Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024

Xuất phát từ mong muốn rèn luyện khí công nâng cao sức khỏe, nhiều người, hội nhóm đã tụ tập Pháp luân công một cách sai lệch, biến tướng gây nhiều tác động tiêu cực và bức xúc trong quần chúng Nhân dân.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024

Hội nhóm Pháp luân công. (Ảnh nguồn: Internet)

Bài tập “chữa bách bệnh”

Pháp luân công hay còn gọi là “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc) lập ra năm 1992. Năm 1993, hội nhóm này còn được biết đến đến với tên gọi “Hội nghiên cứu Pháp luân đại pháp”. Sau gần 30 năm, thực tế cho thấy Pháp luân công không phải là một tín ngưỡng, tôn giáo, cũng không có sự sáng tạo nào kể cả kết quả nghiên cứu khoa học hay lý thuyết tư tưởng hệ, không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành.

Theo đó, Pháp luân công tự cho mình là một hệ phái Phật giáo, nhưng các bài tập theo Pháp luân công bản chất là sự tạp pha theo lịch sử khí công đã được nhà sư Phật giáo, võ sỹ Đạo giáo và học giả Nho giáo luyện tập từ xa xưa, xem như một hình thức cải thiện tinh thần, đạo đức và thể chất. Mặt khác, lý thuyết tu tập của Pháp luân công dựa trên sự kết hợp giáo lý Phật giáo, khí công, âm dương, đạo giáo, vũ đạo, thiền... trong đó lấy một phần giáo lý Phật giáo và khí công làm nền tảng.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024

Nhiều tài liệu tuyên truyền phản khoa học về Pháp luân công được truyền tay. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Pháp luân công ngày càng phổ biến khi đã có mặt ở 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, Pháp luân công đã du nhập theo một số Việt kiều, du khách nước ngoài, du học sinh, qua hệ thống truyền thông... Hội nhóm “Pháp luân công” hoạt động dưới hình thức mượn danh “vỏ bọc” của môn khí công rèn luyện sức khỏe, lợi dụng các yếu tố tôn giáo, tâm linh để lôi kéo quần chúng tham gia.

Bên cạnh đó, phương thức “tẩy não” người dân được nhóm đối tượng sử dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau phổ biến khắp nơi như phát tán nơi công cộng hoặc trong khu dân cư; lập các trang web và tài khoản mạng xã hội truyền bá qua Internet; gửi tài liệu “chui” qua đường bưu chính đến nhiều đối tượng khác nhau; thông qua hoạt động văn hóa - nghệ thuật; thành lập các câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe để kích thích vào tâm lý hiếu kỳ của người dân; “dụ dỗ” thông qua những cuộc gọi tỉ tê, “ngọt hơn đường”.

Gần đây nhất, là chiêu trò tặng quà cho khách đặt hàng online khi đặt bất kỳ đơn hàng nào các đối tượng thuộc môn phái trên sẽ “gửi gắm” thông điệp Pháp luân công qua móc khóa, dòng tượng, đường link dẫn đến tài liệu, sách.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024

Hội nhóm “hỗ trợ” học Pháp luân công tại Thanh Hóa ngang nhiên hoạt động. (Ảnh chụp màn hình)

Không ngừng biến tướng....

Đối tượng mà môn phái này muốn lôi kéo, tiêm nhiễm tư tưởng là học sinh, sinh viên chưa có định hướng rõ ràng về nhận thức xã hội, người dân ở những vùng dân trí còn hạn chế, người cao tuổi, mẹ đơn thân, người mất niềm tin, phương hướng trong cuộc sống.... qua đó gây ra không ít hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình, tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; gây mâu thuẫn, bức xúc trong gia đình và xã hội.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024

Nhiều tài liệu tuyên truyền Pháp luân công bị cơ quan Công an thu giữ. (Ảnh chụp màn hình)

Sự “hấp dẫn” của Pháp luân công khiến cho một bộ phận người dân “mê muội” tin vào những luận điệu thiếu căn cứ rồi tự biến mình thành tội phạm lúc nào không hay. Điển hình như vụ án mạng gây rúng động dư luận xảy ra vào năm 2019 tại tỉnh Bình Dương, đối tượng Phạm Thị Thiên Hà đã cầm đầu một nhóm tu luyện Pháp luân công thực hiện hành vi giết chết 2 người rồi cho vào bồn nhựa đổ bê tông hòng phi tang xác nạn nhân, do mâu thuẫn cá nhân trong quá trình “tu tập” giáo phái lạ; một số trường hợp có bệnh nhưng không điều trị, uống thuốc tại các cơ sở y tế vì cho rằng luyện theo Pháp luân công sẽ chữa được “bách bệnh”, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Hiện nay ở Việt Nam Pháp luân công không được công nhận là tổ chức tín ngưỡng tôn giáo. Do vậy, hành động phát tán tài liệu, tập trung đông người gây mất an ninh - trật tự là vi phạm và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Trước những nội dung tuyên truyền hết sức vô lý và phản khoa học đến từ môn phái trên đòi hỏi mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác không nên nhẹ dạ để bị tư duy đám đông dẫn dắt và tin theo lời xúi giục của những người thuộc môn phái này dẫn đến mâu thuẫn không đáng có ảnh hưởng đến gia đình và sức khỏe.

Cụ thể, Pháp luân công tự cho mình là một hệ phái Phật giáo, nhưng các bài tập theo Pháp luân công bản chất là sự tạp pha theo lịch sử khí công đã được nhà sư Phật giáo, võ sỹ Đạo giáo và học giả Nho giáo luyện tập từ xa xưa, xem như một hình thức cải thiện tinh thần, đạo đức và thể chất. Các đối tượng tuyên truyền, người tập luyện Pháp luân công sẽ sửa được tâm tính, chữa được bách bệnh chỉ bằng các bài tập khí công của Lý Hồng Chí. Tổ chức của Pháp luân công không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự, quyền năng chỉ được trao duy nhất trong các bài giảng của người thành lập là Lý Hồng Chí. Thực tế cho thấy, hoạt động của Pháp luân công có tính chất phản khoa học, gây nhiều hệ lụy nguy hại nghiêm trọng đối với xã hội như: sùng bái giáo chủ, kiểm soát tinh thần người tu tập, truyền bá tà thuyết mê tín dị đoan, lập hội bí mật, gây phức tập về ANTT.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024
Lực lượng Công an đấu tranh với đối tượng truyền bá Pháp luân công trái phép.

Tại Việt Nam, Pháp luân công được du nhập từ năm 2000 cho đến nay với hơn 8000 người tham gia tập luyện tại 62/63 tỉnh thành trên cả nước. Đối tượng tham gia chủ yếu là người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu, thanh niên, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, văn nghệ sĩ... Để tuyên truyền, phổ biến pháp luật công, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau từ lén lút đến công khai, như: len lỏi vào vùng sâu, vùng xa, những nơi chính quyền địa phương khó kiểm soát, lợi dụng những hoạt động từ thiện nhân đạo tiếp cận người dân để tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện Pháp luân công, tìm cách tiếp cận với thân nhân của lãnh đạo cao cấp để tuyên truyền, tác động, tranh thủ vận động công nhận tư cách pháp nhân cho Pháp luân công; phát tán hàng chục nghìn tài liệu (sách, đĩa DVD, tờ rơi...) Ở những nơi công cộng, khu dân cư...; lập các trang Web, tài khoản trên mạng xã hội có địa chỉ ở trong và ngoài nước để chia sẻ, hướng dẫn luyện tập Pháp luân công.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024
Liên tiếp phát hiện các tài liệu tuyên truyền trái phép Pháp luân công.

Quá trình hoạt động, phát triển của Pháp luân công đã gây ra nhiều phức tạp về chính trị và xã hội. Từ năm 2011 đến nay, trong nước đã xảy ra hàng 100 vụ việc có liên quan đến hoạt động Pháp luân công, xử lý hàng 100 vụ việc tán phát tài liệu tuyên truyền Pháp luôn công, thu giữ nhiều tài liệu (sách, tờ rơi, đĩa VCD, loa đài, vi tính...) Có những vụ thu giữ hàng tính tài liệu, đã xử lý bằng pháp luật hình sự 10 trường hợp, trong đó truy tố 2 đối tượng tham gia vụ án đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông, 4 đối tượng tham gia vụ án gây rối trật tự công cộng, bốn đối tượng tham gia vụ án cướp tài sản và cướp giật tài sản… Mục đích của hoạt động Pháp luân công hiện nay là lợi dụng việc rèn luyện sức khỏe của các bài thể dục dưỡng sinh, đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để chữa các bệnh tật trong người, làm cho người tham gia tập luyện mê muội, tuyệt đối hóa về việc chữa bệnh mà không cần tới y học và bệnh viện., Nhiều người chỉ tin vào những nội dung sách “chuyển Pháp luân” trong việc tu tập, bỏ bê công việc xã hội và gia đình dễ bị lôi kéo, mù quáng tham gia tụ tập đông người, vi phạm pháp luật; một số đối tượng lợi dụng việc bán sách, tài liệu, băng đĩa, đài cát sét...Phục vụ tập luyện Pháp luân công để trục lợi cá nhân. Đáng chú ý hoạt động này còn mang màu sắc chính trị, chia rẽ mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến ANTT tại địa phương.

Học viên pháp luân công tại thành phố thanh hóa năm 2024

Tài liệu tuyên truyền trái phép Pháp luân công được các đối tượng gắn với khẩu trang y tế.

Trên địa bàn tỉnh Thanh hóa, hoạt động của Pháp luân công thời gian gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, đã xảy ra gần 20 vụ việc vi phạm pháp luân công. Số đứng đầu các điểm nhóm Pháp luân công tuyên truyền, lôi kéo, tán phát tài liệu dưới nhiều hình thức đa dạng như tập trung đông người để luyện khí công dưỡng sinh, múa biểu diễn trống, linh sư miễn phí tại các sự kiện, các ngày lễ lớn…tuyên truyền hoạt động Pháp luân công gây phức tạp về ANTT Trên địa bàn thành phố. Đến nay hoạt động của Pháp luân công đã xuất hiện ở nhiều huyện thị, thành phố lôi kéo được nhiều thành phần quần chúng tham gia, có cả cán bộ, đảng viên, hưu trí như: Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Yên Định,Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Nga Sơn...làm ảnh hưởng xấu đến ANTT, mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân. Trước thực trạng trên, lực lượng chức năng của thành phố khuyến cáo người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức, tránh bị lôi léo, kích động, tụ tập đông người gấy mất ANTT và vi phạm pháp luật.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Thanh Hóa