Quỹ tiền lương cơ bản là gì

Bạn đọc bài viết này vì muốn tìm hiểu về lương cơ bản? Mặc dù pháp luật hiện hành không có những quy định về khái niệm lương cơ bản, nhưng đây là cách gọi khá quen thuộc đối với nhiều người. Chúng gồm có những khoản gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết đều được Công ty Luật GV LAWYERS chia sẻ trong bài viết “Lương cơ bản là gì? Khác gì với lương tối thiểu vùng?” dưới đây:

Định nghĩa lương cơ bản là gì? Lương cơ bản khác gì so với lương tối thiểu vùng ?

Lương cơ bản: là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

Lương cơ sở: là mức lương được dùng làm để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp. Tùy vào chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật mà áp dụng cho công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước.

Lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương.

Như vậy, lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.

Cách tính lương cơ bản mới nhất năm 2021

1. Nhóm người lao động là công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước

Lương cơ bản năm 2021 được tính dựa trên mức lương cơ sở cụ thể như sau:

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở của năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng [theo Nghị quyết số 128/2020/QH14. Trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng]
  • Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, chức vụ.

Hệ số lương cơ bản: Theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương cơ bản được chia như sau:

  • Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1.86 triệu đồng/tháng
  • Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2.10 triệu đồng/tháng
  • Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2.34 triệu đồng/tháng

Lưu ý: Hệ số lương cơ bản này sẽ được áp dụng với những người lao động mới ra trường. Con số này có thể thay đổi theo từng trình độ chuyên môn và cấp bậc khác nhau.

2. Nhóm người lao động trong doanh nghiệp

Khác với công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa vào mức lương tối thiểu vùng do chính Chính phủ quy định hàng năm.

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu này. Do vậy, lương cơ bản của người lao động trong những doanh nghiệp sẽ là:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

XEM THÊM: Hiểu đúng về lương tháng 13

Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm không?

Trước đây, doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản để làm mức đóng BHXH hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội gồm có phụ cấp lương,  mức lương và các khoản bổ sung khác [quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014].
Trong đó, những khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại Điểm a khoản 2, Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Do vậy, những khoản thu nhập của người lao động được tính đóng Bảo hiểm xã hội gồm có:

  • Tiền lương;
  • Phụ cấp chức danh, chức vụ;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Phụ cấp có tính chất tương tự;
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn luật lao động và việc làm

Như vậy, đối với những người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp thì mức lương cơ bản sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời, lương cơ bản cũng sẽ được thỏa thuận theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và đã ký kết trong hợp đồng lao động kèm theo sau đó. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ mang đến cho bạn đọc một nguồn thông tin hữu ích.

Tiền lương và các khoản trích theo lương – Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp  quản lý, quỹ lương có thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền thưởng sản xuất. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm Tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định đến thu nhập,  đời sống vật chất, khả năng chi tiêu của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy khi chi trả tiền lương cho người lao động, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu về Chế độ quản lý tiền lương , quản lý lao động của nhà nước để đưa ra mức lương công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên thì mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, ý thức kỷ luật cùng thi đua lao động sản xuất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn….

Để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động, kế toán tiền lương của doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm.

2. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

– Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.

– Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.

– Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.

– Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.

– Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất

– Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý 

3. Phân loại lao động

– Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời giam lao động có thể chia thành lao  động thường xuyên, lao động tạm thời [mang tính thời vụ].

– Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất:

+ Lao động trực tiếp sản xuất:

Lao động trực tiếp sản xuất chính tức là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất : Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình SX

+ Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào quy trình trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính

– Phân loại theo chức năng của lao động và quy trình sản xuất- kinh doanh: Lao động sản xuất chế biến, lao động bán hàng, lao động quản lý 

4. Phân loại tiền lương

Về mặt hiệu quả:

  • Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
  • Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng  theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết…
  • Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương
  • Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họlàm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP.

– Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá

– Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX

– Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm

– Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức SX

Các sổ sách chứng từ đi kèm: Bảng chấm công, các bảng kê, bảng thanh toán tiền lương…

5. Quỹ lương, Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tất nghiệp & kinh phí công đoàn

* Quỹ tiền lương: của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính cho người lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.

Quỹ tiền lương bao gồm :

– Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán;

– Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại…;

– Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ  phép năm…;

– Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…..

* Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp [chức vụ, khu vực,…] của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Tỷ lệ trích hiện hành tổng là 26%

+ Trong đó:  

  • 18%  được tính vào chi phí của doanh nghiệp
  • 8% được tính trừ vào lương của nhân viên

– Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động  ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

– Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

* Quỹ bảo hiểm y tế:

– Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí,… cho người lao động  trong thời gian ốm đau, sinh đẻ,….

– Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.

* Bảo hiểm thất nghiệp:  Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động  thực tế phát sinh trong tháng.

– Đây là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động bằng một khoản tài chính nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động trong thời gian mất việc.

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào lương của người lao động.

* Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

– Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp. 

– Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên liên đoàn lao động cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

– Tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia quỹ kinh phí công đoàn này hiện nay rất thấp.

XEM THÊM:

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020

Mức lương cơ bản và mức lương tối thiếu vùng giống và khác nhau thế nào?

THAM KHẢO: Gần 60 Khoá học kế toán Online tại Việt Hưng

Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. Tham gia ngay Khoá học Kế toán Việt hưng tạo nghiệp vụ nâng nghiệp kế ngay hôm nay.

Thế nào là quỹ tiền lương cơ bản?

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp toàn bộ số tiền lương doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương bao gồm nhiều khoản như lương cứng, lương lương thưởng, phí trợ cấp,…

Quỹ tiền lương thực tế là gì?

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định[không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế].

Lương tối thiểu và lương cơ bản là gì?

- Lương tối thiểu: Khi mức lương tối thiểu vùng tăng, chỉ có người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương. Ngoài ra còn tăng mức đóng Bảo hiểm xã hội. - Lương cơ bản: Khi lương cơ sở tăng thì mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương. Thời điểm tăng lương.

Mức lương cơ số được tính như thế nào?

Ban đầu, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức được gọi là mức lương tối thiểu chung tới năm 2013 thì chính thức được gọi là mức lương cơ sở. Dự kiến mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023.

Chủ Đề