Em hiểu như thế nào về câu thơ lời chào là hoa nó ra lòng tôi

Skip to content

Lời chào giống như một món quà mà bé tặng cho những người thân yêu trong gia đình. Bài thơ Lời chào của tác giả Phạm Cúc nói về một bạn nhỏ rất ngoan ngoãn, lễ phép, được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích và học thuộc.

Đi về con chào mẹ Ra vườn cháu chào bà Ông làm việc trên gác

Cháu lên: Chào ông ạ!

Lời chào thân thương quá Làm mát ruột cả nhà Đẹp hơn mọi bông hoa

Cháu kính yêu trao tặng.

Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.

Tác giả: Phạm Cúc

Em hiểu như thế nào về câu thơ lời chào là hoa nó ra lòng tôi
Bài thơ Lời chào của hoa

Bài thơ Lời chào của hoa

Bài thơ Lời chào của hoa là cuộc trò chuyện nhỏ giữa ong và hoa. Các bé hãy cùng học theo đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó của bạn ong và những việc có ý nghĩa với cuộc sống như bạn hoa nhé.

Hoa còn ngái ngủ Ong đã đến rồi: – Dậy mau đi chứ

Kìa ông Mặt trời!

Hoa bừng mở mắt: – Xin chào bạn ong! Hoa liền dâng mật

Thơm ngát cánh rừng.

Suốt ngày mê mải Cánh ong bồn chồn Từng ly mật ấy

Đong đầy tổ thơm …

Tác giả: Võ Văn Trực

Em hiểu như thế nào về câu thơ lời chào là hoa nó ra lòng tôi
Bài thơ Lời chào đi trước

Bài thơ lời chào đi trước

Bài thơ Lời chào đi trước được diễn đạt một cách tự nhiên, thủ thỉ như kể với bạn đọc nhỏ tuổi một câu chuyện. Bài thơ mang đến một thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống, đó là tầm quan trọng của lời chào trong văn hóa giao tiếp và đã được nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng phổ nhạc thành bài hát Lời chào của em.

Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước

Chẳng sợ lạc nhà.

Lời chào kết bạn Con đường bớt xa Lời chào là hoa

Nở từ lòng tốt.

Là cơn gió mát Buổi sáng đầu ngày Như một bàn tay

Chân thành cởi mở.

Ai ai cũng có Chẳng nặng là bao Bạn ơi đi đâu

Nhớ mang đi nhé.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Sơn

Em hiểu như thế nào về câu thơ lời chào là hoa nó ra lòng tôi
Bài thơ Cháu chào ông ạ

Bài thơ Cháu chào ông ạ

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người. Bài thơ Cháu chào ông ạ của tác giả Nguyễn Thị Thảo như muốn nhắc nhở các con phải biết ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi người lớn xung quanh.

Gà con nhỏ xíu Lông vàng dễ thương Gặp ông trên đường Cháu chào ông ạ!

Gà con ngoan quá!

Chú chim Bạc Má Đậu trên cành cao Gặp ông chim chào Cháu chào ông ạ!

Bạn chim ngoan quá

Ngồi trên hòn đá Một anh Cóc vàng Cất giọng oang oang Cháu chào ông ạ

Cóc vàng ngoan quá!

Tác giả: Nguyễn Thị Thảo

Em hiểu như thế nào về câu thơ lời chào là hoa nó ra lòng tôi
Bài thơ Gửi lời chào lớp 1

Bài thơ Gửi lời chào lớp 1

Bài thơ này rất nổi tiếng với nhiều với thế hệ học sinh, khắc họa tâm trạng bịn rịn, lưu luyến của một bạn nhỏ khi sắp phải chia tay lớp một với biết bao kỉ niệm và hình ảnh thân thương trong lớp học.

Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước, Nay giờ phút chia tay,

Gửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổ, Chào chỗ ngồi thân quen. Tất cả! Chào ở lại

Đón các bạn nhỏ lên.

Chào cô giáo kính mến, Cô sẽ xa chúng em… – Làm theo lời cô dạy,

Cô sẽ luôn ở bên.

Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước, Nay giờ phút chia tay,

Gửi lời chào tiến bước!

Theo: Huy Tưởng

Bài thơ Gửi lời chào lớp 1 được SGK đề tên tác giả Hữu Tưởng, nhưng một số nhà nghiên cứu văn học cho rằng bài thơ này dựa trên truyện “Ma-rút-xi-a đi học” của nhà văn Liên Xô Evgeny Shvarts – cũng là tác giả kịch bản bộ phim “Nữ sinh lớp một”.

* Viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về lời chào trong cuộc sống?

I – Mở Bài.

- Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề, nội dung cần nghị luận. (Trích dẫn lại đoạn thơ, bài thơ)

$\bullet$ Lưu ý: Dùng cách mở bài gián tiếp để nhằm làm tăng sự thu hút, hấp dẫn của bài văn, giúp người đọc có cảm tình khi vừa đọc mở bài.

+ Dẫn dắt.

$\bullet$ Ví dụ: Trong cuộc sống hiện nay, xã hội đã nâng cao tầm vóc, phát triển theo từng thời đại, ngày càng phát triển với nhiều nghành nghề khác nhau. Có thể do đó, những cách chào nhau khi gặp mặt, chào nhau khi quen biết để giao tiếp, giao lưu đã không còn được quan tâm hóa đến. Nhưng lời chào chính là một cách ứng xử quan trọng trong giao tiếp, nó giúp đỡ rất nhiều trong mọi lĩnh vực, dường như, những con người trong thế giới hiện nay đã quên mất ý nghĩa nhân văn và sâu sắc của lời chào. Đó là kĩ năng sống mà mỗi người, ai ai cũng cần phải có.

II - Thân Bài.

1. Giải thích nghĩa.

- Cho biết lời chào là gì?

`to` Hiểu một cách nôm na, lời chào là một cách trò chuyện tực tiếp, là đoạn hội thoại giữa người với người trong xã hội, là thao tác giao tiếp ''chào và hỏi'' để bắt chuyện và dẫn dắt vấn đề cần nêu ra sau đó của người nói.

2. Biểu hiện.

- Trong xã hội, người biết chào hỏi là người biết cư xử đúng phép tắc lịch sự, là con người có văn hóa.

+ Dẫn chứng: Nhờ vào cách ứng xử thông minh, sự giao tiếp có mục đích mà nhiều nhà doanh nhân đã có những cơ ngai sáng chói.

- Trong gia đình, con cái khi đi đâu hay chuẩn bị đi đến đâu đó đều phải thể hiện sự lễ phép bằng cách chào người thân của mình, đó là cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với họ một cách gián tiếp.

+ Dẫn chứng: Dùng ''lời chào'' đối với người thân trong gia đình trước khi đi đâu hoặc vừa về, giúp mọi người yêu thương ta hơn, đồng thời cũng giữ được thái độ cẩn trọng đối với người có vai vế bậc cao.

- Trong trường học, cần biết giữ lễ độ với người giáo viên, công nhân viên chức, những người đưa ta đến bền bờ tương lai. Điều quan trọng là phải có thái độ kính trọng họ bởi vì đều là những người lớn, họ hơn các học sinh rất nhiều tuổi.

+ Dẫn chứng: Học sinh sử dụng kính ngữ với giáo viên, biết dùng ''lời chào'' với mục đích tốt nhất, giúp giáo viên có cảm tình hơn với ta.

3. Vai trò `<=>` Ý nghĩa.

- Vai trò. 

+ Lời chào giúp người khác thấy mình là một người văn minh, lịch thiệp. 

+ Nó còn giúp phá vỡ bức tường ngăn cách giữa hai đối tượng giao tiếp, trở nên gần nhau và dễ bày tỏ ý nói hơn. 

- Ý nghĩa.

+ Ta thấy rằng, có nhiều cách gửi ''lời chào''. Dùng lời nói, thư từ, tin nhắn, kí hiệu, âm thanh, mã số,... bởi thế mà chúng ta cần phải biết về lời chào, biết giao tiếp để tạo một mối quan hệ tốt đẹp.

+ Bên cạnh đó, những lời chào cũng cần phải đúng chuẩn mực, cần có sự phân chia cấp bậc theo từng độ tuổi, vai vế trong xã hội để việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. 

+ Khi biết tận dụng và sử dụng lời chào với mục đích tốt đẹp, biết sử dụng nó một cách đúng đắn thì tất cả sẽ thuận lợi, tạo điều kiện cho chúng ta có thể được mọi người khen ngợi.

4. Phản đề. 

- Trong xã hội, mặc dù có nhiều người rất chú trọng trong việc giao tiếp. Tuy nhiên lại có một số người lại lơ là việc mở miệng nói ''lời chào'' đối với về người đối diện. 

+ Dẫn chứng: Khi không biết cách giao tiếp, khiến công việc và cách làm việc trở nên khó khăn, trở ngại.

- Trong gia đình, có những trường hợp con cái hỗn láo với cha mẹ, không chào hỏi hay dùng kính ngữ khi giao tiếp.

+ Dẫn chứng: Con cái không biết chào hỏi thưa vâng với cha mẹ, người lớn trong nhà, dẫn đến hư hỏng và không nghe lời căn dặn của cha mẹ về sau.

- Trong trường học, học sinh vô lễ với giáo viên, sử dụng ngôn từ không phù hợp, khi gặp thầy cô không lấy một lời ''chào hỏi''.

+ Dẫn chứng: Không có thái độ kính trọng với giáo viên, không biết chào hỏi thầy cô giáo, gây ra những suy nghĩ xấu mang hướng tiêu cực giữa hai vế bên giao tiếp.

5. Nguyên nhân `<=>` Giải pháp.

- Nguyên nhân.

+ Đầu tiên là do ý thức, trách nhiệm của con người.

+ Tiếp đến, họ không có kiến thức hiểu biết, không hòa đồng với mọi người xung quanh, sống thực dụng vở ngày càng trở nên thành một căn bệnh - vô cảm.

+ Cuối cùng, có thể là do sự dạy dỗ, nuôi nấng con cái không chặt chẽ, không cứng rắn. Từ trước đến nay gia đình là nơi dạy cho chúng ta những cái đầu tiên sau ki bước vào giai đoạn học hành.

- Hậu quả:

+ Tình cảm giữa người với người trở nên rạn nứt, họ sẽ phải sống như người máy.

+ Ảnh hưởng xấu đến danh giá, phẩm chất của bản thân.

- Giải pháp.

+ Cần biết tạo cho mình những kỹ năng hữu ích trong giao tiếp.

+ Tìm hiểu thêm về nhiều cách sử dụng lời nói cho ''lời chào'' một cách chính đáng, có mục đích.

+ Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp.

+ Phụ huynh, nhà trường phải gầy dựng nên cho học sinh một khối kiến thức khổn lồ về giao tiếp.

6. Bài học nhận thức, hành động.

- Lễ nghi là điều quan trọng nhất trong các điều luật của lễ giáo dân tộc. 

- Cần biết giữ gìn ''lời chào'' tốt đẹp của dân tộc ta truyền từ bao đời. 

- Biết chào hỏi, dử dụng lời chào tốt nhất sẽ thể hiện nét đẹp của lời nói, khẳng định giá trị và phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người.

III - Kết Bài.

- Khẳng định lại nhận định, vấn đề nghị luận. 

$\bullet$ Ví dụ: Ta thấy rằng, lời chào tuy đơn giản, ngắn gọn nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa nhân văn. Hãy luôn phát ngôn khi có thời cơ, khoảnh khắc hi vọng ấy, ''lời chào'' sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều những cái khác để phát triển nội dung câu chuyện. Trong tương lai rộng lớn sau này, biết đâu được, nhiều thật nhiều những khoa học kĩ thuật vô cùng tiên tiến và những công nghệ thông tin sẽ lấn át và chiếm chỗ vủa lời chào trong giao tiếp. Liệu rằng, ''lời chào'' sẽ còn tồn tại mà không bị lãng quên?

$\\$

$\text{#Thọu}$