Dùng colchicin tốt nhất trong thời gian nào khi lên cơn gout cấp

Sử dụng thuốc trị gout thường là lựa chọn đầu tiên của những người đang gặp rắc rối với căn bệnh viêm khớp liên quan đến chuyển hóa này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người mắc bệnh gút nên uống thuốc gì, đồng thời cần lưu ý những vấn đề nào khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

thuoc chua benh gout

Bệnh Gout (gút hoặc thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến do vi tinh thể, đặc trưng bởi các đợt viêm cấp tái phát. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hàm lượng axit uric trong cơ thể quá cao dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể ở các mô và gây đau viêm biểu hiện trên lâm sàng bằng các đợt Gút cấp. Xen kẽ giữa các đợt cấp là giai đoạn không có triệu chứng nhưng tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Nếu không sớm có biện pháp kiểm soát, điều trị gout hiệu quả, các đợt cấp sẽ tái phát mau dần, khoảng thời gian không triệu chứng giữa các đợt cấp sẽ ngắn lại.

Cuối cùng, các đợt cấp tái phát thường xuyên hơn, các khớp đau âm ỉ liên tục, người bệnh sẽ không thể tránh khỏi tình trạng thương tổn khớp vĩnh viễn dẫn đến tàn phế, bệnh tiến triển thành Gút mạn tính có hạt tophi, tổn thương thận do Gút. Hiện nay, mục tiêu điều trị là dùng các thuốc điều trị kết hợp với thay đổi chế độ sống, sinh hoạt nhằm kiểm soát triệu chứng sưng, đau trong đợt cấp, dự phòng đợt cấp tái phát và hạ axit uric máu.

Qua bài viết sau, ThS.BSNT. Nguyễn Thị Phương sẽ “điểm danh” top 8 loại thuốc trị gout thường được kê toa nhất và những vấn đề mà bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng các thuốc này.

Người mắc bệnh gút nên uống thuốc gì?

Trong phác đồ điều trị bệnh gout bằng thuốc, mục tiêu của phương pháp này là:

  • Giảm đau và sưng viêm trong các đợt cấp của bệnh
  • Hạ nồng độ axit uric máu
  • Dự phòng cơn Gút cấp xảy ra

thuoc tri benh gut

Thuốc điều trị cơn gout cấp

Trong một cơn gút cấp, mục tiêu hàng đầu của việc điều trị là ức chế quá trình viêm, giảm sưng đau tại khớp. Người ta thường dùng thuốc giảm viêm kháng đau không chứa steroid (NSAIDs), colchicin hoặc corticosteroid (đường toàn thân hoặc nội khớp) để kiểm soát triệu chứng trong đợt cấp. Việc lựa chọn loại thuốc nào cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng bệnh nhân như mức độ hoạt động bệnh, các bệnh lý đi kèm, khả năng dung nạp thuốc.

1. Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Các loại thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen hay naproxen… thường “có mặt” trong toa thuốc điều trị của người bị bệnh gout nhờ vào khả năng chống viêm, giảm đau tốt, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, thuốc cũng có nhược điểm là chỉ duy trì công dụng trong thời gian ngắn, đồng thời còn có nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến:

  • Hệ tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy hoặc nghiêm trọng hơn là loét dạ dày
  • Chức năng gan, thận, tim mạch

Trong những năm gần đây, thuốc NSAIDs đã được cải tiến thành “phiên bản” lành tính hơn là thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 với tác dụng giảm đau, kháng viêm tương đương “phiên bản” truyền thống nhưng ít tác dụng phụ hơn. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của nhóm thuốc “nâng cấp” này lên tim mạch vẫn còn đang được nghiên cứu, đánh giá. (1)

2. Colchicine

Bên cạnh thuốc NSAIDs, colchicine cũng thường xuyên được sử dụng để đối phó với các cơn gút cấp hoặc đợt cấp ở tình trạng gout mạn tính. Do tác dụng chống viêm chọn lọc và hiệu quả trong điều trị cơn Gút cấp, colchicin trước đây thường được sử dụng với liều cao nhằm kiểm soát triệu chứng cơn Gút. (2)

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng colchicin liều cao có thể gây độc tính do tích liều như suy tủy xương, tổn thương gan, thận,.. và cũng không cải thiện triệu chứng tốt hơn so với sử dụng cochicin liều thấp. Colchicin có tác dụng tốt khi dùng trong 12-36 giờ đầu của đợt Gút cấp, thuốc làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh trong 6 – 12 giờ. Bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng colchicine có thể gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy trong một số trường hợp.

3. Corticosteroid

Prednisone là thuốc corticosteroid thường xuất hiện trong các toa thuốc dành cho bệnh nhân gout. Do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị bệnh gout với NSAIDs, colchicin hoặc có chống chỉ định với 2 loại thuốc trên. Loại thuốc này có thể sử dụng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp vào khớp.

Mặc dù corticosteroid được đánh giá cao về hiệu quả nhưng bệnh nhân cần lưu ý chỉ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là do sử dụng corticoid không đúng chỉ định có thể góp phần dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

thuoc dieu tri benh gout

Thuốc giảm axit uric máu

Khác với các thuốc chống viêm, giảm đau, nhóm thuốc trị gout bằng cách hạ nồng độ axit uric máu có thể dùng lâu dài với mục đích giảm tính nghiêm trọng của các đợt viêm cấp, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng xảy ra. Mục tiêu điều trị của thuốc hạ acid uric máu là đạt nồng độ acid uric máu dưới 300 umol/l (5mg/dl) đối với bệnh nhân đã có hạt tophi và dưới 360 umol/l (6mg/dl) với bệnh nhân chưa có hạt tophi.

Nếu bệnh nhân chưa sử dụng liệu pháp hạ acid uric máu trước đây thì không nên dùng thuốc hạ acid uric máu ngay trong đợt viêm cấp. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc hạ acid uric máu mà bị cơn Gút cấp tấn công thì không nên ngừng thuốc. Các thuốc hạ acid uric máu tác động vào các khâu khác nhau của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Tùy theo cơ chế tác dụng, người ta phân ra các nhóm sau:

  • Thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu: Allopurinol, Febuxostat
  • Thuốc giúp tăng thải acid uric: Probenecid
  • Thuốc tiêu acid uric: Pegloticase
  • Thuốc ức chế tái hấp thu acid uric có chọn lọc: Lesinurad

4. Allopurinol

Allopurinol có thể xem là thuốc kê đơn có tác dụng giảm nồng độ axit uric phổ biến nhất, hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp của hợp chất này trong cơ thể. Thuốc dễ dung nạp, tiết kiệm về mặt chi phí, là lựa chọn đầu tay trong các thuốc hạ acid uric máu. Nên bắt đầu dùng thuốc với liều thấp tăng dần cho đến khi đạt được nồng độ acid uric máu theo mục tiêu điều trị.

Allopurinol bắt đầu làm giảm acid uric máu ngay từ 24 giờ đầu sau dùng thuốc và đạt hiệu quả tối đa sau 2 tuần dùng thuốc. Độc tính của thuốc có thể gây phát ban, nhiễm độc gan, ức chế tủy xương, dị ứng thuốc, .. Thuốc có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng như hội chứng Steven Johnson đặc biệt có nguy cơ cao trên những người mang gen HLA-B *5801

5. Febuxostat

Năm 2009, FDA đã phê chuẩn việc sử dụng Febuxostat, một loại thuốc cũng là một loại thuốc ức chế tổng hợp axit uric trong cơ thể mới bên cạnh allopurinol. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzyme xúc tác trong quá trình phân giải purine thành axit uric. Thuốc dùng được trên bệnh nhân suy thận, với mức lọc cầu thận trên 30 ml/phút không cần phải chỉnh liều.

Febuxostat ít nguy cơ dị ứng hơn allopurinol. Do vậy, thuốc được chỉ định dùng khi không dung nạp hoặc dị ứng với allopurinol. Thận trọng khi sử dụng Febuxostat trên bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có bệnh lý tim mạch như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ,…

6. Probenecid

Đây là loại thuốc có tác dụng tăng thải axit uric ở thận, chủ yếu dành cho những bệnh nhân không thể bài tiết axit uric hiệu quả. Nhờ vậy, nồng độ của hoạt chất này trong máu sẽ ổn định hơn. Trong một số trường hợp, probenecid có thể được kết hợp với allopurinol, một thuốc hạ acid uric máu khác.

Tương tự nhiều loại thuốc khác, đôi khi probenecid có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, đau bụng, sỏi thận… Do đó, loại thuốc tăng thải axit uric này chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Có kết quả xét nghiệm axit uric niệu trên 600mg/24 giờ
  • Bị suy thận hoặc sỏi thận
  • Người dùng liều thấp Aspirin thường xuyên
  • Rối loạn chức năng đông máu
  • Tiền sử dị ứng với Probenecid
  • Tăng acid uric thứ phát do các bệnh lý ác tính

Vì có nhiều tác dụng phụ nên thuốc này hiện nay không được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam

7. Pegloticase

Về cơ bản, pegloticase là một loại enzyme chuyển hóa axit uric thành một hợp chất khác dễ đào thải hơn là allantoin. Loại thuốc này thường dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch (2tuần/lần). Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như mày đay, dị ứng, sốc phản vệ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tán huyết và gây methemoglobin ở người thiếu G6PD,…

Pegloticase mới được nghiên cứu trên phạm vi chưa lớn, nên có thể chưa phát hiện đầy đủ các vấn đề về an toàn và giá thành của thuốc khá đắt. Thuốc được chỉ định trong trường hợp Gút nặng, khó chữa và không đáp ứng với các thuốc hạ acid uric đường uống khác. Thuốc hiện nay chưa được chỉ định rộng rãi trên thị trường Việt Nam. (3)

8. Lesinurad

Được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 2015, lesinurad có tác dụng giúp giảm nồng độ axit uric trong những trường hợp allopurinol hoặc febuxostat không đem lại hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, loại thuốc mới điều trị bệnh gout này cũng có thể dùng kết hợp với nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric.

Mặc dù được xem là giải pháp điều trị đầy hứa hẹn cho những bệnh nhân gặp khó khăn với việc kiểm soát tốt các triệu chứng gout nhưng giá thành của thuốc khá cao, bên cạnh đó một số chuyên gia cho rằng thuốc lesinurad có nguy cơ gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra thuốc có thể gây các tác dụng phụ như đau đầu, cúm, trào ngược dạ dày thực quản, đau tức ngực,..Thuốc hiện nay chưa được chỉ định rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

Thuốc dự phòng cơn Gút cấp

Để dự phòng cơn Gút cấp, nên lựa chọn sử dụng thuốc chống viêm liều thấp ( NSAIDs, colchicin hoặc corticosteroid) trong ít nhất 3 – 6 tháng phối hợp với thuốc hạ acid uric máu. Việc lựa chọn loại thuốc chống viêm nào phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, xem xét chỉ định, chống chỉ định của từng loại thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị gout

Như đã đề cập bên trên, các loại thuốc trị gout đều có tác dụng phụ đi kèm. Do đó, bệnh nhân nên tham vấn cùng bác sĩ để làm rõ những vấn đề như sau trước khi tiến hành điều trị, bao gồm:

  • Tác dụng của thuốc được đề xuất
  • Nhóm đối tượng chống chỉ định dùng thuốc
  • Những biến chứng rủi ro khi dùng thuốc có thể xảy ra
  • Cách sử dụng thuốc hiệu quả, bao gồm thời gian và liều lượng dùng

Ngoài ra, người bệnh cũng nên báo lại với bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ thuốc điều trị nào khác. Điều này có thể giúp các chuyên gia cân nhắc đề xuất loại thuốc trị bệnh gout phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tránh dẫn đến tương tác thuốc.

Dùng thuốc điều trị Gout là một trong những phương pháp để điều trị bệnh Gout hiệu quả, tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn có thể tham khảo qua bài viết GỢI Ý CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TẠI NHÀ. 

Lối sinh hoạt giúp cải thiện triệu chứng bệnh gout

Sự kết hợp giữa việc tuân thủ phác đồ điều trị gout bằng thuốc tây y và thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng lành mạnh, tích cực hơn sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh đáng kể. Đặc biệt, bệnh nhân nên:

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân hay béo phì là một trong những yếu tố khiến bệnh gout trở nặng. Vì vậy, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng cách thường xuyên hoạt động thể chất vừa phải và ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp hạn chế các cơn gút cấp diễn ra. (4)

Thay đổi chế độ ăn uống

Bên cạnh việc hỗ trợ kiểm soát cân nặng, thay đổi chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ còn góp phần giảm nồng độ axit uric máu. Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện đúng các quy tắc như sau:

  • Uống nhiều nước, nhưng không uống bia, rượu hay bất kỳ thức uống chứa cồn nào khác
  • Cắt giảm lượng thịt và hải sản trong khẩu phần ăn nhằm hạn chế tiêu thụ purin
  • Hạn chế dùng thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường
  • Tăng cười bổ sung rau củ quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào các bữa ăn hàng ngày

Tham khảo thực đơn mỗi ngày dành cho bệnh nhân gout tại đây

thuc vat thao moc ho tro dieu tri benh gout

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp tại khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Như vậy, có thể thấy rằng điều trị, kiểm soát tốt các triệu chứng gout là cả một quá trình lâu dài. Ngoài việc tìm hiểu về công dụng của các loại thuốc trị gout và cách sử dụng hiệu quả, bệnh nhân cũng cần chú trọng đến lối sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, đừng quên tái khám đúng hẹn và tìm gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để họ có thể theo dõi sát sao tiến độ điều trị, qua đó có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.

Thuốc colchicin nên dùng khi nào?

Chỉ định sử dụng thuốc Colchicin trong trường hợp: Chống viêm giảm đau trong cơn gout cấp tính hoặc đợt cấp của gout mạn tính. Dự phòng tái phát bệnh gout.

Colchicin chiết xuất từ đầu?

Colchicin là alcaloid có nguồn gốc thực vật, chiết xuất từ các loài thực vật Colchium autumnale (tỏi độc, bả chó, thu thủy tiên) và Gloriosa superba (ngọt nghẹo) được dùng để điều trị gút và một số bệnh lý viêm.

Colchicin thuốc nhóm gì?

Colchicine thuộc nhóm C đối với thai kỳ (theo Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA) : có thể có nguy cơ với phụ nữ có thai và cho con bú.

Uống thuốc gút như thế nào cho đúng cách?

Điều trị cơn gút cấp Cần dùng thuốc càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút). Tuy nhiên, khi dùng thuốc nếu xảy ra hiện tượng nôn, tiêu chảy, cần phải giảm liều hay tạm ngưng trị liệu và báo cáo với bác sĩ để được điều chỉnh hoặc thay thuốc.