Đánh giá một đề án kinh doanh năm 2024

Một dự án kinh doanh sẽ thất bại nếu không có bản kế hoạch kinh doanh bởi: đối tượng hay mục tiêu kinh doanh không được chỉ rõ, thị trường kinh doanh thì không được xác định, vấn đề tài chính chưa được phân chia, hướng đi tiếp theo không được vạch trước.

Trên thực tế, một bản kế hoạch kinh doanh thì không ngừng thay đổi và gặp phải nhiều thách thức. Từ những rủi ro nêu trên thì các nhà quản trị hay startup càng thấy rõ hơn sự cần thiết của bản kế hoạch kinh doanh trong công việc. Dưới đây là những bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đem đến thành công cho bất kỳ dự án nào.

Đánh giá một đề án kinh doanh năm 2024

Chuẩn bị và xác định cấu trúc

Lập kế hoạch kinh doanh là xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp bạn và nó cũng là kim chỉ nam cho mọi dự án của doanh nghiệp, sự thành công hay thất bại sẽ được đánh giá thông qua bản kế hoạch. Khi bạn đã có bản kế hoạch kinh doanh thì rủi ro sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất. Vì vậy lập kế hoạch kinh doanh là thực sự cần thiết. Tiếp theo, bạn phải chuẩn bị và xác định cấu trúc để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất.

Bắt đầu

Như chúng ta được biết, hầu hết các kế hoạch kinh doanh dành quá nhiều giấy mực cho các con số nhưng ít đề cập đến những thông tin được xem là quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Do đó, William Sahlman – một giáo sư đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Harvard và cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp cho rằng việc sắp xếp kế hoạch kinh doanh dựa trên một bộ khung gồm bốn yếu tố sau đây là chuyện bắt buộc phải làm với mọi dự án kinh doanh mới: con người, cơ hội, bối cảnh, rủi ro và phần thưởng.

Từ bốn yếu tố mà Sahlman đề cập ở trên, bạn đã sẵn sàng nghĩ về những thông tin cần có để lập ra bản kế hoạch kinh doanh hấp dẫn nhất hay chưa?

Lượng thông tin bạn cần có

Về cơ bản việc sắp xếp các suy nghĩ của bản thân đã hoàn thành. Việc tiếp theo là bạn phải xác định xem liệu mình đã có đủ thông tin cần thiết chưa. Một trong số thông tin đó là về tài chính và pháp lý. Tiếp đó, bạn có thể tìm đọc những tạp chí thương mại có đối tượng độc giả là các chủ doanh nghiệp cùng ngành, đọc các nghiên cứu do các nhà phân tích nổi tiếng thực hiện hay truy tìm trong mạng lưới của mình những chuyên gia có khả năng giúp bạn hình dung bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh.

Cấu trúc của một bản kế hoạch

Phần lớn cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh bao gồm các thành phần sau:Trang bìa, mục lục, tóm tắt dự án, mô tả ý tưởng kinh doanh, bối cảnh ngành, phân tích tình hình cạnh tranh, phân tích thị trường, tóm tắt về đội ngũ quản lý, kế hoạch vận hành, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tài chính, phần đính kèm.

Cấu trúc phổ biến nhất của một bản kế hoạch kinh doanh thường bắt đầu với phần tóm tắt ngắn gọn, bao quát (chẳng hạn như tóm tắt dự án hoặc mô tả ý tưởng kinh doanh) và sau đó đi sâu vào giải thích phần chính của kế hoạch

Hiện nay, trong môi trường kinh doanh thì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận thu được không bao giờ là một sự đảm bảo. Điều kiện tất yếu nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển là bạn phải biết nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích cơ hội khi lập kế hoạch kinh doanh tác động đến doanh nghiệp của bạn như thế nào cũng là điều vô cùng quan trọng.

Đánh giá một đề án kinh doanh năm 2024
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng giúp bạn thuyết phục nhà đầu tư tốt hơn

Trình bày ý tưởng

Để kế hoạch của bạn tập trung hơn vào khách hàng, hãy xem xét các câu hỏi trong quá trình định nghĩa sản phẩm hay dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, nếu bạn không phải là người khởi nghiệp mà chỉ đang xây dựng một đề án sản phẩm mới hay sáng kiến mới trong nội bộ công ty, bạn vẫn cần đảm bảo người khác thực sự cần đến nó. Tiếp đến, nếu các nhà đầu tư hay giám đốc không gật đầu với lời giải thích của bạn về vấn đề, họ sẽ không bao giờ ủng hộ dự án.

Tóm tắt dự án

Nói một cách đơn giản thì tóm tắt dự án là một bản mô tả ngắn gọn giải thích công ty của bạn là gì, bạn muốn hướng nó đến đâu và tại sao nó sẽ thành công. Một phần tóm tắt dự án về cơ bản gồm những nội dung sau:

  • Tuyên bố về sứ mệnh gồm một đến hai câu mô tả ý tưởng kinh doanh của bạn.
  • Một phần mô tả ngắn gọn về thị trường và ngành công nghiệp mà trong dự án của bạn sẽ được tạo dựng và phát triển
  • Một phần giải thích về những cơ hội kinh doanh độc đáo mà bạn có thể tận dụng với ý tưởng của mình.
  • Một phần đề cập ngắn gọn đến những lợi thế cạnh tranh giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên khác biệt.
  • Một phần tóm tắt tiềm năng lợi nhuận của dự án, cũng như những rủi ro bạn dự đoán.
  • Một phần mô tả về đội ngũ quản lý và vai trò của từng người.
  • Thông tin về những công đoạn triển khai ý tưởng kinh doanh.
  • Chi tiết những đề xuất về vốn.

Mô tả ý tưởng kinh doanh

Mô tả ý tưởng kinh doanh hiểu đơn giản là một bản tóm tắt khác, phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát ở mức độ cao hơn hướng đến tương lai nhiều hơn. Hãy xem đây là lời giải thích ngắn gọn giúp người đọc kế hoạch và các nhà đầu tư tiềm năng có thể nhanh chóng nắm bắt nội dung và tuyên bố giá trị của ý tưởng bạn đưa ra. Và hơn nữa, nó còn cho thấy tiềm năng phát triển của ý tưởng.

Phân tích môi trường kinh doanh

Phân tích môi trường kinh doanh sẽ thể hiện tiềm năng mà ý tưởng bạn đưa ra trong bối cảnh thị trường biến đổi. Hai thuật ngữ được sử dụng trong phần này là ngành và thị trường để mô tả hai khía cạnh riêng nhưng có phần chồng lấn lên nhau trong kinh doanh.

Bối cảnh ngành

Trong hai yếu tố được đề cập ở phần trên thì yếu tố đầu tiên của việc phân tích môi trường kinh doanh là phân tích bối cảnh ngành, trong đó bao gồm chi tiết các hình thức và quy mô. Dưới đây là các câu hỏi giúp bạn hình thành ý tưởng về những gì cần nêu: Ngành của mình là gì? Triển vọng của ngành là gì? Những đối thủ cạnh tranh trong ngành là ai? Những rào cản đối với việc bước vào ngành này là gì?

Phân tích tình hình cạnh tranh

Phần tiếp theo trong phân tích kinh doanh là phân tích tình hình cạnh tranh. Ở phần này, bạn phải xác định rõ mọi đối thủ cạnh tranh đối với dự án của mình và mô tả mối đe dọa mà họ có thể mang lại. Cho dù là nhà đầu tư tiềm năng hay một ban lãnh đạo trong doanh nghiệp thì họ vẫn cần bạn đưa ra đánh giá có chiều sâu về những đối thủ kinh doanh hiện tại.

Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là phần cuối của phân tích cơ hội lập kế hoạch kinh doanh. Thị trường mục tiêu là phần được tập trung cao. Đây là phần bạn phải chứng minh rằng thực sự có một cơ hội tồn tại trong thị trường này và các dự án mới của bạn có thể khai thác các cơ hội đó một cách hiệu quả.

Những mục quan trọng khác mà bản kế hoạch kinh doanh cần có

Giới thiệu đội ngũ quản lý

Nhiều nhà đầu tư khẳng định phần giới thiệu đội ngũ quản lý là một trong những phần đầu tiên họ đọc trong một bản kế hoạch kinh doanh. Đội ngũ này không chỉ bao gồm những người đã khởi đầu và vận hành dự án, mà còn bao gồm những đối tác bên ngoài có vai trò cung cấp những dịch vụ hay nguồn lực quan trọng cho dự án. Ý tưởng kinh doanh trên lý thuyết có thể trở thành thực tế khi có đội ngũ phù hợp.

Vậy nên, mục tiêu của bạn trong phần tóm tắt về đội ngũ quản lý là đề cao những phẩm chất của đội ngũ quản lý, đồng thời trả lời ba câu hỏi sau: Họ biết gì? Họ biết ai? Họ biết rõ đến mức nào?

Mang sản phẩm đến với thị trường

Thị trường cần được cung cần cấp các sản phẩm chất lượng và bản kế hoạch kinh doanh cũng được ví như là một trong những sản phẩm được đánh giá cao. Sản phẩm đến với thị trường bao gồm những kế hoạch dưới đây:

  • Kế hoạch vận hành
  • Kế hoạch tiếp thị.
  • Xác định hỗn hợp công cụ tiếp thị

Tóm lại, để mang sản phẩm đến với thị trường về cơ bản chúng ta cần ba yếu tố: kế hoạch vận hành, kế hoạch tiếp thị, xác định hỗn hợp công cụ tiếp thị nhằm góp phần giúp cho bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.

Dự tính các rủi ro tài chính và phần thưởng

Bối cảnh hiện tại và dự đoán tương lai đều xuất hiện đồng thời trong phân tích kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính khắc họa lên những dự đoán tốt nhất về rủi ro bạn có thể gặp phải. Kết quả xây dựng báo cáo kinh doanh và bảng cân đối kế toán là một công việc đòi hỏi công sức nhưng nó sẽ giúp bạn xác định bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính không.

Tài liệu đính kèm và các mốc thời gian

Lập kế hoạch kinh doanh chúng ta còn phải chuẩn bị thật cẩn thận về tài liệu và lên thời gian để hoàn thành mọi công việc.

Phần tài liệu đính kèm sẽ nằm ở cuối bản kế hoạch nhằm cung cấp thêm thông tin bổ sung cho người đọc, giúp phần nội dung chính nhẹ nhàng hơn. Những nội dung mà bạn cần đưa vào là tập hợp báo cáo hoàn chỉnh; những chi tiết kỹ thuật về mặt công nghệ về kế hoạch sản xuất và sơ yếu lý lịch chính thức của mỗi thành viên trong nhóm quản lý.

Quá trình phát triển dự án sẽ giúp người đọc dễ hình dung hơn khi có danh sách mốc thời gian. Một lộ trình được xây dựng phải vừa tham vọng, vừa thực tế mà bạn có thể đạt được mới khiến các nhà đầu tư ấn tượng.