Có nên ép plastic giấy tờ

Nhiều người đã ép dẻo plastic chứng minh nhân dân, bằng lái xe… với mong muốn giữ độ bền cho những loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ép dẻo giấy tờ tùy thân lại đem lại không ít rủi ro.

Có nên ép plastic giấy tờ
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Contents

  • 1 Chứng minh nhân dân là gì?
  • 2 Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
    • 2.1 Thứ nhất, khi ép dẻo, Chứng minh nhân dân sẽ phản tác dụng
    • 2.2 Thứ hai, theo một số lưu ý theo quy định của pháp luật
  • 3 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc.

Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn…

Khi có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

Tuy nhiên, đối với trường hợp đổi chứng minh nhân dân vì có sự thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang một tỉnh, thành phố khác sẽ có 02 số đầu của chứng minh là mã tỉnh, thành phố nơi cấp nên số chứng minh nhân dân sẽ thay đổi theo.

Đồng thời, khi đổi chứng minh nhân dân từ 9 số sang 12 số thì số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sẽ được thay bằng số mới có 12 số (Đổi từ chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên số cũ).

Như vậy, số chứng minh nhân dân thay đổi khi có sự thay đổi theo các trường hợp sau: Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số; Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.

Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại. Thời hạn này được ghi ở mặt trước của chứng minh nhân dân “Có giá trị đến”.

Khi thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân đã hết, hay nói cách khác chứng minh đã hết thời hạn 15 năm sử dụng thì chứng minh nhân dân của người đó phải thực hiện thủ tục đổi chứng minh nhân dân theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP.

Có thể bạn đọc còn thắc mắc chứng minh nhân dân là gì? 

Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?

Thứ nhất, khi ép dẻo, Chứng minh nhân dân sẽ phản tác dụng

Trước khi đổi sang thẻ căn cước công dân, rất nhiều người vẫn đang sử dụng Chứng minh nhân dân được ép plastic nên thường dễ bị gãy gập khi bỏ vào trong túi, ví hoặc bị bong tróc lớp dán plastic sau thời gian dài sử dụng.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến với dịch vụ ép dẻo, ép cứng, ép lụa… vốn có sẵn trên bất cứ con đường, ngõ phố nào. Chỉ cần mất vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng, Giấy Chứng minh nhân dân đã được “khoác” chiếc áo mới, vừa đẹp vừa bền.

Thế nhưng, thực tế là việc ép dẻo, ép cứng trên các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày, ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký của Chứng minh nhân dân, đặc biệt là làm mờ hoặc làm mất dấu nổi khiến Chứng minh nhân dân không còn giá trị.

Không ít trường hợp người dân phải méo mặt khi cơ quan Nhà nước từ chối sử dụng Chứng minh nhân dân đã ép dẻo. Khi đó, người dân phải làm mất thời gian làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân.

Thứ hai, theo một số lưu ý theo quy định của pháp luật

Ngoài việc không được ép dẻo Chứng minh nhân dân, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người dân cần lưu ý một số quy định sau khi sử dụng loại giấy tờ tùy thân quan trọng này:

(i) Chứng minh nhân dân chỉ có giá trị sử dụng trong 15 năm, hết thời hạn, người dân phải làm thủ tục cấp lại. Hiện nay, khi làm thủ tục này, người dân sẽ được cấp Thẻ Căn cước công dân thay vì Chứng minh nhân dân như cũ.

(ii) Không được tẩy xóa, sửa chữa trên Chứng minh nhân dân. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng.

(iii) Cần xuất trình Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền. Nếu vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.

(iv) Mang Chứng minh nhân dân đi “cầm đồ” để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật có thể sẽ bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng.

  • Thay Chứng minh nhân dân có phải đính chính Sổ đỏ không?
  • Những loại giấy tờ nào có thể dùng thay Chứng minh nhân dân khi đi máy bay?
  • Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại Chứng minh nhân dân không?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Có nên ép plastic giấy tờ