở đâu? Anh đã hi sinh năm nào? ở chiến trường nào?

3.Sinh thời, liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh có mơ ước gì? Đáp ứng tâm nguyện của anh, gia đình, đồng đội, bạn bè của anh đã có hoạt động gì?

4.Theo em, giới thiệu với các em cuốn sách này, cô và các thầy cô giáo trong trường mong muốn điều gì ở các em?

 Kính thưa các thầy cô và các em! để hồi tưởng lại không khí sục sôi của thời chống Mĩ,  tiếp theo, mời thầy cô và các em nghe một ca khúc có tựa đề  “ Cô gái mở đường” do em   Nguyễn Trung Hiếu học sinh lớp 11A3 trình bày.

Xin cám ơn sự quan tâm theo dõi của thầy cô và các em. Và cũng xin một tràng pháo tay cổ vũ cho các em. Xin chân thành cám ơn!