Cách tính giá thanh lý Binance

Cách tính giá thanh lý Binance
Cách tính giá thanh lý Binance
Cách tính giá thanh lý Binance

Cho Đi Để Nhận Lại

  • Facebook
  • Twitter
Join nhóm chát @chatkts thảo luận Coin

Link đăng ký tạo tài khoản đầu tư Sàn Binance miễn phí TẠI ĐÂY (đăng ký theo Link này để được giảm 10% phí giao dịch trọn đời)

Nếu bạn chưa có tài khoản sàn Binance, vui lòng đọc bài viết Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Sàn Binance trước khi quay tiếp bài viết bên dưới nhé

Series Sàn Margin Binance Hướng Dẫn Chi Tiết từ A đến Z Từng Bước dành cho các nhà đầu tư bao gồm các phần mục sau:

  • Sàn Binance Là Gì? Review sàn phái sinh Uy Tín Hay Không Mới Nhất
  • Đăng Ký Binance sàn phái sinh và margin Hướng Dẫn Từng Bước
  • Cách Nạp Rút Coin Sàn Binance Hướng Dẫn Từng Bước
  • Giao dịch sàn Binance Exchange: Spot (Basic, Classic, Advanced, OTC, P2P)
  • Hướng dẫn giao dịch Binance Future và Margin: Derivatives (Future, Leveraged Tokens)
  • Bot Long Short KTS sàn Binance Future Margin tự động 100%
  • Cơ chế thanh lý Binance Future và tầm quan trọng quỹ bảo hiểm với sàn Phái sinh Crypto

Trong bài viết hôm nay, mình và các bạn đang ở mục Cơ chế thanh lý Binance Future và tầm quan trọng quỹ bảo hiểm với sàn Phái sinh Crypto. Bài viết chia làm 2 phần:

  • Phần 1: Tổng quan về quản lý rủi ro trên sàn phái sinh Crypto
  • Phần 2: Phân tích Quỹ bảo hiểm Binance Futures

PHẦN 1: Tổng quan về quản lý rủi ro trên sàn phái sinh Crypto

Chuỗi bài viết gồm hai phần này sẽ giải thích sự phức tạp của cơ chế thanh lý và quỹ bảo hiểm trong ngành phái sinh Crypto. Trong phần 1, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc giải thích những khía cạnh cơ bản của quá trình thanh lý và liệt kê các giai đoạn thanh lý khác nhau mà một sàn giao dịch có thể thực hiện tuỳ vào những điều kiện thị trường. Sau đó, bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn ngắn gọn về quỹ bảo hiểm và cách nó bảo vệ nhà đầu tư. Cuối cùng, nó sẽ lý giải cách quỹ bảo hiểm phát triển.

Trong giao dịch futures, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy và chỉ cần đáp ứng các yêu cầu margin là có thể mở vị thế trong một hợp đồng tương lai. Nó là một tính năng cốt lõi để tạo sức hấp dẫn cho thị trường futures, giúp nhà đầu tư kiếm lời kể cả từ những thay đổi giá nhỏ nhất. Do đó, đòn bẩy có tiềm năng phóng đại lợi nhuận lẫn thiệt hại của nhà đầu tư như nhau.

Cách cơ chế thanh lý hoạt động

Các sàn giao dịch futures đã thiết lập nhiều cơ chế quản lý rủi ro khác nhau để bảo vệ những người dùng sử dụng đòn bẩy cao không bị thiệt hại nặng. Một trong số đó chính là cơ chế thanh lý, một cơ chế bảo mật ngăn không cho nhà đầu tư bị âm tài sản.

Trong những thị trường biến động mạnh, các vị thế có sử dụng đòn bẩy rất dễ bị chênh lệch giá, khiến tài sản của nhà đầu tư có thể ngay lập tức bị âm. Trong những trường hợp này, thiệt hại gây nên có thể lớn hơn lượng ký quỹ đã bỏ ra cho giao dịch. Hệ quả là những người thua lệnh sẽ bị thanh lý tài sản và có thể không còn đủ margin trong vị thế của mình để thanh toán đầy đủ cho người thắng lệnh.

Sau đây là một ví dụ để xem cách điều này diễn ra trong thực tế:

Giả sử có hai nhà giao dịch, tên Sally và John, mở hai vị thế đối lập nhau với hợp đồng tương lai không kỳ hạn BTC/USDT với đòn bẩy 20x. Bảng 1 sẽ mô tả vị thế của hai người họ.

Bảng 1 Chi tiết vị thế của Sally và John

Vị thếĐòn bẩyTài sản cơ sởGiá vào lệnhMargin ban đầuTổng giá trị giao dịchLời & Lỗ
SallyLong20xBTC$80008000 USDT20 BTC+$8000
JohnShort20xBTC$80008000 USDT20 BTC-$8000

Giả sử giá BTC tăng 5% lên $8400 Theo đó, Sally lời đến $8000 nhờ lệnh long của mình, còn John lỗ $8000 vì đã short. Những sự kiện tiếp đó là như sau:

  • John hết margin và bị thanh lý tài sản.
  • Giá mà tại đó margin giảm về 0 được gọi là giá phá sản. Đối với John, $8400 là giá phá sản.
  • Ngay lập tức, sàn giao dịch thanh lý vị thế của John tại mức giá $8400 của John để đảm bảo Sally nhận được lợi nhuận.

Trong thị trường tiền mã hoá đầy biến động, rất khó để đảm bảo vị thế thua được thanh lý ở chính xác giá phá sản. Chưa hết, nếu thanh lý diễn ra sau giá phá sản sẽ khiến Sally nhận được ít lợi nhuận hơn, còn John thì càng lỗ nặng hơn nữa.

Để ngăn chặn những điều này, các sàn giao dịch thường thanh lý vị thế thua ở một mức giá ở trước giá phá sản, thường được gọi là giá thanh lý. Đồ thị sau sẽ mô tả cách cơ chế ấy hoạt động.

Biểu đồ 1 Thanh lý lệnh short

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures

Biểu đồ 2 Thanh lý lệnh long

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures

Dựa trên những minh hoạt này, sàn giao dịch sẽ thanh lý vị thế của John ở mức giá $8300, để lại vùng đệm $100 để đảm bảo Sally vẫn nhận được đầy đủ lợi nhuận. Ở thời điểm thanh lý, John sẽ mất tất cả margin và bất kỳ tài sản còn lại nào sau khi hoàn tất chi trả lợi nhuận cho Sally được chuyển vào một nơi gọi là Quỹ Bảo hiểm.

Các giai đoạn thanh lý

Trong trường hợp một sàn giao dịch không thể thanh lý vị thế trước khi tài sản của một nhà đầu tư bị âm, những phương thức sau sẽ được sử dụng để bù lại thiệt lại của vị thế bị phá sản:

  1. Quỹ Bảo hiểm: Một quỹ được sàn giao dịch duy trì để đảm bảo nhà đầu tư thắng lệnh nhận được đầy đủ tiền lời và bù đắp thiệt hại dôi ra của một nhà đầu tư bị phá sản.
  2. Hệ thống Chia đều Thiệt hại: Với phương thức này, thiệt hại của những vị thế bị phá sản sẽ bị chia đều cho những nhà đầu tư đã kiếm được lời.
  3. Thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL): Với ADL, sàn giao dịch sẽ chọn ra những nhà đầu tư đối lập nhau theo thứ tự đòn bẩy và lợi nhuận, từ đó các vị thế bị tự động thanh lý để bù lỗ cho vị thế của nhà đầu tư thua lệnh.

Phần sau sẽ tập trung vào những khía cạnh cơ bản của quỹ bảo hiểm và lý giải cách nó phát triển.

Quỹ Bảo hiểm là gì?

Quỹ Bảo hiểm là cơ chế an toàn bảo vệ nhà đầu tư bị phá sản không phải chịu thêm thiệt hại và đảm bảo lợi nhuận của các nhà đầu tư thắng lệnh sẽ được chi trả đầy đủ. Mục đích của quỹ bảo hiểm là để giới hạn số lần để xảy ra thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL). Với ADL, các vị thế của các nhà đầu tư đối lập nhau sẽ tự động bị thanh lý để bù lỗ cho vị thế của nhà đầu tư thua lệnh. Trong những tình huống như thế này, các vị thế đối lập có lợi nhuận với đòn bẩy cao khả năng cao sẽ bị thanh lý tự động giảm đòn bẩy.

Quỹ bảo hiểm được đóng góp từ các vị thế đã bị thanh lý. Miễn là sàn giao dịch có thể thanh lý một lệnh ở mức giá tốt hơn giá thanh lý, dòng tiền tích cực sẽ được đổ vào quỹ bảo hiểm.

Biểu đồ 3 Minh hoạ dòng tiền ròng đổ vào quỹ bảo hiểm

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures

Mô hình quỹ bảo hiểm không chỉ có ở các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá. Những sàn giao dịch chứng khoán truyền thống như CME và CBOE cũng có những hệ thống bảo vệ lớn hơn nhiều so với các sàn tiền mã hoá và có thể hỗ trợ nhiều lệnh phá sản. Những hệ thống bảo vệ này thường bao gồm nhiều bên như là bộ phận thanh toán bù trừ, thành viên thanh toán, và thường yêu cầu mức thế chấp cao hơn nhiều so với các sàn chưa được quản lý.

Đồ thị 1 Gói bảo vệ tài chính cơ bản của CME

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: CME, dữ liệu tính đến ngày 30/09/2019.

Đồ thị 2 Gói bảo vệ tài chính của IRS

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: CME, dữ liệu tính đến ngày 30/09/2019.

Các quỹ bảo hiểm tăng trưởng như thế nào?

Như đã thảo luận, các quỹ bảo hiểm phát triển thêm nhờ các khoản đóng góp từ những tài khoản đã bị thanh lý. Phần tài sản còn lại của các tài khoản bị thanh lý, khoản chênh lệch giữa giá thanh lý và giá phá sản, sẽ được đưa vào quỹ bảo hiểm. Điều này được thể hiện trong Biểu đồ 4.

Biểu đồ 4 Chênh lệch giữa Giá thanh lý và Giá phá sản đóng góp cho Quỹ Bảo hiểm

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures

Do đó, chênh lệch càng nhiều, số tiền được đưa vào quỹ bảo hiểm sẽ càng lớn. Hệ quả là các sàn giao dịch sẽ càng có động lực để thanh lý vụ thế ở trước giá thanh lý để tránh trượt giá. Động lực này có thể dẫn đến những mánh khoé thanh lý quá mức bởi các sàn, qua đó càng trừng phạt các nhà đầu tư bị phá sản.

Ưu điểm và Nhược điểm của Quỹ bảo hiểm

Ưu điểm Trong hệ thống chia đều thiệt hại và ADL, các vị thế của nhà đầu tư đang có lời sẽ bị thanh lý để bù lỗ cho các nhà đầu tư bị phá sản. Phương thức này cực kỳ mang tính gián đoạn và không công bằng cho những ai quản lý rủi ro một cách cẩn thận. Mặt khác, quỹ bảo hiểm được tạo ra là để tránh phải sử dụng những phương thức này thông qua việc lập ra một bộ phận trung tâm được thiết kế để hấp thụ tất cả khoản lỗ dư thừa.

Nhược điểm Một số quỹ bảo hiểm không có tính minh bạch và có xu hướng phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát. Những hệ quả không mong muốn này xuất phát từ việc một sàn giao dịch không chịu hoặc không sẵn lòng thiết lập quy định cụ thể về sự kiện thanh lý, dẫn đến các hành vi thanh lý quá mức cần thiết.

PHẦN 2: Phân tích Quỹ bảo hiểm Binance Futures

Phần 1 đã mang lại một cái nhìn tổng quan về cách cơ chế thanh lý hoạt động và những khía cạnh cơ bản của quỹ bảo hiểm. Để tiếp nối, phần 2 chúng ta sẽ phân tích thực trạng của các quỹ bảo hiểm trên khắp các sàn giao dịch tiền mã hoá. Kế đó là so sánh về mô hình quỹ bảo hiểm của Binance và lý giải vì sao nó lại khác biệt so với những quỹ khác. Và cuối cùng, nêu bật một số thứ cần cân nhắc về thực trạng của các quỹ bảo hiểm nói chung.

Binance Futures hiện là nền tảng phái sinh tiền mã hoá tăng trưởng khối lượng giao dịch nhanh nhất, có quỹ bảo hiểm trị giá 11,5 triệu USDT, tính đến ngày 13/01. Binance đã tự tài trợ cho phần lớn quỹ bảo hiểm của mình, vốn đã tăng thêm 15% kể từ mức 10 triệu USDT ban đầu.

Đồ thị 1 Quỹ bảo hiểm của Binance tính theo USDT

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 11/10/2019 đến ngày 13/01/2020.

Hãy bắt đầu bằng cách phân tích các Quỹ bảo hiểm Binance Futures hoạt động:

Trong những điều kiện thị trường khác nhau, kịch bản này minh hoạ cách quỹ bảo hiểm được sử dụng để ngăn chặn thanh lý tự động giảm đòn bẩy. Giả dụ có hai nhà đầu tư là A và B, đều lập vị thế long hợp đồng tương lai không kỳ hạn BTC/USDT ở cùng một mức giá.

Những sự kiện sau xảy đến với tài khoản của Nhà đầu tư A:

  1. Nhà đầu tư A long BTC/USD ở mức giá $8000, với giá thanh lý là $7700 và giá phá sản là $7600.
  2. Khi giá BTC giảm về $7700, Nhà đầu tư A bị thanh lý và cơ chế thanh lý ngay lập tức đặt lệnh bán ở trên $7600 (giá thanh lý).
  3. Lệnh thanh lý được khớp ở $7650, phí thanh lý là 0,3% do Nhà đầu tư A chịu.
  4. Phí thanh lý được chuyển đến quỹ bảo hiểm.

Trong khi đó, những sự kiện sau xảy đến với tài khoản của Nhà đầu tư B:

  1. Nhà đầu tư B lập lệnh long ở $8000 với mức giá thanh lý $7700 và giá phá sản ở $7600.
  2. Vì biến động giá đột ngột, giá thị trường hiện chỉ còn là $7550, thấp hơn cả giá phá sản.
  3. Binance tiếp quyền kiểm soát các vị thế còn lại từ nhà đầu tư đã phá sản vì tài khoản đã bị âm tài sản.
  4. Thông qua quỹ bảo hiểm, Binance dần đưa chúng lên thị trường.
  5. Cơ chế thanh lý lập tức đặt lệnh bán và khớp lệnh ở giá $7500.
  6. Vì Nhà đầu tư B bị âm tài sản, quỹ bảo hiểm của Binance Futures sẽ phải bù đắp khoản thâm hụt. Do đó, ADL đã được tranh khỏi.

Biểu đồ 1 Minh hoạ đóng góp của Nhà đầu tư A để ngăn chặn Thanh lý Tự động Giảm đòn bẩy (ADL) lên Nhà đầu tư B

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures

Trong những trường hợp khi mà quỹ bảo hiểm không thể chấp nhận vị thế, thanh lý tự động giảm đòn bẩy sẽ xảy ra.

Thực trạng của các quỹ bảo hiểm trong lĩnh vực phái sinh tiền mã hoá

BitMEX có quỹ bảo hiểm lớn nhất ngành, trị giá khoảng 280 triệu USD. Trong năm 2019, giá trị của quỹ tăng 62,8% từ 20.700 lên 33.700 XBT tính đến ngày 31/12. Trong quý cuối cùng của năm 2019, quỹ bảo hiểm của BitMEX không ghi nhận bất kỳ đợt suy giảm đáng kể nào, mặc dù giá BTC trong thời gian đó biến động mạnh.

Tuy BitMEX có thể lập luận rằng quỹ lớn như vậy là cần thiết để bù đắp cho những thiệt hại trong những giai đoạn biến động mạnh. Ngược lại, vào ngày 22/11, quỹ này đã tăng thêm 730 BTC từ thanh lý hoặc tương đương tăng 2% khi giá BTC giảm hơn 15% chỉ trong 2 ngày. Trong phần lớn trường hợp, dòng tiền chảy ra khỏi quỹ chỉ dừng lại ở mức một chữ số.

Bất chấp sự gia tăng đáng kể của quỹ bảo hiểm trong năm vừa rồi, khối lượng giao dịch trên BitMEX lại không tăng một cách tương xứng, thậm chí khối lượng giao dịch hàng tháng còn giảm kể từ tháng 07/2019. Theo lý thuyết thì quỹ bảo hiểm sẽ tăng cùng với khối lượng giao dịch. Sự chênh lệch này đã dẫn đến rất nhiều chỉ trích dành cho hệ thống quản lý rủi ro và thanh lý của BitMEX, cho thấy quỹ bảo hiểm đã phát triển vượt quá mục đích của mình.

Đồ thị 2 Mức thay đổi theo ngày của quỹ bảo hiểm BitMEX

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 12/10/2019 đến ngày 13/01/2020

Kể từ sự kiện thanh lý 500 triệu USD, OKEx đã phát triển đáng kể quỹ bảo hiểm của mình để phòng ngừa những sự kiện tương tự xảy ra trong tương lai. Trong năm 2019, quỹ bảo hiểm của OKEx đã tăng hơn 1000%, từ 156 lên 200 BTC. Sự gia tăng vượt bậc này đi kèm với sự dâng trào khối lượng giao dịch. Trong quý vừa rồi, quỹ đã phải chịu một khoản thâm hụt nặng với lượng tiền chảy ra lên đến 310 BTC, sau khi hợp đồng tương lai BTC biến động dữ dội.

Đồ thị 3 Mức thay đổi theo ngày của quỹ bảo hiểm OKEx

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 12/10/2019 đến ngày 13/01/2020

Tương tự như OKEx, quỹ bảo hiểm của Huobi cũng đã tăng trưởng gấp nhiều lần trong năm 2019. Quỹ đã chứng kiến dòng tiền đổ vào đều đặn kể từ tháng 11 năm 2019. Nguyên nhân là từ một quãng thời gian ít biến động của thị trường BTC, nơi các biến động giá đã có rất ít ảnh hưởng lên giá thanh lý. Thông thường, biến động cao và trượt giá thường ảnh hưởng đến thanh lý.

Đồ thị 4 Mức thay đổi theo ngày của quỹ bảo hiểm Huobi

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 12/10/2019 đến ngày 13/01/2020

Liệu quỹ bảo hiểm có thể phát triển vượt xa mục đích của mình?

Quỹ bảo hiểm có thể phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt là trên các sàn có khuynh hướng trừng phạt các nhà đầu tư bị phá sản. Như đã lý giải trong Phần 1, các sàn giao dịch thường có động lực để thanh lý vị thế ở mức giá cao hơn giá thanh lý, tạo dòng tiền lớn hơn đổ vào quỹ bảo hiểm. Dù một quỹ bảo hiểm đủ lớn sẽ đem lại thêm một lớp bảo vệ an toàn, song việc quỹ bảo hiểm quá lớn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ chế thanh lý đang hoạt động quá đà. Khi quỹ lớn đến một kích thước nhất định, một số sàn giao dịch có thể nhìn nhận nó là một tài sản để kiếm tiền, chứ không còn là cơ chế bảo vệ cho nhà đầu tư nữa.

Đồ thị 5 sẽ so sánh kích thước của quỹ bảo hiểm trên các sàn giao dịch với lượng open interest trên đó. Trong tất cả, BitMEX có tỷ lệ quỹ bảo hiểm so với open interest lớn nhất, chiếm gần 1/3 lượng open interest trên sàn. Con số này lớn gấp 3 lần OKEx, nơi quỹ bảo hiểm chỉ chiếm 1/10 lượng open interest. Các quỹ bảo hiểm khác như là của Binance Futures có kích thước nhỏ hơn nhưng đã bảo vệ rất tốt các tài khoản phá sản của mình.

Mặc dù không có thước đo lý tưởng cho dữ liệu này, song tỷ lệ càng lớn càng cho thấy sàn giao dịch đang quá khắt khe với nhà đầu tư bị phá sản. Ngược lại, tỷ lệ thấp cho thấy sàn giao dịch đã không có đủ các biện pháp bảo vệ tài chính để bảo vệ cho nhà đầu tư khỏi các biến động đột ngột của thị trường.

Đồ thị 5 Tỷ lệ Quỹ bảo hiểm so với tỷ lệ lãi suất mở (open interest)

Cách tính giá thanh lý Binance

Điều gì khiến Quỹ bảo hiểm của Binance Futures chú trọng đến người dùng?

Khác với các quỹ bảo hiểm khác, quỹ bảo hiểm của Binance Futures được dùng cho mục đích vốn có của nó. Quỹ chấp nhận rủi ro và các vị thế trong những trường hợp thanh lý để đảm bảo người dùng không bị thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL).

Trong một số trường hợp kể từ khi thành lập, quỹ đã chịu những tổn thất nặng nề để ngăn chặn ADL, dẫn đến lượng tiền chảy ra ròng lên đến hơn 100.000 USDT (xem Đồ thị 6). Trong quý vừa rồi, quỹ bảo hiểm của Binance Futures là một trong số ít đã chứng kiến dòng tiền chảy ra lớn hơn 1% trong một số trường hợp.

Gần đây nhất, quỹ đã ghi nhận dòng vốn ra ròng (net outflow) đạt 2% trong tuần đầu tiên của tháng 1. Điều này cho thấy quỹ bảo hiểm đã được dùng để bù đắp thâm hụt cho các tài khoản đã bị thanh lý, bảo vệ cho cả nhà đầu tư thắng lệnh lẫn thua lệnh.

Đồ thị 6 Lượng thay đổi ròng hàng ngày tính theo USDT của Quỹ bảo hiểm Binance Futures

Cách tính giá thanh lý Binance

Nguồn: Binance Futures, dữ liệu lấy từ ngày 11/10/2019 đến ngày 13/01/2020.

Trong khi nhiều khách hàng đã bày tỏ sự thất vọng về tính bất ổn của các sàn giao dịch khác, như là bị quá tải, lag, đảo ngược giao dịch, ADP hay thậm chí là gián đoạn giao dịch. Binance Futures thì lại chưa từng ghi nhận bất kỳ sự kiện thanh lý tự động giảm đòn bẩy (ADL) nào kể từ lúc ra đời.

Cách tiếp cận thân thiện với người dùng

Binance Futures sử dụng một cách tiếp cận thân thiện với người dùng. Quỹ bảo hiểm của chúng tôi tích lũy đóng góp từ phí thanh lý thay vì số tài sản còn lại của nhà đầu tư đã phá sản. Với hướng đi này, quỹ bảo hiểm của Binance tăng trưởng một cách có kiểm soát và đồng thời, mang đến một mức độ an toàn hợp lý cho người dùng.

Do đó, các luận điểm đã nêu ở trên chứng minh cho cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức rằng Binance Futures là nền tảng lý tưởng cho giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hoá.

Kết luận

Dù các sàn giao dịch tiền mã hoá không có nguồn lực để thiết lập cơ chế quản lý rủi ro giống như các sàn giao dịch truyền thống, song mô hình quỹ bảo hiểm mang lại một mức độ đảm bảo nhất định cho người dùng. Khác với các sàn truyền thống, thị trường phái sinh tiền mã hoá dựa vào hoạt động giao dịch để thực hiện thanh lý và bảo vệ người dùng. Chính vì thế, điều quan trọng là phải duy trì một quỹ bảo hiểm để làm tính năng bảo vệ người sử dụng và dùng nó đúng với mục đích.

Tuy một quỹ bảo hiểm đủ lớn giúp mang lại mức độ an toàn nhất định, nhưng những quỹ quá lớn lại cho thấy hoạt động thanh lý đang diễn ra quá hà khắc. Do đó, quỹ bảo hiểm không nên được để tự do phát triển, và các sàn phải giới hạn kích thước cho nó. Cuối cùng, mục đích của quỹ bảo hiểm là phải bảo vệ người dùng. Các sàn giao dịch phải đặt ra quy định thanh lý rõ ràng để tránh để xảy ra thanh lý quá mức và tránh biến quỹ bảo hiểm thành công cụ kiếm tiền.



Sàn Binance: bắt đầu giao dịch mua bán Coin/Token/Airdrop trên sàn giao dịch lớn nhất thế giới (đăng ký ngay để được giảm 10% phí giao dịch)



Bạn có đang gặp khó khăn về giao dịch và kiếm tiền trên thị trường tiền điện tử không? Cùng với đội ngũ giao dịch giàu kinh nghiệm: Nhóm giao dịch KTS ở đây để giúp bạn. Tham gia nhóm Trade Coin Margin KTS và Follow lệnh cùng chuyên gia theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Bạn cần đăng ký 1 tài khoản sàn Binance theo đường Link KTS: https://www.binance.com/en/futures/ref/ktsmargin dùng đúng Link để được giảm 10% phí giao dịch(Bài viết hướng dẫn đăng ký tài khoảntại đây)

Bước 2: Chuyển 1 phần tài khoản (tối thiểu 1000 USDT) vào mục ví Future.

Bước 3: Điền Form đăng ký vào kênh Telegram để cập nhật thị trường và Tín hiệu Giao dịch độc quyền theo thời gian thực miễn phí: https://forms.gle/Wrfp448UhXWnUk2c8

Bước 4: Tham gia nhóm Chát Telegram thảo luận về thị trường Coin giữa các thành viên (đi 1 mình thì đi nhanh hơn nhưng đi nhiều người thì đi xa hơn):https://t.me/chatkts

Bước 5: Inbox trực tiếp cho t.me/adktsgroup cùng số điện thoại hoặc email mà bạn đã đăng ký để yêu cầu được vào nhóm và nhận quy tắc khi tham gia nhóm.



Xem thêm giải pháp kiếm tiền Trading:

Các Sản Phẩm KTS Trading: Copy Trade Tín Hiệu Ban Admin Chuyên Gia

Nội Dung Này Đã Được Bảo Vệ Bản Quyền Bởi KTS Group (Kiếm Tiền Số) và DMCA. Mọi hình thức copy cần xin phép hoặc ghi rõ nguồn trungvanhoang.com

Rate this post

Cho Đi Để Nhận Lại

  • Facebook
  • Twitter

Bài Liên Quan:

  1. Năm lý do khiến giá Bitcoin tăng mạnh vào năm 2020
  2. 3 lý do dự đoán Bitcoin sẽ tiếp tục đà giảm xuống dưới 5000$ trong tháng 4
  3. Sự sụt giảm bất ngờ của Bitcoin đã kích hoạt thanh lý gần $250 triệu đô trên BitMEX
  4. Giá bitcoin sẽ không bao giờ về 0 Lý do là gì?