Đàn ông hây đàn bà vậy đàn nghĩa là gì năm 2024

Từ xa xưa, sự khác biệt giữa nam và nữ đã rõ ràng không chỉ qua hình thái cơ thể mà còn qua tính cách, quan điểm. Nữ giới thường được miêu tả là nhạy cảm, dễ dao động cảm xúc trong khi nam giới lại thực dụng, quyết đoán, thường hành động một cách cứng rắn, không nương tay.

Trong chuyện tình cảm cũng vậy, nam và nữ có những cách đối diện với "người mới và người cũ" hoàn toàn khác biệt. Từ xa xưa, người xưa đã có câu "đàn ông thương vợ hai, đàn bà nể chồng cũ". Hãy cùng tìm hiểu xem câu tục ngữ này muốn nói lên điều gì. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự khác biệt trong cách thức nam và nữ đối diện với tình cảm quá khứ và hiện tại, đặc biệt là trong hôn nhân.

Đàn ông hây đàn bà vậy đàn nghĩa là gì năm 2024

Người xưa có câu: "Đàn ông thương vợ hai, đàn bà nể chồng cũ" (Ảnh minh họa)

Về phía đàn ông, họ thường thể hiện tình cảm mạnh mẽ hơn với người vợ hiện tại. Có thể là vì họ muốn tiến về phía trước, quên đi những mối quan hệ không thành công trước đây. Sự "thương yêu" này không chỉ là bản năng tìm kiếm cái mới mà còn là sự tự nhắc nhở về việc phải trân trọng hạnh phúc hiện tại. Nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc họ không nhớ về quá khứ, mà là họ chọn cách tiếp tục cuộc sống mình một cách tích cực và lạc quan hơn.

Mặt khác, phụ nữ thường giữ một tình cảm đặc biệt cho người chồng trước. Điều này không chỉ thể hiện sự lưu luyến với quá khứ mà còn phản ánh tính cách của phụ nữ: sâu sắc và đầy cảm xúc. Họ nhớ về những kỷ niệm, những thời khắc đã qua và đôi khi so sánh, đặt nó lên cân đo với hiện tại. Có thể, trong một số trường hợp, họ thấy rằng những gì đã mất mang nhiều giá trị hơn họ tưởng.

Đàn ông hây đàn bà vậy đàn nghĩa là gì năm 2024

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mỗi cá nhân có cách đối mặt và cảm nhận riêng biệt. Câu tục ngữ này không chỉ là một bức tranh chung về hành vi và cảm xúc của nam và nữ trong hôn nhân mà còn là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta về việc trân trọng và yêu thương người bạn đời hiện tại. Bởi lẽ, dù cho quá khứ có ngọt ngào hay đắng cay đến mấy, hiện tại và tương lai mới là nơi chúng ta cần đặt trọng tâm để xây dựng và hướng tới. Đó là bài học sâu sắc mà người xưa đã để lại, một thông điệp vượt thời gian, ngôn ngữ và văn hóa, đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm và áp dụng vào cuộc sống của mình.

Đàn ông hây đàn bà vậy đàn nghĩa là gì năm 2024
Xem thêm

Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/dan-ong-thuong-vo-hai-dan-ba-ne-chong-cu-nghia-la-sao-mot-cau-cua-nguoi-xua-giai-thich-ban-chat-con-nguoi-vz82050.html

Tôi khựng người chợt nghĩ, từ “đàn bà” có gì khó hiểu đâu mà phải giải thích? Nhưng rồi ngẫm lại, xung quanh hai tiếng “đàn bà”, đến nay cũng còn nhiều điều cần phải nói…

“Đàn bà” là một từ thuần Việt. “Đàn bà” hiểu một cách khái quát là từ chỉ những người đã lớn, thuộc giới nữ. Đây là nghĩa từ vựng phổ biến mà có lẽ ai cũng biết. Và ai cũng biết từ Hán Việt tương ứng với từ “đàn bà” là từ “phụ nữ”. Tuy nhiên, xét về sắc thái ý nghĩa thì từ Hán Việt “phụ nữ” mang vẻ trang trọng hơn.

Bởi vậy, trong văn bản hành chính; tên cơ quan, tổ chức; những tiêu đề, khẩu hiệu nhằm kỷ niệm, tôn vinh, liên quan đến giới nữ, người ta thường dùng từ “phụ nữ” chứ ít khi dùng từ “đàn bà”, ví như: Ngày Quốc tế Phụ nữ, Hội Phụ nữ, Báo Phụ nữ Việt Nam,… Còn từ “đàn bà” lại thường được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ, ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

Vì là từ thuần Việt cho nên từ “đàn bà” trong tiếng ta, ban đầu, vốn mang sắc thái trung tính, đơn giản chỉ là để phân biệt với “đàn ông” và được dùng như là từ Hán Việt “phụ nữ” sau này. Thậm chí, trong tinh thần đề cao quốc âm, quốc ngữ, lòng tự tôn dân tộc, tư tưởng tiến bộ, có khi người ta còn dùng từ “đàn bà” thay thế cho từ “phụ nữ”.

Bằng chứng là: Vào đầu thế kỷ XX, những tờ báo, tạp chí lớn ở nước ta như Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí có hẳn mục “Nhời đàn bà” nhằm bước đầu thể hiện tiếng nói của nữ giới về vai trò, vị thế cũng như quyền lợi của mình trong xã hội.

Từ xa xưa, trong văn học Việt Nam, nhất là văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Nôm, từ “đàn bà” không phải là hiếm gặp. Tục ngữ nước ta có câu: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” dùng để đúc kết kinh nghiệm về việc chọn vợ cũng như chọn hướng nhà.

Đàn ông lấy vợ để sinh con đẻ cái, có người nối dõi tông đường, dĩ nhiên phải là lấy đàn bà rồi! Cái mà ông bà ta còn muốn nói, nhấn mạnh trong 2 tiếng “đàn bà” ở đây là đức tính của người vợ phải là nữ tính, nghĩa là phải dịu dàng, thùy mị, nết na...

Đàn bà có khi còn được đề cao hơn cả đàn ông: “Ba đồng một mớ đàn ông/ Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà/Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi” (Ca dao). Trong kiệt tác truyện thơ Nôm Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ “đàn bà” được sử dụng ở nhiều câu thơ với những tư tưởng, tình cảm khác nhau: Câu số 83, 1114, 1947, 2004, 2359, 2365, 3115 (Theo sách Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2000, trang 160).

Đến nay, hai tiếng “đàn bà” vẫn còn được dùng nhiều trong ngôn ngữ nói, nhưng thường mang sắc thái âm tính, tỏ thái độ khinh miệt, xem thường nữ giới. Đây hẳn là dấu vết còn sót lại của quan niệm trọng nam khinh nữ trong tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng sâu đậm ở nước ta vào thời phong kiến.

Hiện nay, ở đâu đó, chúng ta vẫn thấy cánh mày râu tỏ vẻ thị uy trước phụ nữ bằng những câu quen thuộc kiểu như: “Đàn bà con gái thì biết cái gì!”, “Đàn bà thì làm được gì mà nói!”, “Đàn bà chỉ giỏi nhiều chuyện!”,... Và có khi, người ta còn dùng cả hai tiếng “Đàn bà” để chỉ những người đàn ông có tính tủn mủn, nhỏ nhen, hay thù vặt,…: “Cái đồ đàn bà!”. Dù hữu ý hay vô tình, ý thức hay vô thức thì những phát ngôn như vậy đều là biểu hiện định kiến giới lệch lạc, cổ hủ.

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như thể hiện tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới, thiết nghĩ, chúng ta không nên dùng hai tiếng “đàn bà” với thái độ, ý nghĩa xem thường, định kiến không tốt về nữ giới.

Là bởi, mỗi giới đều có một vị thế, vai trò nhất định, thậm chí không thể thay thế. Nói như Macxim Gorki: “Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”.