Giọng hát đại trà là gì

16Các năng lực Hiểu biết cơ bản về xử lý Hiểu sâu về xử lý tác phẩm,

khác

tác phẩm

trường phái âm nhạc gắn với

tác phẩm cụ thể, hành động

sân khấu, kịch nghệ, hiểu biết

về ngoại ngữ chuyên ngành.

Từ bảng so sánh trên có thể thấy, đào tạo CLC giọng Colorature Soprano

tại HVANQGVN hiện có nhiều thế mạnh để phát triển. Chương trình đào tạo

TN tại HVANQGVN đang hiện hữu nhiều nhân tố vượt trội về năng lực

chuyên môn. Bởi vậy, việc thực hiện đào tạo chất lượng cao là góp phần đáp

ứng mục đích đào tạo ra nhiều sinh viên, học viên có tố chất, năng lực, có cơ

hội phát triển tốt hơn bởi được học chương trình đào tạo được thiết kế chất

lượng hơn, học chuyên sâu hơn và cơ hội hội nhập quốc tế nhiều hơn.

1.2. Khái lược về giọng Soprano

1.2.1. Đặc điểm chung của giọng Soprano

Theo cuốn Thuật ngữ âm nhạc của tác giả Nguyễn Bách, Soprano có

nghĩa là “giọng nữ cao” [12, tr. 153].

Theo cuốn Phương pháp Sư phạm Thanh nhạc của tác giả Nguyễn

Trung Kiên: “Soprano là loại giọng hát cao nhất trong các loại giọng” [35,

tr. 70]. Tác giả cho rằng, âm vực giọng nữ cao từ nốt C4 đến E6.

Tác giả Hồ Mộ La, “giọng nữ cao có âm vực cao nhất trong các loại

giọng. Theo tác giả, âm vực của loại giọng này từ nốt C4 đến C6, cao hơn có

thể lên E6 (hiếm)” [45, tr. 176].

Về âm vực giọng nữ cao, thông thường các ca sĩ đạt âm thanh tốt nhất

từ nốt A3 đến C6. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể xuống tới G3 hoặc lên

tới E6 vẫn đạt âm thanh đẹp đặt biệt đối với giọng Colorature Soprano. Chúng

tôi cho rẳng, âm vực có thể đạt được đối với giọng Soprano còn mang tính

tương đối, nhiều trường hợp hát được âm vực cao hơn hoặc xuống thấp hơn.

Tuy nhiên, về căn bản âm vực các tác giả đưa ra là hồn tồn có căn cứ và để

đạt được trình độ như vậy người học phải có q trình rèn luyện một cách

nghiêm túc. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm giọng Soprano, dưới đây chúng tơi

phân tích qua ba phần: Âm khu, âm vực và âm sắc.

17

1.2.1.1. Âm khu

Âm khu của giọng hát là một chuỗi âm thanh có màu sắc đồng nhất

nằm trong âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi những hoạt động thống

nhất của cơ quan phát âm. Giọng hát chia làm nhiều âm khu, mỗi âm khu lại

mang một âm thanh với tính chất khác nhau, cụ thể: Âm khu thấp nhất là âm

khu ngực, âm khu trung gồm những nốt ở khoảng trung của giọng hay còn gọi

là âm khu hỗn hợp, cuối cùng là âm khu cao (giọng óc). Ở âm khu trầm của

giọng nữ thanh đới khép kín và rung lên mềm mại tạo ra âm thanh có âm

lượng tương đối lớn. Âm khu trung thanh đới hoạt động lúc khép lúc mở, đây

là âm khu mang tính chất tự nhiên, có sẵn chiếm khoảng một bát độ.

Âm khu ngực ở các giọng Soprano chỉ có ở những nốt thấp nhất của âm

vực, khoảng một quãng ba, cao hơn âm khu ngực sau những nốt chuyển

giọng, âm thanh được gọi là phần trung của giọng kéo dài lên cao một bát độ,

đôi khi còn cao hơn, đó là âm khu giọng hỗn hợp. Sau âm khu giọng hỗn hợp

là âm khu đầu, lên tới những nốt cao giới hạn của giọng hát. Do cấu tạo sinh

lý đặc biệt đó, người ta nói trong giọng Soprano có ba âm khu và hai quãng

chuyển giọng, phần chính của âm vực là âm khu trung.

Qua những đặc điểm trình bày ở trên, trong cuốn sách “Phương pháp

sư phạm thanh nhạc” của tác giả Nguyễn Trung Kiên có đưa ra mấy kết luận

sau đây:

Đối với giọng nữ, việc luyện tập để có âm thanh đều đặn, khơng

có sự thay đổi rõ rệt, tập trung chủ yếu vào âm khu giọng hỗn

hợp. Không nên sử dụng giọng ngực quá nhiều…Đối với giọng

Lirico Soprano và giọng Colorature Soprano thì nhiệm vụ quan

trọng là tập phát triển âm khu cao của giọng [36, tr 86].

Nhìn chung, âm khu của giọng nữ nói chung, của giọng Colorature

Soprano nói riêng có thể coi như sự phát triển cao của giọng hỗn hợp, khó

phân biệt chỗ chuyển giọng mà chỉ thay đổi chủ yếu về âm lượng.

18

1.2.1.2. Âm sắc của giọng Soprano

Âm sắc là nhân tố căn bản để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa

các loại giọng hát. Trong thực tế khơng có hai giọng hát hồn tồn giống

nhau, sự khác biệt ở đây chính là âm sắc. Khơng phải sức mạnh của âm thanh

hay âm vực là giá trị bậc nhất của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm sắc.

Trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc của tác giả Nguyễn

Trung Kiên: “Âm sắc của giọng hát là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của

giọng hát. Muốn học hát phải có giọng mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp”

[35, tr 98]. Bởi vậy, trong khi học tập TN và biểu diễn cần phải gìn giữ và

phát triển âm sắc của giọng hát ngày càng đẹp hơn. Ngược lại, nếu thấy có

những biểu hiện sai lệch về âm sắc nên có những biện pháp đúng, phù hợp

để kịp thời sửa chữa. Rèn luyện âm sắc là rèn luyện tính chất tự nhiên của

giọng hát, là nhiệm vụ trung tâm trong quá trình học tập kỹ thuật TN. Biết

cách hình thành đúng âm sắc là một hiểu biết chuyên nghiệp rất quan trọng.

Âm sắc luôn mang một khối lượng các bồi âm trong thành phần của âm

thanh, bằng mối quan hệ của nó theo cao độ, âm lượng từ khi khởi đầu xuất

hiện âm thanh. Âm sắc là hiện tượng tự nhiên cần phải thận trọng chú ý gìn

giữ những phẩm chất của nó như: vẻ đẹp, độ sáng, giọng hát tròn, những

phẩm chất này ln cần phải được bảo vệ, khơng chỉ có quan tâm tới việc

luyện tập kỹ thuật mà còn phải quan tâm khắc phục những nhược điểm của

giọng là những nhược điểm xuất hiện trong âm sắc.

Âm sắc của giọng hát có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là thơng

qua những tiêu chí chuẩn mực của âm sắc để định hướng cho những chất

lượng của một số hoạt động cần thiết trong học tập kỹ thuật, chẳng hạn:

Chất lượng của âm sắc sẽ quyết định sự đúng sai khi phát triển giọng hát.

Một giọng hát có những biểu hiện sai như: giọng cổ, giọng mũi…là biểu

hiện sự không đúng, không chuẩn về mặt kỹ thuật, cần phải nghiêm túc kịp

thời điều chỉnh lại. Nói tới vấn đề này để khẳng định tầm quan trọng của

âm sắc, ý nghĩa mang tính định hướng trong việc luyện tập phát triển tính

chuyên nghiệp của giọng hát, đặc biệt đối với những giọng Soprano Việt

19

Nam. Đối với giọng Colorature Soprano thì âm sắc vơ cùng quan trọng, âm

sắc giúp nhận diện được nét đặc trưng cơ bản của giọng này (giọng hát

sáng, tính chất bay, vang xa).

1.2.1.3. Âm vực

Âm vực là khoảng cách từ nốt thấp nhất đến nốt cao của giọng hát hay

của một nhạc cụ. Giọng hát như người ta thường nói là một “nhạc cụ sống”,

nó mang đậm bản sắc cá tính của mỗi ca sĩ. Các ca sĩ chuyên nghiệp muốn đạt

trình độ cao thì phải có q trình rèn luyện nghiêm khắc trong đó có mục tiêu

mở rộng âm vực cho giọng hát của mình.

Sự phân định âm vực giúp xác định thể loại giọng hát, nhiều giọng

Colorature Soprano có thể mở rộng ở những quãng cực cao hoặc cực trầm để

đáp ứng yêu cầu của những tác phẩm chuyên nghiệp dành cho giọng này. Ở

giai đoạn đầu của đào tạo việc mở rộng âm vực sẽ khó nhưng qua thời gian

rèn luyện nghiêm túc và đúng hướng, người học sẽ đạt được tới giới hạn đó.

1.2.2. Các loại giọng Soprano

Như đã trình bày, giọng Soprano bao gồm nhiều loại với những đặc

trưng khác nhau, để có sự phân biệt rõ hơn về loại giọng Colorature Soprano,

dưới đây chúng tơi sẽ phân tích rõ từng loại giọng để giúp người dạy xác

định, phân loại giọng được chính xác và hiểu hơn khả năng ca hát của từng

loại giọng.

1.2.2.1. Dramatic Soprano

Theo cuốn Thuật ngữ âm nhạc Dramatic Soprano “là giọng nữ cao hý

kịch” [12, tr. 156]. Đây là loại nữ cao có âm lượng khổng lồ, khỏe khoắn và

nội lực. Loại giọng này đặc trưng nhất ở sức chịu đựng bền bỉ khi phải hát ở

cường độ lớn liên tục trên quãng cao. Âm vực từ nốt A3 - C6, D6, có khả

năng hát xúc cảm cả những bè của giọng nữ trung.

20

Một số nữ cao kịch tính tiêu biểu: Birgit Nilsson, Kirsten Flagstad,

Jessye Norman, Ghena Dimitrova, Patti Labelle, Monica Naranjo…Giọng

Dramatic Soprano rất ít thấy xuất hiện, thường chỉ có giọng Colorature

Soprano (nữ cao màu sắc), Lirico Colorature Soprano (nữ cao trữ tình màu

sắc), Light Lirico Soprano (nữ cao trữ tình sáng mảnh), đây là đặc điểm

GV cần chú ý để tránh nhầm lẫn khi giao tác phẩm cho SV.

1.2.2.2. Lirico Soprano

Theo cuốn Thuật ngữ âm nhạc, Lirico Soprano “là giọng nữ cao trữ

tình” [12, tr 156]. Loại giọng này đặc trưng bởi sự nhẹ nhàng, mềm mại, nữ

tính, âm lượng vừa phải. Nữ cao trữ tình được chia làm hai loại.

Nữ cao trữ tình đầy đặn (Full lirico Soprano)

Loại nữ cao này phát triển mạnh mẽ ở quãng trung và cận cao, cao hơn

vài nốt so với giọng nữ trung (mezzo Soprano). Tuy vẫn có sự mềm mại, trữ

tình nhưng âm sắc dày, đầy đặn, ấm áp, có thể hát nội lực, căng tràn ở quãng

cận cao.

Giọng hát tiêu biểu cho loại này có thể kể tới: Monserrat Caballe, Anna

Netrebko, Angela Gheorghiu, Mirella Freni, Lara Fabian, Celine Dion, Ruthie

Henshall, Ock Joo Hyun, Lee Young Hyun, Linda Eder… ; Ở Việt Nam, loại

giọng này có các nghệ sĩ như: Siu Black, Bích Việt, Hà Phạm Thăng Long…

Nữ cao trữ tình sáng mảnh (Light Lirico Soprano)

Loại giọng này có âm sắc sáng, mảnh và nhẹ nhất, đặc biệt phát triển ở

quãng cao nên có thể hát nốt cao trên E5 dễ dàng, liên tục hơn.

Điển hình cho loại giọng này là: Kathleen Battle, So Hyang, Cyndi

Lauper, Madonna (thời debut), Jessica Simpson, Lee Heari, Diana Ross…;

Tại Việt Nam, loại giọng này có các nghệ sĩ: Lê Dung, Tường Vy, Ngọc

Tuyền; Khánh Ngọc...

1.2.2.3. Nữ cao trữ tình kịch tính (Spinto Soprano)

Đây là giọng Lirico Soprano có thể chuyển thành kịch tính ở những

đoạn cao trào. Loại giọng này hát trữ tình ấm áp, đầy đặn nhưng khi lên cao

21

lại khỏe khoắn, đanh dày, âm lượng lớn, có màu kịch tính, phát triển mạnh ở

quãng trung và cận cao.

Điển hình cho loại giọng này là: Leontyne Price, Renata Tebaldi,

Whitney Houston, Cissy Houston… Ở Vệt Nam chưa có ca sĩ nào hát loại

giọng này.

1.2.2.4. Nữ cao màu sắc (Colorature Soprano)

Là loại giọng nữ cao nhất, có âm sắc nhẹ nhàng linh hoạt, trong sáng,

có khả năng hát tốt những đoạn nhạc passage (lướt nhanh nhiều nốt), hát

những Staccato (âm nẩy) ở âm khu cao. Giọng Colorature Soprano khơng

có âm lượng mạnh, nhưng âm thanh lại có tính chất “bay”, vang xa.

Colorature Soprano được chia thành hai nhánh:

Nữ cao trữ tình màu sắc (Lirico Colorature Soprano)

Giọng hát mềm mại uyển chuyển, âm khu cao rất sáng, giọng hát có

tính “bay”, cho phép thực hiện những kỹ thuật phức tạp, những quãng rộng,

âm thanh vang trên toàn bộ âm vực.

Tiêu biểu cho giọng hát này như: Sumi Jo, Mariah Carey, Lily Pons,

Mado Robin, Mady Mesple, Anna Moffo, Beverly Sills…; Tại Việt Nam,

nhiều ca sĩ có giọng hát này, có thể kể tên: Bích Thủy, Lan Anh, Hồng Vy...

Nữ cao kịch tính màu sắc (Dramatic Colorature Soprano)

Loại giọng này có âm lượng lớn, một chút độ dày, metallic và hơi đanh,

sắc lạnh nhưng cũng vô cùng linh hoạt trên quãng cao.

Tiêu biểu cho loại giọng này là Joan Sutherland, Edda Moser, Cristina

Deutekom, Keke Wyatt… Việt Nam khơng có loại giọng này.

Như vậy, cùng là giọng Soprano nhưng lại có sự phân chia cụ thể thành

từng nhánh nhỏ dựa vào màu sắc, âm khu, âm vực của giọng hát. Trong đào

tạo TN, việc hiểu và phân biệt từng loại giọng là việc làm rất quan trọng để

mang lại hiệu quả đào tạo cao.

1.2.3. Vị trí, vai trò của giọng Soprano trong lịch sử phát triển nghệ

thuật thanh nhạc