Học bằng lái ô to ở Nhật mất bao lâu

Đầu tiên chúng ta phải xác định lợi ích của việc có Ôtô ở Nhật.

Thứ nhất, việc đi lại trở nên thuận lợi [công việc lẫn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày].
Thứ 2 là những người có gia đình có vợ con nhỏ cứ tưởng tượng mùa đông đạp xe đạp là đã thấy lạnh teo rồi.
Thứ 3 là để đi đây đó du lịch. Và cuối cùng theo như mục đích của anh Kudo là để đi kua gái hahaha

Aki xin kể ra 3 cách để lấy bằng lái xe ở Nhật.

Cách thứ 1: Đăng kí học bằng lái xe ôtô tại Nhật.

Cách thứ 2: Đổi bằng lái xe ôtô từ Việt Nam sang bằng lái xe ôtô ở Nhật.

Cách thứ 3: Đổi bằng lái xe máy 125cc từ Việt Nam sang bằng lái xe máy 125cc Nhật rồi đăng ký học bằng lái ôtô ở trường. [Hơi long vòng 1 tí]

Cách 1: Đăng kí học bằng lái xe ôtô tại Nhật

Cách này phù hợp với những bạn nào tự tin với khả năng tiếng Nhật của mình và tài chính rủng rỉnh.

–  Học phí:

Giao động khoảng 20 đến 40 man tùy cơ sở và thời gian học.
Địa điểm: đăng kí ở các trường dạy lái xe. Nhanh nhất là 2 tuần theo kiểu học tập trung hoặc từ 2 đến 6 tháng theo kiểu học từng buổi tùy theo thời gian mà người học sắp xếp.

Như Aki thì đăng kí học bằng lái lúc là sinh viên nên được giảm giá những 5 man, tuy nhiên học kéo dài đến tận 5 tháng mới xong vì lịch học ở trường và đi làm thêm khá bận.

– Ưu điểm: bạn sẽ được học cẩn thận về luật lệ giao thông Nhật Bản và tập chạy trên cả xa hình và đường thường cho đến khi đậu luôn. Nên khi có bằng lái rồi ngồi lên xe chạy cũng đỡ bỡ ngỡ và an tâm hơn.

– Nhược điểm:bạn sẽ tốn một khoản kha khá cho việc học lái xe ở Nhật so với Việt Nam. Và phần thi lý thuyết yêu cầu đúng 90/100 câu [phần này ngay cả người Nhật cũng có người phải thi cả 5,6 lần mới đậu].

Cách thứ 2: Đổi bằng lái xe ôtô từ Việt Nam sang bằng lái xe ôtô ở Nhật.

Đây là cách đơn giản nhất vì không cần yêu cầu thi lý thuyết 100 câu khó nhai nhưng không phải ai cũng có điều kiện học bằng lái ở Việt Nam trước.

Điều kiện là bạn phải đã có bằng lái xe ôtô hơn 3 tháng ở Việt Nam và bằng lái vẫn còn hạn sử dụng [nếu có bằng lái xe nhưng sau đó liền xuất cảnh sang Nhật mà chưa đủ thời gian trên 3 tháng thì xem như không đạt yêu cầu để đổi bằng bên này].

Chi tiết cách thực hiện cụ thể Aki viết tại đây nhé!
//www.facebook.com/…/a.21464…/2147868421975716/…

Cách thứ 3: Đổi bằng lái xe máy 125cc từ Việt Nam sang bằng lái xe máy 125cc Nhật rồi đăng ký học bằng lái ôtô ở trường

– Ưu điểm:

Né được phần thi 100 câu lý thuyết nếu bạn không thực sự khá tiếng Nhật, học phí cho bằng lái xe ôtô sẽ rẻ hơn [cách thứ 1] 6~7 man vì bạn đã có bằng lái xe 125cc rồi. Các bạn kĩ sư qua trực tiếp từ Vn thì đa phần mọi người đều trong trường hợp này vì bằng xe máy thì quá phổ biến ở Viêt Nam rồi.

– Nhược điểm:

Phần thi thực hành khi đổi bằng xe máy 125cc không khó nhưng cần thiết phải nhớ những điều chi tiết nên phải thi tới lui nhiều lần mới đậu.

Anh Kudo cũng chọn cách thi này tuy nhiên do học hỏi kinh nghiệm từ các sempai đi trước nên may mắn thi 2 lần đã đậu. Nên lần này mình sẽ cố gắng chia sẻ chi tiết nhất có thể để mọi người giảm bớt được số lần thi nào thi hay chừng đó nha [tiết kiệm tiền của và thời gian hihi]

Tùy vào điều kiện và khả năng của mỗi người mà có cách chọn lựa khác nhau. Hi vọng các bạn sẽ chọn được cho mình cách có được bằng lái ôtô nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vừa trải qua khóa học bằng lái ô tô tại Nhật nên mình viết bài viết này với mong muốn có thể tổng hợp được phần nào thông tin dành cho những bạn có ý định học bằng lái trong tương lai.

Học bằng lái ô tô có khó không?

Đầu tiên về độ khó dễ của việc lấy bằng thì bản thân mình có đánh giá như sau: Để lấy bằng ô tô tại nhật là …khó. Lý do là luật giao thông Nhật rất chặt chẽ, lượng kiến thức rất nhiều, đề thi có cài nhiều bẫy và nếu là người nước ngoài sẽ gặp trở ngại về ngôn ngữ vì có nhiều từ chuyên môn mà dù tra từ điển vẫn không hiểu đúng nghĩa được. Hiện tại đã có thi tiếng Nhật, Anh, Trung …nếu là người Việt tại Nhật thì thông thường sẽ lựa chọn thi bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh [trường hợp của mình là thi bằng tiếng Nhật].

Shinjuku, Japan. Original public domain image from Wikimedia Commons

Tiếng Nhật bao nhiêu thì đủ để học?

Nếu siêng năng cần cù và đủ thời gian thì mình nghĩ trên dưới trình độ N3 [JLPT] là có thể học được, tuy nhiên khi học trong thời gian cấp bách thì phải cần trình tiếng tốt hơn.

Có hai hình thức học là học tập trung tại trường huấn luyện [合宿] và hình thức học thông thường tại trường [教習], [ngoài ra còn có hình thức chuyển đổi bằng với người đã có bằng ô tô hoặc xe máy trước đó]. So sánh hai hình thức như sau:

Hình thức học 教習 合宿
Thời gian Thời gian tầm vài tháng, có thể học một buổi từ 1-2-vài tiếng tùy theo thời gian rảnh mỗi ngày Học tập trung liên tục khoảng 2 tuần [ăn ở tại trường], trong trường hợp thi trượt thì có thể lâu hơn.
Kinh phí Dao động trên dưới 30万円 Rẻ hơn hình thức教習所 từ 5-10 万円 [bao gồm chi phí ăn ở tại trường]
Điều kiện học Không giới hạn phạm vi đăng kí Những bạn có địa chỉ nơi sinh sống gần trường huấn luyện thường không được phép học mà chỉ ưu tiên cho các bạn ở xa [mình không hiểu lý do vì sao]
Ưu nhược điểm Có thể ưu tiên được công việc bản thân, tuy nhiên cũng vì lý do đó mà đôi khi việc thực hành với xe sẽ gặp chút trở ngại vì khó lấy lại cảm giác làm quen với xe sau thời gian bị gián đoạn không tiếp xúc. Học gấp rút trong thời gian ngắn nên sẽ gặp áp lực vì không đủ thời gian để nạp kiến thức, tuy nhiên vì liên tục được tiếp xúc với xe nên cảm giác thực hành sẽ tự tin hơn một chút.

Mình chọn hình thức合宿tại trường Ohsawa Driving School, tỉnh Chiba. Sau khi đăng ký khóa học thông qua điện thoại, internet và đóng tiền học phí, bạn sẽ nhận được thời gian, địa điểm mà trường đón. Có thể ngay ngày nhập học sẽ nhận thời khóa biểu và bắt đầu nội dung học luôn, sau 1 tuần sẽ thi bằng tạm [仮免許] và sau hai tuần sẽ tốt nghiệp.

Nội dung học bao gồm những gì?

Nội dung học được chia theo hai giai đoạn là 1 và 2. Gồm hai đợt thi là thi giữa kì để lấy bằng tạm thời 仮免許 và thi cuối kì để lấy bằng chính thức. Trong đó bao gồm 4 bài thi là :

Thực hành của bằng tạm thời 仮免許: thời gian thi khoảng 15-20 phút đi xe trong sa hình của trường, có giáo viên ngồi cạnh và bạn sẽ đi theo hiệu lệnh của giáo viên

Lý thuyết của bằng tạm thời 仮免許: gồm 50 câu trong vòng 30 phút với tổng điểm 100. Bài thi trên 90 điểm sẽ đỗ.

Thực hành cuối kì: gồm đỗ xe vào ô hoặc đỗ xe song song [縦列駐車] và đi một đoạn trên đường giao thông theo tiến trình và hiệu lệnh của giáo viên ngồi bên.

Lý thuyết cuối kì: Là bài thi gồm 90 câu lý thuyết [mỗi câu 1 điểm] và 5 câu tình huống[mỗi câu 2 điểm gồm 3 câu nhỏ] với tổng điểm 100. Bài thi trên 90 điểm sẽ đỗ.

3 lần thi trên có thể thi tại trường [địa chỉ trường không liên quan], tuy nhiên đối với lần thi cuối bắt buộc phải thi tại trung tâm bằng lái của tỉnh mà bạn đang sống [xét theo 住民票]

Nội dung học cụ thể như sau

Ở giai đoạn 1:

Lý thuyết chủ yếu sẽ bao gồm nội dung liên quan đến cách đọc biển giao thông,  khi nào cần giảm tốc để tránh nguy hiểm, vị trí cấm vượt, xử lý tình huống khi gặp các xe khẩn cấp [cảnh sát, cứu hỏa..] , cách đọc hiệu lệnh của cảnh sát….

Về phần thực hành gồm : cách quẹo trái phải, chuyển làn trước khi quẹo [進路変更], cách đi qua đường ray xe lửa [踏み切り], dừng xe tại biển 止まれ và phần mình nghĩ khó nhất là cho xe đi theo đường zích zắc [クランク]  và đường hình chữ S [S字].

Ở giai đoạn 2: chỉ khi bạn đã đậu bằng 仮免許 thì mới có thể được học giai đoạn 2

Lý thuyết sẽ gồm các nội dung liên quan đến vị trí cấm dừng/đỗ xe, quy định khi lưu thông trên đường cao tốc, quy định đối với tải trọng và cách vận chuyển hàng hóa, tư thế lái xe [gồm 4 bánh và 2 bánh] phương pháp bảo trì và lịch kiểm định xe, cách xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm, cấp cứu người bị thương…Có một số phần từ vựng sẽ khó hơn nên cần lưu ý như phần tư thế lái xe, các hiện tượng thường xảy ra khi lưu thông.

Về phần thực hành: bạn bắt đầu được đi ra đường giao thông để thực hành thực tế khi lưu thông trên trường, học cách đỗ xe, giữ làn xe đi, điều chỉnh và giữ vận tốc, quẹo trái phải. Ngoài ra còn có buổi học đi đường núi và đường cao tốc.

Cách học và làm  bài thi như thế nào?

Cách học của mình: khi học lý thuyết, cần ghi chú thêm nội dung trên sách để cách hiểu được rõ ràng và đôi khi nhìn tiếng Việt cảm giác dễ học hơn cả cuốn sách tiếng Nhật. Còn đối với thực hành thì cứ mạnh dạn làm theo hiệu lệnh của giáo viên vì bên phía của thầy đã có chân thắng, trong trường hợp cấp bách thầy sẽ đạp thắng nên cứ yên tâm học.

Cách thi: Hầu như các trường đều cho tài liệu và phần mềm ôn thi để luyện tập. Còn đối với thi thực hành thì trong quá trình học, để ý lời thầy chỉ như khoảng cỡ bao nhiêu thì quẹo trái, lui phải…để xử lý khi đỗ xe hay đi đường zich zắc, chữ S [ ngoài ra có thêm một mẹo nhỏ là khi chưa tự tin thì nên đi với vận tốc thật chậm để có đủ thời gian xử lý hay bẻ bánh lái]

Bài thi khó nhất có lẽ là bài lý thuyết cuối cùng tại trung tâm bằng lái. Để vượt qua bài thi này, học thuộc nội dung sách giáo khoa chưa đủ, mà phải học thuộc cả bẫy của đề [ví dụ đối với nội dung đề nào thì thường có bẫy gì…], mà để thuộc bẫy thì cần giải nhiều đề thi thử, sau khi giải xong nhớ ghi chú và học lại những câu sai. Ngoài ra, chú ý  những cụm từ cuối câu dễ gây nhầm lẫn [như: làm … thì không được; không làm…thì không được; chỉ có thể…;làm …thì bị cấm…]. Bên cạnh đó, luyện thời gian làm đề cho kịp để khi thi không bị rối hay tránh trường hợp không đủ thời gian dẫn đến bỏ phí nhiều câu. Trước khi đi thi bạn hãy làm thử một đề mới, nếu số điểm trên 90 điểm thì hãy tự tin vì khả năng đậu là có.

Sau khi có kết quả đỗ bạn cần ở lại trường thêm vài tiếng để chụp hình làm bằng và được phổ biến các thông tin cần thiết cho người mới có bằng.

Cao Lê Đài Trang

Chủ Đề