Cách tríc dẫn tài liệu tham khảo của luận văn năm 2024

Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,... của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

  • Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai , đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.
  • Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trí ch dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.
  • Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo
  • Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.
  • Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đ ối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phả y và không có khoảng trắng, ví dụ [19],[25],[41].
  • Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫ n tác giả và nguồn tài liệu thì luận á n không được duyệt để bảo vệ.
  • Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.
  • Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.
  • Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫ n khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.

Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ: Kouchoukos N (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249. 3. Tài liê ̣u tham khảo là sách ghi như sau: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc). Nếu sách có ha i tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ:

  1. Tài liệu tham khảo là gì? Trong quá trình nghiên cứu khoa học, viết luận án, bài báo hay một quyển sách, các tác giả thường tham khảo và sử dụng các tài liệu để trích dẫn vào công trình nghiên cứu, các tài liệu được tác giả trích dẫn gọi là tài liệu tham khảo (TLTK). Khi trích dẫn một tài liệu, một ý kiến, một kết quả của một tác giả khác cần phải ghi rõ ý kiến này của ai, trích dẫn từ đâu trong phần TLTK. TLTK được trình bày ở phần cuối một luận án, một nghiên cứu khoa học, một bài báo, một quyển sách,... TLTK ngoài ý nghĩa là nơi ghi lại những trích dẫn còn có một ý nghĩa khác; người đọc có thể từ TLTK mà tìm ra các tài liệu gốc. Do đó TLTK phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong luận văn; các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó. Tầm quan trọng của TLTK Trích dẫn tài liệu là một trong những việc rất quan trọng trong các bài viết khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ. Việc làm này thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng các kết quả nghiên cứu của những người khác, thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người đó. Những trích dẫn trong bài cũng là những bằng chứng, cơ sở cho những tranh luận của học viên trong bài viết của mình; minh chứng cho những kết quả, ý tưởng đạt được của mình là mới hoặc hay hơn,… so với những kết quả, ý tưởng của các tài liệu được công bố trước đây. Ngoài ra, việc trích dẫn TLTK trong khoa học chứng tỏ người viết am hiểu kiến thức trong chuyên ngành, và dẫn người đọc đến nguồn tài liệu liên quan. Trích dẫn TLTK còn cung cấp cho các nhà nghiên cứu khác nguồn gốc của phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. Nếu lĩnh vực nghiên cứu còn trong vòng tranh luận thì phần TLTK cần phản ảnh được điều đó. II. Phương pháp truy tìm TLTK. Trong nghiên cứu khoa học, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu tài liệu. Việc truy tìm, thu thập và nghiên cứu tài liệu phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học phải đạt các yêu cầu sau: - Tầm tham khảo đủ rộng để bao quát phạm vi nghiên cứu; - Mức độ tham khảo đủ sâu, tương ứng với cấp độ nghiên cứu; - Thông tin có chọn lọc sao cho phù hợp với một đề tài khoa học. - Thông tin tương đối cập nhật để đánh giá vấn đề khách quan, kịp thời, không bị lạc hậu với dòng thông tin chuyên ngành; Khi nhà nghiên cứu tuân thủ tốt các yêu cầu trên thì sẽ mang lại những giá trị thiết thực cho đề tài nghiên cứu. Trong quá trình truy tìm tài liệu, nhà nghiên cứu cần khai thác tối đa những nguồn hỗ trợ truy cập thông tin, tài liệu như: thầy cô, các chuyên gia, bạn bè, các thư viện, các đơn vị chuyên ngành, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn chuyên môn và các nguồn đáng tin cậy trên mạng,… Thông thường, các tài liệu mang tính thời sự là nguồn thông tin tốt để định hướng. Truy tìm tài liệu theo chủ đề nghiên cứu: Cách được áp dụng phổ biến là chọn một bài báo khoa học về chủ đề quan tâm và xem TLTK, từ các TLTK này truy tìm một tài liệu gốc và đọc tiếp TLTK của chúng, cứ như thế ta sẽ có được một danh sách các TLTK. Ngoài ra có thể truy tìm TLTK ở nhiều nơi khác như:
2.1. Thư viện

Nhiều thư viện ở Việt Nam hiện nay (thư viện quốc gia, thư viện chuyên ngành khoa học, thư viện đại học,...) chưa có đủ một lượng tài liệu mới dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu của đông đảo các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực, tuy vậy không thể bỏ qua lượng tài liệu tuy cũ nhưng có tính chất kinh điển, căn bản, đã được chọn lọc và tích luỹ trong thời gian dài. Và vẫn có một xác suất không nhỏ có thể tìm thấy những tài liệu thực sự quan trọng cho một đề tài nghiên cứu. Các loại tài liệu lưu trữ ở thư viện bao gồm các tài liệu nguyên cấp như: sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, các văn bản nhà nước, các luận văn, luận án, v.v., được sắp xếp và phân loại một cách khoa học, trật tự. 2.2. Các trung tâm tài liệu Bên cạnh hệ thống thư viện được tổ chức quy củ, chặt chẽ, các trung tâm tài liệu (của các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức chuyên môn,...) có quy mô nhỏ hơn, nhưng bù lại, các tài liệu lưu trữ có tính đặc thù chuyên môn cao, nhất là các tài liệu tập trung về một số chủ đề chuyên biệt. Thông tin về các trung tâm này có thể tìm thấy trong danh bạ các đơn vị chuyên ngành, hoặc đôi khi có thể trên Internet.

2.3. Các tủ sách chuyên ngành

Đây là dạng "trung tâm tài liệu thu nhỏ", thường gặp ở các bộ môn hoặc khoa ở trường đại học, các phòng thí nghiệm, v.v. 2.4. Các cơ sở dữ liệu tóm tắt: ở dưới dạng CD-ROM, thường chỉ tìm thấy bài tóm tắt, các thông tin được sắp xếp theo một cấu trúc, trật tự rõ ràng, giúp tìm kiếm dễ dàng các tài liệu nguyên cấp (phổ biến nhất là các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành). Hiện nay đa số các cơ sở dữ liệu này đều có phiên bản trực tuyến. 2.5. Các danh bạ mạng và bộ máy tìm kiếm trên Internet: cho phép tìm kiếm gần như đủ loại tài liệu được đăng trên Mạng toàn cầu (World Wide Web). Tuy nhiên, độ tin cậy của thông tin tìm được bằng các công cụ này không phải lúc nào cũng tốt, thường đòi hỏi người tìm kiếm phải biết đánh giá các kết quả tìm thấy và chọn lọc những tài liệu có giá trị. Nói chung, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các nguồn tài nguyên trên mạng, các nguồn tài liệu truyền thống (thư viện, các trung tâm tài liệu) dễ bị các nhà nghiên cứu quên lãng hoặc bỏ qua khi tìm tài liệu. Tuy nhiên, cần khẳng định lại rằng, nếu biết cách khai thác nghiêm túc các nguồn tài liệu truyền thống kể trên, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể tìm được những TLTK có giá trị cho đề tài của mình. Vấn đề then chốt là xác định được loại tài liệu nào cần, có ở đâu, để tiếp cận được một cách hiệu quả.

Giới thiệu một số cơ sở dữ liệu lớn

- http://www.pubmed.gov Medline/PubMed của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ chuyên về y sinh học. Medline/PubMed là nguồn TLTK quí báu nhất để tìm các bài báo y sinh học đã xuất bản bởi các tạp chí có uy tín, được chọn lọc chặt chẽ. Hiện có khoảng 19 triệu tài liệu y học thuộc các chuyên ngành khác nhau. PubMed không chứa bài báo toàn văn, nhưng có đường dẫn đến kho dữ liệu toàn văn của các tạp chí, các nhà xuất bản. - Google Scholar http://scholar.google.com Google Scholar là một công cụ tìm kiếm TLTK đến các bài báo khoa học của Google, có thể tìm kiếm trong nhiều cơ sở dữ liệu, kể cả Medline và các cơ sở dữ liệu của nhà xuất bản. Tuy nhiên, Google Scholar không có những công cụ giới hạn tìm kiếm như PubMed, kết quả của một lượt tìm kiếm thường quá nhiều, đến mức khó hoặc không thể xử lí nổi. - HighWire Press http://highwire.stanford.edu Highwire Press cho phép truy cập gần 2 triệu bài báo toàn văn miễn phí, đa số về y sinh học. - Essential Health Links http://www.healthnet.org/essential-health-links Essential Health Links có danh sách các trang web có thể truy cập các tạp chí điện tử miễn phí và các trang chương trình cung cấp tài liệu miễn phí như HINARI. - Geneva Foundation for Medical Education and Research http://www.gfmer.ch/Medical_journals/Free_medical.php. The Geneva Foundation for Medical Education and Research cung cấp một danh sách các tạp chí trực tuyến miễn phí có liên quan, có đường liên kết. - Free Medical Journals http://www.freemedicaljournals.com Free Medical Journals liệt kê 1.300 tạp chí y khoa miễn phí. - BioMed Central http://www.biomedcentral.com BioMed Central cung cấp toàn văn miễn phí cho mọi người. Nhấp vào ‘Subject Areas’ để nhận danh sách các tạp chí miễn phí theo chuyên ngành. Muốn tìm kiếm trên BioMed Central cần phải đăng ký để nhận tên người dùng và mật mã. Việc đăng ký hoàn toàn miễn phí. - Public Library of Science http://www.plos.org PloS là nhà xuất bản truy cập mở, xuất bản các tạp chí về khoa học, y học, sinh học, di truyền học, tác nhân gây bệnh, bệnh nhiệt đới bị lãng quên. - www.emedicine.com là một trang web rất hay, cung cấp kiến thức tổng hợp trong nhiều chuyên nghành y học. - http://www.who.int/hinari là một Website của WHO cho phép lấy các bài toàn văn miễn phí dưới dạng html hoặc pdf. Một số trang web y học tiếng Việt có thể tìm thấy thông tin tài liệu cần thiết: - Bệnh viện Việt - Đức: www.vietduchospital.edu.vn - Bệnh viện Từ Dũ: www.ivftudu.com.vn - www.medinet.hochiminhcity.gov.vn - Viện Nhi TW: www.benhviennhitu.org.vn - www.ykhoanet.com - Thư viện Quốc gia Việt Nam: http://www.nlv.gov.vn/ - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh : http://www.yds.edu.vn III. Trích dẫn TLTK: Trích dẫn TLTK là một phần rất quan trọng trong một nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong nghiên cứu y học. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều trường hợp mà tác giả có lẽ chưa biết cách trích dẫn và trình bày TLTK nên tỏ ra lúng túng. Nhiều bài báo và nghiên cứu khoa học trong nước chưa trình bày TLTK một cách thống nhất và không tuân theo qui ước về cách trích dẫn và trình bày TLTK. Mỗi tác giả có một cách trình bày khác nhau, thậm chí trong một bài báo cách trích dẫn cũng không thống nhất từ đầu đến cuối. Ví dụ như trường hợp: Alan R. Sinaiko, MD (1996). “Hypertension in children”. The New England of Journal Medicine, 335 (26), pp. 1968-1973. Cách trình bày chuẩn phải là: Sinaiko A.R. (1996), “Hypertension in children”. N Engl J Med; 335 (26): 1968-1973. Những trích dẫn và trình bày TLTK trong bài viết phải được thể hiện trong 2 phần khác nhau theo những quy định nghiêm ngặt: + Phần nội dung bài viết: nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ: bản đồ, sơ đồ, công thức, hình vẽ, một đoạn nguyên văn). + Phần cuối bài viết: Tất cả các thông tin, tài liệu đã được trích dẫn trong bài phải được tổng hợp thành một danh mục, gọi là danh mụctài liệu tham khảo, phần này được trình bày trước tất cả các phụ lục. 3.1. Các hình thức trích dẫn: ٭ Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Nếu dùng quá nhiều cách trích dẫn này dễ dẫn đến tình trạng nặng nề và đơn điệu cho bài viết. ٭ Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc (đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học). Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc. ٭ Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục TLTK. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt. Chẳng hạn như tác giả muốn trích dẫn nội dung trong nghiên cứu Albright, nhưng vì không có bài gốc mà chỉ đọc qua tác giả Nguyen, tác giả có thể viết như sau: It has been observed that women developed osteoporosis after, but rarely before menopause (Albright 1941, cited in Nguyen, 2002, p. 22). Khi trích dẫn thứ cấp, trong phần TLTK chỉ trình bày chi tiết bài báo của Nguyen, chứ không trình bày bài báo của Albright. Trong thực tế rất nhiều người tự cho phép lấy tác giả/tài liệu (A) trong danh mục TLTK của một tài liệu đọc được (B) để đưa vào danh mục TLTK của mình, dù không đọc được toàn văn tài liệu (A) đó. 3.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn TLTK - Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin được trích dẫn trong bài viết. - Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục TLTK. - Tài liệu được liệt kê trong danh mục TLTK phải có trích dẫn trong bài viết. - Tác giả là người Việt Nam (viết bằng tiếng Việt): ghi đầy đủ họ và tên của tác giả theo đúng trật tự của tiếng Việt. - Tác giả là người nước ngoài (viết bằng tiếng Anh): ghi họ của tác giả. Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả là Hans Opschoor thì ghi là Opschoor H.; James Robert Jones thì ghi là Jones J.R. - Tác giả là các tổ chức: nếu tổ chức/cơ quan đó có tên viết tắt rất phổ biến và nhiều người biết đến thì sử dụng tên viết tắt, nếu không thì ghi đầy đủ tên tổ chức/cơ quan đó. - Tất cả những trích dẫn về dữ liệu cần phải có nguồn TLTK. Tuy nhiên, một số phát biểu chung (ví dụ: hai thận nằm sau phúc mạc) thì không cần TLTK. Nhưng nếu viết: thận người lớn có kích thước trung bình dài 12cm, rộng 6cm, dày 3cm và nặng khoảng 130 gam [30] thì cần phải có TLTK vì câu này có con số cụ thể. - Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Thông thường, khi người viết muốn trích dẫn bất cứ một bài báo hay tài liệu nào thì phải (a) có tài liệu đó trong tay, và (b) đã đọc tài liệu đó. - Khi một thông tin có nhiều tài liệu nói đến thì chỉ trích dẫn những nghiên cứu có tiếng hay những tác giả có tiếng trong chuyên ngành. - Phần kết quả không trình bày TLTK. Vì là nơi tác giả trình bày kết quả từ nghiên cứu của mình, nên không cần có TLTK. - Khi trích dẫn, cần kiểm tra xem TLTK có quá lỗi thời hay không (tuy nhiên những TLTK là những bài báo kinh điển thì dù 20 hay 30 năm vẫn không phải là vấn đề). Những TLTK quá cũ sẽ thể hiện sự “lạc hậu” của tác giả cũng là một trong những nguyên nhân bài báo ít giá trị. 3.3. Cách ghi trích dẫn: Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục TLTK. Trên thế giới, có nhiều kiểu trích dẫn TLTK. Tuy nhiên có 2 cách thức trích dẫn phổ biến nhất hiện nay là: 1. Trích dẫn theo “tên tác giả-năm xuất bản” (theo hệ thống Harvard): là cách được sử dụng ngày càng phổ biến khi trích dẫn TLTK trong bài viết khoa học với nhiều quy định chi tiết như dưới đây, trong đó quy tắc trước sẽ có giá trị áp dụng bên trong các quy tắc sau: - Ngay sau mẫu trích dẫn (kể cả văn bản, bảng biểu, hình ảnh), gọi tham khảo bằng tên tác giả và năm xuất bản đặt (trong ngoặc đơn), cách nhau bằng một dấu phẩy và một khoảng trắng. Ví dụ: nhánh động mạch trước bể thận cung cấp 3/4 lượng máu cho thận và nhánh sau bể cung cấp 1/4 lượng máu còn lại (Nguyễn Thế Trường, 1984; Lê Ngọc Từ, 2007). - Tác giả Việt Nam ghi họ tên đầy đủ. - Tác giả nước ngoài ghi theo quy định của nước ngoài. - Không cần dẫn lại số thứ tự trong danh mục tham khảo. - Nếu cần chú thích rõ số trang thì thêm "p." (tài liệu nước ngoài) hoặc "tr." (tài liệu tiếng Việt) và số trang. - Nếu một tài liệu của nhiều tác giả, giữa các tác giả cách nhau bằng dấu phẩy (,) và khoảng trắng. Ví dụ: ĐM phân thùy dưới đi vào góc trước dưới rốn thận và chia thành 2 nhánh (Sampaio F.J.B., Aragao A.H.M., 1990) - Nếu tên tác giả đã được xen trong đoạn/câu văn bản có mẩu trích dẫn, chỉ cần ghi năm trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả. - Khi một ý dẫn từ nhiều tài liệu, tất cả các "cặp tác giả - năm" được đặt trong một cặp ngoặc đơn, giữa các cặp “tác giả -năm” cách nhau bằng một dấu chấm phẩy (;) và một khoảng trắng. + không dùng liên từ "và" để nối hai tác giả sau cùng. + trong một tài liệu (tức "cặp tác giả - năm") nếu có nhiều tác giả thì áp dụng quy tắc dấu phẩy cách giữa các tác giả. Ví dụ: Sỏi san hô được định nghĩa khi sỏi bể thận có nhánh nằm trong ít nhất 2 đài thận (Rassweiler J.J., Renner C., 2000; Meng M., Stoller M.L., Minor T., 2008) - Nếu nhiều tài liệu của cùng một (nhóm) tác giả, chỉ liệt kê tên (nhóm) tác giả đó một lần, các năm xuất bản được liệt kê (cách nhau dấu phẩy, khoảng trắng) trước dấu chấm phẩy kết thúc tác giả. - Nếu nhiều tài liệu cùng năm của một (nhóm) tác giả, các năm được kèm kí hiệu a, b, c,... theo đúng như trong danh mục tham khảo. - Nếu một tác giả đứng đầu nhiều tài liệu với nhiều nhóm tác giả khác nhau. + hai người: ghi đủ hai người, với các quy tắc như trên, + ba người: lần đầu trích dẫn ghi tên cả ba người cùng với năm xuất bản, từ lần trích dẫn thứ hai trở đi, chỉ ghi tác giả đầu kèm với "và cộng sự", có thể viết tắt "và cs." hoặc "et al." chữ nghiêng, + bốn người trở lên: chỉ ghi tác giả đầu kèm với "và cộng sự" (hoặc "và cs.", "et al.") trong mọi mẩu trích dẫn; - Nếu trích dẫn gián tiếp: ghi tên và năm tác giả gốc (A) giống như quy định ở trên, nhưng ngay sau "năm" đó, thêm "trong" hoặc "in" (hai chấm, khoảng trắng) rồi đến tên và năm của tác giả được đọc trực tiếp (B). 2. Hệ thống trích dẫn “theo chữ số” (theo hệ thống Vancouver): theo qui định của Việt Nam là biến thể từ kiểu Vancouver. - Ngay sau mẫu trích dẫn (kể cả văn bản, bảng biểu, hình ảnh), số gọi tham khảo được đặt trong ngoặc vuông (số gọi tham khảo của tài liệu tương ứng với số thứ tự của tài liệu trong danh mục TLTK). - Khi một ý dẫn từ nhiều tài liệu, mỗi số gọi tham khảo được đặt trong một cặp ngoặc vuông cách nhau bằng một dấu phẩy và không có khoảng trắng. Số gọi tham khảo được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Ví dụ: Sỏi san hô được định nghĩa khi sỏi bể thận có nhánh nằm trong ít nhất 2 đài thận [81],[82]. - Nguồn trích dẫn gồm một tác giả: ghi tên tác giả (theo nguyên tắc ở mục 3.2) [số gọi tham khảo]. Ví dụ: Smith A.J. [10] đã cho rằng… - Nguồn trích dẫn gồm hai tác giả: ghi tên của hai tác giả nối với nhau bằng chữ “và” [số gọi tham khảo]. Ví dụ: Theo Sampaio F.J.B. và Aragao A.H.M. khi vào xoang thận, ĐM phân thùy dưới đi vào góc trước dưới rốn thận và chia thành 2 nhánh [86]. - Nguồn trích dẫn nhiều hơn hai tác giả: ghi tên tác giả đầu tiên và cụm từ “và cộng sự” [số gọi tham khảo]. IV. Trình bày TLTK 4.1. Một số quy định trong trình bày TLTK Mỗi một tập san có một qui định về cách trình bày TLTK. Do đó, trong thực tế, có hàng trăm công thức trình bày TLTK. Nhưng nói chung, đa số các tập san đều tuân theo phong cách Vancouver. Gọi là phong cách Vancouver vì đó là thành phố mà các tổng biên tập các tập san y khoa nhóm họp vào năm 1978 và cho ra đời qui định về cách trình bày TLTK trong các tập san y khoa. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách trình bày một danh mục TLTK như sau: 4.1.1. Số thứ tự TLTK được đánh số tăng dần từ 1 và liên tục cho đến hết danh mục, dù danh mục có thể được chia thành nhiều phần khác nhau. Số thứ tự nên được in đậm và trùng với số trích dẫn trong bài. 4.1.2. TLTK được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật...) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết được viết nguyên dạng hoặc dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh kèm theo chú thích (Tiếng Trung Quốc hoặc in Chinese). 4.1.3. TLTK xếp thứ tự ABC theo họ tên tác giả theo qui định sau: - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. - Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục & Đào tạo xếp vào vần B... Thông thường, tất cả các tác giả của một tài liệu phải được liệt kê đầy đủ và theo đúng thứ tự của bài báo gốc, không viết “cùng các tác giả khác” trong danh mục TLTK. 4.1.4. TLTK là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) - (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) - Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). Ví dụ: Phạm Văn Bùi(2003), Cắt mở đài – bể thận – chủ mô thận theo trục đài thận dưới và đài thận trên trong phẫu thuật sỏi san hô, Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Dược Tp.HCM, Hồ Chí Minh. 4.1.5. TLTK là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) - (Năm công bố) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - "Tên bài báo" (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tập (không có dấu ngăn cách) - (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - Các số trang. (gạch ngang giữa hai số, dấu chấm kết thúc). Ví dụ: Al-Kohlany K.M., Shokeir A.A., Mosbah A., Mohsen T., Shoma A.M., Eraky I., El-Kenawy M., El-Kappany H.A.(2005), “Treatment of complete staghorn stones: a prospective randomized comparison of open surgery versus percutaneous nephrolithotomy”, J. Urol, 173(2), pp. 469-73. 4.1.6. TLTK là bài báo lấy từ internet: phải ghi rõ ngày truy cập và đường dẫn, ví dụ: Morse SS(1995), Factors in the emergence of infectious diseases. Emerg Infect Dis [cited 1996 Jun 5]; 1(1). Available from: URL: http://www.cdc.gov/ncidod/EID/eid.htm Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần TLTK rõ ràng và dễ theo dõi. 4.2. Một số qui định về sắp xếp thứ tự các tài liệu như sau: 4.2.1. Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự ABC theo Họ của tác giả nước ngoài. Ngược lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì xếp vào khối tiếng nước ngoài, thứ tự của tác giả chính là Họ, và ghi tác giả y như cách viết của tác giả. 4.2.2. Tác giả viết sách một mình được đặt trước tác giả cùng tên viết cùng người khác. Ví dụ: Nguyễn Bửu Triều(2007), “Áp dụng phương pháp Gil-Vernet có cải tiến trong phẫu thuật thận lấy sỏi san hô lớn và phức tạp”, Ngoại khoa, 11(3), tr. 68-78. Nguyễn Bửu Triều, Phạm Văn Thọ, Trần Xuân Dung(1984), “Sỏi thận”, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, tr. 193-201. 4.2.3. Các tài liệu của các tác giả khác có họ giống nhau được sắp xếp theo thứ tự ABC của tên viết tắt đầu tiên, ví dụ: Eliot A.L. (l983)... Eliot G.E. (l980)... 4.2.4. Các tài liệu có cùng tên tác giả được sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo thời gian, ví dụ: Kaufman J.R. và Jones K. (l977)... Kaufman J.R. và Jones K. (l980)... 4.3. Một số qui định về viết tắt: - Chữ viết tắt tên tạp chí, nhà xuất bản theo đúng cách viết thông dụng của tạp chí Quốc tế (theo BIOSIS - httd://www'biosis.org hoặc List of Scientific Periodicals). Trư­ờng hợp không rõ thì để nguyên, không tự ý viết tắt theo kiểu riêng của mình. - Ðối với tiếng Việt thì ch­ưa có qui định chung. Tuy nhiên, những cụm từ thông thư­ờng có thể viết tắt nh­ư "Nhà xuất bản" - ghi NXB, "Thành phố Hồ Chí Minh" - ghi Tp.HCM, "Ðại học Sư­ phạm" - ghi ÐHSP, “Ðại học Quốc gia" - ghi ÐHQG, "Khoa học và Kỹ thuật" - ghi KH&KT, "Khoa học và Công nghệ " - ghi KH&CN, "Công nghệ Sinh học" - ghi CNSH.

Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2002), Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học, NXB Giáo dục, phụ lục 14, trang: 95-96. 2. Trần Thanh Xuân, Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM dịch theo “Finding Information in Medicine & Health – A Sourcebook” của Martha J. Garrett, INFORM http://www.inform-network.org 3. Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam(2010), Kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo. Truy cập ngày 25/05/2010 từ địa chỉ http://www.vdic.org.vn/?name=library&op=viewDetailNews&id=336&mid=349&cmid=360

Tài liệu tham khảo trọng luận văn là gì?

Tài liệu tham khảo là một thuật ngữ tổng quát chỉ danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng khi nghiên cứu một chủ đề nhất định. Chúng thường được người viết đề cập đến trong luận văn, báo cáo, bài tiểu luận… của mình. Tài liệu đó có thể được lấy từ sách, báo, trang web…

Tại sao phải trích dẫn tài liệu tham khảo?

Trích dẫn tài liệu tham khảo không chỉ giúp cho tác phẩm của bạn tránh khỏi việc bị quy kết là đạo văn, mà nó còn là tôn trọng c giả gốc của dữ liệu công sức của tác giả của nguồn dữ liệu gốc mà bạn đã lấy tham khảo.

Tài liệu trích dẫn là gì?

Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình sao cho người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo.

Tài liệu tham khảo bao gồm những gì?

- Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong đề cương nghiên cứu, luận văn, luận án, khóa luận, bài báo, báo cáo chuyên đề ....