Nhân giáp thùy phải là bệnh gì năm 2024

Nhiều người bệnh khi bị chẩn đoán bướu giáp nhân thùy phải thì tỏ ra rất lo lắng, hoang mang. Vậy, bướu giáp nhân thùy phải là gì? Và phương pháp điều trị nào hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bướu giáp nhân thùy phải là gì?

[Bướu giáp nhân thùy phải điều trị như thế nào?] – Chúng ta đều biết rằng, tuyến giáp có hai thùy là thùy trái và thùy phải. Và nếu khi siêu âm cho kết quả là bị bướu giáp nhân thùy phải thì điều này có nghĩa là bên trong thùy phải có xuất hiện một/một vài nhân giáp [bướu giáp đơn nhân/đa nhân].

Bướu giáp nhân thùy phải

Đa phần khối u là lành tính. Chỉ một tỉ lệ nhỏ khoảng 4 – 7% là ác tính. Nguyên nhân hình thành bướu giáp có thể do di truyền, khẩu phần ăn thiếu iot hoặc yếu tố tiếp xúc với chất phóng xạ,…

Bướu giáp nhân thùy phải điều trị như thế nào?

Người bệnh sẽ được tiến hành siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng, kích thước khối u. Và để xác định bướu giáp là lành tính hay ác tính, người bệnh cần thực hiện chọc hút tế bào bằng kim nhỏ [sinh thiết bướu giáp]. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Khối u ác tính

Trường hợp là khối u ác tính, người bệnh buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Và sau phẫu thuật có thể phải điều trị bằng i-ốt phóng xạ và uống hormon giáp thay thế.

Khối u tuyến giáp lành tính

Theo dõi tại nhà với các khối u nhỏ ổn định

  • Nếu kích thước nhỏ, ổn định bác sĩ chỉ định theo dõi tại nhà mà không cần can thiệp. Người bệnh thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu khối u to lên nhanh chóng/xuất hiện tế bào ung thư sẽ chỉ định phẫu thuật.
  • Với khối u có kích thước nhỏ 2 – 3 cm có thể được chỉ định điều trị bằng hóc-môn tuyến giáp trong khoảng 6 tháng. Nếu khối u lớn dần/không có dấu hiệu nhỏ đi sẽ xem xét chuyển phương pháp điều trị.
  • Với khối u tuyến giáp lớn gây chèn ép các cơ quan quanh cổ như thực quản, khí quản thì sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay lập tức.

Trước đây, phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chính của u tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế và yếu tố nguy cơ biến chứng cao.

Bây giờ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng sự tiến bộ của nền y học thì người bệnh u tuyến giáp đã có sự lựa chọn điều trị an toàn, triệt để mà không cần phẫu thuật. Đó là đốt sóng cao tần – phương pháp hiện đại, ít xâm lấn và có ưu điểm nổi trội.

Đốt sóng cao tần – giải pháp điều trị bướu giáp nhân thùy phải

Đốt sóng cao tần là gì?

Là phương pháp phá hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh.

Đốt sóng cao tần mang nhiều ưu điểm nổi bật

Ưu điểm nổi bật

  • Không cần phẫu thuật, không rạch da. Thủ thuật thực hiện không cần gây mê, chỉ gây tê tại chỗ. Người bệnh tỉnh táo, thoải mái trao đổi với bác sĩ khi thực hiện thủ thuật. Do đó, người bệnh ít có cảm giác đau, hồi phục nhanh.
  • Tiết kiệm thời gian – Không cần nằm viện: Thời gian đốt chỉ khoảng 30 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút theo dõi là ra về. Tổng thời gian từ khi khám, thực hiện xét nghiệm, đốt sóng cao tần chỉ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Do đó, người bệnh dễ sắp xếp thời gian, tiết kiệm chi phí ăn ở đi lại cũng như không cần người trông nom.
  • Bảo toàn tuyến giáp lành: Kỹ thuật đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm cho phép bác sĩ kiểm soát được toàn bộ quá trình thủ thuật. Nhờ đó, bảo toàn tuyến giáp lành, hạn chế tối đa tổn thương vùng phụ cận, tránh nguy cơ biến chứng khàn tiếng, mất tiếng.
  • Bảo toàn tối ưu chức năng tuyến giáp, tránh biến chứng suy giáp và phụ thuộc thuốc suốt đời;
  • Không để lại sẹo, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Hiệu quả điều trị

Kích thước khối u giảm nhanh sau tháng đầu tiên [giảm 50% thể tích] và chỉ còn lại mô sẹo sau 12 tháng. Người bệnh sau đốt cải thiện hầu hết các triệu chứng, không còn khó nuốt, ăn uống dễ dàng, hết hồi hộp, lo lắng, tinh thần trở nên vui vẻ, thoải mái hơn.

Đốt sóng cao tần hạn chế tối đa các biến chứng

Như vậy, điều trị bướu giáp nhân thùy phải bằng đốt sóng cao tần là giải pháp tối ưu cho người bệnh. Để được tư vấn và điều trị, xin vui lòng GỬI THÔNG TIN/KẾT QUẢ KHÁM để được bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng tư vấn, giải đáp miễn phí.

Bướu giáp nhân thùy phải do sản xuất hormone tuyến giáp không hiệu quả, do khối u hoặc thiếu iốt…, có thể ác hoặc lành tính và tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở dưới cổ, có hai thùy gồm thùy trái và thùy phải. Tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Các hormone do tuyến giáp tiết ra điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể bao gồm nhịp tim, hơi thở, nhiệt độ cơ thể, chức năng hệ thần kinh.

Bướu giáp đa nhân thùy phải là bướu nằm ở thùy phải của tuyến giáp, có một hoặc nhiều nốt sần phình to. BS.CKI Trần Đông Hải, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, khi tuyến giáp bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị bướu giáp nhân thùy phải, tuyến giáp vẫn có thể tiếp tục hoạt động tốt và sản xuất đủ lượng hormone cho cơ thể. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy phải không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

Phần lớn các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy phải do các vấn đề sau:

Sản xuất hormone tuyến giáp không hiệu quả: Khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone giáp sẽ bù đắp bằng cách phình to. Nguyên nhân phổ biến khiến tuyến giáp hoạt động không hiệu quả do thiếu iốt. Một số nguyên nhân khác bao gồm tiếp xúc phóng xạ, di truyền...

Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp làm sưng tuyến giáp, tạo ra các khối to như khối u ở cổ. Nguyên nhân phổ biến gây viêm tuyến giáp do bệnh tự miễn còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp gây sưng viêm. Trẻ em bị viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy cơ mắc bướu giáp nhân thùy phải cao hơn. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến khác do viêm tuyến giáp sau sinh, có khoảng 5% phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh. Một số trường hợp bị viêm tuyến giáp do tác dụng phụ của thuốc.

Các khối u ở cổ có thể phát hiện thông qua siêu âm. Ảnh: Freepik

Khối u tuyến giáp: Các khối u tuyến giáp thường lành tính nhưng có thể là ung thư. Hầu hết các khối u là nhân phình to, chúng có thể xuất hiện dưới dạng phì đại toàn bộ tuyến.

Thiếu iốt: Iốt có vai trò giúp tuyến giáp sản sinh ra hormone giáp. Thiếu iốt trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra bướu giáp và bướu giáp nhân thùy phải.

Bác sĩ Hải cho biết thêm, bướu giáp nhân thùy phải khá phổ biến, có khoảng 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới bị bệnh. Bướu này thường lành tính, dưới 5% trường hợp ung thư, do vậy, cần xét nghiệm để xác định nhân giáp có phải ác tính hay không.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường có chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh bướu giáp đa nhân lành tính không cần điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển hoặc giảm kích thước của nhân. Với bướu giáp ác tính, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Cường giáp được điều trị bằng nhiều cách bao gồm điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Người mắc bệnh bướu giáp nhân thùy phải đang điều trị bằng thuốc hay đã phẫu thuật cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh bướu lành tính không phẫu thuật cần theo dõi lâu dài, nếu không thấy bướu tăng kích thước cần theo dõi từ 3-5 năm. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần theo dõi và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc, chế độ ăn, chế độ tập luyện, thời gian tái khám định kỳ.

Nhân tuyến giáp Tirads 3 kiêng ăn gì?

Bệnh nhân được chẩn đoán có u tuyến giáp Tirads 3 nên tránh ăn bánh, kẹo, kem, nước ngọt, nước trái cây đóng chai, các loại thực phẩm có nhiều đường tinh luyện vì nguy cơ đường huyết tăng và ảnh hưởng không tốt đến tuyến giáp.

Bị nhân tuyến giáp có triệu chứng gì?

Triệu chứng khi bị nhân tuyến giáp Nhân giáp kích thước lớn khiến bệnh nhân thấy đau cổ, khó thở, khó nuốt, có cảm giác vướng ở cổ họng, khàn giọng do nhân tuyến giáp lớn chèn ép vào khí quản hoặc thực quản. Thông thường các nhân giáp không tiết hormone, không ảnh hưởng chức năng tuyến giáp.

Bướu giáp nhân nên kiêng ăn gì?

Bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì để không bị biến chứng nặng?.

Đậu nành..

Thực phẩm chứa gluten..

Thực phẩm chế biến sẵn..

Nội tạng động vật..

Chất xơ.

Đường và các chất tạo ngọt..

Đồ uống có cồn, chất kích thích..

Chế phẩm chứa canxi..

Làm thế nào để biết mình bị bướu cổ?

Dấu hiệu bướu cổ.

Triệu chứng chính của bệnh bướu cổ Xuất hiện u ở phía trước cổ. Cảm giác căng tức vùng cổ họng. ... .

Triệu chứng ít gặp hơn. Khó thở [thở gấp]. Ho khan. ... .

Triệu chứng cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Nhịp tim nhanh [tim đập nhanh]. ... .

Triệu chứng suy giáp do tuyến giáp hoạt động kém. Cảm thấy mệt mỏi..

Chủ Đề