Hướng dẫn cách viết test case app

Test case hay còn gọi là kịch bản / quy trình cho các công việc kiểm thử để kiểm tra các tình huống, rủi ro có thể xảy ra trên phần mềm, ứng dụng. Từ đó, xác định xem phần mềm, ứng dụng hay một chức năng nào đó có hoạt động đúng theo kế hoạch và yêu cầu của khách hàng hay không.

Một quy trình kiểm thử sẽ bao gồm những yếu tố như sau:

  • Input: Dữ liệu đầu vào.
  • Active: Hành động.
  • Event: Sự kiện.
  • Expected response: Kết quả mong đợi.

Tùy thuộc vào quy mô của dự án và nhu cầu của khách hàng mà quy trình kiểm thử sẽ có mức độ chi tiết khác nhau.

Hướng dẫn cách viết test case app
Test case là gì?

Tại sao phải viết test-case?

Mục tiêu chính của bất kỳ một kịch bản kiểm thử nào cũng là đảm bảo tính năng của một phần mềm đang hoạt động đúng như yêu cầu của kế hoạch từ đầu cho đến cuối. Ngoài vai trò chính, quy trình kiểm thử còn có những nhiệm vụ như sau:

  • Đảm bảo phạm vi kiểm thử.
  • Phát hiện bug, thiếu sót trong tính năng.
  • Cải thiện chất lượng phần mềm.
  • Nhìn nhận phần mềm ở nhiều góc độ khác nhau.
  • Giảm thiểu chi phí bảo hành và vận hành phần mềm.
  • Có thể ứng dụng quy trình kiểm thử vào các phần mềm khác trong tương lai.

Quy trình kiểm thử có thể giúp bạn phát hiện ra các lỗi trong thiết kế ứng dụng, do đó, chuẩn bị một quy trình kiểm thử càng sớm sẽ càng phát hiện lỗi nhanh chóng, rút ngắn thời gian hoàn thiện phần mềm, ứng dụng.

Các nhóm chính của kịch bản kiểm thử

Bạn cần phải nắm được các nhóm chính của một test case để phân loại đúng từng quy trình trong quá trình kiểm thử. Hiện nay, test-case sẽ được chia thành 4 nhóm chính như sau:

  • GUI test-case: Bao gồm các quy trình kiểm thử được xây dựng để kiểm tra giao diện người dùng trên ứng dụng.
  • Positive test-case: Bao gồm những test-case tích cực, hợp lệ, đúng dữ liệu.
  • Negative test-case: Bao gồm những test-cae tiêu cực, không hợp lệ, nhập sai dữ liệu.
  • Combination test-case: Bao gồm những test-case nằm giữa Positive và Negative có những bước đúng sai xen kẽ nhau nhưng bước cuối cùng luôn đúng.

Trong các nhóm chính trên đây, nhóm GUI test-case là phương pháp kiểm thử hiệu quả để đảm bảo chất lượng của ứng dụng đáp ứng đúng yêu cầu và khả năng sử dụng của người dùng.

Hướng dẫn cách viết test case app
Các nhóm chính của kịch bản kiểm thử

Xem thêm: 6 nguyên tắc thiết kế giao diện app mobile chuyên nghiệp

Cách xây dựng GUI test case trên app bán hàng

Với sự phát triển không ngừng của thị trường di động hiện nay, kiểm thử giao diện đồ họa cho các ứng dụng trên Android và iOS là một trong những test case quan trọng, không nên xem nhẹ.

Lợi ích khi xây dựng GUI test-case trên App bán hàng

Điều thu hút người dùng sử dụng App không chỉ là hiệu năng hoạt động mà còn gây chú ý bởi giao diện chuyên nghiệp, đẹp mắt. Một App bán hàng thân thiện với giao diện bắt mắt sẽ giúp bạn bán hàng nhiều hơn khi so với một ứng dụng được phát triển tốt mà giao diện rối mắt, khó hiểu. Có thể nói yếu tố giao diện ảnh hưởng không nhỏ đến thành công thương mại trên App bán hàng.

Hướng dẫn xây dựng test-case cho giao diện người dùng trên App bán hàng

Khi kiểm thử giao diện người dùng trên App bán hàng, có những đặc điểm cụ thể bạn cần phải kiểm tra như sau:

Độ phân giải màn hình

Một số độ phân giải phổ biến bạn nên xem xét trong quá trình thử nghiệm: 640×480, 800×600, 1024×768, 1280×800, 1366×768, 1400×900, 1680×1050. Bạn nên thử từ độ phân giải từ thấp đến cao để xem ứng dụng có hoạt động tốt hay không.

Kích thước màn hình

Bạn cần phải test case trên các thiết bị có kích thước khác nhau đảm bảo tính thẩm mỹ và kiểm soát hoàn toàn thông tin hiển thị trên màn hình mà không cần phải cuộn, lướt màn hình.

Thành phần UI khác

Những thành phần UI khác như các nút chuyển hướng, tiêu đề, biểu tượng, hình ảnh, trường tự chọn, văn bản, checkbox,… cần được kiểm thử xem có hiển thị trên màn hình và hoạt động theo đúng yêu cầu của khách hàng hay không.

Màu sắc giao diện

Đảm bảo giao diện và bảng màu ứng dụng phối hợp hài hòa trên App bán hàng với khả năng dễ nhìn, dễ đọc, dễ theo dõi và phù hợp với hầu hết các dòng điện thoại phổ biến hiện nay.

Tính năng cảm ứng

Nếu ứng dụng có tính năng cảm ứng một điểm hay đa điểm như phóng to, thu nhỏ,… bạn cần phải kiểm thử tính năng này với nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều màn hình áp dụng.

Nút bấm nhanh, bám giữ

Đây là tính năng bấm hoặc giữ để menu hiển thị lên, bạn cần phải kiểm thử tính năng này với những yếu tố xung quanh nút bấm / nút giữ để đảm bảo tất cả hoạt động tốt, không bị lỗi.

Địa điểm và vị trí

Khi kiểm tra địa điểm và vị trí, hãy đảm bảo mọi thứ được sắp xếp hợp lý trên giao diện App bán hàng, tạo cảm giác thẩm mỹ tốt.

Hướng dẫn cách viết test case app
Địa điểm và vị trí

Khó khăn khi xây dựng GUI test case trên App bán hàng?

Như bạn đã thấy, Test case cho giao diện App bán hàng là một công cụ vô cùng hữu hiệu để bạn phát triển một ứng dụng bán hàng chuyên nghiệp, đòi hỏi sự kết hợp giữa IT và Tester để sửa lỗi, cập nhật và cải thiện App bán hàng trước khi đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, việc thiết kế App và kiểm thử đòi hỏi bạn phải có chuyên môn, thời gian và chi phí để nghiên cứu và xây dựng App bán hàng.

Vậy đâu là giải pháp tối ưu để sở hữu App bán hàng theo yêu cầu với khả năng vận hành mượt mà không cần test-case phức tạp? Đó chính là GoAPP – giải pháp thiết kế App bán hàng đa tiện ích – mang đến cho bạn App bán hàng thông minh với những tính năng vô cùng hữu ích, tối ưu GUI test-case.

Xem thêm: Bật mí 7 xu hướng phát triển mobile app thịnh hành trong năm 2023

Tối ưu GUI test case hiệu quả với GoAPP

GoAPP là giải pháp hỗ trợ xây dựng App bán hàng chuyên nghiệp ngay trên nền tảng Android và iOS, hỗ trợ tối ưu hóa quy trình thiết kế ứng dụng với kho giao diện đa dạng cùng khả năng vận hành mượt mà, hạn chế lỗi phát sinh, giúp bạn nhanh chóng sở hữu ứng dụng bán hàng đẹp mắt, bỏ bớt những bước test-case phức tạp, tiết kiệm thời gian.

Hướng dẫn cách viết test case app
Tối ưu GUI test case hiệu quả với GoAPP

Giao diện thân thiện với các thiết bị điện tử

GoAPP cung cấp kho giao diện đa dạng có màu sắc phối hợp hài hòa, cho phép bạn tự do thiết kế App bán hàng cùng địa điểm, vị trí được sắp xếp hợp lý theo đúng nhu cầu với thao tác kéo thả đơn giản, đảm bảo giao diện App có độ tương thích cao, hiển thị tốt trên hầu hết các thiết bị điện tử có độ phân giải và kích thước khác nhau.

Đảm bảo các tính năng hoạt động tốt

App bán hàng được thiết kế bởi GoAPP đảm bảo các thành phần UI trong App như nút chuyển hướng, nút bấm cảm ứng, hình ảnh, văn bản,… với các tính năng cảm biến có khả năng hoạt động tốt trên mọi kích thước của hầu hết tất cả các thiết bị di động.

Cho phép xem và kiểm tra lại giao diện

GoAPP cho phép bạn có thể kiểm tra lại giao diện App trên màn hình thiết kế của GoSELL với những màu sắc, hình ảnh, nội dung, các thành phần UI,… được hiển thị trực quan, chính xác. Đồng thời, GoAPP còn hỗ trợ tính năng “Xem trước” để bạn có thể quan sát trước khi xuất bản giao diện App bán hàng đưa vào hoạt động.

Khả năng cập nhật và bảo trì thường xuyên

Test-case nhằm đảm bảo tìm ra các lỗi hỏng và sửa lỗi đảm bảo hoạt động App được liên tục và thuận lợi. Tuy nhiên, với GoAPP bạn sẽ không cần kiểm thử rườm rà vì GoAPP sẽ thường xuyên được cập nhật và sửa lỗi cùng những cải tiến theo kịp xu hướng công nghệ hiện nay mà không tốn bất kỳ chi phí nào, đảm bảo App hoạt động liên tục, xuyên suốt không bị ngắt quãng.

Hỗ trợ sửa lỗi nhanh chóng

Khi không may App bán hàng xuất hiện các lỗi không mong muốn, thì đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp của GoSELL sẽ hỗ trợ bạn khắc phục ngay, không gây bất kỳ trở ngại gì trong quá trình truy cập của người dùng trên App bán hàng.

Các tính năng khác của GoAPP

Bên cạnh đó, GoAPP còn tích hợp đa dạng các tiện ích hỗ trợ khác, cụ thể như:

  • Khả năng đồng bộ sản phẩm tồn kho trực tiếp với các kênh bán hàng.
  • Đa dạng hình thức thanh toán và vận chuyển thông minh.
  • Tích hợp thẻ thành viên ngay trên App.
  • Sáng tạo các chiến dịch ưu đãi, khuyến mãi, giá bán sỉ, Flash sale.
  • Hỗ trợ livestream bán hàng, tạo thông báo đẩy trên App.
  • Phân tích báo cáo doanh thu chi tiết, trực quan.

Các giải pháp hỗ trợ kinh doanh toàn diện khác của GoSELL

Ngoài GoAPP, GoSELL còn cung cấp đa dạng các giải pháp hỗ trợ quản lý bán hàng toàn diện khác như: GoWEB (Giải pháp thiết kế website), GoPOS (Giải pháp bán hàng tại quầy), GoLEAD (Giải pháp tạo landing page), GoSOCIAL (Giải pháp bán hàng trên Facebook và Zalo), GoCALL (Giải pháp tổng đài cuộc gọi).

Hy vọng với những chia sẻ về test case là gì và cách xây dựng GUI test-case trên App bán hàng hiệu quả, mong rằng bạn đã biết cách xây dựng App bán hàng với chất lượng hoạt động tốt nhất cùng giao diện đẹp mắt tương thích với tất cả các thiết bị di động một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!