Toốc độ trung bình của ổ hdd năm 2024

Ổ cứng SSD ngày càng được ưa chuộng và có nhiều mẫu mã trên thị trường, nhưng vẫn chưa thể thay thế được hoàn toàn những ưu điểm mà ổ HDD mang lại.

HDD [Hard Disk Drive] và SSD [Solid State Drive] là hai công nghệ ổ cứng lưu trữ dữ liệu phổ biến mà người dùng dễ dàng bắt gặp ở máy tính cá nhân, bộ nhớ di động, USB hay thậm chí NAS [thiết bị lưu trữ dữ liệu qua mạng]. SSD ngày càng thịnh hành nhờ tốc độ đọc, ghi thông tin nhanh, nhưng trong nhiều trường hợp HDD vẫn là lựa chọn được người dùng tín nhiệm.

Về mặt cấu tạo, SSD là thiết bị lưu dữ liệu trên chip nhớ Flash, trong khi HDD lưu trên đĩa quay [xoay khi hoạt động]. Việc chọn ổ cứng dùng công nghệ nào sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích và khả năng tài chính của mỗi người, nhưng có thể tóm gọn vào hai yếu tố chính: ưu tiên dung lượng hay tốc độ.

Cùng thương hiệu, dòng sản phẩm, một ổ cứng HDD 1 TB [bên phải] giá rẻ hơn ổ SSD 500 GB gần 200.000 đồng. Ảnh: Hoài Anh

Lựa chọn tốc độ cho xử lý dữ liệu và vận hành

Tốc độ đọc, ghi là ưu điểm dễ nhận thấy nhất của SSD do việc lưu trữ dữ liệu được ghi trực tiếp lên chip nhớ flash. Nói cách khác, tốc độ xử lý của SSD là tốc độ của các mạch điện, trong khi HDD phụ thuộc vào tốc độ quay của ổ đĩa bên trong [thường giới hạn ở 7.200 vòng/phút]. Đặc tính này cũng góp phần đưa SSD ngày càng phổ biến với vai trò là ổ đĩa khởi động chương trình của máy tính, hoặc ổ nhớ di động.

Hiện nay, tốc độ đọc, ghi của SSD đạt khoảng 7.300 MB/giây với độ trễ thấp hơn 1 ms, hỗ trợ tốt việc truy xuất video độ phân giải 4K, 6K hay 8K. Nhờ đó, những người thường xuyên phải làm việc với đồ họa, video sẽ phù hợp với công nghệ ổ đĩa này. Game thủ cũng rất chuộng dòng ổ SSD vì đọc, ghi dữ liệu nhanh sẽ cải thiện quá trình xử lý nội dung game, nhanh hơn và không giật, lag.

Ngoài tốc độ, khả năng vận hành bền bỉ của dòng ổ cứng thể rắn này cũng được nhiều người lựa chọn. Do không sử dụng linh kiện động trong vận hành, SSD không gây ồn, bền bỉ và chống sốc tốt hơn, ít gặp tình trạng hư tổn do tác động từ ngoại lực hay rung chấn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, khi SSD gặp lỗi bộ nhớ, khả năng phục hồi gần như bằng không, do vậy người dùng thường được khuyên lưu trữ dữ liệu quan trọng trên HDD thay vì SSD.

Điểm trừ lớn nhất của SSD là giá. Các sản phẩm SSD luôn có đắt hơn nhiều so với HDD nếu ở cùng dung lượng bộ nhớ. Bên cạnh đó, công nghệ này vẫn còn giới hạn khi dung lượng tối đa của ổ SSD hiện chưa cao, không đủ đáp ứng nhu cầu của những người cần lưu giữ nhiều tài liệu hay sử dụng ở quy mô doanh nghiệp, tổ chức.

Ví dụ, một ổ cứng WD My Passport SSD dung lượng 500 GB giá 1,7 triệu đồng trong khi cùng hãng, cùng dòng My Passport nhưng lựa chọn HDD dung lượng 1 TB giá 1,5 triệu đồng.

Ổ SSD [bên trên] thường dùng giao thức USB-C thuận tiện trong việc kết nối, tốc độ cao. Ảnh: Hoài Anh

Lựa chọn dung lượng

HDD vẫn còn chỗ đứng vững chắc trên thị trường vì dòng này có nhiều ưu điểm về mặt lưu trữ. Dung lượng tối đa của ổ HDD hiện vào khoảng 22 TB [trong khi SSD là 4 TB]. Về giá, HDD rẻ hơn nhiều so với SSD cùng dung lượng. Theo thống kê của ZDNet, chi phí trung bình cho mỗi GB trên SSD khoảng 0,08-0,1 USD, trong khi HDD chỉ 0,03-0,06 USD.

Với khả năng lưu trữ lớn trong khi chi phí rẻ, HDD phù hợp cho nhu cầu lưu dữ liệu sao lưu [backup] công việc, thông tin hệ thống, sưu tập nội dung giải trí... Trên thực tế, HDD đang là lựa chọn ưu tiên đối với hệ thống lưu trữ mạng NAS [Network-Attached Storage], dữ liệu hệ thống an ninh từ camera giám sát, lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu [Datacenter], dịch vụ đám mây, Big Data, AI [trí tuệ nhân tạo].

Nhưng nhược điểm của HDD không chỉ nằm ở tốc độ đọc, ghi. Công nghệ này sử dụng đĩa quay nên phát ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động, tiêu thụ nhiều điện năng hơn, kích thước ổ cũng lớn. HDD cũng dễ hỏng khi chịu tác động vật lý, đặc biệt khi đĩa nhớ vẫn đang vận hành.

Mỗi công nghệ ổ cứng đều có ưu và nhược điểm riêng, do vậy người dùng cần xác định nhu cầu và khả năng tài chính trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Nhìn chung, SSD là lựa chọn hợp lý khi người dùng ít quan tâm đến giá cả, cần tốc độ đọc, ghi nhanh để tiết kiệm thời gian xử lý công việc hay các tập tin dung lượng lớn, thích hợp cho chia sẻ dữ liệu.

Ngược lại, HDD hướng đến tập người dùng cần nhiều dung lượng lưu trữ trên ổ cho mục đích sao lưu dữ liệu là chính, không dồi dào về kinh tế. Về tốc độ xử lý cũng không phải vấn đề quá lớn khi HDD hiện nay cải thiện nhiều so với trước. Trong thử nghiệm thực tế với một file video nặng 2,8 GB, ổ HDD có tốc độ ghi trung bình 120 MB/s, thời gian hoàn tất quá trình khoảng 25-30 giây. Cùng lúc, ổ SSD [kết nối qua cổng USB-A] ghi với tốc độ 325 MB/s trong thời gian gần 10 giây. Chỉ số này cải thiện rõ rệt khi kết nối qua cổng USB-C với dữ liệu mới lần lượt là 517 MB/s và dưới 5 giây.

Tốc độ ổ cứng HDD bao nhiêu là đủ?

Tốc độ của HDD thường được đo bằng MB mỗi giây, và dựa vào vòng quay của đĩa cứng [rpm]. HDD tiêu chuẩn thường có tốc độ từ 80MB/s đến 160MB/s.

HDD 7200rpm tốc độ bao nhiêu?

Ổ cứng HDD 5400 RPM: Đây là loại ổ cứng có tốc độ quay của đĩa là 5400 vòng/phút. Ổ cứng 5400 RPM có giá thành rẻ, nhưng tốc độ đọc/ghi dữ liệu chậm hơn so với các loại ổ cứng khác. Ổ cứng HDD 7200 RPM: Đây là loại ổ cứng có tốc độ quay của đĩa là 7200 vòng/phút.

Ổ SSD nhanh hơn ổ HDD bao nhiêu lần?

Cụ thể, tốc độ đọc/ghi dữ liệu thấp nhất của một ổ SSD lên đến 550 MB/s [megabyte/giây], trong khi ổ HDD chỉ đạt khoảng 120 MB/s [SSD nhanh gấp 4,5 lần HDD]; đối với SSD chuẩn NVMe [Samsung 980 Pro] tốc độ đọc/ghi lên đến 7000MB/s [SSD nhanh gấp 58 lần HDD].

ổ cứng SSD tốc độ bao nhiêu?

Do hiện nay có hai loại ổ cứng HDD và SSD nên tốc độ đọc ghi trung bình của hai dòng này cũng sẽ khác nhau : Ổ cứng HDD có tốc độ ghi trung bình từ 50 MB/s đến 120 MB/s. Ổ cứng SSD có tốc độ ghi trung bình từ 220 MB/s đến 550 MB/s.

Chủ Đề