Mùa vu lan là gì

Rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm lễ Vu Lan diễn ra để tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành.

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức ở nhiều địa phương trong nước.

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Phó Trưởng ban - Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, nguồn gốc của lễ Vu Lan trong đạo Phật xuất phát từ kinh Vu Lan Bồn.

Cụ thể, kinh này nói về sự tích của Tôn Giả Mục Kiền Liên [Vị Bồ Tát đại hiếu], một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị này tu hành đắc được phép thần thông đệ nhất nên thấy mẹ mình là bà Thanh Đề sau khi chết đi bị đọa xuống cõi địa ngục.

Vì thương mẹ nên Tôn Giả Mục Kiền Liên thưa với với Đức Phật Thích Ca làm gì để cứu vớt mẹ mình thoát khỏi cõi địa ngục. Đức Phật Thích Ca chỉ dạy, bà Thanh Đề sau khi chết bị đày dưới địa ngục là do ở đời làm nhiều việc ác và tham lam.

Vì vậy, muốn cứu được bà ra khỏi cõi địa ngục đau khổ thì vào dịp Rằm tháng 7, sau khi mãn hạ ba tháng an cư của chư Tăng phải sắm sửa lễ vật cúng dường chúng Tăng, cầu thỉnh mười phương Tăng chúng hồi hướng chú nguyện thì bà Thanh Đề mới thoát được cõi địa ngục đau khổ, thoát sinh về cõi thiên cung sung sướng.

Với ý nghĩa giải thoát, cúng giỗ vong hồn, Lễ Vu Lan còn liên quan đến việc cầu siêu cho vong linh của đạo Phật. Cho nên Tết này, một số gia đình hay lên chùa cầu nguyện cho người đã khuất.

Nhành hoa hồng được những người tham dự lễ Vu Lan cài trên ngực áo để tri ân công sinh thành của cha mẹ. Ảnh: vomedia.

Trong cuốn Lễ Tết 365 ngày của tác giả Thanh Bình có giải nghĩa: "Lễ Vu Lan là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất - một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng ngày Rằm tháng bảy. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng viếng".

Về cách thờ cúng, cỗ bàn trong ngày lễ Vu Lan, tác giả Hồ Đức Thọ viết trong cuốn Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt:

"Dân gian cho rằng, sống trên đời khó ai vẹn toàn, không tội này thì tội khác. Nhưng dù tội lỗi gì thì vào dịp rằm tháng bảy, trong ngày lễ Vu Lan [còn gọi là tết Trung nguyên], mọi vong nhân ở cõi âm đều được tha.

Do vậy, trên trần gian, mọi nhà đều làm cỗ cúng Gia tiên, đốt vàng mã hi vọng người chết sẽ nhận được, không bị rách rưới. Ngoài việc cúng Gia tiên, một số gia đình còn bày cỗ chúng sinh ở ngoài sân để cúng các cô hồn, mà dân gian thường gọi là cúng cháo.

Cúng cháo thường bày vào nong, nia, mẹt tùy theo cỗ nhiều hay ít. Lễ vật thường có cháo hoa, cơm vắt, chuối, ổi, bánh, kẹo, ngô rang, xôi chè nhưng đều cắt nhỏ như để chia cho nhiều người. Ngoài ra còn có giấy tiền, quần áo nhỏ...

Cúng cháo để bố thí cho các vong hồn không nơi thờ cúng, những người chết đường chết chợ, chết vì binh đao không ai hay biết, những cô nhi yểu vong không ai cũng giỗ... Tục lệ này mang tính nhân đạo, phản ánh bản chất thương đồng loại của nhân dân, dân tộc Việt Nam".

Nhiều năm qua, lễ Vu Lan được tổ chức thường niên để những người con có dịp đền đáp công ơn của các đấng sinh thành. Đây cũng là dịp để các gia đình cúng chúng sinh, cầu may mắn, tai qua nạn khỏi trong "tháng cô hồn".

Vu Lan là ngày của các nước Á Đông thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, với mục đích lễ tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành.

Lễ Vu lan báo hiếu - Cầu siêu phả độ gia tiên từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong lòng người dân Việt Nam. Ảnh: Ngọc Lê

Nguồn gốc lễ Vu Lan

Theo quan niệm của Phật giáo rằm tháng 7 gắn với lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên [một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca] cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Kinh Vu Lan chép rằng Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông đến mức có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất, ngài thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát khổ sở. Với lòng hiếu thảo của mình Mục Kiền Liên đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, tuy nhiên do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Thấy vậy Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền [Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, năm 2021], tác giả Bùi Xuân Đính cho rằng rằm tháng Bảy có sự giao thoa giữa các yếu tố của tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và Phật giáo. Trong đó Phật giáo thể hiện thông qua Vu Lan báo hiếu, nghi lễ này được thực hành tại nhà và ở chùa.

Mâm cúng cỗ gia tiên ngoài đồ mặn, đồ chay, còn có đồ mã như tiền, vàng, bạc, ngựa, trang sức… Nhiều địa phương cúng gia tiên có thể tiến hành từ ngày mùng 7 trở đi, không nhất thiết phải cúng vào đúng hôm rằm.

Tại chùa người ta tổ chức cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng... Hiện nay ngoài những nghi lễ truyền thống, vào dịp lễ Vu Lan khi đến chùa người ta sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.

Như vậy lễ Vu Lan báo hiếu là một tục lệ gắn với Phật giáo, hình thành dựa trên truyền thống hiếu nghĩa của người Việt. Lễ thức cúng trong dịp Vu Lan bao gồm thực hành tại gia và tại chùa, lễ vật dâng cúng đơn giản, miễn sao thể hiện sự thành tâm là được.

lễ Vu Lan ý nghĩa như thế nào?

Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

lễ Vu Lan báo Hiếu làm gì?

Lễ Vu Lan, hay lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo và phong tục Việt Nam. Đây là ngày người con sẽ bày tỏ lòng biết ơn với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ tổ tiên. Ngày lễ Vu Lan có ý nghĩa vô cùng nhân văn, nhắc nhở các thế hệ con cháu trong gia đình nhớ về công ơn của tổ tiên.

Tại sao Rằm tháng 7 là lễ Vu Lan?

Ngày rằm tháng Bảy ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ là ngày nào?

Ngày Rằm tháng 7 hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan hay ngàyBáo hiếu cha mẹ”. Vì tổ chức theo âm lịch nên mỗi năm ngày lễ Vu Lan tương ứng với lịch dương sẽ khác nhau. Lễ Vu Lan 2022 Dương lịch sẽ rơi vào Thứ 6, ngày 12 tháng 8 dương lịch [15/7 âm lịch].

Chủ Đề