Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi

Xăm, phun chân mày đàng là xu hướng được nhiều người lựa chọn vì tính thẩm mỹ cao, lại đem đến nhiều sự tiện lợi. Tuy nhiên đối với đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú thì việc phun lông mày lại còn nhiều vấn đề khiến chị em lăn tăn.

Liệu phụ nữ có thai và đang cho con bú có nên xăm, phun lông mày không? Nếu như có lỡ xăm, phun lông mày trong quá trình mang thai và cho con bú thì có ảnh  hưởng gì đến con hay không? Xăm, phun lông mày ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay có ảnh hưởng đến sữa khi cho con bú không?

Hãy cùng với noimitunhien.vn đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên xăm, phun lông mày không?

Xăm, phun lông mày là gì?

Điều đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ về hai phương pháp xăm, phun lông mày trước. Xăm lông mày và phun lông mày là hai phương pháp khác nhau.

  • Xăm lông mày: Là việc sử dụng một mũi kim thẩm mỹ có đầu rất nhỏ để đưa mực xăm vào dưới da lông mày để tạo màu. Phương pháp này cũng gần giống với các hình thức xăm thông thường trên cơ thể vậy. Việc xăm lông mày giúp lông mày được định hình đúng theo khuôn có sẵn và có độ bền khá cao. 
  • Phun lông mày: Đây là phương pháp mới hơn so với xăm lông mày, nó sử dụng máy phun cũng có gắn đầu kim rất nhỏ để đưa mực vào dưới da ở tầng thượng bì. Việc này đòi hỏi người thực hiện phải rất tỉ mỉ để tạo nên những đường sọc đều và mảnh như lông mày thật. Phun lông mày đem đến sự tự nhiên hơn so với xăm lông mày, cũng đỡ đau và không gây chảy máu.

Bài viết liên quan: bà bầu có nên nối mi không

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Xăm, phun lông mày là gì?

Về kỹ thuật thì hai phương pháp xăm lông mày và phun lông mày có thể khác nhau, nhưng về cơ bản thì chúng đều sử dụng những đầu kim có chứa mực để đưa vào dưới da lông mày để tạo màu. Chính điều này gây ra những cản trở lớn, gây đau và tạo ra những kích thích trong quá trình thực hiện.

Đối với người bình thường thì việc xăm, phun lông mày sẽ không có vấn đề gì nếu được đảm bảo thực hiện ở nơi uy tín, người chuyên viên có tay nghề cao. Tuy nhiên đối với phụ nữ cho con bú, đặc biệt là phụ nữ mang thai lại là hai đối tượng nhạy cảm, liên quan đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy việc phụ nữ có thai và cho con bú có nên xăm, phun lông mày được không là vấn đề rất cần bạn chú ý.

Phụ nữ có thai có nên xăm, phun lông mày không?

Phụ nữ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng và phải kiêng cữ rất nhiều các vấn đề. Không chỉ trong việc ăn uống, hoạt động mà còn cả vấn đề làm đẹp, thmar mỹ cũng vậy. Hầu hết, các bác sĩ đều khuyên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm. Việc này kết hợp cùng những thay đổi khi tăng cân khiến nhiều chị em tự ti về vẻ bề ngoài và muốn tìm đến các phương pháp thẩm mỹ lâu dài như xăm, phun lông mày.

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Phụ nữ mang thai có nên xăm, phun lông mày không?

Với việc sử dụng các đầu mũi kim để đưa mực vào dưới da như xăm, phun lông mày được đánh giá là an toàn với người bình thường nhưng với cơ thể nhạy cảm như phụ nữ mang thai thì lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn. Không chỉ vậy, có rất nhiều lý do khiến phụ nữ có thai không nên xăm, phun lông mày, cụ thể như sau:

  • Mối nguy từ bước ủ tê: Để giảm việc đau đớn trong việc xăm, phun lông mày thì việc ủ tê sẽ được nhân viên thực hiện trước khi tiến hành. Thành phần có trong thuốc ủ tê được cho là không an toàn đối với phụ nữ mang thai, có thể gây ra những biến chứng, quái thai đối với những thai nhi những tháng đầu. 
  • Mối nguy từ quá trình thực hiện: Việc sử dụng các đầu kim chứa thuốc để xăm, phun lông mày sẽ gây ra những đau đớn, kích thích, gây cảm giác hồi hộp, giật mình cho mẹ. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng đấy.
  • Vấn đề từ việc kiêng khem sau xăm, phun lông mày: Sau khi thực hiện xong, bạn còn phải có một chế độ chăm sóc lông mày rất khắt khe và cả trong chuyện ăn uống nữa. Trong khi đó, mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp em bé phát triển khỏe mạnh.

Vậy nên dù có thực hiện ở những cơ sở uy tín, chuyên viên có tay nghề cao thì các mẹ bầu cũng không nên đi xăm, phun lông mày nhé.

Xem thêm: phun lông mày kiêng nước mấy ngày – xăm lông mày kiêng ăn gì

Phụ nữ cho con bú có nên xăm, phun lông mày không?

Khác với những mẹ đang mang thai, em bé sẽ chịu tác động trực tiếp từ những hành động của mẹ, phụ nữ cho con bú sẽ thoải mái hơn nhiều trong việc làm đẹp. Việc xăm, phun lông mày chỉ tác động đến lớp thượng bì dưới da vùng lông mày còn tuyến sữa lại nằm ở vùng ngực, nên cơ bản sẽ không gây ra ảnh hưởng gì. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc sữa bị tắc hay sữa bị ít đi sau khi xăm, phun lông mày đâu. 

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Phụ nữ cho con bú xăm , phun lông mày được không?

Tuy nhiên, việc xăm, phun lông mày cũng có rất nhiều vấn đề mà những mẹ đang cho con bú cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe của mình cũng khi không làm tác động đến sữa. Mẹ cần chú ý đến những điều sau:

  • Bạn cần chọn cho mình những địa chỉ xăm, phun lông mày uy tín, chất lượng,  chuyên viên thực hiện có tay nghề cao, kỹ thuật chính xác. 
  • Bạn cần thông báo với chuyên viên về tình trạng sức khỏe của mình, đang trong giai đoạn cho con bú để được nhận tư vấn và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
  • Kiểm tra thật kỹ chất lượng của mực xăm có đảm bảo không, dụng cụ có sạch sẽ và an toàn không trước khi thực hiện.
  • Sau khi xăm, phun lông mày xong cần hỏi kỹ vấn đề kiêng cữ, đặc biệt là chuyện ăn uống. Thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp, kiêng những thực phẩm cần kiêng và bù vào những những thực phẩm giàu dinh dưỡng tương tự để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Sau khi khi phun xăm lông mày xong bạn nên tránh để bé động và tiếp xúc gần với lông mày. Điều này vừa tránh gây viêm nhiễm cho bạn, giúp lông mày nhanh lên màu, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Nên đi xăm, phun lông mày ít nhất là sau 6 tháng khi sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ. Bởi sau sinh dù  là sinh mổ hay sinh thường thì sức khỏe của mẹ cũng rất yếu cần được có thời gian đủ để hồi phục lại.

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Lư ý khi xăm, phun lông mày phụ nữ cho con bú cần biết

Có thể bạn quan tâm: phun lông mày không lên màu – điêu khắc chân mày là gì

Như vậy, đối với phụ nữ mang thai bạn hoàn toàn không nên đi xăm, phun lông mày, đặc biệt là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Còn đối với phụ nữ sau sinh đang cho con bú thì bạn vẫn có thể thực hiện xăm, phun lông mày được nhưng cần chú ý để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của sữa. 

Hy vọng với những chia sẻ ngày hôm nay của noimitunhien.vn bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề phụ nữ có thai và đang cho con bú có nên xăm, phun lông mày hay không. Chúc bạn luôn xinh đẹp và có một sức khỏe thật tốt.

Phun môi là hình thức làm đẹp phổ biến của các chị em hiện nay. Tuy nhiên đối với mẹ mẹ bỉm sữa khi phải chăm sóc con nhỏ thì sau khi sinh 2 tháng phun môi có sao không? Nó có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì cho mẹ và bé không? Các bạn cùng tham khảo bài viết sau của Mebeaz nhé!

Sau khi sinh 2 tháng phun môi được không?

Sau khi sinh 2 tháng sau khi sinh 2 tháng phun môi được không. Sau đây là câu trả lời cho các mẹ bỉm sữa đang có ý định phun xăm môi

Phun môi là phương pháp làm đẹp môi giúp đôi môi trở nên hồng hào, tươi tắn hơn. Hình thức phun là sử dụng máy phun xăm có gắn đầu mũi kim. Trên mũi kim có gắn bầu mực và khi phun sẽ ăn vào trong môi. Việc phun môi đau hay không, lên màu đẹp hay xấu là do kỹ thuật và thiết bị phun xăm hiện đại hay không.

Phun môi có sự tác động mạnh lên môi nhưng nó không gây nguy hiểm gì nếu như sức khỏe đang bình thường. Nó chỉ nguy hiểm khi chị em không biết cách chăm sóc, không lựa chọn địa chỉ phun môi uy tín.

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Sau khi sinh 2 tháng phun môi là không nên

Sau khi sinh 2 tháng phun môi thì có vẻ hơi sớm vì khi đó cơ thể mẹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Mực phun lên môi nếu không đảm bảo, an toàn với trẻ sơ sinh thì cũng ảnh hưởng phần nào khi mẹ tiếp xúc với em bé. 

Hơn nữa, một số trường hợp phun môi bị hiện tượng sưng, phù hoặc nhiễm trùng vùng môi… do không biết cách chăm sóc cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Ngoài ra, khi môi sưng lên em bé sẽ khá hoảng hốt vì sự thay đổi này, không giống gương mặt của mẹ thường ngày.

Sau khi sinh 2 tháng phun môi không được thì mấy tháng là tốt nhất?

Thời điểm sau khi sinh 2 tháng phun môi được cho là không thích hợp với các mẹ bỉm sữa. Vậy sau khi sinh bao lâu phun môi là tốt nhất, an toàn nhất đối với mẹ và bé?

Việc “tân trang” cho bất cứ bộ phận nào trên cơ thể mẹ cần lựa chọn thời gian phù hợp và ngay cả với việc phun môi khi đang cho con bú cũng vậy. Thời gian lý tưởng nhất để mẹ thực hiện các phương pháp có sự tác động mạnh lên cơ thể là khoảng trên 6 tháng sau sinh.

Nguyên nhân bởi vì thời gian 6 tháng dường như cơ thể mẹ hoàn như được hồi phục. Hơn hết là cơ thể bé cũng thích nghi được với mọi thứ từ môi trường bên ngoài. Bé không chỉ quen với mỗi gương mặt mẹ mà còn có cả bố, ông bà,… Cộng thêm việc bé không chỉ bú mẹ mà đã bắt đầu ăn dặm. Chính vì thế, sau khi sinh 6 tháng mẹ có thể “tân trang” lại đôi môi của mình một cách thoải mái.

  • Xem thêm; Cách làm đẹp từ trong ra ngoài cho phụ nữ sau khi sinh 4 tháng 
Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Sau khi sinh 6 tháng phun môi là tốt nhất

Những lưu ý cho mẹ sau khi sinh phun môi

Sau khi sinh 2 tháng phun môi không được thì mẹ hãy cố kiên nhẫn đợi đến khi 5, 6 tháng nhé! Dù là phun môi khi nào thì mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để:

Chăm sóc môi sau khi phun

Sau khi phun môi, bạn sẽ mất một khoảng thời gian để chăm sóc giúp cho môi mau lành và lên màu chuẩn. Sau 6 – 8 giờ phun môi cần: 

  • Thấm sạch nước huyết tương còn đọng lại trên môi.
  • Thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ để giảm ngứa, giữ môi mềm.
  • Sau 3 – 6 tuần sau khi phun môi, ra đường phải che chắn khỏi bụi bẩn, ánh nắng.
  • Tránh nước nóng và nước chứa clo (trong bể bơi) vì chúng làm mờ màu môi và khô môi.
Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ để giảm ngứa, giữ môi mềm

Sinh hoạt sau khi phun môi

  • Sau khi phun môi cần tránh nước hoàn toàn từ 3 – 5 ngày để môi dần ổn định.
  • Không được bóc da tại vùng xăm mà nên để chúng bong ra tự nhiên.
  • Không để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh cọ xát, va chạm mạnh lên vùng môi sau khi phun.
  • Giữ vệ sinh vùng môi sạch sẽ, nhất là trong quá trình ăn uống.

Nên và không nên ăn gì?

Sau khi sinh phun môi cần bổ sung các loại rau củ quả tươi, đặc biệt là sinh tố cà rốt, cà chua, dứa, dừa,… để bổ sung vitamin cần thiết tránh tình trạng thâm môi trở lại, đồng thời cải thiện màu cho môi.

Đẻ xong bao lâu thì xăm được môi
Cà rốt rất tốt cho việc giúp bền màu môi

Để môi không bị sưng và lâu lành thì các mẹ sau khi phun môi cần kiêng một số thực phẩm sau ít nhất 1 tháng để môi lên màu đẹp, không bị phai hay sưng: Đồ uống có chất kích thích (cafe, rượu, bia,…); đồ hải sản, rau muống, trứng, đồ nếp, da gà,…

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ sau khi sinh 2 tháng phun môi được không và sau sinh bao lâu mới nên xâm lấn để “tu sửa” đôi môi của mình. Chúc các mẹ sớm hồi phục, nhanh lấy lại vẻ đẹp và sự tự tin!

Nguồn: Mebeaz.com