Ho có nên uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người, đồng thời tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.

Isoflavones trong thành phần đậu nành còn gọi là estrogen thực vật vì có cấu trúc hóa học gần giống nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng khẩu phần ăn giàu protein và isoflavones đậu nành sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố estrogen, nhờ vậy hạn chế quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng và nội tạng vốn là khởi nguồn của béo phì và các rối loạn chuyển hóa có liên quan.

Đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Nhờ vậy mà đậu nành được khuyến nghị sử dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega 6 rất tốt. Để bảo vệ và nâng cao sức khỏe từ khi tuổi còn trẻ, chúng ta nên sử dụng đậu nành hàng ngày.

Do đặc tính dễ tiêu hóa nên đậu nành là ưu tiên lựa chọn như một nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm và chất béo thực vật trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ em cũng như người cao tuổi. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.

Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

Nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Điều này là bởi vì các protein trong trứng sẽ dễ dàng kết hợp với trypsin trong sữa, và sản xuất một loại chất mà không thể được hấp thụ bởi cơ thể. Trong trường hợp này, nó sẽ làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Nếu bạn uống sữa đậu nành với một dạ dày trống rỗng, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp…

Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể. Ngoài ra, bạn không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày, bởi cơ thể sẽ phải tiêu hóa protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành.

Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Trong trường hợp bạn bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp, và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, bạn phải ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Uống sữa đậu nành không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là những kiêng kị uống sữa đậu nành mà bạn cần lưu ý.

Sữa đậu nành là thực phẩm có hàm lượng protein cao gấp 3 lần các loại thịt; giàu canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng, axit béo không bão hòa… là các chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch… 

Trong sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành bị “sôi giả” có nghĩa khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt, khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Do đó, khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.

Nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài thậm chí ngộ độc

Một số người cho rằng uống sữa đậu nành với trứng gà có thể tăng thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược, bởi lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, và làm mất đi chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành. Do đó, trứng là một trong những kiêng kị uống sữa đậu nành cần nhớ.

Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic , axit axetic… khi kết hợp các chất protein, can-xi sẽ tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu của hệ tiêu hóa.

Đường đỏ không nên kết hợp với sữa đậu nành bởi sẽ gây khó hấp thụ dinh dưỡng

Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Để giữ ấm sữa, một số người có thói quen lưu trữ trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 – 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.

Khi uống sữa đậu nành lúc đói, các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, mà không phát huy được tác dụng của sữa. Bạn nên ăn một số thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa như bánh mì, bánh ngọt… Dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.

Khi uống sữa đậu nành lúc đói, các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, mà không phát huy được tác dụng của sữa

Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/lần. Nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa

Trong trường hợp bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.

Lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể

Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống vào sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài… Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề